Lưu kho theo giá hàng là hình thức lưu kho mà nguyên vật liệu (hàng hóa) lưu kho được bảo quản trên các giá hàng. Giá hàng càng nhiều tầng, càng tận dụng được không gian kho tàng. Vấn đề đầu tiên là phải thiết kế giá hàng phù hợp với tính chất, đặc điểm của nguyên vật liệu (hàng hóa) lưu kho, yêu cầu của việc lưu kho... Các giá này có thể cao tới 2m. Hình thức lưu kho này được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp thương mại, và ngày càng được sử dụng nhiều ở các doanh nghiệp sản xuất.
Có nhiều loại giá hàng: giá tĩnh và giá động. Giá tĩnh thường cho phép thiết kế rộng hơn, lưu kho được các loại nguyên vật liệu (hàng hóa) lại lưu kho cố định nên cần diện tích rộng hơn để vận chuyển. Trong các kho hàng thương mại, đặc biệt là hàng hóa có kích thước, trọng lượng lớn, hàng dự trữ, đồ uống hay sử dụng loại giá này.
Giá động gắn chức năng lưu kho với chức năng vận chuyển nội bộ nguyên vật liệu (hàng hóa). Vì vậy hàng được xếp vào giá ở nơi tiếp nhận rồi lại được dỡ ra khỏi giá hàng ở nơi xuất hàng. Cứ mỗi lần xuất hàng, các giá hàng lại dịch chuyển đến nơi xuất hoặc gần nơi xuất hàng hơn. Nếu mỗi lần nhập xuất hàng có lượng nhập xuất bằng lượng hàng của một giá hàng thì sẽ có nguyên tắc “một ra-một vào”. Theo nguyên tắc này, lô hàng nào được nhập trước sẽ được xuất trước, nhập sau sẽ xuất sau. Điều này dẫn đến vừa đơn giản hóa được hoạt động quản trị kho tàng, lại vẫn tránh được hiện tượng có hàng hóa mất phẩm chất do lưu kho lâu ngày mà không được xuất.
Có nhiều loại giá động, có thể có giá động dịch chuyển bằng tay và cũng có loại giá động sử dụng băng chuyền, tự động hóa. Lợi ích của sử dụng giá dịch chuyển là tận dụng được diện tích và không gian kho tàng, hạn chế thiệt hại do tránh được sự hư hỏng, mất phẩm chất của nguyên vật liệu (hàng hóa) lưu kho, giải phóng lao động thủ công trong khâu xếp dỡ nguyên vật liệu (hàng hóa) lưu kho. Lưu kho theo giá động tự động hóa đòi hỏi phải đầu tư lớn về trang thiết bị kho tàng.
Tuy mỗi kiểu bố trí kho tàng cũng như mỗi hình thức tổ chức và trang thiết bị kho tàng đều có những ưu nhược điểm riêng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí cho quá trình vận chuyển và lưu kho xong nhiều trường hợp không thể quyết định cứng nhắc mà phải dựa vào đặc điểm sản xuất - kinh doanh, lưu kho, nguyên vật liệu (hàng hóa) lưu kho... mà lựa chọn và ra quyết định thích hợp. Đây là phương pháp tốt nhất để xây dựng được một hệ thống kho tàng đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Các đặc điểm có thể là:
- Cơ cấu sản xuất (bán hàng) tập trung hay phân tán sẽ quyết định việc bố trí hệ thống kho tàng tập trung hay phân tán. Cơ cấu sản xuất là đơn giản hay phức tạp qui định việc có cần bố trí kho tàng trung gian hay không...
- Đặc điểm, tính chất của nguyên vật liệu (hàng hóa) cần lưu kho ảnh hưởng trước hết đến việc bố trí kho tàng tập trung hay phân tán và sau nữa còn ảnh hưởng đến hình thức cũng như trang thiết bị kho tàng...
- Việc lựa chọn người cung cấp theo hướng chỉ tập trung vào một số ít người hay nhiều người cung cấp và đặc biệt là địa bàn cung cấp sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn hình thức xây dựng kho tàng.
- Độ lớn của cầu mỗi loại và các loại nguyên vật liệu (hàng hóa), lượng đặt hàng và dự trữ tối ưu cũng như lượng dự trữ tối ưu cần thiết của mỗi loại nguyên vật liệu (hàng hóa) sẽ tác động trực tiếp đến qui mô kho tàng.
- Khả năng tài chính sẽ tác động trực tiếp đến khả năng đầu tư xây dựng và trang thiết bị kho tàng...
Có thể bạn quan tâm!
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Đổi Mới Công Nghệ
- Vị Trí Của Hoạt Động Cung Ứng Nguyên Vật Liệu
- Xác Định Lượng Thông Báo Hay Khoảng Cách Đặt Hàng
- Khái Quát Về Nghiên Cứu Thị Trường
- Các Yếu Tố Cấu Thành Mạng Lưới Tiêu Thụ Của Doanh Nghiệp
- Khái Niệm Và Các Mối Quan Hệ Tài Chính Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.
Dù xây dựng kho tàng theo hình thức nào thì khi lựa chọn và quyết định xây dựng kho tàng doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Một là diện tích kho tàng phải đủ lớn. Tính toán diện tích kho hàng phải đáp ứng được các nhu cầu lưu trữ, nhập kho (diện tích dành cho vận chuyển nguyên vật liệu (hàng hóa) vào kho, diện tích cần thiết thực hiện kiểm tra và làm các thủ tục nhập kho nguyên vật liệu (hàng hóa), phân loại và đưa vào lưu kho nguyên vật liệu cũng như diện tích cần thiết để làm các thủ tục xuất kho). Nếu diện tích không đảm bảo sẽ gây ra khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ trên, làm tăng chi phí nhập và xuất kho nguyên vật liệu (hàng hóa).
Hai là, kho tàng phải sáng sủa, dễ quan sát. Thiết kế kho tàng phải tính đến yếu tố ánh sáng, thông gió...Trang thiết bị kho tàng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ ánh sáng cần thiết cho mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập, lưu kho và bảo quản nguyên vật liệu (hàng hóa). Mặt khác, yêu cầu dễ quan sát còn liên quan đến cả công tác sắp đặt nguyên vật liệu (hàng hóa) trong kho. Chỉ có sắp xếp nguyên vật liệu (hàng hóa) thật khoa học với trang thiết bị thích hợp mới đáp ứng được yêu cầu này.
Ba là, yêu cầu bảo đảm an toàn. Đây là yêu cầu cao nhất khi lưu kho nguyên vật liệu (hàng hóa). Muốn bảo đảm an toàn ngay từ khâu thiết kế kho tàng đã phải tính toán các thông số thích hợp cho việc lưu kho các nguyên vật liệu (hàng hóa) cụ thể, tính toán cẩn trọng các điều kiện cần thiết để chống cháy, nổ, thiết kế các đường thoát hiểm, đường cho các phương tiện chữa cháy và cứu hộ hoạt động khi cần. Khi trang thiết bị kho tàng cũng phải tính toán chặt chẽ yếu tố này.
Bốn là, trang thiết bị kho tàng phải đáp ứng yêu cầu trang thiết bị tối thiểu do chính đặc điểm của nguyên vật liệu (hàng hóa) lưu kho đòi hỏi, trang thiết bị nâng cao phụ thuộc vào năng lực tài chính của doanh nghiệp.
5.4.2. Quản trị nguyên vật liệu (hàng hóa) trong kho
5.4.2.1. Phân loại nguyên vật liệu (hàng hóa)
Mỗi doanh nghiệp thường lưu kho rất nhiều loại hàng khác nhau. Để quản trị hàng hóa trong kho, doanh nghiệp phải tìm cách phân loại chúng. Sẽ có nhiều cách phân loại khác nhau:
Thứ nhất, theo giá trị của hàng hóa. Phương pháp phân loại ABC chia toàn bộ hàng hóa trong kho thành ba loại:
1. Loại A gồm các loại hàng chỉ chiếm khoảng 25% số chủng loại nhưng lại chiếm đến 85% tổng giá trị lưu kho.
2. Loại B gồm các loại hàng chỉ chiếm khoảng 20% tổng giá trị hàng lưu kho nhưng lại chiếm khoảng 35% số chủng loại hàng hóa lưu kho.
3. Loại C gồm các loại hàng còn lại: chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị hàng lưu kho nhưng lại chiếm đến 60% số chủng loại hàng trong kho.
Do mức tác động của các loại hàng thuộc loại A đến chi phí kinh doanh sản xuất và tiêu thụ rất lớn nên loại hàng này phải được trú trọng quản trị một cách cụ thể, chính xác nhờ thường xuyên kiểm tra cũng như các biện pháp kỹ thuật khác.
Ngược lại, do các hàng hóa loại C chỉ chiếm tỉ trọng về giá trị rất nhỏ nên ảnh hưởng của chúng đến chi phí kinh doanh sản xuất và tiêu thụ không lớn nên doanh nghiệp không cần tập trung nhiều vào việc quản trị loại hàng này.
Thứ hai, nếu căn cứ vào đặc điểm của hàng hóa lưu kho có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhau như hình dáng, kích thước; tính chất dễ vỡ hay không...để phân chúng thành các nhóm loại khác nhau.
Giá trị
100%
95%
80%
0 20% 50% 100%
Loại A Loại B Loại C
Hình 5.3: Phân loại A B C
Loại NVL (hàng hóa)
Thứ 3, phân loại theo thời gian và mức sử dụng hàng hóa để đảm bảo sắp xếp chúng trong kho một cách khoa học.
5.4.2.2 Quản trị nguyên vật liệu ( hàng hóa) trong kho
Công tác quản trị nguyên vật liệu (hàng hóa) trong kho bao hàm nhiều nội dung khác nhau như tiếp nhận, bảo quản và cấp phát nguyên liệu (hàng hóa) cho quá trình sản xuất (bán hàng).
Tiếp nhận nguyên vật liệu (hàng hóa) phải đảm bảo mục tiêu đúng về chủng loại, số lượng, chất lượng và thời gian. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được nhờ sự cố gắng của nhiều bộ phận có liên quan như xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm, vận chuyển… cũng như chất lượng hoạt động của bộ phận tiếp nhận.
Tiếp nhận nguyên vật liệu (hàng hóa) thuộc nhiệm vụ của bộ phận quản trị kho tàng. Hoạt động này liên quan đến bộ phận cung ứng và vận chuyển nguyên vật liệu (hàng hóa) về kho doanh nghiệp. Về nguyên tắc, khi tiếp nhận phải đảm bảo thủ tục giao nhận giữa 2 bên. Bộ phận tiếp nhận phải kiểm tra kĩ lưỡng cả về chủng loại, số lượng và chất lượng từng loại nguyên vật liệu (hàng hóa) sẽ nhập kho.
Để đạt được hiệu quả cao, bộ phận tiếp nhận phải chuẩn bị thật kĩ cả về nơi nhận nguyên vật liệu (hàng hóa) đáp ứng các yêu cầu về phương tiện ra vào, kiểm tra nguyên vật liệu (hàng hóa), chuẩn bị tốt các trang thiết bị kiểm tra và đo lường cũng như các biểu mẫu ghi chép cần thiết; chuẩn bị tốt lực lượng kiểm tra và tiếp nhận.
Khâu tiếp nhận là khâu quyết định. Đội ngũ nhân viên làm công tác này phải tuân thủ triệt để quy trình tiếp nhận từng loại nguyên vật liệu (hàng hóa). Thủ tục tiếp nhận bao gồm khâu sử dụng các dụng cụ đo đếm cần thiết để kiểm tra chặt chẽ số lượng và chất lượng bằng các phương pháp thích hợp, ghi nhận những sai lệch, so mẫu mã, chứng từ của bên cấp hàng để ghi chép vào các tài liệu giao nhận. Công việc tiếp theo là phân loại, đánh dấu và nhập kho.
Nếu có sai sót nhất định về chủng loại, số lượng và chất lượng nguyên vật liệu (hàng hóa) nhập kho so với chứng từ sẽ phải làm rò trách nhiệm thuộc về ai? Nếu không thuộc trách nhiệm của bên bán thì người chuyên chở phải chịu trách nhiệm cả về chủng loại, số lượng và chất lượng nguyên vật liệu (hàng hóa) sai lệch so với chứng từ nếu không chứng minh được rủi ro xảy ra là bất khả kháng, do tính chất của nguyên vật liệu (hàng hóa) hay do lỗi của bên giao hàng cho người chuyên chở. Bên vận chuyển và bên nhận hàng phải lập biên bản và báo ngay cho bên giao hàng bằng văn bản hợp lệ. Nếu hai bên không thống nhất được với nhau và người chuyên chở không chịu trách nhiệm bộ phận tiếp nhận của doanh nghiệp phải nắm chắc thủ tục và chuẩn bị các tài liệu cần thiết để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp thông qua tòa án.
Việc sắp xếp nguyên vật liệu (hàng hóa) vào kho phải đảm bảo yêu cầu dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra cũng như tuân thủ các nguyên tắc hàng nhập trước, xuất trước và hàng nhập sau, xuất sau. Phân loại và xếp đặt từng loại nguyên vật liệu (hàng hóa) phải phù hợp với trang thiết bị lưu kho và bảo quản nguyên vật liệu (hàng hóa).
Bảo quản nguyên vật liệu (hàng hóa) trong kho liên quan nhiều đến trang thiết bị lưu kho và đặc điểm cũng như việc sắp xếp từng loại nguyên vật liệu (hàng hóa) cụ thể. Các nội dung sau phải được chú ý:
- Công tác định mức tiêu dùng nguyên vật liệu (hàng hóa) phải được chú ý định mức. Định mức phải được xây dựng phù hợp với điều kiện tiêu dùng và bảo quản từng loại nguyên vật liệu (hàng hóa) và phải xây dựng cho mọi khâu công việc có sử dụng nguyên vật liệu (hàng hóa) cụ thể. Do các điều kiện sử dụng và lưu kho thường xuyên thay đổi nên bộ phận định mức cũng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá và hoàn thiện định mức.
- Chuẩn bị sẵn sàng cho cấp phát nguyên vật liệu (hàng hóa) cũng là 1 nội dung quan trọng. Có thể có hai hình thức cấp phát là cấp phát theo lệnh và cấp phát theo kế hoạch. Cấp phát theo lệnh dựa vào các lệnh xuất kho để cấp phát nguyên vật liệu (hàng hóa). Cách này đẩy nhân viên cấp phát vào thế bị động, có thể không chuẩn bị được nguyên vật liệu (hàng hóa) sẵn sàng theo yêu cầu của lệnh cấp phát. Cấp phát theo kế hoạch có cơ sở là kế hoạch cấp phát nguyên vật liệu (hàng hóa) phù hợp với kế hoạch tác nghiệp và định mức tiêu dùng nguyên vật liệu (hàng hóa). Phương pháp cấp phát này cho phép bộ phận cấp phát chủ động chuẩn bị nguyên vật liệu (hàng hóa) cũng như các điều kiện cần thiết khác cho công việc cấp phát.
- Ghi chép, theo dòi cấp phát phải tiếp tục và đầy đủ theo biểu mẫu được thiết kế khoa học. Công tác thống kê, lập sổ sách theo dòi việc xuất nhập, tồn kho đối với từng loại nguyên vật liệu (hàng hóa) cụ thể phục vụ cho công tác theo dòi, kế toán và tính toán chi phí kinh doanh. Tùy theo từng loại nguyên vật liệu (hàng hóa) mà sử dụng hình thức sổ sách, thẻ theo dòi hoặc hóa đơn chứng từ nhập xuất thích hợp.
- Kiểm kê nguyên vật liệu (hàng hóa) lưu kho định kì và bất thường. Công tác kiểm kê định kì phải được tiến hành phù hợp với yêu cầu lưu kho và tính toán chi phí kinh doanh. Kiểm kê bất thường khi có những dấu hiệu hoặc biểu hiện đột biến về số lượng, chất lượng nguyên vật liệu (hàng hóa) lưu kho. Kiểm tra kho tàng và nguyên vật liệu (hàng hóa) trong kho là rất quan trọng vì chỉ có thông qua kiểm tra mới có thể xác định xem liệu giữa tồn kho trên thực tế và trong báo cáo có ăn khớp không? Liệu chất lượng nguyên vật liệu có đảm bảo? Liệu các yêu cầu về công tác lưu kho nguyên vật liệu (hàng hóa) có được thực hiện và thực hiện ở mức độ nào?... Thông qua kiểm tra và phân tích mới có thể phát hiện nguyên nhân của thực trạng đã kết luận và trên cơ sở đó mà có giải pháp thích hợp. Tùy từng loại kiểm tra mà sử dụng lực lượng và phương tiện thích hợp.
- Tính chi phí kinh doanh lưu kho cũng là một nội dung cần thiết. Muốn tính được chi phí kinh doanh loại này phải có kiến thức về phân loại chi phí kinh doanh khoa học và tính chi phí kinh doanh theo điểm.
5.5. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN
5.5.1. Khái quát về hoạt động vận chuyển
Có thể hiểu hoạt động vận chuyển của doanh nghiệp là việc tham gia có kế hoạch của các phương tiện vận chuyển để vận chuyển đối tượng cần vận chuyển, sản phẩm hàng hóa từ nơi cần chuyển đi đến mục tiêu cần chuyển đến.
Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình mà doanh nghiệp có thể vận chuyển con người, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và/hoặc hàng hóa.
Các nhân tố ảnh hưởng lớn đến quyết định hoạt động vận chuyển là khối lượng, quãng đường và đặc điểm của đối tượng vận chuyển. Ngoài ra còn phải kể đến các tính toán và quyết định về quy mô sản xuất (tiêu thụ), đặc điểm đối tượng vận chuyển, sự phân bố sản xuất (cung cấp nguyên vật liệu, mua và bán hàng) về không gian, địa điểm của doanh nghiệp, của khu vực sản xuất cũng như sự cân nhắc về chi phí kinh doanh vận chuyển.
Có thể phân hoạt động vận chuyển của doanh nghiệp thành vận chuyển bên trong và vận chuyển bên ngoài:
- Vận chuyển bên trong có thể bao gồm vận chuyển người lao động đến nơi làm việc và từ nơi làm việc trở về, nguyên vật liệu từ kho của doanh nghiệp đến các nơi làm việc, sản phẩm dở dang và bán thành phẩm từ nơi làm việc này đến nơi làm việc khác, thành phẩm của kho vào doanh nghiệp…
- Vận chuyển bên ngoài bao gồm vận chuyển nguyên vật liệu (hàng hóa) từ nơi mua đến kho của doanh nghiệp và vận chuyển thành phẩm từ kho của doanh nghiệp đến nơi bán hàng…
5.5.2. Quản trị hoạt động vận chuyển trong doanh nghiệp
Cũng như các hoạt động khác, mục tiêu của hoạt động vận chuyển là vận chuyển đối tượng vận chuyển từ nơi cần vận chuyển đến mục tiêu cần chuyển đến đúng thời gian, đảm bảo chất lượng vận chuyển với chi phí vận chuyển thấp nhất. Muốn đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp phải quản trị hoạt động vận chuyển.
Quản trị hoạt động vận chuyển là tổng hợp các hoạt động định hướng, tổ chức và kiểm tra quá trình vận chuyển nhằm vận chuyển toàn bộ nguyên vật liệu (hàng hóa) từ nơi cần chuyển đi đến nơi cần chuyển đến đảm bảo thời gian, chất lượng và hiệu quả.
Nội dung quản trị vận chuyển bao gồm những vấn đề chủ yếu là lựa chọn phương thức và phương tiện vận chuyển, xây dựng kế hoạch vận chuyển, tổ chức vận chuyển theo kế hoạch, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hoạt động vận chuyển.
Thứ nhất, lựa chọn phương thức vận chuyển. Lựa chọn và quyết định phương thức tự vận chuyển (hay thuê ngoài) có ý nghĩa dài hạn, tác động lâu dài đến hiệu quả hoạt động vận chuyển của doanh nghiệp.
Vận chuyển bên trong thường phải do bản thân doanh nghiệp tự đảm nhiệm để đảm bảo tính chủ động của hoạt động này.
Đối với vận chuyển bên ngoài, doanh nghiệp thường phải cân nhắc giữa tự vận chuyển hay thuê ngoài. Quyết định lựa chọn này dựa trên cơ sở sự cân nhắc giữa nhiều nhân tố: khối lượng và tính ổn định của công việc vận chuyển, tốc độ đòi hỏi, đặc trưng của đối tượng vận chuyển và chi phí kinh doanh vận chuyển… Thông thường nếu trường hợp vận chuyển tương đối ổn định sẽ ưu tiên cho quyết định có chi phí kinh doanh vận chuyển thấp. Trường hợp nếu khối lượng vận chuyển không ổn định mà chi phí kinh doanh tự vận chuyển không quá chênh lệch so với thuê ngoài sẽ ưu tiên thuê ngoài. Trường hợp đối tượng cần được vận chuyển có tính nhạy cảm cao sẽ ưu tiên tự vận chuyển …
Cần chú ý là những vấn đề quyết định về tự vận chuyển hay thuê ngoài không phải lúc nào cũng được trả lời trên cơ sở cân nhắc chi phí kinh doanh. Nếu tính nhạy cảm của nguyên vật liệu (hàng hóa) vận chuyển lớn thì tính mạo hiểm của việc vận chuyển, chẳng hạn như nguy cơ bị phá hoại, bị cướp, ăn cắp hàng hóa trên đường vận chuyển đóng vai trò quan trọng hơn cả chi phí kinh doanh vận chuyển thấp. Nếu người vận chuyển chịu trách nhiệm về tính mạo hiểm này thì việc thuê ngoài vận chuyển sẽ hấp dẫn hơn. Tính nhạy cảm của vận chuyển về thời gian cũng ảnh hưởng quyết định đến lựa chọn phương thức tự vận chuyển hay thuê ngoài.
Sự mạo hiểm của vận chuyển về thời gian, chẳng hạn nguy cơ đã đặt hàng mà chưa đưa kịp đến doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí kinh doanh lớn hơn, gây tổn hại lớn do ngừng sản xuất (bán hàng) cũng ảnh hưởng có tính quyết định đến lựa chọn phương thức tự vận chuyển hay thuê ngoài.
Thứ hai, lựa chọn phương tiện vận chuyển. Lựa chọn và quyết định phương tiện vận chuyển cũng là lựa chọn có ý nghĩa dài hạn, tác động lâu dài đến hiệu quả hoạt động vận chuyển của doanh nghiệp.
Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển nội bộ phụ thuộc vào nhiều nhân tố như khối lượng và đặc điểm của đối tượng vận chuyển; quãng đường cần vận chuyển của từng loại đối tượng vận chuyển; yêu cầu của nơi nhận đối với đối tượng vận chuyển về thời gian, chất lượng, độ tin cậy; yêu cầu hiện đại hóa và tự động hóa của sản xuất … Thông thường, trong sản xuất tự động hóa cao, các băng chuyền được sử dụng phổ biến; trong sản xuất hàng loạt người ta chú ý đến việc lựa chọn các phương tiện vận chuyển chuyên dùng phù hợp với đối tượng vận chuyển. Sử dụng phương tiện vận chuyển chuyên dùng có nhiều ưu điểm như năng suất cao, giảm nhẹ lao động chân tay,
đảm bảo tốc độ vận chuyển phù hợp tốc độ sản xuất, đảm bảo chất lượng đối tượng trong quá trình vận chuyển song lại đòi hỏi đầu tư lớn.
Các phương tiện vận chuyển bên ngoài có thể là ô tô, đường sắt, đường thủy … Nếu doanh nghiệp tự vận chuyển, việc lựa chọn phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào khối lượng, tính chất và đặc điểm của đối tượng vận chuyển; những đòi hỏi về thời gian; quãng đường; chi phí vận chuyển cho từng loại phương tiện; khả năng tài chính của doanh nghiệp; dự báo về sử dụng năng lực vận chuyển trong tương lai …
Thứ ba, quản trị hoạt động vận chuyển. Đầu tiên là việc định hướng vận chuyển. Ngoài các quyết định lựa chọn trên, các định hướng quan trọng có thể được xem xét phù hợp với việc phục vụ cho chiến lược phát triển doanh nghiệp. Trong các thời kỳ ngắn hạn hơn phải xây dựng các kế hoạch vận chuyển. Các kế hoạch vận chuyển phải giải quyết nhiệm vụ vận chuyển với chi phí kinh doanh nhỏ nhất. Nhiệm vụ vận chuyển phụ thuộc vào nhiệm vụ sản xuất (bán hàng), cầu về nguyên vật liệu (hàng hóa) và lượng đặt hàng, dự trữ tối ưu, đặc điểm của đối tượng vận chuyển, phương thức và phương tiện vận chuyển đã lựa chọn, năng lực vận chuyển của doanh nghiệp, quãng đường vận chuyển cụ thể cũng như khả năng vận chuyển hai chiểu, kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện vận chuyển …
Khi xác định các nhiệm vụ vận chuyển cần đưa ra các giải pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ vận chuyển với mục tiêu hiệu quả vận chuyển cao nhất có thể. Các giải pháp này liên quan đến người cấp hàng, con người, phương tiện, cung cấp nhiên liệu, phụ tùng, sửa chữa, gắn kết các hoạt động … Kế hoạch vận chuyển bên trong còn liên quan đến các kế hoạch tác nghiệp.
Vấn đề tiếp theo là tổ chức hoạt động vận chuyển theo kế hoạch đã xác định. Đây chính là việc điều hành bộ phận vận chuyển sao cho ăn khớp với nhịp độ sản xuất (bán hàng), triển khai các giải pháp cần thiết nhằm hiện thực hóa các mục tiêu và nhiệm vụ vận chuyển bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Nếu là vận chuyển theo phương thức thuê ngoài thì vấn đề ký kết và triển khai hợp đồng là rất quan trọng. Người đại diện cho doanh nghiệp kí hợp đồng phải am hiểu luật pháp, phải đảm bảo tính chặt chẽ của hợp đồng, xác định rò quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia …
Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát để đánh giá và thực hiện các điều chỉnh cần thiết là quan trọng. Các điều chỉnh này phải phù hợp với tình hình sản xuất (bán hàng) đã thay đổi nhằm luôn đảm bảo hoạt động vận chuyển đáp ứng yêu cầu sản xuất (bán hàng) với hiệu quả cao nhất.