Ví Dụ Về Xếp Loại Mức Độ Rrhđ Trong Việc Thực Hiện Công Cụ Rcsa


Công tác thực hiện RCSA do đầu mối QTRRHĐ phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ rà soát và đánh giá. Các nghiệp vụ được xác định rủi ro nội tại với các tiêu chí nhận diện theo (i) Tầm quan trọng chiến lược (ii) Mức độ phức tạp của nghiệp vụ

(iii) Lịch sử rủi ro. Căn cứ vào các tiêu chí, rủi ro nội tại được xác định theo điểm bởi cơ chế tính toán khá rõ ràng. Từ điểm rủi ro nội tại xác định điểm rủi ro tổng thể, điểm kiểm soát và tính toán ra mức điểm rủi ro thuần trong từng nghiệp vụ. Báo cáo là mức điểm rủi ro được xác định để ban lãnh đạo và các đơn vị có liên quan có những quyết định phù hợp trong quá trình thực hiện. Quy trình thực hiện RCSA của Vietinbank theo Sơ đồ 1.3.

Sơ đồ 1 3 Quy trình thực hiện RCSA của Vietibank Nguồn Lê Thị Vân Khanh 2016 1

Sơ đồ 1.3. Quy trình thực hiện RCSA của Vietibank

Nguồn: Lê Thị Vân Khanh (2016)

Mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra là cơ sở để các NHTM đánh giá RRHĐ, hầu hết các NHTM đều xây dựng bản đồ đánh giá RRHĐ với 5 hoặc 3 mức đã xây dựng từ ban đầu, chẳng hạn được miêu tả tại Bảng 1.7.

Bảng 1.7. Ví dụ về xếp loại mức độ RRHĐ trong việc thực hiện công cụ RCSA

Rất cao (5)

Cao (4)

Trung bình (3)

Thấp (2)

Rất thấp (1)

>=10 tỷ đồng

1 tỷ =< 10

tỷ đồng

100tr =<10 tỷ đồng

10tr =<100

triệu đồng

< 10 triệu đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp của Tác giả


Song song với việc đánh giá mức độ rủi ro nội tại, các câu hỏi kiểm soát cũng cần được các NHTM xây dựng nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp kiểm soát được thiết kế và thực hiện thực tế mà ngân hàng đang áp dụng, hầu hết các NHTM đều xây dựng các bảng hỏi khảo sát để đánh giá nội dung này. Sau khi đánh giá được hiệu quả của biện pháp kiểm soát được thiết kế và thực hiện, các NHTM đánh giá mức độ rủi ro còn lại và theo dõi sự biến động của RRHĐ được nhận diện để có biện pháp hành động kịp thời.

Thứ ba, công cụ chỉ số rủi ro chính (KRI)

Song song với công cụ thu thập sự kiện tổn thất (LDC), tự đánh giá rủi ro và kiểm soát (RCSA) thì công cụ chỉ số rủi ro chính (KRI) là một công cụ hữu hiệu mà một số NHTM sử dụng trong Quy trình QTRRHĐ nhằm nhận diện, đo lường và giám sát RRHĐ trọng yếu của ngân hàng. Một số NHTM Việt Nam xây dựng KRI theo từng nghiệp vụ và thiết lập các ngưỡng phù hợp để theo dõi và giám sát từ đó đưa ra kế hoạch hành động. Một số NHTM đưa các tiêu chí xây dựng KRI rất rõ ràng, chẳng hạn: KRI có mối tương quan chặt chẽ với RRHĐ trọng yếu và phản ánh ít nhất một nhân tố liên quan đến khả năng xảy ra hoặc mức độ ảnh hưởng của rủi ro hoạt động trọng yếu; KRI mang tính lượng hóa và có thể so sánh được, có thể được tổng hợp hoặc tích lũy theo nhiều khía cạnh khác nhau; KRI mang tính khả thi khi triển khai và ứng dụng (dữ liệu đáng tin, chính xác, có bằng chứng về dữ liệu được thu thập và có thể được kiểm toán độc lập, chi phí thu thập hợp lý, KRI có ý nghĩa và dễ hiểu). Một số các NHTM sử dụng KRI được miêu tả ở Bảng 1.8.

Bảng 1.8. Các chỉ số rủi ro chính (KRI)


TT

Tên KRI

KRI1

Tỷ lệ chuyển đến/chuyển đi của đơn vị/tháng.

KRI2

Số lượt cán bộ bị kỷ luật.

KRI3

Số vụ gian lận do đối tượng bên ngoài được phát hiện.

KRI4

Số lần hệ thống bị ngừng giao dịch do lỗi hệ thống.

KRI5

Số lượng báo cáo khiếu nại và tranh chấp/tháng.

Nguồn: Tổng hợp của Tác giả


Các đơn vị định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả các KRI đã được thiết lập và đề xuất biện pháp hành động nhằm giảm thiểu các rủi ro. Bên cạnh một số NHTM xây dựng KRI bài bản theo thông lệ quốc tế, một số NHTM theo dõi KRI thông qua bộ chỉ số dấu hiệu rủi ro chính. Dấu hiệu RRHĐ là những cảnh báo cho biết có thể xảy ra những tổn thất trong tương lai xuất phát từ những nguyên nhân như sự sơ hở trong các quy định, quy trình của Ngân hàng; sự yếu kém trong hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, sự cẩu thả, gian lận của cán bộ hay do các nhân tố môi trường bên ngoài gây ra. Dấu hiệu RRHĐ thường được phân nhóm như sau: Mô hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi làm việc; cơ chế, chính sách quy trình; gian lận nội bộ; gian lận bên ngoài; hệ thống CNTT; thiệt hại tài sản.

Công cụ KRI được một số NHTM Việt Nam sử dụng với tần suất khá lớn trong quy trình quản lý RRHĐ, mỗi NHTM có phương pháp xây dựng và quản lý khác nhau nhằm mục tiêu nhận diện, đo lường và giám sát RRHĐ. Theo đánh giá của tác giả, các quy trình cũng như nguyên tắc thực hiện của công cụ này khá bài bản và tiệm cận với thông lệ quốc tế, tuy nhiên công tác triển khai, theo dõi và giám sát các chỉ số này vẫn còn là vấn đề mà một số NHTM cần phải cải thiện nhằm đảm bảo yêu cầu của Basel II.

Dưới đây là một số mẫu báo cáo dấu hiệu RRHĐ chính đã được một số NHTM áp dụng và thực hiện theo Bảng 1.9.

Bảng 1.9. Danh mục báo cáo dấu hiệu rủi ro chính


TT

Mã Báo cáo

Tên báo cáo dấu hiệu rủi ro chính


1


BC 04

Khách hàng cá nhân có tài khoản vay quá hạn được xếp nhóm nợ đủ tiêu chuẩn.

2

BC 05

Các khoản vay cơ cấu lại thời hạn trả nợ.


3


BC 06

Khách hàng cá nhân không dùng CMTNDcăn cước công dân, chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân, hộ chiếu nhưng có tài khoản thanh toán.


TT

Mã Báo cáo

Tên báo cáo dấu hiệu rủi ro chính

4

BC 07

Tài khoản thấu chi sắp đến hạn.

5

BC 08

Khách hàng khai báo chuyển nhóm nợ tự động.

6

BC 09

Khách hàng cá nhân có loại CMTND/căn cước công dân không phù hợp.

Nguồn: Tổng hợp của Tác giả

d. Công nghệ thông tin

CNTT đã được áp dụng để QTRRHĐ ở hầu hết các NHTM Việt Nam. Nhiều NHTM như Vietcombank, BIDV, VietinBank, Sacombank, Techcombank đã chủ động nghiên cứu tự xây dựng hoặc thuê các công ty tư vấn hệ thống phần mềm của nước ngoài để hỗ trợ trong quá trình triển khai QTRRHĐ. Phần mềm công nghệ thông tin đảm bảo cho NHTM thực hiện các công cụ QTRRHĐ một cách nhanh chóng, kịp thời trong điều kiện công tác triển khai và giám sát chặt chẽ và văn hóa khai báo và duy trì/quản lý dữ liệu trên phần mềm hỗ trợ.

Thực tế cho thấy có NHTM như Sacombank đã áp dụng hệ thống phần mềm SAS của Mỹ - một phần mềm QTRRHĐ được đầu tư khá hiện đại và chi phí rất lớn để thực hiện thu thập các sự kiện RRHĐ cũng như nhận diện rủi ro và đánh giá biện pháp kiểm soát và theo dõi các chỉ số rủi ro chính cũng như các công cụ phân tích kịch bản, bảo hiểm. Phần mềm được áp dụng chính thức từ năm 2007. Tuy nhiên, phần mềm này đã tạm ngưng sử dụng vào năm 2013 do dữ liệu và phần mềm công nghệ thông tin không thực sự đồng bộ, ngoài ra do văn hóa khai báo thông tin về RRHĐ của Ngân hàng còn nhiều hạn chế dẫn tới nguồn dữ liệu không đáp ứng đầy đủ, báo cáo đầu ra không phản ánh được bản chất RRHĐ. Hiện tại, một số NHTM đã sử dụng chính các phần mềm công nghệ thông tin đơn lẻ của các nghiệp vụ làm dữ liệu đầu vào và có thể tổng hợp qua phần mềm excel hoặc xây dựng phần mềm tích hợp với các dữ liệu để đảm bảo kết quả QTRRHĐ.

đ. Công tác đào tạo QTRRHĐ

Công tác đào tạo QTRRHĐ của hầu hết NHTM Việt Nam được triển khai khá bài bản. Các NHTM như Vietcombank, MB, Techcombank đã đưa ra chính sách đào tạo


QTRRHĐ là nghiệp vụ bắt buộc đối với các vị trí cán bộ mới tuyển dụng. Các cán bộ được truyền tải những kiến thức cơ bản về QTRRHĐ, các khái niệm, quy trình và Chính sách cũng như các tình huống sự kiện RRHĐ điển hình để thúc đẩy văn hóa QTRRHĐ và đảm bảo cán bộ nắm vững được những quy định cụ thể trong quá trình triển khai.

Hình thức đào tạo áp dụng cho các cán bộ mới và một số vị trí có liên quan được xây dựng rất đa dạng. Một số NHTM thực hiện đào tạo trực tiếp trong quá trình công tác như ACB, hoặc đào tạo tập trung như Vietcombank, VietinBank với tần suất học tập được thực hiện thông thường 1 năm/lần. Một số NHTM như MB bank, BIDV, Techcombank đã xây dựng theo hình thức elearning, bài giảng phong phú tạo hứng thú cho học viên.

Đào tạo QTRRHĐ cũng được triển khai tới các vị trí khác nhau trong hệ thống NHTM, các khóa học được thiết kế cho các nhóm vị trí tương đồng như (i) Giám đốc/Phó Giám đốc Chi nhánh; (ii) Trưởng phòng/Phó trưởng phòng chi nhánh; (iii) các vị trí Lãnh đạo/cán bộ chuyên trách về RRHĐ; (iv) các vị trí khác như cán bộ quan hệ khách hàng; giao dịch viên… Tùy từng vị trí khác nhau bài giảng và phương pháp truyền tải cũng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người học. Có thể nói, công tác đào tạo QTRRHĐ tại 10 NHTM đã áp dụng thí điểm Basel II khá bài bản, đạt hiệu quả khá cao cho cán bộ hiểu và vận hành các nội dung về QTRRHĐ mà NHTM đã thiết lập trong từng thời kỳ.

e. Truyền thông QTRRHĐ

Mỗi NHTM có một phương thức truyền thông khác nhau với tần suất thực hiện đa dạng. Các kênh thông tin chủ yếu mà các NHTM đang sử dụng là: bản tin QTRRHĐ, website, báo cáo. Bên cạnh đó, một số NHTM đã tiến hành truyền thông qua họp trực tuyến có sự tham gia của Ban lãnh đạo; xây dựng các sổ tay hướng dẫn về QTRRHĐ cho các vị trí (ví dụ Giám đốc chi nhánh); đối thoại, phỏng vấn trực tiếp người lao động tại các đơn vị.

Các hình thức truyền thông QTRRHĐ này được đánh giá rất hiệu quả, làm thay đổi nhận thức về QTRRHĐ tới từng cán bộ, song song với các công cụ về đào tạo QTRRHĐ, các hình thức truyền thông đảm bảo hiệu quả tới từng cán bộ về ý thức


QTRRHĐ trong quá trình tác nghiệp. Hiện nay các NHTM còn phát động rất nhiều các cuộc thi nhằm có thể tập hợp các ý tưởng mang tính thực tế đóng góp vào hiệu quả QTRRHĐ. Đây thực sự là kênh thông tin cũng như giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả QTRRHĐ tại các NHTM Việt Nam.

1.3.1.2. Kinh nghiệm QTRRHĐ tại một số ngân hàng nước ngoài

a. Cơ cấu tổ chức QTRRHĐ

Ủy Ban Tài sản và trách nhiệm

Ủy Ban đầu tư và cho vay

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Land Bank of Philippines (LBP) là tổ chức tín dụng do Chính phủ sở hữu 100% vốn điều lệ, vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Mô hình quản trị rủi ro của LBP được tổ chức thiết lập phù hợp với mục tiêu, chính sách của ngân hàng: (1) HĐQT thực hiện giám sát chức năng và hoạt động liên quan đến rủi ro của ngân hàng thông qua các Ủy ban: Quản lý rủi ro, Kiểm toán và Tuân thủ, Tài sản và Trách nhiệm, Đầu tư và Cho vay; (2) Khối Quản lý rủi ro độc lập với các đơn vị thực hiện rủi ro. Mô hình quản trị rủi ro QTRR của Land Bank theo Sơ đồ 1.4.


Ủy Ban Kiểm toán và tuân thủ

Khối Quản lý tuân thủ


Khối KTNB

Ủy Ban Giám sát rủi ro





Khối Quản lý rủi ro


VP QLRR Doanh nghiệp

Ban Chính sách tín dụng & QLRR

Ban hỗ trợ và VP UB đầu tư/Tín dụng

Phòng QLRR kinh doanh

Phòng QLRR Tín dụng

Phòng QLRR Nguồn vốn

Phòng QLRR Công nghệ và An ninh thông tin

P. QL tuân thủ pháp luật

P. Chống rửa tiền

Phòng tái thẩm định

P. Kiểm toán lĩnh vực hoạt

P.Kiểm toán hệ thống

P. hỗ trợ và QL chất lượng

Nhóm dịch vụ kiểm toán

Sơ đồ 1.4. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro của Land Bank

Nguồn: TS. Phạm Bích Liên và Cộng sự (2017).


b. Các công cụ QTRRHĐ

Để quản lý RRHĐ, Ngân hàng Nông nghiệp Hàn Quốc (NHB) đã xây dựng và thực hiện các công cụ sau đây để quản lý RRHĐ bao gồm: thu thập và phân tích số liệu tổn thất, tự đánh giá kiểm soát rủi ro (RCSA), phân tích tình huống, tính toán/định giá RRHĐ, chỉ số rủi ro chính.

Thu thập và phân tích

số liệu tổn thất (LCD)

Thu thập dữ liệu tổn thất nội bộ

Phân tích các loại sự kiện tương tự; Rà soát quá trình làm việc

Chu kỳ: Nhiều hơn một lần mỗi năm


Tự đánh giá rủi ro và chốt kiểm soát

(RCSA)

Đánh giá các rủi ro vốn có trong hoạt động và biện pháp kiểm soát tương ứng

Chuẩn bị các biện pháp đối phó với lĩnh vực rủi ro cao và kiểm soát các điểm dễ tổn thương

Xác định nhiệm vụ cải thiện và lập KH thực hiện Chu kỳ: Hai lần một năm (nửa đầu/nửa cuối năm)


Phân tích tình huống


Xây dựng tình huống dựa trên một đơn vị khu vực bán hàng x loại sự kiện tổn thất

Đánh giá và xác minh từng lĩnh vực kinh doanh của các chuyên gia có liên quan

Chu kỳ: một lần mỗi năm trở lên


Tính toán/đánh giá rủi

ro hoạt động

Đánh giá rủi ro hoạt động và tính toán các tài sản có rủi ro

Phân bổ hạn mức và đánh giá theo bộ phận kinh doanh


Chỉ số rủi ro chính

(KRI)

Tiếp tục tìm hiểu và quản lý các KRI quan trọng có thể kích hoạt cảnh báo sớm;

Giám sát và thông qua các biện pháp đối phó trong trường hợp KRI vượt qua giới hạn cho phép;

Chu kỳ: Hàng tháng

Hình 1.3: Công cụ QTRRHĐ tại Ngân hàng Nông nghiệp Hàn Quốc

Nguồn: Tài liệu đào tạo của NHB cho Agribank,2019.


Trong quá trình triển khai Hiệp định Basel II, Ngân hàng Karafarin (Iran) đã thực hiện những phương thức và mô hình khác nhau để xác định và đo lường tất cả các yếu tố nguy cơ có liên quan đến RRHĐ, sau đó giám sát và giảm thiểu rủi ro. Các phương thức đã được thực hiện bao gồm:

- RCSA -Tự xác định và đánh giá RRHĐ: Các đơn vị nghiệp vụ của ngân hàng có trách nhiệm thường xuyên nhận diện, xác định, đo lường và giảm thiểu bất kỳ RRHĐ ở giai đoạn đầu, ngay khi phát sinh.

- Xác định vốn tối thiểu đối với RRHĐ: Ngân hàng tính Vốn rủi ro (CAR) theo cả 3 phương pháp Chỉ số cơ bản (BIA), phương pháp tiêu chuẩn (SA) và phương pháp nâng cao (AMA). Đối với phương pháp AMA, Ngân hàng Karafarin tính toán CAR căn cứ vào phương thức phân phối tổn thất (LDA) và áp dụng cả 3 phương pháp để tính vốn tối thiểu đối với RRHĐ. Mô hình này mang lại độ chính xác cao hơn, nhưng phức tạp hơn và đòi hỏi nhiều dữ liệu bổ sung. Ngay từ năm 2006, ngân hàng bắt đầu tích lũy dữ liệu cơ bản cần thiết cho phương pháp AMA.

Bảng 1.10. Tính vốn chịu rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Karafarin

Đơn vị: triệu IRR


Vốn chịu rủi ro hoạt động

Theo cách tiếp cận chỉ số cơ bản (BIA)

3.213.377

Theo các tiếp cận tiêu chuẩn (SA)

3.694.794

Theo cách tiếp cận đo lường nâng cao (AMA)

1.478.613

Nguồn: Phạm Bích Liên và cộng sự (2017)

Khi xác định RRHĐ, Ngân hàng Karafarin lựa chọn một hoặc nhiều cách phòng tránh rủi ro như sau:

i. Tránh rủi ro: Ngân hàng có mục tiêu để loại bỏ các mối nguy có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tài sản bằng cách tránh một rủi ro nhất định.

ii. Giảm thiểu rủi ro: Ngân hàng chấp nhận một rủi ro, đồng thời giảm thiểu rủi ro đó bằng cách xác định các thủ tục kiểm soát nội bộ và cung cấp đủ kinh phí

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/04/2023