Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Công Ty Tnhh Xây Dựng An Phong


- Phòng dự án: Gồm những kỹ sư được đào tạo chuyên môn bên lĩnh vực xây dựng, chịu trách nhiệm thiết kế các bản vẽ, lập dự toán, hồ sơ dự thầu, soạn thảo các hợp đồng kinh tế và làm việc trực tiếp với nhà thầu cho công ty.

- Phòng hành chính: Là nơi làm thủ tục liên quan đến lao động, làm các thủ tục hành chính cho công ty và lưu giữ hồ sơ pháp lý quan trọng của công ty.

- Phòng kế toán: Tổ chức công tác tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước, chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán: theo dòi, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo, cố vấn cho ban lãnh đạo các vấn đề liên quan về tài chính kế toán, cùng các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu.

3.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty‌

Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng Tài chính kế toán của công ty.

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH Xây dựng An Phong


Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Kế toán ngân hàng

Kế toán thanh toán

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình nâng tầng khối xây thêm Trường Quốc tế BIS tại Công ty TNHH Xây Dựng An Phong - 5

Kế toán công nợ

Kế toán thuế

Thủ quỹ


Chức năng nhiệm vụ của các nhân viên kế toán

- Kế toán trưởng: Giúp giám đốc trong việc quản lý, điều hành, tổ chức và chỉ đạo công tác kế toán toàn công ty, lập sổ báo cáo tài chính.

- Kế toán tổng hợp: Theo dòi các tài khoản kế toán, phân bổ chi phí để tính toán giá thành, lập các báo cáo tổng hợp: bảng cân đối kế toán, bảng cân đối số phát sinh, bảng kết quả kinh doanh, báo cáo quyết toán thuế hàng tháng. Quản lý, kiểm soát chứng từ,


lưu trữ bảo quản tài liệu kế toán, bảo mật số liệu kế toán.

- Kế toán ngân hàng: Giao dịch với ngân hàng và theo dòi số liệu theo yêu cầu thanh toán. Làm các thủ tục, hồ sơ vay vốn ngân hàng, làm chứng thư bảo lãnh cho các công trình khi có yêu cầu. Đối chiếu và cung cấp các chứng từ thanh toán với kế toán công nợ. Cung cấp số liệu chi tiết hoặc tổng hợp phục vụ cho nhu cầu quyết toán, lưu trữ bảo quản chứng từ kế toán.

- Kế toán thanh toán: Lập chứng từ thanh toán trên cơ sở kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc và các chứng từ khác theo quy định, theo dòi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tạm ứng để làm căn cứ lên lịch chi trả cho nhà cung cấp. Lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán, bảo mật số liệu kế toán.

- Kế toán thuế: Lập báo cáo thuế, kê khai thuế giá trị giá tăng cũng như quyết toán thuế.

- Kế toán công nợ: Mở sổ sách theo dòi, quản lý công nợ giữa công ty với các đối tác kinh doanh: chủ đầu tư, nhà cung cấp. Định kỳ phối hợp với phòng kinh doanh kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng. Lên kế hoạch thu hồi và thanh toán nợ.

- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt, có nhiệm vụ thu chi tiền mặt khi có sự chỉ đạo của cấp trên.

Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán ở công ty

- Chế độ kế toán: Chế độ kế toán cho doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC

- Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VND)

- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền ngoại tệ theo tỷ giá thực tế

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên, tính giá xuất kho theo phương pháp: thực tế đích danh.

- Tài sản cố định: Tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng

- Thuế: Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế

- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ


- Tổ chức hệ thống báo cáo gồm có:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo mẫu số B02-DNN

Bảng cân đối kế toán theo mẫu số B01-DNN

Thuyết minh báo cáo tài chính mẫu số B09-DNN

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bảng cân đối phát sinh các tài khoản theo mẫu số F01-DNN

Quyết toán thuế

Bảng tổng hợp số dư công nợ cuối kỳ

Bảng tập hợp chi phí

Báo cáo tăng, giảm TSCĐ

Báo cáo quỹ

3.4 Tình hình công ty những năm gần đây‌

Trải qua chặng đường 10 năm kinh nghiệm, bước đầu tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự lãnh đạo của Ban giám đốc cùng sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ, công nhân viên đã giúp công ty ngày càng phát triển vững mạnh.

Với mục tiêu trở thành nhà thầu có thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thi công xây dựng tại Việt Nam, An Phong luôn tuân thủ và phát huy chủ trương giá trị cốt lòi “Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả” tạo được niềm tin đối với khách hàng trong và ngoài nước, tiếp nối thành công An Phong liên tiếp trúng thầu nhận được nhiều công trình.

3.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển‌

Thuận lợi:

Với nguồn vốn pháp định dồi dào và khả năng huy động vốn từ những nguồn khác nhau, công ty đảm bảo các hạn mức tín dụng năm 2016 tại các ngân hàng uy tín như BIDV - HCM: 500 tỷ, VietinBank - HCM: 500 tỷ, MBBank: 80 tỷ, công ty tự tin đảm nhận những công trình đòi hỏi vốn lớn.

Công ty tự hào có một danh mục trang thiết bị xây dựng thuộc loại hiện đại nhất ở


Việt Nam, bên cạnh đó công ty còn có một đội ngũ nhân viên là các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, cơ khí, chuyên viên kinh tế, tài chính nhiều kinh nghiệm đã góp phần làm cho công ty ngày càng phát triển hơn.

Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi thì công ty cũng còn tồn tại những khó khăn, hiện nay nền kinh tế thị trường đang phát triển dễ bị khủng hoảng, lạm phát xảy ra dẫn đến giá nguyên vật liệu tăng làm giá thành một số công trình đã ký hợp đồng vào thời điểm quá khứ cũng tăng theo dẫn đến tình trạng có nguy cơ không thu được lợi nhuận hoặc hòa vốn. Công ty nhập nguyên vật liệu và thực hiện xuất thẳng đến công trình, việc này phù hợp với ngành xây dựng nhưng khi trên thị trường có sự biến động về vật liệu như sự khan hiếm hoặc tăng giá đột ngột,..dễ dẫn đến tình trạng công ty bị ngưng trệ sản xuất.

Phương hướng phát triển

Đăng ký kinh doanh và kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về kết quả kinh doanh, chịu trách nhiệm trước các khách hàng và pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện.

Xây dựng các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ của công ty và nhu cầu của thị trường, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế với khách hàng.

Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty bằng thỏa ước lao động tập thể và các quy chế khác.

Không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất.



CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH NÂNG TẦNG KHỐI XÂY THÊM TRƯỜNG QUỐC TẾ BIS TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG AN PHONG‌

4.1 Giới thiệu sơ lược về công trình nâng tầng khối xây thêm trường Quốc tế Bis‌

Công trình “Nâng tầng khối xây thêm Trường Quốc tế Bis” tọa lạc tại địa điểm: 246 Nguyễn Văn Hưởng, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM được Công ty TNHH Xây dựng An Phong (gọi là nhà thầu) ký hợp đồng với Công ty TNHH Thiên Hương (gọi là chủ đầu tư) theo hợp đồng kinh tế số 69/HĐXD-XL để thực hiện công trình “ Nâng tầng khối xây thêm Trường Quốc tế Bis” theo đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công được phê duyệt.

Thời gian thực hiện hợp đồng: 45 ngày (Từ ngày 01/07/2014 đến 15/08/2014, kể cả ngày thứ bảy và chủ nhật)

Phương thức thanh toán: gồm 3 đợt

Đợt 1: Chủ đầu tư tạm ứng 50% giá trị hợp đồng sau khi 2 bên ký kết hợp đồng ;

Đợt 2: Sau khi hoàn thành các công tác hoàn thiện công trình, thanh toán 30% giá trị hợp đồng ;

Đợt 3: Sau khi hoàn thành nghiệm thu và bàn giao công trình đưa vào sử dụng, chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu 20% giá trị hợp đồng sau khi bên nhà thầu cung cấp cho chủ đầu tư chứng thư bảo lãnh của ngân hàng về khoản tiền bảo hành công trình, trị giá mức bảo lãnh này là 5% giá hợp đồng với thời hạn bảo hành là 12 tháng tính từ ngày ký nghiệm thu công trình được bàn giao cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng.

Thời hạn thanh toán là 7 ngày làm việc sau khi bên nhà thầu cung cấp đầy đủ các hồ sơ nghiệm thu và hồ sơ thanh toán.

Tạm ngưng và chấm dứt hợp đồng khi:

- Nhà thầu không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động và tiến độ theo hợp đồng đã ký.

- Chủ đầu tư không thanh toán cho nhà thầu quá 28 ngày kể từ ngày hết hạn thanh toán


theo quy định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

4.2 Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành công trình nâng tầng khối xây thêm Trường Quốc tế Bis‌

4.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí và kỳ tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng hạch toán chi phí sản là công trình “Nâng tầng khối xây thêm Trường Quốc tế Bis”.

Kỳ tập hợp chi phí sản xuất là khi công trình hoàn thành bàn giao.

4.2.2 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành‌

Tại Công ty TNHH Xây dựng An Phong, đối tượng tính giá thành là công trình đã hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư và được thanh quyết toán.

Công ty xác định kỳ tính giá thành là khi hoàn thành công trình để bàn giao, thanh toán với chủ đầu tư. Sau khi hoàn thành việc ghi sổ kế toán, kế toán căn cứ vào các chi phí đã tập hợp để tính giá thành cho khối lượng xây lắp hoàn thành.

Việc xác định kỳ tính giá thành phù hợp đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành kịp thời.

4.3 Nội dung chi phí sản xuất xây lắp‌

4.3.1 Nội dung‌

Tại Công ty TNHH Xây dựng An Phong, chi phí sản xuất được phân loại theo công dụng của chi phí, bao gồm các khoản mục sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính (xi măng, gạch, sắt, thép,..), vật liệu phụ (đinh, ốc,...) sử dụng cho công trình “ Nâng tầng khối xây thêm Trường Quốc tế Bis”.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp xây dựng công trình (thuộc công ty hoặc thuê ngoài).

- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí tiền lương và phụ cấp cho bộ phận quản lý công trình (đội trưởng, nhân viên kế toán,...), các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN trên tổng số tiền lương của công nhân sản xuất và quản lý đội, chi phí dịch vụ mua


ngoài (điện, nước,...), chi phí bằng tiền khác (bảo hiểm công trình, phí vận chuyển, phí thí nghiệm vật liệu,...).

- Công ty không theo dòi riêng trên TK 623 “chi phí sử dụng máy thi công”, mà theo dòi trên TK 627 “chi phí sản xuất chung”.

4.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất‌

Chi phí sản xuất trong Công ty TNHH Xây dựng An Phong được tập hợp theo những khoản mục sau đây:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sản xuất chung

Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất. Tất cả các chi phí có liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì được hạch toán trực tiếp vào công trình, hạng mục công trình đó.

4.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho công trình nâng tầng khối xây thêm Trường Quốc tế Bis‌

4.3.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành công tác xây lắp của Công ty TNHH Xây dưng An Phong bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính (xi măng, gạch, sắt, thép,...), chi phí nguyên vật liệu phụ (đinh, que hàn, sơn,...).

Công ty sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để theo dòi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Các tài khoản khác có liên quan:

+ TK 152 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”,

+ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng:

- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng (phụ lục 01, 03, 05)

- Phiếu nhập xuất thẳng (phụ lục 02, 04, 06)


- Sổ chi tiết

- Chứng từ ghi sổ

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

- Sổ cái

Tổ chức hạch toán:

Lập bảng kế hoạch mua vật tư: Để đảm bảo sử dụng vật tư sử dụng đúng mức, tiết kiệm, sau khi trúng thầu, phòng kỹ thuật xem xét khối lượng công việc và tính chất công trình, nghiên cứu đề án thiết kế kỹ thuật được duyệt và dự toán chi phí để tiến hành giao vật tư, công việc cho các tổ, đội thi công tiến hành thi công công trình, hạng mục công trình. Trên cơ sở dự toán chi phí đó, các đội lập bảng kế hoạch mua vật tư. Bảng kế hoạch này là cơ sở để đánh giá tình hình sử dụng vật tư thực tế. Cuối tháng, phòng kế hoạch cùng ban lãnh đạo công ty phân tích và đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư.

Phiếu nhập xuất thẳng và giá thực tế đích danh:Xuất phát từ đặc thù sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng cơ bản (địa điểm phát sinh chi phí ở nhiều nơi khác nhau gắn với nhiều công trình khác nhau), công ty mua nguyên vật liệu về theo tiến độ thi công thực tế và không tổ chức dự trữ nguyên vật liệu. Vật liệu mua về được chuyển thẳng đến công trình và xuất dùng trực tiếp cho công tác thi công nên không lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho mà lập phiếu nhập xuất thẳng và sử dụng giá thực tế đích danh để tính giá nguyên vật liệu xuất dùng. Cơ sở để ghi nhận giá vật liệu xuất dùng là các hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, đây đồng thời cũng là các chứng từ gốc phục vụ cho công tác kế toán tại công ty.

Với các loại vật tư lớn sử dụng trực tiếp cho công trình như: gạch, xi măng... công ty ký hợp đồng trực tiếp với người bán, sau đó vật tư sẽ được giao đến tận công trình theo điều khoản hợp đồng kèm hóa đơn GTGT và công ty thanh toán bằng chuyển khoản. Với các loại vật tư khác (đinh thép, vít,...), khi công trình có nhu cầu sử dụng thì người quản lý trực tiếp tại công trình sẽ lập kế hoạch xin cấp vật tư và trình lên lãnh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022