Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Đổi Mới Công Nghệ

Z1 = FCCN1 + AVC1.Q Z2 = FCCN2 + AVC2.Q Z3 = FCCN3 + AVC3.Q

Thực hiện sự so sánh từng cặp 2 phương án với nhau sẽ xác định được điểm nút Q’ của chúng. Điểm nút Q’ là mức sản lượng làm cho giá thành của hai phương án bằng nhau và được xác định theo công thức:

Phương án tốt hơn về mặt kinh tế là phương án có tổng giá thành nhỏ hơn 1

Phương án tốt hơn về mặt kinh tế là phương án có tổng giá thành nhỏ hơn: Nếu Q < Q’: phương án có chi phí đầu tư công nghệ nhỏ hơn sẽ tốt hơn Nếu Q > Q’: phương án có chi phí đầu tư công nghệ lớn hơn sẽ tốt hơn

So sánh giá thành từng cặp phương án công nghệ sẽ xác định được mức tiết kiệm tuyệt đối của phương án công nghệ này so với phương án công nghệ kia.


FCCN

FC1CN FC2CN

FC3CN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

0

Q’1 Q’2 Q’3

Quản trị doanh nghiệp - 13

Q

Hình 4.6: So sánh, lựa chọn công nghệ tốt hơn

Thứ ba, đánh giá sự phù hợp với khả năng tài chính

Để đánh giá sự phù hợp với khả năng tài chính phải dựa trên cơ sở so sánh chi phí đầu tư cho công nghệ mới với khả năng huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp. Trong trường hợp cho phép có thể phân tích chi phí đầu tư công nghệ theo các giai đoạn đầu tư khác nhau. Khả năng huy động vốn đầu tư phải được tính toán dựa trên cơ sở đa dạng hóa các nguồn cung ứng tài chính.

Phương án công nghệ tối ưu không chỉ phù hợp về kỹ thuật, kinh tế mà còn phải phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp.

4.3. ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

4.3.1. Thực chất của đổi mới công nghệ

Lịch sử phát triển xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của một loại hình kỹ thuật đặc trưng quyết định sự phát triển của xã hội loài người ở giai đoạn đó. Thời kỳ đồ đá phát triển cao hơn thời kỳ trước đó là nhờ sự xuất hiện và phát triển của các công cụ lao động bằng đá. Thời kỳ đó lại được thay thế bởi thời kỳ đồ đồng có mức độ phát triển cao hơn với sự xuất hiện và phát triển của việc sản xuất và sử dụng các công cụ sản xuất bằng đồng. Chính khả năng dễ chế tạo thành các công cụ lao động khác nhau của đồng và tính hiệu quả cao hơn của các công cụ này đã làm cho chất lượng sống của con người được nâng cao hơn …. Đến thế kỷ XVIII tất cả các hệ thống kỹ thuật mà loài người đã sử dụng lúc đó dần được thay đổi đó là ở nguồn động lực, với sự ra đời của máy hơi nước - nguồn động lực mới thay thế nguồn động lực truyền thống là sức lực cơ bắp của con người và gia súc và một phần nhỏ sức mạnh tự nhiên như sức gió, sức nước. Đó là một trong các yếu tố tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, làm thay đổi bộ mặt của thế giới.

Ngày nay việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin là một xu thế tất yếu của hệ thống công nghệ toàn cầu đã và đang mang lại những hiệu quả to lớn đối với sự phát triển của từng doanh nghiệp, mỗi quốc gia và toàn thế giới, nhờ liên tục đổi mới công nghệ.

Vậy đổi mới công nghệ là gì? Đó chính là cấp cao nhất của thay đổi công nghệ và là qúa trình quan trọng nhất của sự phát triển đối với tất cả các hệ thống công nghệ. Có quan điểm cho rằng đổi mới công nghệ là sự hoàn thiện và phát triển không ngừng các thành phần cấu thành công nghệ dựa trên các thành tựu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế, xã hội. Với quan điểm này một sự thay đổi trong các thành phần công nghệ dù nhỏ cũng được coi là đổi mới công nghệ, thực ra các hoạt động này nên coi là cải tiến công nghệ thì chính xác hơn. Mặt khác, hệ thống công nghệ mà con người đang sử dụng có tính phức tạp và đa dạng cao, chỉ một loại sản phẩm đã có thể dùng rất nhiều loại công nghệ khác nhau, do đó nếu xếp tất cả các thay đổi nhỏ về công nghệ thuộc về đổi mới công nghệ thì việc quản lý đổi mới công nghệ là việc làm không có tính khả thi. Để có thể quản lý được các hoạt động đổi mới thì cần tập trung vào những hoạt động cơ bản. Do đó ta có thể đưa ra khái niệm đổi mới công nghệ như sau:

Đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế tầm quan trọng (cơ bản, cốt lòi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn và có hiệu quả hơn.”

Đổi mới công nghệ có thể chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các thông số

sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả…. (Đổi mới quá trình) hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường (đổi mới sản phẩm).

Đổi mới công nghệ có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới (ví dụ, sáng chế công nghệ mới) chưa có trên thị trường công nghệ hoặc là nơi sử dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới (ví dụ, đổi mới công nghệ nhờ chuyển giao công nghệ theo chiều ngang).

Đổi mới công nghệ bao gồm 2 hình thức chủ yếu là: đổi mới nâng cao và đổi mới triệt để.

Đổi mới nâng cao là cải thiện các công nghệ đã tồn tại, làm cho nó “mới mẻ và hoàn thiện hơn”. Đổi mới nâng cao ít tốn thời gian, chi phí và ít rủi ro cho các chủ thể kinh tế.

Đổi mới triệt để là tạo ra các công nghệ thực sự mới mẻ, mang tính đột phá. Đổi mới triệt để là hình thức đổi mới theo tiêu chí sau:

- Tập hợp các đặc tính hiệu quả hoàn toàn mới.

- Giảm chi phí.

- Thay đổi nền tảng cạnh tranh.

Đổi mới triệt để và đổi mới nâng cao thường diễn ra song song với nhau. Sự mở đầu của đổi mới triệt để thành công được nối tiếp bởi một quá trình đổi mới nâng cao, làm tăng hiệu suất và mở rộng phạm vi sử dụng.

Đổi mới công nghệ trong công nghiệp được thể hiện qua các hoạt động cụ thể:

- Chế tạo, sử dụng máy móc thiết bị mới, vật liệu mới, năng lượng mới.

- Áp dụng quy trình, phương pháp công nghệ mới, tiến bộ hơn.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và quản lý.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm.

Như vậy, đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình công nghệ là những biểu hiện chủ yếu của kết quả đổi mới công nghệ. Đổi mới công nghệ sẽ dẫn đến đổi mới sản phẩm.

Công nghệ được đổi mới nhờ các nguồn sau:

- Sử dụng công nghệ truyền thống hiện có trong nước, cải tiến và hiện đại hóa công nghệ truyền thống đó.

- Tự nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ mới.

- Nhập công nghệ tiên tiến từ nước ngoài thông qua chuyển giao công nghệ.

Với các nước đang phát triển, chuyển giao công nghệ là nguồn chủ yếu để đổi mới công nghệ. Sự phát triển, biến đổi các nguồn đổi mới công nghệ ở các nước này thường diễn ra theo các giai đoạn:

- Nhập công nghệ từ nước ngoài.

- Tổ chức cơ sở hạ tầng một cách đơn giản, nhằm hỗ trợ cho công nghệ nhập từ nước ngoài.

- Tạo nguồn công nghệ từ nước ngoài dưới dạng nhập linh kiện, thiết bị, nhà máy và tiến hành lắp ráp trong nước (giai đoạn này tạo khả năng sử dụng lao động trong nước).

- Mua bằng sáng chế về công nghệ của nước ngoài nhưng chế tạo sản phẩm ở trong nước. Giai đoạn này gắn chặt với những điều kiện nhất định của trình độ phát triển tiềm lực khoa học công nghệ trong nước, đóng góp quan trọng vào việc phát triển và xây dựng năng lực công nghệ quốc gia thông qua tạo lập dây chuyền sản xuất, chế tạo mới tiên tiến và hiện đại.

- Sử dụng năng lực nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ (R & D) ở trong nước nhằm tạo năng lực nội sinh, từ đó làm thích nghi, cải tiến và làm chủ công nghệ nhập.

