Người Nghệ Sĩ Phải Có Một Tâm Hồn Thành Thật Và Một Trái Tim Đa Cảm.

Chương II

Quan niệm của Xuân Diệu về văn chương và thi ca


2.1.Quan niệm về văn chương và người nghệ sĩ.

Văn xuôi trữ tình của Xuân Diệu có nhiều nét độc đáo. Chúng tồn tại trong một hình thức linh động, có khi như một áng tản văn, có khi như một câu chuyện không có đầu, không có cuối, nhưng lại giúp Xuân Diệu phát biểu được nhiều suy nghĩ, nhiều tình cảm và bộc lộ những quan niệm về nghệ thuật và cuộc đời. Điều này được chính tác giả bộc bạch: “Xin đừng tìm trong Phấn thông vàng những chuyện có đầu có cuối, có công việc, có sáng hôm trước và chiều hôm sau. đây chỉ có một ít đời và rất nhiều tâm hồn hợp lại thành bao nhiêu nghĩ ngợi bâng khuâng” [3;6]

Ngoài ra còn một số tác phẩm lẻ là những câu chuyện bộc lộ quan niệm của tác giả về cuộc đời của những người nghệ sỹ trước sự sống. Các tác phẩm Người lệ ngọc, An ủi giữa loài người, Thơ của Người, Kinh cầu nguyện của những kẻ đi làm là những tác phẩm tiêu biểu mà ở đó Xuân Diệu gửi gắm rất nhiều ý nghĩ và tình cảm giành cho công việc sáng tạo nghệ thuật, một công việc luôn luôn đòi hỏi tình cảm chân thật từ nội tâm của chính minh, đòi hỏi lòng nhiệt tình, sự say mê dồn tâm lực cho công việc. Tuy mang phong cách riêng, văn xuôi trữ tình Xuân Diệu không tách biệt hẳn mà vẫn tuân theo văn mạch chung của văn xuôi nghệ thụât. Tác giả khéo léo xen lẫn tình tự sự và tính trữ tình, những suy nghĩ chân thành mang đậm cảm xúc của tác giả. Có thể nói văn xuôi trữ tình Xuân Diệu là một loại văn xuôi nghệ thuật có sự cân bằng giữa văn xuôi và thơ, có ưu thế biểu cảm hơn là miêu tả, thiên về biểu hiện chủ quan hơn là tái tạo khách quan. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nhận xét: "Trong quyển Phấn thông vàng mà Xuân Diệu gọi là một tập tiểu thuyết ngắn, tôi chỉ thấy thơ là thơ. Không phải thơ bằng những

câu văn có vần có điệu, không phải thơ ở những lời gọt đẽo mà thơ ở những lối diễn tính tĩnh cùng tư tưởng" [28,208]

Đây là một nhận xét hoàn toàn đúng. Điều này cũng được Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: " Tôi không muốn tách biệt giữa văn Xuân Diệu với thơ Xuân Diệu. Văn hay thơ thì vẫn là hình ảnh phập phồng. nóng hổi của một trái tim đắm say sự sống, mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu" [18;98].

Còn chính tác giả trong lời tựa Phấn thông vàng bộc bạch về văn xuôi của mình: “Những bài ấy không phải là thơ tản văn, không phải bút ký cũng không hẳn truyện ngắn. ấy là trong tất cả các lối ấy hợp lại với nhau ... Viết hẳn ra bút ký hay là thơ tản văn, như thế có lẽ trắng đen rõ hơn. Nhưng cuộc đời đem đến những bài thơ có truyện và những câu chuyện có thơ thì tất nhiên chúng ta cũng được lưng chừng trên hai biên giới” [3;7].

Đúng vậy, văn xuôi Xuân Diệu trước cách mạng là một phần sáng tạo có giá trị của Xuân Diệu, làm phong phú thêm cho nền văn xuôi đương thời, đồng thời khẳng định vị trí đáng chú ý của ông trong dòng văn xuôi trữ tình. Nghiên cứu văn xuôi trữ tình Xuân Diệu ta không chỉ dược thưởng thức sản phẩm tinh thần độc đáo của Xuân Diệu ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật mà qua các tác phẩm hiểu thêm về quan niệm của ông về con người và văn chương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Xuân Diệu đã từng phát biểu quan niệm về nghệ thuật qua nhiều bài thơ, đặc biệt là bài Là thi sĩ . Bài thơ vừa chứa đựng trong nó quan điểm khá tiêu biểu của những nhà Thơ Mới lãng mạn, vừa thể hiện rõ cảm quan cá thể của nhà thi sĩ trẻ về thơ ca và nghệ thuật: Là thi sĩ nghĩa là ru với gió - Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây - Để tâm hồn ràng buộc bởi muôn dây - Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến... Văn xuôi trữ tình Xuân Diệu có cả một loạt bài dưới hình thức truyện ngắn, tuỳ bút và cả tiểu luận thể hiện một cách hệ thống và tập trung những suy nghĩ của ông về nghệ thuật. Có thể nói, rất

nhiều tư tưởng, cảm xúc tràn đầy của ông không thể chuyển tải trong hình thức ước lệ và nhịp nhàng của thơ, vì thế ông tìm cách trang trải giãi bày nó trên những trang văn. Đó là những tác phẩm: Người lệ ngọc, An ủi giữa loài người, Chú Lái Khờ, Phấn thông vàng....

Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 - 6

Khảo sát các tác phẩm văn xuôi trữ tình Xuân Diệu chúng ta có thể nhận thấy, những tư tưởng nghệ thuật tươi mới và độc đáo rất đáng được lưu ý của Xuân Diệu thời kỳ này.

2.1.1 Người nghệ sĩ phải có một tâm hồn thành thật và một trái tim đa cảm.

Với Xuân Diệu, thiên tài của người nghệ sĩ là ở trái tim - một trái tim đắm say giàu tình cảm biết rung động trước cuộc đời. Là nhà thơ của niềm giao cảm với đời, Xuân Diệu cũng là một nhà văn trữ tình. Linh hồn của mọi tác phẩm Xuân Diệu thực chất là trữ tình. Phương thức trữ tình là chủ đạo, là đặc trưng sáng tác của Xuân Diệu. Dù làm thơ hay viết văn xuôi, bút ký, tuỳ bút..., ông đều thâm nhập vào đối tượng bằng con tim nóng hổi giàu cảm xúc của mình, sáng tạo nó, chuyển hoá nó để cho nguồn mạch trữ tình tuôn trào. “Có thể nói trên đời này có bao nhiêu cách để tiếp xúc với đời, Xuân Diệu đều không bỏ qua và đều khai thác triệt để...Cả một đời lao động miệt mài cật lực cho đến hơi thở cuối cùng. Vì động cơ nào vậy? Vì đấy là một trái tim nóng bỏng, trái tim của một con người sinh ra để mà yêu thương, để ca ngợi sự giao cảm đầy tính nhân bản kia” [18;240]

Ta dễ dàng nhận thấy tính đặc trưng trong văn xuôi Xuân Diệu là ở nội tâm, là sự giãi bày của chủ thể sáng tạo. Mọi biến cố và chi tiết bên ngoài chỉ là duyên cớ, nguồn cơn cho khả năng tự biểu hiện mình một cái tôi độc đáo. Hoài Thanh đã nhắc đến "khát vọng được thành thật" như một khát vọng căn bản nhất của các nhà Thơ mới khi mà họ cảm thấy muốn phơi bày tận cùng cái tôi được giải phóng và tự ý thức về nó. Khát vọng thành thật ấy được thể

hiện rõ hơn bất cứ nhà thơ nào khác trong thơ và trong văn Xuân Diệu. Cũng có thể coi đây là một tiền đề căn bản trong quan niệm của Xuân Diệu về bản chất của người nghệ sĩ. Xuân Diệu đã tự nói về văn xuôi của mì nh như sau: “Trong phần nhiều truyện của tôi, vai chính không phải là một người mà là một nỗi lòng, một tình ý hay một con vật, một đồ dùng; nói vật, nói đồ dùng nhưng chẳng qua lấy nó làm cái giá cái giàn để mắc, để cài vào đó nỗi lòng của mình” [4,7]

Môi trường và hoàn cảnh xuất thân cũng là một yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến cảm quan sáng tác của người nghệ sĩ. Với Xuân Diệu, dòng máu trung hoà giữa “cha đàng ngoài” “mẹ ở đàng trong” phần nào ảnh hưởng tới tâm hồn ông. Là thân phận con vợ lẽ, phải xa mẹ từ nhỏ, thiếu tình thương, nên ông càng khao khát tình thương. Điều ấy giúp ta hiểu ở Xuân Diệu một trái tim thiết tha vồ vập bám lấy cuộc sống, giao cảm hết mình đối với mọi người, chia sẻ với mọi người và mong được mọi người chia sẻ. Vì thế, đọc những trang văn của ông ta thấy rất gần với cuộc đời thực của chính tác giả.

Có thể nói ông đã tự phơi trải tâm hồn mình cuộc đời mình một cách thành thật trên những trang văn.

Cái tôi độc đáo trong Phấn thông vàng Trường ca là sự hiển hiện chân dung người nghệ sĩ, là khát vọng sống giao hoà, gắn kết, là sống một cách mãnh liệt, đầy đủ với những tình cảm, cảm giác đầy phức tạp nồng nàn và say đắm. Câu chuyện thể hiện quan niệm về một cái tôi nghệ sĩ hào phóng và yêu đời, dấn thân vào cuộc sống và đem tài năng, tâm hồn mình hiến dâng cho đời.

Trong truyện ngắn Phấn thông vàng, nhân vật trữ tình là một chàng

hoạ sĩ đi tìm cảm xúc cho sáng tác vào cái giờ đẹp nhất của buổi chiều. "Chàng hoạ sĩ nghe lòng thơ thới, linh hồn chàng giãn nở” bởi chàng đã lạc vào rừng thông đang toả nhị vàng chi chít: “Phấn vàng ở đâu nhẹ tuôn bay

xuống, quả là một trận mưa phấn vàng”. Nhưng khung cảnh buổi chiều nơi rừng thông và cả người nghệ sĩ cũng chỉ là tượng trưng ước lệ, bởi vì như Xuân Diệu viết “cảnh có lẽ ở bên Tàu và người có lẽ ở bên Tây”. Truyện Phấn thông vàng là chuyện của tâm hồn người nghệ sĩ “chuyện này không cốt nơi chỗ ở hay cốt chỉ có một chỗ ở: lòng người”. Y hướng "luận đề", ""biểu tượng" của câu chuyện được thể hiện rõ : không có một không gian và một câu chuyện cụ thể nào, chính lòng người mới là điều cốt yếu mà Xuân Diệu muốn khám phá. Nhà văn như đang sống trong chính cái quang cảnh mà mình tạo ra với một niềm say đắm - Xuân Diệu cũng như chàng họa sĩ kia, coi mình như những phấn thông vàng đang tự hoà mình vào gió và tản bay trong không gian, với tình yêu dào dạt, để làm đẹp cho đời: “nhị vàng mênh mông tràn đầy dư dật, cùng nhau viễn hành, sắc vàng khắp nơi. Phấn thông vàng đi đến sự vu vơ. Có lẽ đằng chân trời, một rừng thông chưa chín hoa, đang đứng chờ nhị của rừng thông này đến”. Quang cảnh thơ mộng mà chàng họa sĩ được sống trong vài thời khắc huyền diệu ấy đã làm chàng thức tỉnh. Chàng đã buồn vì không được yêu và chàng buồn đến không muốn vẽ nữa. Đám bụi phấn thông vàng mênh mông trong nắng gió đã tiếp thêm sức sống và niềm yêu đời cho chàng. Chàng sẽ yêu, yêu mãnh liệt cho đến khi được yêu và chàng sẽ tiếp tục con đường sáng tạo. Và điều quan trọng là cái thông điệp tư tưởng - thẩm mỹ mà tác phẩm muốn truyền đến người đọc, đến những người nghệ sĩ: Hãy sống, hãy yêu với tất cả tâm hồn mình. Và mọi sáng tạo đều bắt đầu từ đó.

Phấn thông vàng thể hiện một quan niệm về người nghệ sĩ của Xuân Diệu.Chàng hoạ sĩ phải chăng chính là hình bóng của cái tôi Xuân Diệu trước cảnh phấn thông vàng đang bay miên man trong không gian một cách “phung phí” và chàng tự nhủ: “sao chàng không phung phí như thông? Sao chàng nghĩ chi đến sự thiên hạ nhận? ”

Tình người nghệ sĩ cũng như phấn thông vàng vậy, mở rộng, tung bay để dâng hiến cho đời món ăn tinh thần vô giá mà không hề mưu lợi. Nếu người đời coi những gì nhận được là hạnh phúc thì người nghệ sĩ lại lấy sự cho đi, sự ban tặng làm hành phúc. Thi sĩ cứ hãy đắm say trong sáng tạo để phát hiện đến cùng những tinh tuý nhất của cuộc đời người nghệ sĩ.

Trong truyện ngắn Chú Lái Khờ, Xuân Diệu đã đưa hình tượng Chú Lái Khờ lên thành biểu tượng của thi nhân, của người nghệ sĩ nói chung. Người nghệ sĩ tâm hồn giàu có thành thật, khác nào chú lái khờ. Đó là người có “số thiên kim”, có khả năng làm giàu nơi “mười ngón tay” tài hoa của mình: “Ngọc vàng sai khiến bốn phương, càng đi, của cải càng chạy về tay chú lái. Chú giàu có nhờ huyền, ngọc trai, vàng, bạch kim nhưng chú chẳng hề ham hố giữ gìn tiếc gì nó. Chú ghé vào chốn Hồng Lâu uống rượu, “chú say, hay chú tự say chứ rượu làm sao say được chú, chú vẫn tỉnh nhưng chú muốn khờ”. Tính phong lưu, tấm lòng rộng mở chú đã tạo cơ hội cho mỹ nữ, người đời lấy kết vàng bạc châu báu, lụa là, gấm, vóc. Người đời chưa chịu lấy hết, chú tự tay lấy để dâng người đời vậy. Mọi người được vàng, bạc một cách dễ dàng, lại bảo chú là khờ, khúc khích cười chế nhạo. “Chú lái thực sự là một anh khờ, không biết phòng ngừa, không chịu cẩn thận; ngọc trai đã mất, bao giờ về Hợp Phố nữa đâu”. Nhưng chú chẳng khờ đâu, chỉ là giả khờ mà thôi vì “khách có phải là lái buôn đâu, khách là một tấm lòng thơ, trời đem dạo giữa phong trần, cho đầy thêm cái chất sầu não”. Thông qua hình tượng chú Lái Khờ, Xuân Diệu muốn phát biểu quan niệm nghệ thuật của mình, nói lên thiên chức của người nghệ sĩ: Tài năng thiên bẩm của người nghệ sĩ là hết sức quí giá là bao châu báu ngọc ngà. Để dâng hiến thứ châu báu ấy một cách vô tư và hào hiệp cho cuộc đời, người nghệ sĩ phải “ghé vào nhân gian, trọ một vài đêm, tìm đôi an ủi. Người đời tìm đến chàng, ai cũng lấy được ngọc

châu. Và họ lấy chưa vừa ư?, thì người thi sĩ tự tay lấy vào cái lõi sống của mình mà phân phát”.

Xuân Diệu quan niệm c ông việc sáng tác của người nghệ sĩ là lấy từ lõi sống của mình những giá trị quí báu và bởi thế là được thể hiện hết mình. Được nói thực lòng, nói từ nội tâm của chính mình, là một ước nguyện đồng thời cũng là một quan niệm đúng đắn của người nghệ sĩ, vì sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng đòi hỏi sự chân thực, phản ánh đúng sự thật vốn có của cuộc đời, và của cả nội tâm. Ông cho rằng nội tâm giàu có của người nghệ sĩ có được là nhờ chất liệu cuộc đời, nhờ sự gắn bó của người nghệ sĩ với cuộc đời. Chỉ có cuộc đời trần tục mới là nơi nuôi dưỡng tâm hồn cao quí của người nghệ sĩ. Văn chương là của người, thơ cũng là của người và nhà nghệ sĩ đừng mơ tưởng một thế giới nào khác ngoài cuộc đời ngay ở trần gian này.


2.1.2. Người nghệ sĩ phải là kẻ hiến dâng.

Cả tập truyện Phấn thông vàng là sự lan toả tâm hồn, một nỗi niềm khao khát, một ngọn sóng triều dâng, yêu thương vỗ mãi vào đời: “Chỉ sợ ta nghèo không đủ tình để mà phung phí, ta không thèm thiên hạ cho lại, nhưng ta cứ cho, tự khắc thiên hạ cũng đem đến cho ta”.

Đây giống như một tuyên ngôn nghệ thuật về sự dâng hiến của đời người nghệ sĩ, suốt đời lo lắng trăn trở, sợ “không đủ tình” để chia cho thiên hạ. Cho mà không mong được nhận lại. Xuất phát từ ý tưởng trên Xuân Diệu cứ hồn nhiên mà viết, viết theo tâm tưởng của chính mình để được thoả sức dâng hiến, giãi bày mọi tâm sự từ cõi lòng mình, tâm hồn mình.

Đúng là một trái tim đang đập theo những nhịp đời, để thấu hiểu ngóc ngách của cuộc đời. Và như con ong chăm chỉ hút nhuỵ hoa về làm mật, con tằm cần mẫn nhả tơ làm đẹp cho đời, người nghệ sĩ như ông quan niệm phải dâng trọn cuộc đời mình cho công việc sáng tạo nghệ thuật, tạo nên: một

chiếc cầu nối giữa tác giả và bạn đọc, một chiếc cầu bằng tơ, bằng ánh trăng, bằng những rung động tinh tế của lòng người và những làn sóng dặt dìu của tạo vật nữa”. [2,419]

Với Xuân Diệu làm thơ, viết văn thực sự là một nghề, đã là nghề thì

phải sống chết với nó, phải vất vả vì nó. Để những cảnh đời, cảnh vật được lên trang giấy, người nghệ sĩ phải dồn tâm lực, thậm chí phải đau đớn mới có được. Nó được sinh ra từ những rung động thực sự, từ những say mê sáng tạo đích thực, từ nhiệt thành cháy bỏng chứ không phải nông cạn hời hợt.

Người lệ ngọc, một truyện có màu sắc hoang đường của Xuân Diệu

được thai nghén trong một thời gian khá dài từ năm 1937 đến 1943 chứng tỏ sự chiêm nghiệm và nghĩ ngợi kĩ lưỡng điều mà tác giả muốn gửi gắm. Ông xây dựng hình ảnh Người lệ ngọc - hình ảnh ẩn dụ của thi nhân như một con người đặc biệt, kì dị. Người đó sinh ra không biết khóc, “trong hai mươi năm người không khóc, vẫn có đôi mắt ráo khô. Nhưng đôi mắt xanh sâu đẹp chưa từng có trên đời, mà trong sao! Veo veo như toả ra ánh sáng”. Có lẽ bao nhiêu cảm xúc đã được tích tụ trong chàng, để rồi bỗng một hôm “cả người chàng đùn đùn như chứa một cơn giông, xương thịt chuyển như có bão, một ngọn gió thần chạy đi các ngả, chàng run và tái đi, chàng cảm thấy có một cái gì vẫn đùn tới như mây, ngập lên như lụt. Ngực chàng tức như sắp tung xương”. Phải chăng đó là nguồn sống, là xúc cảm đã chín trong thi nhân chờ đợi đã lâu. Và chàng đã khóc ra những giọt lệ bằng ngọc: Người - không - khóc đã thành người - lệ - ngọc”. Những giọt nước mắt chính là những hạt ngọc long lanh trong sáng, vừa vô giá, vừa quí giá vô ngần. Đó chính là hình ảnh kết tinh cảm xúc, là sự thai nghén để sản sinh cho đời những tác phẩm văn chương có giá trị đích thực.

Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi người nghệ sĩ phải có quá trình nung nấu, phải dày công vun đắp khó nhọc mới có được. Không phải ngẫu nhiên Người

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí