Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam theo chuẩn Basel II 1681478248 - 2


25

QLRRHĐ

Quản lý rủi ro hoạt động

26

QTRRHĐ

Quản trị rủi ro hoạt động

27

TCTD

Tổ chức tín dụng

28

TMCP

Thương mại cổ phần

29

Techcombank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

30

VNBA

Hiệp hội ngân hàng Việt Nam

31

Vietcombank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

32

VietinBank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

33

VP Bank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam theo chuẩn Basel II 1681478248 - 2


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1. Quy trình nghiên cứu 13

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các thành phần của RRHĐ 19

Sơ đồ 1.2. Mô hình cơ bản tổ chức QTRRHĐ 36

Sơ đồ 1.3. Quy trình thực hiện RCSA của Vietibank 53

Sơ đồ 1.4. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro của Land Bank 58

Sơ đồ 1.5. Khung QTRRHĐ của Ngân hàng DBS, Singapore 61

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức và hoạt động của Agribank 67

Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm soát - Agribank 89

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Bản đồ đánh giá mức độ RRHĐ 39

Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức QTRRHĐ tại Vietinbank 50

Hình 1.3: Công cụ QTRRHĐ tại Ngân hàng Nông nghiệp Hàn Quốc 59


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Nội dung và tiêu chí khảo sát. 15

Bảng 1.1. Minh họa về một số tiêu chí đo lường mức độ RRHĐ chính 20

Bảng 1.2. Ba trụ cột trong Hiệp định vốn Basel II 27

Bảng 1.3. Chính sách trong QTRRHĐ 30

Bảng 1.4. Kế hoạch kiểm soát RRHĐ cơ bản 41

Bảng 1.5. Tuyên bố khẩu vị rủi ro tại Vietinbank 49

Bảng 1.6. Phân loại sự kiện RRHĐ theo nghiệp vụ tại Vietinbank 51

Bảng 1.7. Ví dụ về xếp loại mức độ RRHĐ trong việc thực hiện công cụ RCSA .53 Bảng 1.8. Các chỉ số rủi ro chính (KRI) 54

Bảng 1.9. Danh mục báo cáo dấu hiệu rủi ro chính 55

Bảng 1.10. Tính vốn chịu rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Karafarin 60

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank 68

Bảng 2.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank 70

Bảng 2.3. Bảng tổng hợp các khoản nợ phải thu khó đòi do gian lận nội bộ được phê duyệt trích lập dự phòng rủi ro từ 2016-2020 74

Bảng 2.4. Văn bản định chế của Agribank nhằm hạn chế rủi ro giai đoạn 2015 - 2020 ... 83 Bảng 2.5. Thống kê văn bản liên quan đến chính sách quản trị rủi ro tại Agribank cần sửa đổi/bổ sung/thay thế/ban hành mới liên quan đến QTRRHĐ tại Agribank 874

Bảng 2.6. Số lỗi vi phạm RRHĐ phân loại theo nghiệp vụ tại Agribank giai đoạn 2015-2020 94

Bảng 3.1. Đề xuất chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, bộ phận 126

Bảng 3.2. Biểu mẫu báo cáo KRI 134


DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát về nguyên nhân gây ra RRHĐ đối với Agribank ..71 Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát về nguyên nhân RRHĐ do yếu tố bên ngoài 73

Biểu đồ 2.3. Kết quả khảo sát về nguyên nhân RRHĐ do cán bộ ngân hàng 78

Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng của khuôn khổ pháp luật đối với công tác quản trị rủi ro hoạt động 82

Biểu đồ 2.5. Kết quả khảo sát về chính sách, quy trình hướng dẫn 87

Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát về tổ chức QTRRHĐ tại Agribank 91

Biểu đồ 2.7. Kết quả khảo sát cơ chế chia sẻ thông tin về quản trị rủi ro, các vụ việc sai phạm trong hệ thống Agribank 99

Biểu đồ 2.8. Kết quả khảo sát về các công cụ QTRRHĐ của Agribank 101

Biểu đồ 2.9. Kết quả khảo sát về năng lực của cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát, quản trị rủi ro, tuân thủ tại đơn vị 103

Biểu đồ 2.10. Kết quả khảo sát cán bộ tham gia khóa đào tạo QTRRHĐ 104

Biểu đồ 2.11. Kết quả khảo sát về chất lượng và hạ tầng thông tin, dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, giám sát ở Agribank trong QTRRHĐ 126


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án

Tính đa dạng và mối liên hệ giữa các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng ngày càng tăng và phức tạp hơn. Bên cạnh đó, việc nhiều NHTM đang tham gia sâu, rộng vào các nền kinh tế trên thế giới đã khiến khả năng kiểm soát rủi ro trở nên khó khăn (Greuning and Bratanovic, 2020). So với các loại rủi ro khác, RRHĐ có khả năng gây thiệt hại lớn hơn nhiều lần (Moosa, 2007). RRHĐ có thể tạo nên những thiệt hại lớn bởi tính đa dạng, liên kết cao, phạm vi không gian và thời gian của loại rủi ro này rất rộng lớn, không xác định trước (Marshall, 2001).

RRHĐ đã nhận được sự quan tâm của nhiều ngân hàng sau một loạt sự cố và tổn thất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến uy tín, tài sản có liên quan đến RRHĐ đã xảy ra trên thế giới như: Ngân hàng Barings, Allied Irish, Citibank và một số công ty khác. Ngân hàng Barings (thành lập năm 1762 ở Anh) đã bị phá sản vào năm 1995 do RRHĐ từ một giao dịch viên. Tháng 1/2021, một tòa án ở Mỹ đã phán quyết rằng bên nhận tiền do Ngân hàng Citibank (Mỹ) chuyển nhầm sẽ không phải hoàn trả số tiền khoảng 500 triệu USD và đã gây ra thiệt hại to lớn cho ngân hàng này. Tại Việt Nam, RRHĐ ngày càng xuất hiện nhiều hơn, số lượng vụ cướp ngân hàng gần đây gia tăng đột biến với mức độ nguy hiểm cao. Hơn nữa, dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, gây hậu quả nặng nề, đã làm thay đổi kế hoạch kinh doanh liên tục của hầu hết NHTM trên thế giới.

Dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra RRHĐ ngày càng lớn, khó xác định. RRHĐ tiềm ẩn trong mỗi sản phẩm, dịch vụ và quy trình nghiệp vụ của ngân hàng, khó dự đoán và gắn liền với văn hóa, đặc điểm của từng NHTM. Do đó, RRHĐ nếu xảy ra, có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của cả ngân hàng, khách hàng và toàn bộ nền kinh tế.

Để nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh, vấn đề đặt ra cho ngành ngân hàng là kiểm soát, quản lý được các rủi ro gắn với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có RRHĐ. Một ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, có năng lực tài chính mạnh và quản trị được rủi ro trong giới hạn cho phép sẽ nâng cao uy tín, tạo


được niềm tin của khách hàng. Yêu cầu cấp bách đặt ra là rủi ro trong từng hoạt động kinh doanh phải được quản trị, kiểm soát hiệu quả, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh và tăng lợi nhuận. Trong xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời mở ra các cơ hội để ngành Ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn với các chuẩn mực đó (Đào Thị Thanh Tú, 2014).

Nhận thức được tầm quan trọng của QTRRHĐ, ngành ngân hàng đã có nhiều chính sách, biện pháp thiết thực, kịp thời. NHNN đã xác định RRHĐ là rủi ro trọng yếu của NHTM, được quy định tại Khoản 13 Điều 3 của Thông tư 13 ngày 18/5/2018 của NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 13). Ngoài ra, NHNN đã chỉ định mười NHTM thực hiện thí điểm triển khai Basel II, đưa ra lộ trình khuyến khích, tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện. Nhiều NHTM đã đưa công tác QTRRHĐ vào chiến lược kinh doanh ngân hàng, đầu tư nguồn lực để xây dựng hệ thống quản trị loại hình rủi ro này.

Là ngân hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam, Agribank có hệ thống giao dịch rộng khắp, số lượng khách hàng lớn, sản phẩm dịch vụ đa dạng. Agribank đã sớm ý thức tăng cường biện pháp phòng ngừa trước khi rủi ro xảy ra để không ảnh hưởng đến lợi ích cũng như uy tín của ngân hàng, bao gồm thiết lập hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, ban hành khung quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…Tuy nhiên, đối với QTRRHĐ, Agribank còn gặp một số hạn chế, chưa sử dụng các công cụ để đo lường RRHĐ, chưa ban hành đầy đủ quy định, quy trình, chiến lược, khẩu vị RRHĐ, hệ thống QTRRHĐ phân tán, chưa tập trung một đầu mối chuyên trách.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng chuẩn quốc tế, tuân thủ quy định của NHNN theo Thông tư 41 ngày 30/12/2016 Quy định tỉ lệ an toàn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 41) và Thông tư 13 là triển khai thực hiện Basel II, trong đó có QTRRHĐ, việc nghiên cứu thực trạng RRHĐ, QTRRHĐ tại NHTM, khảo sát thực tiễn công tác QTRRHĐ tại Agribank theo chuẩn Basel II và đề xuất các giải pháp phù hợp là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ lý thuyết và thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân


hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam theo chuẩn Basel II” làm chủ đề nghiên cứu cho Luận án nghiên cứu của mình.

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Các nghiên cứu quốc tế về quản trị rủi ro nói chung và QTRRHĐ nói riêng rất phong phú, đặc biệt sau sự ra đời của Hiệp ước Basel II. Ở Việt Nam, so với rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản thì QTRRHĐ gần đây đang được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, đề cập đến trong một số hội thảo chuyên ngành và công trình nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế.

2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Sự quan tâm về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng ngày càng tăng, đặc biệt từ cuối những năm 1990, sau một loạt sự cố và tổn thất nghiêm trọng đã dẫn đến việc ban hành các tiêu chuẩn về vốn cho RRHĐ theo công trình nghiên cứu “Basel II: International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards: a Revised Framework” (BIS, 2004). Tầm quan trọng của QTRRHĐ trong ngân hàng được khẳng định qua các nghiên cứu lý thuyết tại bài báo “Sailing through the sea of standard” của Powell (2004).

Trong một tổ chức tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, khái niệm về RRHĐ đã được phát triển trong thời gian dài với xuất phát điểm từ các nghiên cứu của những nhà khoa học lớn trên thế giới. Theo F. Hasanali (2002) tại công trình nghiên cứu “Critical success factors of knowledge management”, RRHĐ liên quan đến quá trình thiết lập quy trình, không phải đơn thuần là quản lý sự vụ trong quá trình hoạt động. RRHĐ là loại rủi ro khác biệt so với các loại hình rủi ro khác, chẳng hạn như: rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường được xem là rủi ro tài chính trong khi RRHĐ là rủi ro phi tài chính. Theo R.M. Cooke (2004) tại bài báo “Expert judgement elicitation for risk assessments of critical infrastructures”, RRHĐ được định nghĩa là những rủi ro liên quan đến những tổn thất mà nguyên nhân là do tổ chức tín dụng hoạt động thiếu hiệu quả. Trong bài báo “Money laundering control and suppression of financing of terrorism: Some thoughts on the impact of customer due diligence measures on financial exclusion” của De Koker (2006), RRHĐ khó xác định hoặc dự


đoán trước những dấu hiệu của nó vì loại rủi ro này không định lượng được bằng chỉ số tài chính cụ thể như rủi ro tín dụng hay rủi ro thị trường. Việc định lượng loại hình rủi ro này dựa trên cơ sở dữ liệu lớn, phức tạp là nhận định tại bài báo “The Pitfalls of Gathering Operational Risk Data A Tightrope Without a Net” (Muzzy, 2003) và phải khái quát hóa được hành vi của con người tại bài báo “The dual imperatives of action research” (McKay và Marshall, 2001). Tính chất tiềm ẩn của RRHĐ là điều gây khó khăn cho công tác triển khai quản lý rủi ro do không dự đoán trước được.

Ủy ban Basel đã nhấn mạnh trong Basel II về vấn đề RRHĐ và QTRRHĐ của các NHTM, bên cạnh hai loại rủi ro truyền thống là rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường. Theo quy định của Ủy ban Basel II, RRHĐ trong ngân hàng được định nghĩa là rủi ro xảy ra tổn thất do thiếu hoặc do lỗi của quy trình nội bộ, cán bộ ngân hàng, hệ thống hoặc do các sự kiện bên ngoài. RRHĐ xảy ra không chỉ gây hậu quả lớn cho ngân hàng về mặt tài chính mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, thương hiệu của ngân hàng theo kết luận tại bài báo “Operational risk: A survey” (Moosa, 2007) và công trình nghiên cứu “Financial Sector Integration and Information Spillovers: Effects of Operational Risk Events on U.S. Banks and Insurers” (Cummins, J. David và Wei, 2007). Tổn thất về uy tín xảy ra khó đo lường hơn nhiều so với chính RRHĐ và mức độ nghiêm trọng cũng khó lường. RRHĐ có khả năng gây thiệt hại lớn hơn nhiều lần so với rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường là nhận định tại bài báo “Operational risk: A survey” (Moosa, 2007). Nguyên nhân có thể gây ra RRHĐ có thể đến từ bên trong như cán bộ ngân hàng (nhân viên gian lận, cố ý làm sai, NHTM mất hoặc thiếu nhân lực chủ chốt); quy trình (văn bản hợp đồng không đầy đủ, thiếu hướng dẫn; việc tuân thủ nội bộ và bên ngoài kém; sản phẩm quá phức tạp), hệ thống (đầu tư công nghệ không phù hợp, lỗi tích hợp từ vận hành hệ thống, lỗ hổng an ninh hệ thống) hoặc các yếu tố bên ngoài (các hành vi tội phạm, việc sử dụng nguồn lực bên ngoài không hợp lý, thiên tai…). Vì vậy, từ các nguyên nhân và ảnh hưởng của RRHĐ, NHTM phải thiết lập kế hoạch ngăn ngừa, giảm thiểu RRHĐ. Các sự kiện RRHĐ cần được phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân và ảnh hưởng, cũng như các tổn thất và đưa vào cơ sở dữ liệu của NHTM làm cơ sở cho việc QTRRHĐ trong tương lai.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/04/2023