- Sử dụng và phát triển mạnh mẽ khả năng R&D của quốc gia để đổi mới công nghệ với nhịp độ nhanh, quy mô lớn mà một biểu hiện là liên tục xuất hiện sản phẩm mới.

Sự thực hiện, phát triển theo các giai đoạn trên diễn ra theo xu hướng: nhập và đồng hóa công nghệ nước ngoài, sau đó tiến tới tự nghiên cứu, sáng tạo công nghệ. Các nước đang phát triển ở vào 4 giai đoạn đầu và làm chủ phần nào ở giai đoạn 5.

Tốc độ, phạm vi, trình độ, hiệu quả của đổi mới công nghệ chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:

- Nhu cầu thị trường: tạo sức kéo cho đổi mới công nghệ.

- Năng lực và trình độ công nghệ hiện có của ngành: tạo lực đẩy cho đổi mới công nghệ.

- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của chuyên ngành.

- Cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế quản lý khoa học – công nghệ.

Một số chỉ tiêu sau đây được dùng để đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ:

- Tỷ lệ đầu tư ngân sách nhà nước (hoặc GDP) cho khoa học công nghệ.

- Tỷ lệ dành cho nghiên cứu và phát triển trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh.

- Tỷ lệ chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển so với lợi nhuận.

- Thế hệ công nghệ.

- Hệ số đổi mới công nghệ.

- Tỷ lệ thiết bị hiện đại.

4.3.2. Sự cần thiết phải đổi mới công nghệ

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong những thập kỷ gần đây đã mở ra cho con người những khả năng vô cùng to lớn trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là ứng dụng nó trong đời sống của con người. Song song với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các công nghệ mới cũng liên tiếp ra đời để phục vụ cho đời sống sản xuất. Có thể nói,

công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó được thể hiện qua những điểm sau:

a. Đối với một quốc gia

- Đổi mới công nghệ, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển. Công nghệ là yếu tố cơ bản của sự phát triển của mỗi quốc gia, tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Nhờ đổi mới công nghệ cơ sở vật chất kỹ thuật của cả nền kinh tế được cải thiện một cách đáng kể. Dưới tác động của đổi mới công nghệ, cơ cấu ngành sẽ đa dạng, phong phú và phức tạp hơn.

Đổi mới công nghệ sẽ tạo ra nhiều ngành sản xuất mà trước khi đổi mới không có, các ngành có hàm lượng khoa học cao sẽ phát triển nhanh hơn các ngành nghề truyền thống với hàm lượng khoa học thấp. Đổi mới công nghệ sẽ góp phần tăng chất lượng sản phẩm đồng thời tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, góp phần thúc đẩy tiêu thụ, tạo lợi thế cạnh tranh cho mỗi quốc gia.

- Về mặt xã hội, đổi mới công nghệ giúp tạo ra nhiều việc làm mới. Đổi mới công nghệ mới ra đời tạo ra công ăn việc làm cho một số lao động nhất định. Những lao động này phải thông qua đào tạo để có thể sử dụng có hiệu quả công nghệ đó, đồng thời những lao động không có khả năng sẽ bị sa thải.

b. Về phía doanh nghiệp

- Đổi mới công nghệ là động lực giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

- Đổi mới công nghệ làm cho chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên, đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng. Khi chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp tăng sẽ tạo ra được uy tín với khách hàng về sản phẩm của mình. Như vậy, đổi mới công nghệ sẽ tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Đổi mới công nghệ làm tăng năng suất lao động. Khi sử dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất sẽ giảm bớt hao phí lao động trên một sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm làm cho sản phẩm có thể cạnh tranh được trên thị trường.

- Đổi mới công nghệ giúp doanh nghiệp mở rộng được thị trường trong nước đồng thời dễ dàng xâm nhập thị trường nước ngoài.

Khi đổi mới công nghệ làm cho số lượng và chất lượng sản phẩm cũng được tăng lên tương ứng, điều này sẽ làm cho lượng hàng hóa được tiêu thụ cũng tăng lên, nhờ đó doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường. Đối với thị trường nước ngoài, một thị trường rất khó tính, nếu doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và mẫu

mã bao bì thì việc xâm nhập có thể tạo ra được uy tín lâu dài trên thị trường này nhờ vào việc duy trì chất lượng sản phẩm.

4.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ

4.3.3.1. Các yếu tố từ môi trường bên ngoài

a. Thị trường

Một sản phẩm không thể tồn tại lâu dài trên thị trường nếu nó không được đổi mới thường xuyên. Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu và thị hiếu của khách hàng ngày càng cao. Họ muốn những sản phẩm mà mình sử dụng phải đẹp hơn, tốt hơn, bền hơn nhưng giá cả lại có thể chấp nhận được. Những sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng sẽ nhanh chóng bị thải loại, chính vì vậy doanh nghiệp luôn phải tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu thị trường. Một trong những cách có hiệu quả nhất là phải đầu tư đổi mới công nghệ, việc đầu tư đổi mới công nghệ như thế nào phải hoàn toàn do thị trường quyết định. Việc đầu tư một công nghệ được thị trường chấp nhận sẽ mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích và sẽ khuyến khích được tiêu thụ sản phẩm.

Những nền kinh tế thị trường có thể có lợi thế trong quá trình đổi mới. Nếu thị trường của một loại sản phẩm nào đó được mở rộng thì điều này sẽ thúc đẩy đổi mới. Đổi mới chỉ thật sự hoàn thành sau khi sản phẩm hay quá trình được người sử dụng chấp nhận, do vậy một khía cạnh rất quan trọng của đổi mới là Marketing.

b. Nhu cầu

Phần lớn các trường hợp đổi mới công nghệ xuất phát từ nhu cầu. Có thể là do áp lực của môi trường kinh doanh (các yếu tố vĩ mô như chính trị, xã hội, kinh tế, công nghệ…) làm xuất hiện nhu cầu, như do áp lực của xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường, các nhà sản xuất ô tô nghiên cứu để chế tạo thiết bị giảm ô nhiễm trang bị cho ô tô. Nhu cầu của người tiêu dùng cũng thúc đẩy đổi mới.

c. Hoạt động nghiên cứu và phát triển ( R&D)

Nghiên cứu và phát triển là khâu quan trọng trong quá trình đổi mới. Báo cáo về năng lực cạnh tranh của Châu Âu nêu rò: “Nếu không có cơ sở nghiên cứu khoa học mạnh và đa dạng thì sẽ không hề có bất kỳ một sự cất cánh công nghệ nào cả”. Các doanh nghiệp có ngân sách R&D lớn và nguồn nhân lực R&D có kỹ năng nghiên cứu sẽ thuận lợi trong đổi mới công nghệ.

d. Cạnh tranh

Bên cạnh sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Hiện nay, mỗi doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường đều phải chịu sự cạnh tranh của nhiều đối thủ, không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Do có sự cạnh tranh như vậy nên các doanh nghiệp phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để có thể chiến thắng các đối thủ khác. Nói chung cạnh

tranh thúc đẩy đổi mới.

e. Các chính sách quốc gia hỗ trợ đổi mới

Để khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chính phủ thường có những chính sách thích hợp.

4.3.3.2. Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, việc đổi mới công nghệ lại phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp khác nhau thì phương hướng, biện pháp, mục đích đổi mới công nghệ cũng khác nhau. Chúng ta có thể xem nhân tố nội tại ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhiều nhất là khả năng tài chính và năng lực công nghệ.

a. Khả năng tài chính

Vấn đề tài chính bao giờ cũng được đặt ra đầu tiên đối với một dự án đổi mới công nghệ, một doanh nghiệp muốn đổi mới công nghệ trước tiên phải kiểm tra lại xem mình có khả năng thanh toán các khoản nợ như thế nào. Khi đã xem xét đầy đủ các vấn đề doanh nghiệp mới có thể tiến hành các bước tiếp theo. Một doanh nghiệp nếu không có nhiều vốn thì có thể chọn phương án đầu tư từng phần công nghệ và dần dần tiến hành đầu tư toàn bộ công nghệ. Cũng có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để đủ vồn đầu tư, nhưng biện pháp này rất mạo hiểm vì phải vay vốn với số lượng lớn và các nguồn không ổn định. Nếu một doanh nghiệp không có nhiều vốn thì họ có thể không ngần ngại đầu tư cả một dây chuyển sản xuất mới hoàn toàn để nhanh chóng hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Khả năng tài chính là nhân tố quan trọng trong việc quyết định một doanh nghiệp có nên đổi mới công nghệ hay không.

b. Năng lực công nghệ

Năng lực ông nghệ của một quốc gia được hiểu là tập hợp những nguồn lực tự nhiên cũng như nguồn lực con người và khả năng biến nguồn lực đó thành hàng hóa. Năng lực công nghệ của một quốc gia quyết định việc sử dụng công nghệ, triển khai, thay đổi công nghệ. Khi xác định ảnh hưởng của năng lực công nghệ dẫn đến công nghệ hay khi phân tích năng lực công nghệ người ta thường hay phân chia thành:

- Năng lực công nghệ cơ sở

- Năng lực công nghệ ngành

- Năng lực công nghệ quốc gia

Năng lực công nghệ của một doanh nghiệp chính là năng lực công nghệ cơ sở, nó bao gồm các yếu tố như nhân lực, khả năng tiếp thu nắm vững công nghệ nhập. Khi

phân tích năng lực công nghệ của một doanh nghiệp người ta thường căn cứ vào các chỉ tiêu:

- Năng lực đầu tư

- Năng lực sản xuất

- Năng lực liên kết

Một doanh nghiệp có năng lực công nghệ cao là một doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ kỹ thuật cũng như công nhân giỏi. Doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt và làm chủ công nghệ mới đồng thời có thể cải tiến công nghệ nhập sao cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.

4.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ

4.4.1. Thực chất và nội dung đánh giá công nghệ

4.4.1.1. Thực chất

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều công nghệ tiên tiến từ lĩnh vực quốc phòng được chuyển sang dân dụng. Các công nghệ tiên tiến này, một mặt làm ra nhiều của cải tạo nên sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, mặt khác gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường sống do phần lớn các công nghệ quốc phòng tiêu thụ nhiều nguyên vật liệu và năng lượng. Tác động xấu của công nghệ đến môi trường sống đã làm vỡ mộng nhiều nhà khoa học và chính trị về việc áp dụng các công nghệ hiện đại, đặc biệt gây phản ứng mạnh mẽ trong công chúng. Vào những năm 60, khởi đầu từ Hoa Kỳ, áp lực của quần chúng khiến chính phủ phải xem xét vấn đề gây ô nhiễm của các công nghệ sản xuất, đưa ra các luật lệ để kiểm soát, điều chỉnh và sau đó lập ra cơ quan chuyên theo dòi về vấn đề này. Quá trình trên dẫn đến sự hình thành đánh giá công nghệ ở cấp nhà nước.

Khi đánh giá công nghệ chỉ xem xét tác động của công nghệ đến môi trường sống, các chủ doanh nghiệp chỉ áp dụng đánh giá công nghệ như một công cụ để đối phó với chính quyền. Tuy nhiên, đánh giá công nghệ trong giai đoạn này đã có tác dụng thức tỉnh xã hội về hậu quả của thay đổi công nghệ, mặc dù đánh giá công nghệ còn mang tính chất thực nghiệm và chưa có một cơ sở lý luận khoa học.

Giai đoạn tiếp theo, những năm của thập kỷ 70, hoạt động đánh giá công nghệ lan sang Tây Âu. Ở Tây Âu các nhà đánh giá công nghệ không chỉ xem xét tác động của công nghệ đối với môi trường sống mà mong muốn phát triển đánh giá công nghệ như một bộ môn khoa học mới. Xu hướng này nhằm hướng tới việc ứng dụng các kết quả của đánh giá công nghệ, đồng thời tăng cường tính trung lập về chính trị của nó. Bên cạnh đó, những năm 70 cũng chứng kiến sự xuất hiện của xu hướng đánh giá công nghệ mang sắc thái văn hoá, xã hội, môi trường và cả về chính trị. Kết quả của các phong trào này đã tạo ra một loạt cách tiếp cận mới đối với đánh giá công nghệ.

Giai đoạn tiếp theo, cuối những năm 70, đầu thập kỷ 80 là giai đoạn thể chế hoá

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí