Sự Xuất Hiện Của Xuân Diệu Và Những Tác Phẩm Văn Xuôi Trữ Tìnhs, Phê Bình - Tiểu Luận Trong Bối Cảnh Văn Chương Đương Thời.

Chương I

Tư tưởng của Xuân Diệu về xây dựng nền quốc văn mớiT


1.1. Sự xuất hiện của Xuân Diệu và những tác phẩm văn xuôi trữ tìnhS, phê bình - tiểu luận trong bối cảnh văn chương đương thời.

Xuân Diệu đã sớm nổi tiếng từ những bài thơ đăng báo từ giữa những năm 30 và thực sự được thừa nhận như một nhà thơ đặc sắc hàng đầu của Thơ mới với hai tập thơ Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945).Đã có biết bao nhiêu định ngữ gắn liền với các tên Xuân Diệu ngay từ khi nhà thơ trẻ xuất hiện trên thi đàn Thơ Mới. Thế Lữ, người đã có công đầu trong việc gây dựng phong trào Thơ mới và được coi như nhà thơ xuất sắc nhất vào giai đoạn khởi đầu của Thơ mới đã sung sướng nhận ra Một nhà thi sĩ mới - Xuân Diệu. Thế Lữ trân trọng giới thiệu Xuân Diệu trong số Xuân Ngày nay 1937. Dư luận tiếp tục đánh giá Xuân Diệu bằng những lời ngợi ca nồng nàn nhất. Ông được coi là nhà thơ " mới nhất trong những nhà thơ mới" (Hoài Thanh), “thi sĩ nồng nàn nhất" (Vũ Ngọc Phan), đặc biệt trong thơ tình. Dường như vượt lên tất cả các nhà thơ đương thời, những vần thơ tình say đắm của ông đã mở ra cho Thơ Mới cả một vườn trần đầy hương sắc.

Xuân Diệu bước vào làng thơ khi Thơ mới đã thực sự thắng thế Thơ cũ và xác lập vị trí độc tôn của nó trên thi đàn cũng như trong lòng người đọc. Có thể nói, Xuân Diệu xuất hiện vào thời cực thịnh của Thơ mới và chính nhà thơ trẻ này càng làm cho Thơ mới càng thêm xuân sắc. Thơ mới thời kỳ này đã có một đội ngũ nhà thơ đông đảo và tài năng, đã có nhiều tác phẩm không phải chỉ đủ sức xô đổ những cũ kỹ của Thơ cũ mà còn thực sự cho thấy những sự lộng lẫy say đắm của một nền thơ ca mới đang có sức hấp dẫn lớn với độc giả đương thời. Các tác phẩm của Xuân Diệu càng làm Thơ mới giàu sức quyến rũ. Nhưng khi Xuân Diệu xuất hiện, Thơ mới vẫn còn đang tiếp tục

vượt lên: biết bao nhiêu vấn đề đang đặt ra cho sự phát triển của cả nền thơ khi đó. Báo Ngày nay với mục Tin thơ do Thế Lữ chủ trì vừa đăng thơ vừa bình thơ, vừa có mục đích khuyến khích sáng tác thơ và có thể nói, "gánh vác" cả nhiệm vụ dạy người đọc làm thơ thông qua những bài phê bình giới thiệu, nhiều khi làm cả công việc sửa chữ, uốn vần cho nhiều bài thơ. Hàng loạt bài phê bình lý luận Thơ mới được đăng tải trên báo chí cho thấy Thơ mới tiếp tục củng cố những bước đi và thành tựu của nó trên con đường phát triển. Không còn là chuyện cần đấu tranh với sự trì trệ, sáo mòn của Thơ cũ nữa mà vấn đề là Thơ mới cần khắc phục những công thức mới của chính nó , tiếp tục mở rộng con đường sáng tạo thơ ca.

Đồng thời, nhìn rộng hơn ra nền văn học Việt Nam đương thờ i, công việc xây dựng nền quốc văn mới được khởi sự từ những năm đầu thế kỷ vẫn được tiếp tục đặt ra ngày càng cấp bách, đặc biệt trong yêu cầu hiện đại hóa. Làm sao để xây dựng nền quốc văn mới, vừa có sự tiếp thu những thành tựu hiện đại của văn học Tây phương, vừa giữ vững bản sắc và tinh thần Việt Nam.

Luồng gió văn hóa Tây phương đã ùa vào Việt Nam, đem đến biết bao sự mới mẻ, hấp dẫn và chính nó đã tạo một lực đẩy to lớn cho văn hóa và văn học Việt Nam trên đường hiện đại hóa. Nhưng đồng thời, người ta đã có thể nhìn thấy và lo lắng về một cuộc "xâm lăng văn hóa" từ phương Tây. Vấn đề xây dựng một nền quốc văn mới, thực sự Việt Nam đang trở thành một thách thức trước những người trí thức và những nhà văn nghệ đương thời. Liệu có thể tạo nên một sự phục hưng văn hoá, đưa văn hoá dân tộc hoà đồng vào thế giới hiện đại? Khát vọng ấy đòi hỏi một sự tăng tốc mạnh mẽ và mở rộng cánh cửa văn hoá ra thế giới. Nhưng tình thế ấy lại đặt văn hoá dân tộc trong một tư thế chênh vênh: liệu một nền văn hoá “ nhỏ” có thể chống lại ảnh hưởng áp đặt của những nền văn hoá “ lớn” và có thể chống lại sự cưỡng bức

văn hoá của chủ nghĩa thực dân phương Tây sẵn sàng xoá bỏ từng bước truyền thống văn hoá bản địa. Trước tình thế ấy, văn hoá Việt Nam đã thể hiện một cách ứng xử mềm dẻo, linh hoạt và khôn ngoan, thể hiện rõ bản lĩnh văn hoá và tinh thần dân tộc trên cả hai phương diện: một mặt, nhanh chóng và gấp gáp củng cố nội lực văn hoá, vun đắp gốc rễ truyền thống và mặt khác, tiếp thu mạnh mẽ những tinh hoa, kinh nghiệm của văn hoá hiện đại phương Tây, và rộng hơn, của cả thế giới văn minh hiện đại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Nhưng bản thân việc tiếp thu và sáng tạo cũng là một vấn đề không đơn giản. Có thể thấy điều này qua rất nhiều ý kiến xuất hiện trên báo chí và trong văn chương. Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh viết trong Lời tựa cuốn Việt Nam văn hoá sử cương: “ Cái bi kịch hiện thời của dân tộc ta là sự xung đột của những giá trị cổ truyền của văn hoá cũ với những điêù mới lạ của văn hoá Tây phương. Cuộc xung đột sẽ giải quyết thế nào, đó là một vấn đề quan hệ đến cuộc sinh tử tồn vong của dân tộc ta vậy. Nhưng muốn giải quyết thì phải nhận rõ chân tướng của bi kịch ấy. Tức một mặt phải xét cho biết nội dung của văn hoá xưa là thế nào, một mặt phải nghiên cứu chân giá trị của văn hóa mới". Như vậy, vấn đề xây dựng một nền quốc văn mới vừa dân tộc, vừa hiện đại đang được đặt ra một cách khẩn thiết.

Với tư cách một nhà thơ trẻ, một người có tinh thần tiên phong và nhất là có một lòng yêu quốc văn tha thiết, Xuân Diệu đã có những tiếng nói tích cực và đầy nhiệt huyết để xây dựng nền quốc văn mới trong hàng loạt bài viết về chủ đề này. Sự vồ vập với thơ Xuân Diệu và rất nhiều hào quang quanh thơ ông đã phần nào lấn át đi một phương diện rất đáng chú ý trong hoạt động văn chương của người thi sĩ trẻ khi ấy: đó là những tư tưởng đặc sắc của ông về văn chương và quốc văn được lên tiếng trực tiếp qua các bài phê bình - tiểu luận.

Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 - 3

giai đoạn văn học 1930-1945, các thể loại văn học đều phát triển và đại đến đỉnh cao. Thơ Mới ra đời và đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ với công lao to lớn của những nhà thơ như: Thế Lữ, Huy Thông, Lưu Trọng Lư,

Văn học giai đoạn 1930-1945, song song với sự thức tỉnh ý thức xã hội và ý thức cá nhân mạnh mẽ đã mở ra nhiều hướng, nhiều dòng hay có thể nói nhiều loại hình văn xuôi khác nhau: văn xuôi trào phúng, văn xuôi tả thực, văn xuôi tâm lý, văn xuôi phong tục... Mỗi loại hình mang những nét thẩm mỹ riêng, chức năng riêng, cấu trúc loại hình riêng, tạo nên sự đa dạng phong phú cho mầu sắc của văn xuôi nghệ thuật.

Bên cạnh những loại hình văn xuôi nói trên, trong đời sống văn học Việt Nam những năm 1930-1945 người ta đã có thể nhận ra một dòng văn xuôi khác, đó là văn xuôi mang đậm tính trữ tình, được khởi nguồn từ Thạch Lam, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Ngọc Giao, Đỗ Tốn, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh Văn xuôi nghệ thuật là một thể loại mới và trẻ, đang trên đường tìm kiếm phát triển và hoàn thiện về cấu trúc và chức năng thể loại. Các tác giả văn xuôi vẫn đang tiếp tục đào sâu, mở rộng tầm nhìn tiếp cận xã hội bằng nhiều cách khác nhau.

Khác hẳn với các thể loại văn xuôi kể trên, văn xuôi trữ tình là một loại hình phức hợp. Nó vân dụng nhiều phương pháp, kết hợp nhiều yếu tố thể loại khác nhau tạo nên sự đan cài, khó phân định những tiêu chí thể loại và thẩm mỹ rạch ròi. Là văn xuôi song lại có rất nhiều yếu tố thơ, khiến cho văn xuôi đôi khi trở thành những bài văn xuôi đầy sức hấp dẫn, lắng đọng sâu xa. Đồng thời trong văn xuôi trữ tình lại có sự hài hoà giữa chất hiện thực và chất lãng mạn, giữa tính thời sự và tính trữ tình, tạo thành đặc điểm và công năng thẩm mỹ riêng; ở đây có sự tiếp thu, kế thừa truyền thống và ưu thế văn học dân tộc, đó là thơ ca. Vì thế ta thấy văn xuôi trữ tình du nhập khá mạnh các yếu tố thơ vào văn xuôi, làm cho nó trở nên thân quen, nồng ấm, tác động mạnh mẽ

vào cảm xúc con người thời đại. Loại hình văn xuôi này về cơ bản vẫn mang đặc điểm của một tác phẩm tự sự nhưng lại xen những đoạn mang tính trữ tình. Những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả thâm nhập vào câu chuyện và các biến cố vẫn trong kiểu cấu trúc của các tác phẩm tự sự, kết hợp với cách kể khéo léo: cốt truyện, nhân vật, người kể cùng hiện diện khiến cho khả năng tự biểu hiện và cảm xúc trữ tình bộc lộ một cách tự nhiên. Do đó văn xuôi trữ tình là loại hình nghệ thuật nằm ở khu vực ranh giới giữa văn xuôi và thơ.

Nằm trong dòng chảy của văn xuôi nghệ thuật nói chung và văn xuôi trữ tình nói riêng, văn xuôi Xuân Diệu lại có đặc điểm riêng mang những nét đặc trưng của phong cách Xuân Diệu. Nếu như nhiều tư tưởng nghệ thuật được thể hiện trong thơ, thông qua lăng kính thơ thì văn xuôi Xuân Diệu lại có ý nghĩa và vị trí riêng. Đó là những phát biểu trực tiếp dưới hình thức văn xuôi trữ tình những quan niệm của ông về cuộc sống và nghệ thuật. Văn xuôi của Xuân Diệu là những trang văn rất gần với thơ mà tiêu biểu là tập Phấn thông vàng, Trường ca .

Song song với những tác phẩm văn xuôi trữ tình, Xuân Diệu còn là một cây bút phê bình tiểu luận năng động, sắc sảo và đầy nhiệt huyết. Những bài này chủ yếu đăng tải trên báo trong khoảng thời gian 1936-1945 như: Tuy Lý Vương - thi sĩ Tàu, Công của thi sĩ Tản Đà, Đôi lời tự thuật Thơ Thơ, Thơ ngắn, Thơ khó, Thơ của người, Tính cách An Nam trong văn chương, Mở rộng văn chương, Thơ ái tình. Ngoài ra ông còn có tập: Thanh niên vói quốc văn, Hàng bia Văn Miếu, Công danh với sự nghiệp, Cái học quẩn quanh...

Những tư tưởng đặc sắc của ông về văn chương và quốc văn được lên tiếng trực tiếp qua các bài phê bình N - tiểu luận này. Chúng thể hiện cái nhìn của ông, suy nghĩ của ông về những vấn đề đang đặt ra cho sự phát triển của văn học đương thời. Cho đến nay một số bài viết ấy có vẻ như đã bị lãng

quên, chúng không có mặt trong các Tuyển tập và Toàn tập Xuân Diệu. So sánh với những nhà thơ đương thời, người ta có thể đưa ra một nhận xét: ông là một nhà thơ viết nhiều nhất cũng như đề cập đến nhiều vấn đề trong văn chương và quốc văn rộng rãi hơn cả những nhà Thơ Mới thời kỳ này.

Trong một số truyện ngắnT, thực chất là những áng văn xuôi trữ tình, Xuân Diệu đã gửi gắm nhiều quan niệm của ông về văn chương và người nghệ sĩ. Đồng thời, qua những bài phê bình tiểu - luận của Xuân Diệu, ta có dịp nhìn lại những tư tưởng của ông để có một chân dung đầy đặn về ông, qua đó, có thể lý giải những động lực tư tưởng và cảm xúc làm nên cái mới và sức trẻ trong thơ ông. Cũng qua đó, người ta có thể hiểu thêm những yêu cầu cấp thiết đặt ra trong sự phát triển của Thơ Mới cũng như của văn chương đương thời được lên tiếng thông qua một đại diện xuất sắc - nhà thơ trẻ Xuân Diệu. Những bài tiểu luận, phê bình này cũng còn là một cách bộc bạch con người Xuân Diệu - tư tưởng và cảm xúc của con người nghệ sĩ trong cuộc đối thoại với chính mình, với văn chương và thời đại.


1.2. Thiết tha xây dựng một nền quốc văn, một nền văn chương An Nam.

Xuân Diệu được coi là nhà thơ "mới nhất trong những nhà Thơ mới" vì cảm xúc thi ca của ông trẻ trung mới mẻ, đồng thời cũng là một nhà thơ viết những câu thơ được coi là “Tây quá" (Vũ Ngọc Phan) “có những lối dùng chữ đặt câu quá Tây” (Hoài Thanh). Một nhà thơ trí thức Tây học, từng làm công chức nhà nước bảo hộ (Bỗng dưng thi sĩ hóa Tây đoan) mà lên tiếng một cách nồng nàn thiết tha về việc xây dựng nền quốc văn mới - điều ấy chứng tỏ tinh thần dân tộc, lòng yêu văn hóa nước nhà của nhà thơ trẻ là sâu rễ bền gốc đến ngần nào!

1.2.1. Đề cao tiếng mẹ đẻ, kêu gọi sáng tạo bằng quốc ngữ để xây dưng nền quốc văn.

Những tiếng nói thiết tha về quốc văn của Xuân Diệu là sự đáp ứng với yêu cầu sinh tồn và phát triển của văn hóa Việt trong nửa đầu thế kỷ XX và cũng hòa điệu với tiếng nói của nhiều trí thức học giả cùng nhiều nhà văn nghệ khác về vấn đề này. Xây đắp quốc văn, giữ vững bản sắc dân tộc là tinh thần của văn hóa Việt, của văn học Việt - điều này từng được thể hiện trong nhiều bài viết. Sáng tạo ra cái của mình, mang bản sắc của dân tộc mình - đó cũng là điều luôn được quan tâm trong dư luận phê bình. Tính cách An nam trong văn chương cũng là tên một bài viết của Thạch Lam và đây cũng là một nhà văn hết sức chú ý đến bản sắc dân tộc trong văn chương. Nguyễn Văn Tố , một học giả uyên thâm cả Hán học lẫn Tây học phát biểu: “Mỗi văn chương có một cái đặc sắc riêng. Văn chương ta cũng vậy, để bỏ mất cái đặc sắc ấy đi, rất là không nên”. Và so sánh với văn chương nước ngoài, dư luận thời đó cũng đã có được niềm tự hào và đề cao những tác phẩm Việt Nam: “Ngồi mà nghiền mãi những khoé văn của Flaubert thì có hứng sao bằng đọc bài văn tả chân của ông Phạm Duy Tốn? Đem tuồng Andromarque ra mà tỉa tách thì chi bằng dò cho hết nghĩa Truyện Kiều. Văn ông Alphonse Daudet ở Pháp, tôi tưởng cũng không hơn văn ông Nguyễn Công Hoan trong những chương đoản thiên tiểu thuyết” (Nguyễn Triệu LuậtN).

Xót xa về thực trạng văn chương nước nhà còn nghèo, Xuân Diệu kêu gọi các nhà văn, đặc biệt là tuổi trẻ hãy yêu mến Quốc văn và ra sức sáng tạo để xây dựng ngôi nhà văn chương không thua kém các dân tộc khác. Như hầu hết những nhà Thơ Mới “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu trong tình yêu Tiếng Việt” - tiếng An Nam, lòng tha thiết xây dựng một nền thơ phong phú trong nền quốc văn nước nhà là chủ đề tập trung trong các bài tiểu luận của Xuân Diệu.

Để xây dựng ngôi nhà văn chương của dân tộc, trước hết, cần có sự đoạn tuyệt với văn chương Tàu, với "chữ Tàu". Điều này được Xuân Diệu nói

lên một cách dứt khoát, mạnh mẽ và không khỏi có phần cực đoan bồng bột. Có thể coi bài Tuy Lý Vương - một thi sĩ Tàu là một bài viết ít nhiều mang tính "luận chiến” với cuốn khảo cứu mới xuất bản về nhà thơ này. Sau khi dẫn hai câu ngự thi “Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán - Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường” vốn như một niềm tự hào của văn chương nước nhà, Xuân Diệu bày tỏ thái độ của mình:

"Tuy Lý Vương là nhà thi hào làm mất cả Thịnh Đường? Có lẽ, có lẽ lắm. Nhưng dường như thời Thịnh Đường ở bên Tàu thì phải. Vậy thì ông Tuy Lý Vương ấy có quan hệ gì đến tôi, người chỉ biết tiếng Việt Nam? Với tôi, với văn chương Việt Nam, Tuy Lý Vương chỉ là: "thi sĩ củ khoai" mà thôi!. Ông giỏi giang đến thế, ông giàu có đến thế, mà ông đành tâm vứt cài tài của ông vào trong những bài thơ chữ Hán, những bài thơ mà người Việt Nam và cả người Tàu nữa chẳng biết dùng để làm gì!".

Xuân Diệu phản đối cái mà người ta gọi Tuy Lý Vương là một “ bậc thi hào” và ông cho rằng cái việc Tuy Lý Vương làm thơ chữ Hán giống như hành động “gánh vàng đổ xuống sông Ngô”, “đem tài hoa của mình phụng sự văn chương ngoại quốc”. Và ông trách: “Nếu ông đừng chê tiếng của mẹ ông thì văn chương Việt Nam thì văn chương Việt Nam tự hào rằng có thể hay hơn văn chương Tàu, vì trong thơ Việt Nam, làm bằng tiếng Việt Nam, cái thi tứ lại dồi dào tao nhã hơn thơ Đường nhiều lắm”.

Phê phán giễu cợt Tuy Lý Vương làm thơ chữ Hán, Xuân Diệu không hề có ý khinh thị văn chương truyền thống. Ông vẫn tỏ ra trân trọng chữ nôm, văn thơ nôm dùng tiếng mẹ đẻ để ghi lại ý tình: "Trong đôi bài văn thơ chữ nôm, Thần Siêu Thánh Quát đã tỏ cho ta thấy những đặc điểm rất hay".

Và trong bài này, còn không ít những câu phê phán nặng nề hơn nữa về văn chương chữ Hán và cả việc cha ông ta đã sử dụng chữ Hán để sáng tác văn chương, bộc lộ tư tưởng tình cảm của con người Việt Nam. Chắc không

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023