Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Đổi Mới Công Nghệ

đánh giá công nghệ. Các cơ quan chuyên trách về đánh giá công nghệ được hình thành, như văn phòng đánh giá công nghệ của quốc hội Mỹ (OTA) năm 1976, cơ quan đánh giá công nghệ của Hà Lan (NOTA), chương trình dự báo và đánh giá công nghệ của cộng đồng châu âu (FASR). Ở một số nước tuy không có cơ quan chính thức chuyên trách về đánh giá công nghệ nhưng có các nhóm ở các viện khoa học, ở các cơ quan của chính phủ và các phong trào xã hội quan tâm đến đánh giá công nghệ ở quy mô đáng kể.

Từ những năm 80 đến nay, đánh giá công nghệ đã bước vào giai đoạn hoàn thiện. Đánh giá công nghệ bắt đầu có ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách và phát triển công nghệ. Về phương pháp luận, xu hướng chung là chuyển từ các mô hình định lượng và phân tích hệ thống sang cách tiếp cận định tính hướng về mục đích sử dụng, dựa đáng kể vào nghiên cứu tình huống.

Việc phát triển mạng lưới quốc tế các nhà nghiên cứu đánh giá công nghệ đã bắt đầu hình thành.

Ngày nay, ở các nước phát triển, đánh giá công nghệ trở thành vấn đề có tính lập pháp và trở thành một bộ phận khoa học. Kỹ thuật đánh giá công nghệ đã được dùng để phân tích hiệu quả trong đổi mới sản phẩm và công nghệ chế tạo ra sản phẩm, trong chính sách kinh doanh, trong lựa chọn địa điểm đầu tư…. mà các phương pháp phân tích thị trường, phân tích kinh tế truyền thống không giải quyết được.

Đánh giá công nghệ là sự so sánh giữa công nghệ được phân tích với những công nghệ đã biết cũng như với công nghệ tiên tiến cần hướng tới. Đánh giá công nghệ được tiến hành khi nó là một bộ phận hợp thành quá trình ra quyết định.

Theo các chuyên gia của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WPO), đánh giá công nghệ được hiểu là việc nghiên cứu có phê phán, có hệ thống và có triển vọng hoặc là sự phân tích hàng loạt ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ được kiến nghị. Đó là cách tiếp cận hệ thống đối với quản lý công nghệ, không chỉ bao gồm các khía cạnh công nghệ và kinh tế, mà còn bao gồm các khía cạnh về môi trường và xã hội.

4.4.1.2. Nội dung của đánh giá công nghệ

Hiện nay chưa có một phương pháp chung để đánh giá công nghệ do sự phức tạp, đa dạng của công nghệ. Dưới đây trình bày một cấu trúc gọi là phương pháp đánh giá chung do một nhóm nghiên cứu của trường đại học Stanford đề xuất.

Theo phương pháp này có 3 nội dung cơ bản đề cập trong một đánh giá công nghệ, bao gồm: Miêu tả công nghệ (hay vấn đề) và phác hoạ các phương án lựa chọn; đánh giá tác động và ảnh hưởng; phân tích chính sách.

a. Miêu tả công nghệ, phác hoạ các phương án lựa chọn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Trong nội dung này, bản đánh giá công nghệ cần mô tả các phương án sẽ đánh giá. Vì nội dung mô tả là cơ sở để tiến hành đánh giá các tác động và ảnh hưởng nên nó phải

chi tiết để có thể đo, đánh giá được. Có ba bước phải thực hiện đó là thu thập các dữ liệu liên quan; giới hạn phạm vi đánh giá và phác hoạ các phương án sẽ đánh giá.

Quản trị doanh nghiệp - 14

Bước 1: Thu thập dữ liệu liên quan.

Các dữ liệu có thể thu được qua các kênh khác nhau như phỏng vấn, hội thảo, thăm dò hay từ các trung tâm thông tin tư liệu… Các dữ liệu bao gồm các thông số liên quan đến công nghệ, không đề cập đến các thông tin không liên quan đến việc phân tích các ảnh hưởng.

Bước 2: Giới hạn phạm vi đánh giá.

Mặc dù đánh giá công nghệ đòi hỏi đảm bảo nguyên tắc toàn diện nhưng không có nghĩa phải đề cập đến mọi vấn đề liên quan trong một đánh giá công nghệ. Lý do vì những ràng buộc sau :

- Đánh giá công nghệ là một hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao, nó đòi hỏi được cấp kinh phí mới có thể tiến hành.

- Đánh giá công nghệ đòi hỏi có các chuyên gia của từng lĩnh vực cần đánh giá, vì vậy nội dung đánh giá tuỳ thuộc các chuyên gia đủ trình độ ở một lĩnh vực.

- Đánh giá công nghệ là đầu vào của quá trình ra quyết định, vì thế nó bị giới hạn về thời gian phải hoàn thành.

Ngoài ra những khía cạnh về kỹ thuật, địa lý, thể chế tổ chức, các cơ cấu giá trị xã hội cũng là những ràng buộc. Để có một hiểu biết toàn diện một vấn đề (một dự án) lớn, rò ràng phải tiến hành nhiều đánh giá công nghệ.

Bước 3: Phác hoạ các phương án sẽ đánh giá

Các phương án phải được mô tả chi tiết ở mức cần thiết để có thể đánh giá được.

b. Dự báo và đánh giá tác động

Đây là nội dung chính của một bản đánh giá công nghệ. Dựa vào các yếu tố cần đánh giá đã được giới hạn ở trên, có ba bước phải tiến hành :

Bước 1: Lựa chọn tiêu chuẩn cho mỗi tác động.

Có bảy yếu tố cơ bản tác động tới việc đánh giá công nghệ, do đó cần lựa chọn tiêu chuẩn cho mỗi tác động đó. Ví dụ khi đánh giá một dự án công nghệ về yếu tố công nghệ, tiêu chuẩn đánh giá có thể là độ linh hoạt trong sử dụng công nghệ; hoặc khi đánh giá yếu tố kinh tế thì tiêu chuẩn có thể là tính khả thi về mặt kinh tế.

Bước 2: Đo lường và dự đoán các tác động.

Đối với mỗi tiêu chuẩn thể hiện tác động đến mỗi yếu tố; ví dụ tính khả thi kinh tế của công nghệ xét về yếu tố kinh tế; cần xác định các giá trị thông qua đo lường, tính toán hay dự báo kết quả (trong trường hợp các dự án). Để xác định các giá trị hay kết quả này có thể sử dụng các công cụ trong đánh giá công nghệ.

Bước 3: So sánh và trình bày ảnh hưởng tác động.

Dựa trên các kết quả và giá trị đã xác định được của mỗi tiêu chuẩn đối với từng

yếu tố, tiến hành so sánh với các tiêu chuẩn quy định (nếu có), hoặc trình bày các tác động, ảnh hưởng này để có cơ sở kết luận trong phần phân tích chính sách tiếp theo.

c. Phân tích chính sách

Về thực chất đây là phần báo cáo kết quả đánh giá tới cơ quan sử dụng kết quả.

Phân tích chính sách có thể thực hiện theo hai mức sau :

Mức 1: Hình thành phương án được coi là tốt nhất. Thiết lập tổ chức để thực hiện phương án đã nêu.

Mức 2: Xem xét các vấn đề, các trở ngại còn tiềm tàng. Đề xuất giải pháp mới, có thể nằm ngoài phạm vi đã giới hạn ở trên

4.4.2. Mục đích của đánh giá công nghệ

Ở các nước đang phát triển, đánh giá công nghệ nhằm các mục đích sau:

- Đánh giá công nghệ để chuyển giao hay áp dụng một công nghệ. Để đạt được mục đích này, đánh giá công nghệ phải xác định được tính thích hợp của công nghệ đối với môi trường nơi áp dụng nó.

- Đánh giá công nghệ để điều chỉnh và kiểm soát công nghệ. Thông qua đánh giá công nghệ để nhận biết các lợi ích của một công nghệ, trên cơ sở đó phát huy, tận dụng các lợi ích này, đồng thời tìm ra các bất lợi tiềm tàng của công nghệ để có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục.

- Đánh giá công nghệ cung cấp một trong những đầu vào cho quá trình đề ra quyết định:

+ Xác định chiến lược công nghệ khi có thay đổi lớn trong chính sách kinh tế - xã hội quốc gia.

+ Khi quyết định chấp nhận các dự án tài trợ công nghệ của nước ngoài.

+ Quyết định triển khai một công nghệ mới hay mở rộng một công nghệ đang hoạt động.

+ Xác định thứ tự ưu tiên phát triển công nghệ của quốc gia trong từng giai đoạn.

4.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá công nghệ

4.4.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ của công nghệ

Đánh giá thực trạng của công nghệ gồm các việc đánh giá thực trạng công nghệ hiện có, đánh giá sự đổi mới công nghệ đã thực hiện và khả năng đổi mới. Thông qua việc đánh giá thực trạng công nghệ sẽ xác định được điểm xuất phát khoảng cách chênh lệch về trình độ công nghệ giữa nước ta và các nước trên thế giới, khu vực. Đây là căn cứ quan trọng cho việc hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch đổi mới công nghệ.

a. Hao mòn hữu hình (H)

H = P %

T

H: tỷ lệ hao mòn hữu hình

P: tổng các tích số giữa giá trị và mức hao mòn của các bộ phận cấu thành thiết bị

T: tổng các tỷ trọng giá trị của các bộ phận cấu thành thiết bị, thường bằng 100 Chỉ tiêu này cho biết mức hao mòn của các thiết bị máy móc của doanh nghiệp là

bao nhiêu.

b. Tuổi trung bình của thiết bị (T)

Trong đó T tuổi thọ trung bình của các thiết bị G i Giá trị kết toán của 1

Trong đó: T: tuổi thọ trung bình của các thiết bị

Gi: Giá trị kết toán của các thiết bị trong doanh nghiệp Ti: tuổi thọ trung bình của thiết bị i

n: tổng số thiết bị của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này biểu thị mức độ sử dụng thiết bị về thời gian cùng với chỉ tiêu hao mòn hữu hình (H) thể thiện mức độ hao mòn vật chất và sự giảm giá trị sử dụng của thiết bị. Phân tích chi tiết chỉ tiêu này cũng cho thấy được cơ cấu và mức tăng trưởng thiết bị công nghệ theo thời gian.

c. Hao mòn vô hình (K)

Hao mòn vô hình được biểu thị bằng hệ số giảm giá trị của thiết bị đang sử dụng do ảnh hưởng của kỹ thuật tiến bộ và sự hoàn thiện về tổ chức sản xuất xã hội.

Hệ số K được tính bằng %, được xác định bằng cách so sánh giữa trạng thái ban đầu của nó với tính năng kỹ thuật tổng hợp của thiết bị cùng loại mức trung bình tiên tiến của thế giới.

Có thể sử dụng cách tính sau:

- So sánh giữa chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm ứng với thiết bị hiện đại chọn làm chuẩn.

- So sánh về năng suất, về hao phí năng lượng và nguyên liệu, về độ chính xác cho phép đạt được giữa thiết bị cần đánh giá với thiết bị hiện đại chọn làm chuẩn.

- Tính theo thế hệ máy (thời gian trung bình và mức giảm trung bình về giá trị sử dụng của một thế hệ máy).

d. Hệ số đổi mới thiết bị (Kđm)

Chỉ tiêu này phản ánh động thái của đổi mới công nghệ và chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất, tính bằng tỷ số giữa giá trị thiết bị mới đưa vào trong thời gian cần tính toán (Gtbm) và tổng giá trị thiết bị (Gsx).

Kđm =

Gtb m 100%

Gsx

e. Tỷ trọng thiết bị trực tiếp tham gia sản xuất

Chỉ tiêu này biểu thị phần máy móc trực tiếp tham gia vào sản xuất tạo ra sản phẩm, nó phản ánh hiệu quả huy động vốn, nếu tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ lượng huy động vào sản xuất lớn, hiệu quả của đồng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị lớn và được xác định như sau:

Ettsx =

Gttsx Gsx

100%

f. Mức huy động công suất thiết bị (Kcs)

Chỉ tiêu này phản ánh định lượng về công suất thực tế đưa vào sản xuất của thiết bị so với công suất thiết bị lắp đặt

Tổng công suất thiết bị được huy động

(theo thống kê thực tế, Kwh)

Kcs =


Tổng công suất thiết bị lắp đặt trên dây chuyền (theo lịch máy với chế độ làm việc)

g. Mức độ huy động công suất thiết kế sản lượng (Ncs)

Phản ánh hiệu quả sản xuất về mặt lượng sản xuất thực tế so với sản xuất sản lượng theo thiết kế.

Ncs =

Tổng sản lượng sản phẩm thực hiện trong kỳ Tổng sản lượng sản phẩm theo thiết kế

h. Tỷ trọng thiết bị hiện đại

Chỉ tiêu này đặc trưng cho mức độ hiện đại về trang thiết bị công nghệ của sản xuất, được tính bằng tỷ số giữa giá trị máy móc, thiết bị hiện đại với tổng giá trị thiết bị máy móc.

I=

Ghd

Gsx

100%

i. Mức trang bị năng lượng cho lao động

Chỉ tiêu này được tính bằng tổng công suất của máy móc, thiết bị chia cho tổng số của cán bộ công nhân viên.

Hn1 =


j. Mức trang bị vốn cho sản xuất

QCS LCN

(kw/người)

Chỉ tiêu này phản ánh cơ sở vật chất được đầu tư


Trong đó:

KV =

Gsxcd LCN

(đồng/người)

Kv: mức trang bị vốn cho lao động

Gsxcđ: giá kết toán vốn cố định của sản xuất tại thời điểm đánh giá

LCN: tổng số cán bộ công nhân viên

k. Tỷ trọng sản phẩm tính theo phương pháp dây chuyền

Chỉ tiêu này tính bằng tỷ số giữa giá trị sản phẩm được sản xuất theo phương pháp dây chuyền với tổng giá trị sản phẩm được sản xuất trong năm.

Kđc =

Gdc 100%

Gsp

h. Trình độ cơ khí hóa và tự động hóa (Kck, %)

Chỉ tiêu này phản ánh trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp qua đó có thể nhận biết trình độ công nghệ của một doanh nghiệp.

Trong đó K ck tỷ lệ cơ khí hóa tự động hóa L ck công nhân lao động cơ 2

Trong đó: Kck: tỷ lệ cơ khí hóa, tự động hóa

Lck: công nhân lao động cơ khí và tự động Lsx: tổng công nhân sản xuất

4.4.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ

Trước khi đầu tư vào một dự án về đổi mới công nghệ thì người chủ dự án phải phân tích hiệu quả của dự án đó rồi mới ra quyết định có nên đầu tư hay không. Sau khi đưa công nghệ mới vào sản xuất trong một thời gian cần phải đánh giá hiệu quả của công nghệ đó nhằm xác định xem việc đổi mới công nghệ đó đã đem lại gì cho doanh nghiệp và doanh nghiệp cần phải khắc phục những vấn đề gì để việc đổi mới công nghệ ngày càng có hiệu quả hơn. Vì vậy có thể nói hoạt động đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Việc làm này cần phải được tiến hành thường xuyên và liên tục. Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ.

a. Giá trị hiện tại ròng (NPV)

Trong đó n thời gian đầu tư hoặc thời gian hoạt động của dự án t năm 3

Trong đó:

n: thời gian đầu tư hoặc thời gian hoạt động của dự án t: năm thứ t của dự án

Rt: Khoản thu hồi ròng (lãi ròng + khấu hao) năm thứ t Ct: vốn đầu tư thực hiện tại năm t

i: lãi suất chiết khấu

NPV cho biết lợi nhuận của một dự án là lớn hay nhỏ sau khi đã hoàn trả đủ vốn đầu tư.

NPV > 0: dự án có lợi nhuận, có thể đầu tư NPV < 0: dự án bị lỗ

NPV = 0: dự án hòa vốn

b. Thời gian hoàn vốn (T)

Thời gian hoàn vốn là số năm cần thiết để cho tổng giá trị hiện tại thu hồi vừa bằng tổng giá trị hiện tại của vốn đầu tư.

R (1i)

T

t

t

t 0

T

= C (1i)

t

t

t 0

Rt: Khoản thu hồi ròng (lãi ròng + khấu hao) năm thứ t Ct: vốn đầu tư thực hiện tại năm t

c. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là lãi suất chiết khấu mà ứng với tổng giá trị hiện tại của thu nhập ròng vừa bằng tổng giá trị hiện tại của vốn đầu tư.

R (1 r)

n

t

t

t 0

n

= C (1 r)

t

t

t 0

Trị số r được tính từ công thức trên chính là tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR bằng lãi suất chiết khấu mà ứng với nó NPV = 0.

d. Tỷ số lợi ích/chi phí (B/C)

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của thu nhập (doanh thu) và giá trị hiện tại của chi phí.


n

Bt

(1i)t

B/C =

t 0

n

Ct


(1i)t


Trong đó:

Bt : thu nhập năm t Ct : chi phí năm t

t 0

Nếu B/C > 1: dự án có thu nhập lớn hơn chi phí B/C = 1: dự án có thu nhập vừa đủ chi phí B/C < 1: dự án có thu nhập nhỏ hơn chi phí

e. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất

- Doanh lợi: thể hiện hiệu quả của hoạt động sản xuất, vốn sản xuất, áp dụng biện pháp khoa học – công nghệ.

+ Tính doanh lợi theo chi phí sản xuất


DL: Doanh lợi LN: Lợi nhuận

DL =

LN %

Z

Z: Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm

+ Tính doanh lợi theo vốn sản xuất

DL = LN


x 100%


V: vốn cố định V: vốn lưu động

Vcd Vld

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh qua việc so sánh lợi nhuận với vốn bỏ ra để sản xuất. Trong trường hợp áp dụng công nghệ mới thì được tính như sau

+ Tính doanh lợi do áp dụng biện pháp công nghệ mới

Lợi nhuận (thêm)

DL =

Chi phí do áp dụng biện pháp công nghệ mới

x 100%


Ở đây giả thiết các yếu tố khác không đổi, lợi nhuận tăng thêm chủ yếu do các biện pháp đổi mới công nghệ mang lại. Lợi nhuận tăng thêm bằng lợi nhuận thu được trong năm trừ đi lợi nhuận thu được khi chưa đổi mới công nghệ. Trong trường hợp không tính được teo cách trên thì có thể mô tả hiệu quả đổi mới công nghệ bằng tết kiệm hao phí, năng lượng, nguyên vật liệu, tăng năng suất thiết bị…

Ngoài ra để đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:

% cho nghiên cứu phát triển theo doanh thu

% cho nghiên cứu phát triển theo lợi nhuận

f. Năng suất lao động


N: năng suất lao động

N=

Q 100%

Ld

Q: khối lượng hay giá trị sản phẩm thực hiện Lđ : khối lượng lao động bỏ ra

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả chung của hoạt động sản xuất và được thể hiện

dưới hai dạng:

Hiện vật: khối lượng sản phẩm tạo ra trong một đơn vị thời gian Giá trị: giá trị sản phẩm tạo ra trong một đơn vị thời gian


CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4

1. Thế nào là công nghệ và quản trị công nghệ. Nêu các thành phần của công nghệ và cho biết quản trị công nghệ có những nội dung chủ yếu nào.

2. Trình bày những căn cứ và phương pháp lựa chọn đổi mới công nghệ.

3. Tại sao phải đổi mới công nghệ? Khi đánh giá công nghệ cần phải thực hiện những bước nào?

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí