Những Nguyên Nhân Khách Quan Dẫn Đến Chuyển Giao Công Nghệ

4.2.2.1. Căn cứ chủ thể tham gia chuyển giao

- Chuyển giao nội bộ công ty hay tổ chức (giữa cơ quan nghiên cứu & thiết kế) của công ty với các thành viên của nó ở trong một nước hay ở nhiều nước).

- Chuyển giao trong nước (Giữa các cơ quan nghiên cứu & thiết kế trong nước).

- Chuyển giao với nước ngoài (bên giao và bên nhận thuộc hai quốc gia khác nhau, hoặc qua ranh giới khu chế xuất).

4.2.2.2. Theo loại hình công nghệ chuyển giao

a. Chuyển giao công nghệ sản phẩm (gồm công nghệ thiết kế sản phẩm và công nghệ sử dụng sản phẩm)

- Công nghệ thiết kế chủ yếu là phần mềm thiết kế bao gồm: thông tin cơ sở để thiết kế như: các khái niệm thiết kế, các kỹ thuật mô phỏng và trình tự phân tích đến dự đoán sự hoạt động của sản phẩm; các công cụ CAD; các nhu cầu của khách hàng; thông tin khác như các số liệu để thiết kế sản phẩm, các bảng số liệu kỹ thuật và các tính toán thiết kế đã có.

- Công nghệ sử dụng chủ yếu là phần mềm sử dụng, bảo dưỡng sản phẩm như: trình tự thao tác, các phần mềm cần thiết để sử dụng sản phẩm; các sổ tay để bảo dưỡng, sửa chữa, liệt kê các sự cố có thể xảy ra, các thông tin nâng cao hiệu quả sử dụng như: vận hành tối ưu, nâng cấp…

b. Chuyển giao công nghệ quá trình (công nghệ để chế tạo sản phẩm đã được thiết kế)

Công nghệ quá trình bao gồm bốn thành phần tương tác với nhau để thực hiện thiết kế, đó là phần kỹ thuật, phần con người, phần thông tin và phần tổ chức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Cũng có thể phân loại: Công nghệ sản xuất, công nghệ dịch vụ.

4.2.2.3. Theo hình thái công nghệ được chuyển giao

Quản trị doanh nghiệp - 12

Căn cứ hình thái công nghệ được chuyển giao trong chu trình sống của nó: Nghiên cứu -> Triển khai -> Truyền bá trên thị trường.

a. Chuyển giao theo chiều dọc

Có hai quan niệm về chuyển giao công nghệ theo chiều dọc:

- Công nghệ chưa có trên thị trường: Chuyển giao công nghệ chưa được triển khai (công nghệ vẫn trong sự quản lý của nhà nghiên cứu). Bên nhận có được công nghệ hoàn toàn mới nếu triển khai thành công.

- Công nghệ đã có trên thị trường. Chuyển giao từ Nghiên cứu -> Triển khai -> Sử dụng -> Thị trường.

Bên nhận dễ dàng làm chủ công nghệ được chuyển giao.

Trong thực tế các chuyển giao công nghệ theo chiều dọc chỉ chiếm khoảng 5% tổng số chuyển giao công nghệ trên phạm vi thế giới do bên nhận công nghệ cần có năng lực triển khai công nghệ ở trình độ cao (trong trường hợp công nghệ chưa có trên

thị trường) và chi phí chuyển giao cao (trường hợp thứ 2).

b. Chuyển giao theo chiều ngang

- Công nghệ chuyển giao đã có trên thị trường, sản phẩm của nó đã được bán rộng rãi.

Chu trình của công nghệ Công nghệ chưa có thị trường Công nghệ đã có thị trường


Nghiên cứu Triển khai Sản xuất thử

Sản xuất hàng loạt

Phổ biến thị trường

Dọc

Dọc

Ngang

Hình 4.3. Phân biệt chuyển giao công nghệ dọc và ngang

4.2.3. Các nguyên nhân của chuyển giao công nghệ

Quan sát các nước đã công nghiệp hoá, người ta thấy có hai cách mà các nước đã sử dụng để công nghiệp hoá, đó là: Một, dựa vào tài nguyên sẵn có như các loại khoáng sản quý hay vị trí địa lý thuận lợi; Hai là, dựa vào phát triển công nghệ. Lịch sử cho thấy số các quốc gia thuộc loại một là rất ít, trong số đó rất hiếm thấy các quốc gia này được coi là một nước phát triển. Đại đa số các quốc gia đi theo con đường thứ hai, trong số đó hầu hết là các nước phát triển. Dựa vào công nghệ để công nghiệp hoá, các nước có thể tự tạo ra công nghệ như tất cả các nước đều "đi bằng hai chân - làm một số, mua một số" trong quá trình công nghiệp hoá.

Để hiểu rò nguyên nhân xuất hiện chuyển giao công nghệ, ta xem xét sự hình thành, ưu, nhược điểm của công nghệ nội sinh, để phân biệt với công nghệ ngoại sinh và công nghệ do chuyển giao công nghệ.

4.2.3.1. Công nghệ nội sinh

a. Sự hình thành một công nghệ nội sinh

Công nghệ nội sinh là công nghệ được tạo ra thông qua quá trình nghiên cứu và triển khai ở trong nước. Chu trình hình thành một công nghệ nội sinh trải qua các giai đoạn:

Tìm hiểu nhu cầu -> Thiết kế -> Chế tạo thử -> Sản xuất -> Truyền bá và đổi mới.

b. Các ưu điểm của công nghệ nội sinh

Công nghệ nội sinh thường thích hợp với điều kiện trong nước do được thiết kế từ các dữ liệu thu thập theo nhu cầu của địa phương.

Người sử dụng dễ dàng làm chủ được công nghệ vì nghiên cứu triển khai ở trong nước do đó dễ phát huy được hiệu quả;

Tiết kiệm ngoại tệ;

Không phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, đặc biệt về kỹ thuật;

Tận dụng các nguồn lực sẵn có ở địa phương, do thiết kế ở trong nước thường dựa vào các nguồn lực sẵn có;

Nếu trình độ nghiên cứu và thiết kế công nghệ đạt trình độ tiên tiến có thể xuất khẩu công nghệ, mang lại nhiều lợi ích;

Các cơ quan nghiên cứu - triển khai thông qua thực hành nghiên cứu sáng tạo công nghệ mới có điều kiện tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ.

c. Những nhược điểm

Để có được một công nghệ cần nhiều thời gian, tiền của và nhân lực, do việc tạo công nghệ mới là hoạt động nghiên cứu - triển khai, do đó nếu chỉ dựa hoàn toàn vào công nghệ nội sinh thời gian công nghiệp hoá sẽ bị kéo dài;

Nếu trình độ NC&TK không cao, công nghệ tạo ra sẽ ít giá trị, gây lãng phí do không thể sử dụng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, công nghệ lạc hậu tạo ra sản phẩm không thể cạnh tranh trên thị trường ngay ở trong nước.

4.2.3.2. Công nghệ ngoại sinh

a. Sự hình thành một công nghệ ngoại sinh

Công nghệ ngoại sinh là công nghệ có được thông qua mua công nghệ do nước ngoài sản xuất. Quá trình có được một công nghệ ngoại sinh bao gồm: Nhập -> Thích nghi -> Làm chủ.

b. Các hình thức nhập công nghệ

Để nhập một công nghệ, có thể thông qua các hình thức sau:

Mua thiết bị, nhà máy chìa khoá trao tay (bên bán bàn giao nhà máy hoàn chỉnh), hay sản phẩm trao tay (bên bán bàn giao nhà máy đã sản xuất ra được sản phẩm);

Liên doanh, hợp tác kinh doanh với các công ty xuyên quốc gia trong đó phía nước ngoài chịu trách nhiệm cung cấp phần chủ yếu của công nghệ.

Mua giấy phép bản quyền công nghệ (mua licence công nghệ) rồi xây dựng lên công nghệ.

c. Sự hình thành các công nghệ ngoại sinh

Sự hình thành các công nghệ ngoại sinh tự phát đã có từ rất lâu thông qua việc di dân, qua các thương gia, người đi sứ… việc nhập công nghệ này thường có sự kiểm soát của Nhà nước.

Trong số các công nghệ ngoại sinh, một số được coi là chuyển giao công nghệ.

d. Chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ ngày nay là mua bán công nghệ có tổ chức. Các động cơ của bên giao và bên nhận có ảnh hưởng lớn đến kết quả một chuyển giao công nghệ.

Có thể chia các nguyên nhân xuất hiện CGCN thành ba loại: Những nguyên nhân khách quan; những lý do xuất phát từ bên giao và những lý do xuất phát từ bên nhận.

4.2.3.3. Những nguyên nhân khách quan dẫn đến chuyển giao công nghệ

Không quốc gia nào trên thế giới có đủ mọi nguồn lực để làm ra tất cả các công nghệ cần thiết một cách kinh tế, do đó nhiều nước muốn có một công nghệ thường cân

nhắc về phương diện kinh tế giữa mua và làm.

Sự phát triển không đồng đều của các quốc gia trên thế giới về công nghệ (85% các sáng chế công nghệ nằm trong tay sáu nước), nhiều nước không có khả năng tạo ra công nghệ mà mình cần, buộc phải mua để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết.

Xu thế mở rộng hợp tác, khuyến khích thương mại tạo thuận lợi cho mua, bán kể cả mua bán công nghệ.

Các thành tựu của Khoa học - Công nghệ hiện đại làm rút ngắn tuổi thọ của các công nghệ, khiến nhu cầu đổi mới công nghệ tăng cao. Trong lĩnh vực công nghệ phát triển nhanh, chu trình sống của công nghệ rất ngắn, những người đi sau trong các lĩnh vực công nghệ này muốn có công nghệ đã xuất hiện trên thị trường thường thông qua chuyển giao thay vì bắt đầu từ NC & TK.

4.2.3.4. Những lý do khiến bên giao công nghệ muốn chuyển giao công nghệ

Thu lợi nhuận cao hơn ở địa phương hay ở chính quốc (do giảm chi phí nguyên vật liệu, nhân công và các chi phí cao về cơ sở hạ tầng khác).

Chấp nhận cạnh tranh về sản phẩm để nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, do đó có điều kiện đổi mới công nghệ.

Thu được các lợi ích khác như: Bán nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng thay thế; tận dụng nguồn chất xám ở địa phương; thâm nhập vào thị trường bên nhận công nghệ….

4.2.3.5. Những lý do khiến bên nhận muốn chuyển giao công nghệ

Đối với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, bên nhận kỳ vọng vào:

Thông qua chuyển giao công nghệ tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tận dụng nguồn lực sẵn có mà chưa khai thác được vì thiếu công nghệ cần thiết, đặc biệt tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu cấp bách; nhu cầu thiết yếu của xã hội, nhu cầu đổi mới công nghệ để đáp ứng sức ép của cạnh tranh:

Có điều kiện nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ, học tập các phương pháp quản lý tiên tiến.

Tránh được rủi ro nếu phải tự làm nhờ mua licence công nghệ.

Nếu thành công có cơ hội rút ngắn thời gian công nghiệp hoá, đồng thời đi tắt vào các công nghệ hiện đại nhất, đạt được đồng thời hai mục tiêu: công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

4.2.4. Các phương thức chuyển giao công nghệ

Các phương thức chuyển giao công nghệ cho biết cách thức tiến hành các hoạt động chuyển giao. Có thể phân loại theo cách thức sau:

- Mua bán giấy phép:

+ Bên xuất khẩu công nghệ chuyển nhượng quyền sử dụng công nghệ cho bên nhập khẩu .

+ Nội dung bao gồm: Chuyển nhượng độc quyền, công nghệ riêng và quyền sử dụng nhãn hiệu. Đây là con đường chủ yếu để nhập khẩu công nghệ.

+ Điều kiện áp dụng: Bên nhận công nghệ cần phải có trình độ công nghệ và năng lực triển khai công nghệ cần thiết, tương xứng với công nghệ chuyển giao.

- Hợp tác sản xuất: Các bên đối tác cùng khai thác công nghệ phát triển sản phẩm mới, cung cấp linh kiện, chi tiết sản phẩm cho nhau, cùng nhau tiêu thụ sản phẩm. Công nghệ cần thiết sử dụng trong các chương trình hợp tác sản xuất có thể do bên chuyển giao cung cấp.

- Chuyển giao công nghệ có kèm đầu tư xây dựng cơ bản: Công nghệ sẽ được chuyển giao từ các doanh nghiệp nước này sang các doanh nghiệp nước khác thông qua đầu tư trực tiếp.

- Mậu dịch bù trừ:

+ Đây là một phương thức kết hợp giữa nhập công nghệ và vay tiền vốn, mở rộng quan hệ mậu dịch quốc tế.

+ Đặc điểm của nó là kinh phí nhập công nghệ không phải trực tiếp trả bằng tiền mà trả bằng sản phẩm. Bởi vậy phương thức này rất thích hợp với các doanh nghiệp ít vốn và được các doanh nghiệp này ưa chuộng.

- Nhập nhân tài công nghệ: Thông qua việc mời chuyên gia nước ngoài đảm nhận công tác như: Nghiên cứu, khai thác phát triển, lắp đặt, điều kiện thí nghiệm, sản xuất các hạng mục.

- Chuyển giao công nghệ qua các hình thức: hội thảo khoa học, trao đổi thông tin,…

4.2.5. Lựa chọn phương án công nghệ tối ưu

Vấn đề được đặt ra: công nghệ nào là công nghệ tối ưu được doanh nghiệp lựa chọn? Đánh giá để lựa chọn công nghệ tối ưu phải được doanh nghiệp tiến hành toàn diện trên tất cả các góc độ kỹ thuật, kinh tế và tài chính. Phương án công nghệ tối ưu là phương án công nghệ phải phù hợp về mặt kỹ thuật, đảm bảo tính hiệu quả và đảm bảo tính khả thi.

Thứ nhất, đánh giá sự phù hợp về mặt kỹ thuật

Có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, đánh giá trình độ phù hợp về kỹ thuật trước hết phải trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của công nghệ.

Chu kỳ sống của công nghệ là quá trình ra đời, phát triển và chấm dứt một công nghệ cụ thể. Thông thường, chu kỳ sống của công nghệ được chia làm các giai đoạn: ra đời, phát triển, chín muồi và suy thoái. Mỗi công nghệ cụ thể xác định sẽ có một chu kỳ sống xác định, có thể dài hay ngắn. Vòng đời của công nghệ phụ thuộc vào đặc

điểm của công nghệ, tác dụng của nó đối với sản xuất, tình hình thị trường sản phẩm cũng như công nghệ thay thế. Thị trường và công nghệ thay thế ảnh hưởng rất lớn đến vòng đời của công nghệ. Công nghệ học ngày càng phát triển, vòng đời của mọi công nghệ càng rút ngắn vì nó nhanh chóng bị công nghệ mới tiến bộ hơn thay thế.

Chín muồi

Suy thoái

Phát triển

Ra đời

Tính năng kỹ thuật


0 Hình 4.4: Chu kỳ sống của công nghệ

Thời gian

Thông thường khi sáng tạo ra một công nghệ mới, ngay ở giai đoạn mới ra đời đã phải đánh giá chu kỳ sống của nó. Tuy nhiên, đây chỉ là những đánh giá ban đầu, thiếu thông tin cả về đặc điểm, tác dụng của công nghệ, thị trường và cả về công nghệ thay thế nên nhiều khi không chính xác.

Trong quá trình đưa công nghệ vào áp dụng các thông tin ngày càng đầy đủ hơn, các nhân tố chịu tác động và tác động đến công nghệ cũng hình thành rò dần. Hoặc ngay ở giai đoạn ra đời công nghệ đã tỏ ra không phù hợp sẽ nhanh chóng bị chấm dứt. Hoặc đa số công nghệ được thử nghiệm và tỏ ra có hiệu quả, thị trường sản phẩm phát triển nhiều doanh nghiệp khác cũng đưa công nghệ vào áp dụng công nghệ chuyển sang giai đoạn phát triển của nó. Nếu không có công nghệ thay thế, công nghệ gắn với sản phẩm thường có chu kỳ sống gắn với chu kỳ sống của sản phẩm. Song đến giai đoạn này có thể đã xuất hiện việc nghiên cứu công nghệ thay thế. Việc đánh giá cụ thể, đảm bảo độ chính xác nhất định về chu kỳ sống của công nghệ và xác định thời gian điểm chấm dứt hoạt động của công nghệ là hoàn toàn cần thiết. Đối với công nghệ chuyển giao, việc đánh giá chu kỳ sống của công nghệ phải dựa vào các thông tin đã có và đã được đánh giá trên thế giới. Việc xác định chính xác vòng đời của công nghệ và thời điểm đánh giá công nghệ đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống của nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, làm căn cứ để lựa chọn và quyết định việc chuyển giao một công nghệ cụ thể.

Sự phù hợp về kỹ thuật còn được đánh giá trên cơ sở so sánh trình độ công nghệ mới với trình độ kỹ thuật của công nghệ tương ứng đang áp dụng trong nước và quốc tế.. Tùy theo đặc điểm của từng loại công nghệ mà đưa ra các tiêu thức đánh giá phù hợp. Sự so sánh với trình độ công nghệ quốc tế sẽ đảm bảo tính khách quan nhưng không phải lúc nào cũng có đủ thông tin để làm việc này, đặc biệt đối với công nghệ mới. So sánh với công nghệ trong nước có mặt hạn chế là có thể phải so sánh với cái đã lạc hậu.

Mặt khác, trong chừng mực nhất định sự phù hợp về kỹ thuật còn được đánh giá ngay đối với bản thân doanh nghiệp: công nghệ đang áp dụng, trình độ của đội ngũ lao động và trang thiết bị kỹ thuật hiện có, trình độ quản trị hiện tại… cũng như nguyên vật liệu đã và sẽ sử dụng. Để đánh giá chính xác ở góc độ này cũng dựa trên cơ sở đặc điểm từng loại công nghệ mà đưa ra các tiêu thức đánh giá phù hợp.

Một công nghệ thích hợp về kỹ thuật là công nghệ có thời gian tồn tại chấp nhận được và cho phép thỏa mãn tối đa các sự phù hợp đã nêu ở trên. Tuy nhiên, sẽ xảy ra là có thể một công nghệ mới đạt được yêu cầu này mà không đạt được yêu cầu khác nên đảm bảo tính khách quan thì trước khi đánh giá phải dựa trên cơ sở phân tích vai trò của từng yêu cầu mà xác định trước thứ tự ưu tiên các yêu cầu đặt ra cũng như trọng số của từng yêu cầu cụ thể. Cách đánh giá tính thích hợp chính xác nhất có thể được thực hiện bằng cách cho điểm cụ thể đối với từng yêu cầu.

Thứ hai, đánh giá sự phù hợp về kinh tế.

Đánh giá sự phù hợp về kinh tế phải dựa trên các tiêu chuẩn về hiệu quả kinh doanh. Vì lựa chọn công nghệ mới hay chuyển giao đều gắn với đầu tư nên để đánh giá sự phù hợp về kinh tế phải có các thông tin đánh giá về đầu tư. Các thông tin này phải được xác định và dự báo trong tương lai. Công tác dự báo càng tốt, càng có cơ sở để đánh giá và lựa chọn đúng đắn.

Có nhiều phương pháp đánh giá khác nhau. Dưới đây có thể đề cập đến phương pháp lựa chọn quyết định công nghệ trên cơ sở phân tích hòa vốn và so sánh các phương án công nghệ để lựa chọn phương án tốt hơn.

Phân tích hòa vốn của một phương án công nghệ được tiến hành trên cơ sở các số liệu dự báo về chi phí kinh doanh sản xuất và doanh thu có được từ việc sản xuất và tiêu thụ loại sản phẩm được sản xuất theo công nghệ đang đánh giá. Đó là các số liệu dự báo về cung – cầu, giá cả sản phẩm, chi phí đầu tư cho công nghệ mới và chi phí kinh doanh biến đổi. Chi phí đầu tư cho công nghệ mới bao gồm cả đầu tư cho công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật liên quan, chi phí đào tạo cho lực lượng lao động… Chi phí đầu tư cho công nghệ mới phải đánh giá theo giá trị tương lai của tiền. Trường hợp

đơn giản nhất khi giả định cả doanh thu và chi phí kinh doanh bậc nhất. Nếu gọi Q là sản lượng dự kiến tiêu thụ, Q1 là mức sản lượng hòa vốn, P là giá bán, FCCN là chi phí

đầu tư cho công nghệ mới, AVCKD là chi phí kinh doanh biến đổi bình quan dự kiến, ta sẽ có:

Công nghệ thích hợp về kinh tế khi và chỉ khi thỏa mãn điều kiện sản 1

Công nghệ thích hợp về kinh tế khi và chỉ khi thỏa mãn điều kiện sản lượng sản xuất lớn hơn mức sản lượng hòa vốn Q > Q1.

Trong trường hợp các nhân tố giá cả và hao phí các nguồn lực sản xuất biến

động, các đường doanh thu và chi phí kinh doanh là các đường cong, sẽ xác định được hai điểm hòa vốn là Q1 và Q2. Trong trường hợp này, công nghệ thích hợp về kinh tế khi và chỉ khi thỏa mãn điều kiện sản lượng sản xuất nằm giữa hai mức sản lượng hòa

TR

TC

TR

VC

FCCN

TR

FCCN

0

Q1

Q2

Q

vốn: Q1 < Q < Q2 (với Q2 > Q1). TC

TR

TC


0 Q1 Q

Hình 4.5: Phân tích hòa vốn để lựa chọn công nghệ

Phải đánh giá từng phương án công nghệ cụ thể. Khi đã khẳng định với sản lượng sản xuất dự kiến là đáp ứng được đòi hỏi lợi nhuận sẽ chuyển sang lựa chọn phương án tốt nhất trong các phương án công nghệ nhận được.

Với mỗi phương án công nghệ đều phải ước tính được chi phí đầu tư cho công nghệ mới bao gồm cả đầu tư cho công nghệ, trang bị kỹ thuật liên quan, chi phí đào tạo lại cho lực lượng lao động… Chi phí đầu tư công nghệ mới được đánh giá theo giá trị tương lai của tiền, chi phí này được tính cho từng phương án và ký hiệu: FCCN1,

FCCN2, FCCN3,… Trên cơ sở các thông số, các định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan,

các dự báo về giá cả các nguồn lực hao phí sẽ xác định được chi phí kinh doanh biến đổi bình quân để sản xuất một đơn vị sản phẩm của từng phương án với ký hiệu: AVC1, AVC2, AVC3,…

Giá thành cuả từng phương án là tổng chi phí đầu tư và chi phí kinh doanh biến

đổi, nếu ký hiệu giá thành của các phương án Z1, Z2, Z3,… lượng sản phẩm có thể sản xuất theo dự kiến là Q thì sẽ có:

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí