Những Nghiên Cứu Về Quản Trị Rủi Ro Tại Agribank


Về quan điểm quản trị rủi ro tại công trình nghiên cứu Basel II: International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards: a Revised Framework” (BIS, 2004), quản trị rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một TCTD và là yêu cầu bắt buộc để các TCTD có thể đạt được các mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại, sự minh bạch về tài chính. Chúng ta có thể hiểu QTRRHĐ là quá trình TCTD tiến hành các hoạt động tác động đến RRHĐ, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý RRHĐ để thực hiện quá trình quản lý rủi ro đó là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý, giám sát và kiểm tra, kiểm soát RRHĐ nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra.

Theo các nghiên cứu của Grabowski, M. and Roberts (1999); Hasanali (2002), Galorath (2006) đều cho rằng cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro và phương pháp đo lường rủi ro là các nhân tố quan trọng trong hệ thống QTRR. Ủy ban Basel (2003) về giám sát ngân hàng tại công trình nghiên cứu “Sound Practices for the Management and Supervision of Operational Risk” cũng đã tổng kết 4 vấn đề chính bao hàm 11 nguyên tắc vàng trong QTRRHĐ và khuyến nghị các ngân hàng cần thực hiện. Theo đó, nội dung QTRRHĐ tập trung vào khung QTRRHĐ và quy trình QTRRHĐ. Nội dung các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào cơ cấu tổ chức thuộc khung QTRRHĐ và các phương pháp đo lường QTRRHĐ.

Theo Fernánde Laviada và các cộng sự (2005) tại công trình nghiên cứu “Operational Risk Management Under Basel II: The Case of the Spanish Financial Services”, mặc dù RRHĐ cho đến nay không còn là khái niệm mới nhưng việc thực hiện quản lý và đánh giá về công tác quản trị rủi ro vẫn chưa đúng “tầm” dù HĐQT của phần lớn các tổ chức tín dụng nhận thức được rằng việc kiểm soát và quản lý của nó đã trở nên quan trọng hơn đối với các tổ chức tài chính để duy trì tính cạnh tranh. Một tầm nhìn mới cho QTRRHĐ nổi lên do các yêu cầu quản lý của Basel II, Hiệp định vốn gần nhất được Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng chấp thuận năm 2004, bao gồm khoản vốn quy định cho RRHĐ. Hiệp định đưa ra các phương pháp khác nhau để quản lý theo định hướng khác nhau nhằm định lượng vốn. Về mặt lý thuyết, phương pháp đo lường RRHĐ càng phức tạp, yêu cầu vốn cho RRHĐ càng thấp theo


bài báo “Measuring and managing operational risk in the financial sector: An integrated framework” (Chapelle và các cộng sự, 2005).

2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

2.2.1. Những nghiên cứu về QTRRHĐ

Theo quy định của Ủy ban Basel II, RRHĐ được xác định trên các nguyên nhân gây ra rủi ro, vì vậy quản trị RRHĐ chính là việc quản lý nhằm kiểm soát các nguyên nhân gây ra RRHĐ. Đối với hệ thống NHTM Việt Nam, đã có một số các nghiên cứu về hoạt động QTRRHĐ và giải pháp nâng cao hiệu quả RRHĐ tại các NHTM. Một số nghiên cứu tiêu biểu là:

Luận án tiến sỹ “Hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Lê Thị Vân Khanh (2016) đã đưa ra khái niệm về Hệ thống QLRRHĐ tại các NHTM Việt Nam; căn cứ trên khung lý thuyết và các tiêu chí đánh giá về Hệ thống Quản lý rủi ro nói chung và QLRRHĐ nói riêng của các nghiên cứu trước và Hiệp định Basel II. Luận án đã định nghĩa, luận giải và phân tích chi tiết các nhân tố trong hệ thống QLRRHĐ tại các NHTM bao gồm (i) Quan điểm Lãnh đạo về QLRRHĐ của Ban lãnh đạo cấp cao; (ii) Cơ cấu tổ chức QLRRHĐ; (iii) Quá trình QLRRHĐ thông qua các công cụ QLRRHĐ; (iv) CNTT (v) Đào tạo QLRRĐ; (vi) Truyền thông QLRRHĐ. Luận án cũng làm rõ định nghĩa và tiêu chí đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới hiệu quả QLRRHĐ. Từ thực trạng của việc thực hiện các nhân tố kết hợp với kết quả khảo sát, tác giả đã đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống QLRRHĐ tại các NHTM Việt Nam. Luận án nghiên cứu ở phạm vi QLRRHĐ chung của ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

Việc triển khai quản trị rủi ro nói chung và QTRRHĐ nói riêng theo Basel II không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ yêu cầu của cơ quan chức năng mà đã thực sự trở thành nhu cầu tự thân của ngân hàng nhằm nâng cao năng lực quản trị nội tại, từng bước đáp ứng chuẩn mực quốc tế, sẵn sàng để hội nhập. Bên cạnh những lợi ích mang lại, không thể phủ nhận triển khai Basel II là một hành trình không có điểm dừng, buộc các ngân hàng phải đối mặt với nhiều thách thức, trở ngại và đòi hỏi những nỗ lực to lớn là nhận định tại Luận văn thạc sỹ “Giải pháp hoàn thiện công tác


Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam theo chuẩn Basel II 1681478248 - 3

Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB)” của Nguyễn Thị Minh Huệ (2016). Nghiên cứu “Quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB)” của Đặng Anh Tuấn và cộng sự (2018) đã thực hiện nhằm tìm hiểu mô hình quản trị rủi ro và các công cụ triển khai quản lý RRHĐ đã triển khai thành công trên thế giới và tại một số NHTM cổ phần như ACB, MSB từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và khuyến nghị cho các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu “Quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng theo Basel II - Tình huống ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình” của nhóm tác giả Trịnh Quốc Trung và Phạm Thu Thủy (2016) đã đánh giá công tác quản trị rủi ro tác nghiệp theo Basel II trong trường hợp của NHTM cổ phần An Bình.

Nhận thấy nhiều vụ gian lận nội bộ trong ngân hàng có quy mô lớn do chính những cán bộ ngân hàng thực hiện như làm giả giấy tờ, con dấu, chữ ký để rút tiền gửi khách hàng, thực hiện các giao dịch lừa đảo, làm giả thẻ tín dụng … gây những tổn thất lớn cho ngân hàng, bài báo “Xây dựng khuôn khổ quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả tại ngân hàng thương mại” của Trần Thị Minh Trang (2014) đã phân tích và cung cấp cách nhìn tổng quan về QTRRHĐ trong ngân hàng, cách tính chi phí vốn cho RRHĐ theo Basel II và cách thiết kế hệ thống QTRRHĐ trong NHTM theo thông lệ quốc tế tốt nhất để ngân hàng có cái nhìn tổng quan về công việc cần làm trong thời gian tới và phục vụ cho mục đích nghiên cứu, ban hành văn bản về RRHĐ trong cơ quan quản lý.

Bài báo “Xây dựng hệ thống QTRRHĐ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Đào Thị Thanh Tú (2014) cho rằng trong xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời mở ra các cơ hội để ngành ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn với các chuẩn mực đó. Bài viết đã đưa ra 4 nguyên tắc về QTRRHĐ và 08 giải pháp nâng cao QTRRHĐ.

Công trình nghiên cứu “Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam” (Techcombank) của Nguyễn Thủy Hằng (2015) đã đề cập đến thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp của Techcombank giai đoạn 2011-2013, trong


đó chỉ ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro gồm cán bộ ngân hàng, hệ thống CNTT, tác động bên ngoài. Đồng thời, tác giả tập trung nghiên cứu về nhận thức của các cấp quản lý đối với vấn đề rủi ro, trong đó đối tượng nghiên cứu chủ yếu là Giám đốc các chi nhánh, là người có kinh nghiệm, nắm vững các nghiệp vụ, quy trình trong hệ thống. Từ đó, nhằm phát hiện những loại rủi ro thường xuyên xảy ra để đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro, hỗ trợ hệ thống hoạt động an toàn hơn. Bài báo “Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng” (VP Bank) của Nguyễn Minh Ngọc (2015) đã phân tích nguyên nhân, thực trạng QTRRHĐ tại các NHTM nói chung và nghiên cứu chi tiết việc ứng dụng mô hình định lượng để đo lường nhân tố tác động đến QTRRHĐ tại VP Bank. Bài báo “Thực trạng và giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Phan Thị Thu Hà và Lê Thị Vân Khanh (2015) đã nêu thực trạng QLRRHĐ tại các NHTM hiện nay và khuyến nghị các NHTM thực hiện QLRRHĐ theo yêu cầu của Basel II trên cơ sở thiết lập cơ cấu tổ chức QLRRHĐ với đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ từ cấp HĐQT, BĐH, các đơn vị và đến cán bộ trực tiếp tác nghiệp và đề xuất một số giải pháp trong công tác QLRRHĐ tại các NHTM.

Công trình nghiên cứu “Chất lượng dịch vụ thẻ ghi nợ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Bích Duyên (2016) đã nêu lên cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu về QLRRHĐ. Nghiên cứu đưa ra các loại RRHĐ, hệ thống QLRRHĐ, hiệu quả QLRRHĐ, đề xuất mô hình nghiên cứu, kinh nghiệm thiết lập hệ thống quản lý RRHĐ từ các NHTM; nghiên cứu thực trạng hệ thống QLRRHĐ tại các NHTM Việt Nam; xây dựng phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả QLRRHĐ tại các NHTM Việt Nam từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện và phát triển hệ thống QLRRHĐ tại các NHTM Việt Nam.

2.2.2. Những nghiên cứu về quản trị rủi ro tại Agribank

Agribank là một NHTM thuộc nhóm đầu trong hệ thống các NHTM Việt Nam. Vì vậy, các nghiên cứu về chủ đề quản trị rủi ro tại Agribank cũng rất đa dạng. Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến là:


Đối với rủi ro tín dụng, nhiều nghiên cứu đã tập trung về chủ đề này tại Agribank. Luận án Tiến sỹ “Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Agribank” của Trần Thị Việt Thạch (2016) đã chỉ ra các lợi ích của việc quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại NHTM và các điều kiện để NHTM triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II. Qua thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank giai đoạn 2010-2015, Luận án đã phân tích mức độ đáp ứng chuẩn mực Basel II về quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank. Luận án đề xuất giải pháp và kiến nghị theo lộ trình từ năm 2016 đến năm 2020 để Agribank đạt chuẩn Basel II về quản trị rủi ro tín dụng vào cuối năm 2020. Các giải pháp được xây dựng trên nền tảng lý luận, kinh nghiệm thực tiễn tại Agribank và đảm bảo sự phù hợp với chủ trương của Chính phủ và NHNN Việt Nam. Luận án tiến sỹ của Nguyễn Tuấn Anh (2012) đã tập trung đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank, các giải pháp của Luận án tập trung xử lý 11 các vấn đề còn tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng song chưa đáp ứng được việc tuân thủ Basel II về quản trị rủi ro tín dụng.

Đối với những loại hình rủi ro khác, Luận án Tiến sỹ của Nguyễn Hải Long (2018) đã tập trung phân tích thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của Agribank. Quản trị rủi ro thanh khoản luôn là quan tâm hàng đầu của Agribank trong những năm gần đây, bởi Ban lãnh đạo Agribank luôn nhận thức sâu sắc hệ quả từ rủi ro này xảy ra đối với ngân hàng, khách hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế. Nghiên cứu này đã đánh giá lại toàn diện quản trị rủi ro thanh khoản tại Agribank để tìm ra những hạn chế cũng như nguyên nhân nhằm định hướng tổ chức công tác quản trị rủi ro hiệu quả hơn trong thời gian tới. Cũng về chủ đề này, nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh Huyền (2020) đã tập trung đánh giá thực trạng quản trị thanh khoản tại Agribank giai đoạn 2013-2018.

Đối với RRHĐ, một số nghiên cứu đã tập trung vào những khía cạnh nhỏ trong RRHĐ của Agribank như Luận án tiến sỹ của Nguyễn Ngọc Sơn (2019) đã làm rõ công tác QTRRHĐ trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tại Agribank. Nghiên cứu này đã phân tích, luận giải quy trình quản lý rủi ro về thẻ, những công cụ quản lý rủi ro, các tiêu chí đánh giá, cũng như các yếu tố tác động đến QLRRHĐ trong phát hành và thanh toán thẻ của


NHTM. Từ đó, phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm cho Agribank từ thực tiễn QLRRHĐ trong lĩnh vực thẻ của một số NHTM Việt Nam. Ngoài ra, Luận văn thạc sỹ của Phạm Thùy Liên (2014) về “Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về QTRRHĐ, các nhân tố ảnh hưởng đến QTRR và đề xuất quy trình QTRRHĐ áp dụng trong hệ thống Agribank từ giai đoạn nhận biết rủi ro, đánh giá các rủi ro, đo lường các rủi ro đến các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại của rủi ro. Đồng thời, tác giả đã đưa ra một vài khuyến nghị giúp tăng cường QTRRHĐ, giảm thiểu sự hình thành và những ảnh hưởng khi xảy ra các rủi ro hoạt động. Tuy nhiên, Luận văn này chưa triển khai khảo sát toàn hệ thống, chỉ tập trung trung ở một số đơn vị tại Agribank. Ngoài ra, Luận văn được thực hiện trong giai đoạn trước khi Agribank thuê tư vấn triển khai Basel II và trước khi NHNN ban hành các thông tư và thí điểm triển khai Basel II tại các NHTM Việt Nam. So với các loại hình rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu về RRHĐ và chưa có công trình nghiên cứu về QTRRHĐ tại NHTM Việt Nam theo chuẩn Basel II.

3. Khoảng trống nghiên cứu

Sau khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện trước đây liên quan đến RRHĐ, QTRRHĐ tại một số NHTM và Agribank, nhất là vấn đề QTRRHĐ theo chuẩn Basel II, tác giả xác định một số vấn đề cần tiếp tục triển khai nghiên cứu, cụ thể như sau:

Thứ nhất, bổ sung khung lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến QTRRHĐ của NHTM. Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến QTRRHĐ của TCTD nói chung và NHTM nói riêng. Tuy nhiên, đến nay, các nhân tố này chưa có sự thống nhất về cách phân loại, mức độ ảnh hưởng. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến QTRRHĐ tại NHTM là cần thiết.

Thứ hai, xây dựng quy trình QTRRHĐ tại NHTM theo chuẩn Basel II. Một số công trình nghiên cứu về QTRRHĐ đã được thực hiện, song phạm vi nghiên cứu gắn liền với từng nghiệp vụ riêng lẻ hoặc chỉ nghiên cứu về QTRRHĐ trong phần nguyên


nhân gây ra các loại rủi ro trọng yếu khác. Cách tiếp cận này chưa cung cấp giải pháp QTRRHĐ mang tính chất tổng quát, khái quát, đồng bộ đến các nghiệp vụ tại ngân hàng. Để có cái nhìn tổng thể, việc tiếp tục nghiên cứu quy trình QTRRHĐ tại NHTM và đối chiếu theo chuẩn Basel II ở phạm vi tổng thể các nghiệp vụ ngân hàng là điều nên làm.

Thứ ba, phân tích thực trạng triển khai QTRRHĐ trên toàn hệ thống Agribank. Hầu như chưa có công trình nghiên cứu sâu về QTRRHĐ ở NHTM trong thời gian gần đây, nhất là vấn đề QTRRHĐ tại Agribank với sự đánh giá thực trạng triển khai QTRRHĐ trên toàn hệ thống Agribank có kèm thực hiện khảo sát. Trong khi đó, với hệ thống rộng, số lượng khách hàng lớn, để có cái nhìn tổng thể về thực trạng QTRRHĐ của Agribank, việc khảo sát trên toàn hệ thống là cần thiết. Trên cơ sở kết quả khảo sát, công tác đánh giá thực trạng QTRRHĐ tại Agribank theo chuẩn Basel II mang tính khách quan và các giải pháp đề xuất phù hợp với thực tiễn hơn.

4. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

4.1. Mục tiêu tổng quát

Luận án tập trung nghiên cứu công tác QTRRHĐ của NHTM và Agribank, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp tăng cường QTRRHĐ tại Agribank theo chuẩn Basel II.

4.2. Mục tiêu cụ thể

Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu liên quan, xác định khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu, Luận án tập trung nghiên cứu:

Thứ nhất, hệ thống hóa các cơ sở lý luận về RRHĐ và QTRRHĐ ở NHTM theo chuẩn Basel II, bao gồm: khái niệm, các loại RRHĐ, chính sách, tổ chức, quy trình, công cụ, nguồn lực, cơ sở dữ liệu, các nhân tố tác động đến RRHĐ và QTRRHĐ;

Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm về QTRRHĐ theo chuẩn Basel II từ một số NHTM trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Agribank trong QTRRHĐ thời gian tới.

Thứ ba, phân tích làm rõ thực trạng RRHĐ và QTRRHĐ tại Agribank theo chuẩn Basel II, qua đó, làm rõ các kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân.


Thứ tư, trên cơ sở một số dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô và cũng như một số quan điểm, định hướng về chiến lược kinh doanh, QTRRHĐ ở Agribank, Luận án đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị đối với công tác QTRRHĐ tại Agribank trong thời gian tới theo chuẩn Basel II.

4.3. Câu hỏi nghiên cứu

Từ khoảng trống của các công trình nghiên cứu liên quan, tác giả xác định các câu hỏi nghiên cứu của Luận án bao gồm:

- Các nhân tố ảnh hưởng đến QTRRHĐ của NHTM là gì? Cách phân loại như thế nào?

- Quy trình QTRRHĐ tại NHTM theo chuẩn Basel II được thực hiện như thế nào?

- Thực trạng QTRRHĐ tại Agribank hiện nay? Những vấn đề còn cần phải hoàn thiện trong công tác QTRRHĐ tại Agribank theo chuẩn Basel II?

- Agribank cần có giải pháp gì để hoàn thiện công tác QTRRHĐ theo chuẩn Basel II?

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là RRHĐ và QTRRHĐ theo tiêu chuẩn Basel II của NHTM.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: RRHĐ và QTRRHĐ thực tế áp dụng tại Agribank để hướng đến đạt chuẩn Basel II trong tương quan so sánh với các NHTM trong và ngoài nước.

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015-2020.

6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

6.1. Cách tiếp cận

Tác giả tiếp cận từ cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước về RRHĐ, QTRRHĐ theo chuẩn Basel II. Trên cơ sở đó, tác giả thực hiện lập bảng hỏi, khảo sát các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực QTRRHĐ. Dựa trên kết quả khảo sát, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng QTRRHĐ tại Agribank, đề xuất các giải pháp và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/04/2023