người lao động trong các vụ việc phá sản) và cuối cùng là nhu cầu phát triển của một trật tự kinh tế ổn định. Như vậy, những giới hạn chung về tự do thỏa thuận giữa các bên sẽ được áp dụng để xem xét các biện pháp có tính chất can thiệp của nhà nước trong quá trình quản lý tài sản phá sản của doanh nghiệp.
Lý thuyết về bảo vệ chủ nợ trong quản trị doanh nghiệp:
Các nguyên tắc về quản trị của OECD đề cập đến vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty, trong đó đặc biệt nhấn mạnh rằng một khuôn khổ quản trị công ty cần được bổ sung bằng một khuôn khổ về phá sản hiệu quả và việc thực thi hiệu quả quyền của chủ nợ. Triết lý về bảo vệ chủ nợ trong quản trị doanh nghiệp bắt nguồn từ bản chất của quan hệ cho vay. Để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, các công ty phải luôn luôn duy trì hai nguồn vốn là vốn góp (vốn từ chủ sở hữu) và vốn vay. Tức là doanh nghiệp đồng thời duy trì cả hai mối quan hệ là quan hệ góp vốn và quan hệ vay vốn. Trong hai môi quan hệ đó thì chủ nợ luôn có quyền lợi ưu tiên hơn với chủ sở hữu bởi khoản vay phải được hoàn trả trên nguyên tắc tín dụng nên pháp luật các nước đều quy định rằng công ty chỉ được chi trả cổ tức sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính cũng như sau khi chi trả công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Nói cách khác, so với chủ sở hữu công ty, chủ nợ luôn có quyền ưu tiên hơn trong khối tài sản của doanh nghiệp. Để thực hiện quyền ưu tiên này, các quy định pháp lý về vai trò và sự tham gia của chủ nợ trong quá trình quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn phá sản doanh nghiệp đòi hỏi phải bảo đảm quyền tiếp cận thông tin cũng như các phương thức để chủ nợ bảo vệ lợi ích cho mình. Trong giai đoạn phá sản, pháp luật các nước thường có xu hướng tạo cơ chế khuyến khích công ty kịp thời thông tin về những khó khăn tài chính của mình cho các chủ nợ biết để có thể tìm ra giải pháp. Nó đòi hỏi pháp luật phá sản cũng phải tạo cơ chế điều hòa lợi ích của các loại chủ nợ khác nhau.
Lý thuyết về đại diện(Agency theory):
Thuyết đại diện là một học thuyết kinh tế nói về mối quan hệ giữa cổ đông và những người quản lý công ty mà hạt nhân của học thuyết là sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý và bên đại diện sẽ thực hiện một số quyền nhất định dựa trên sự ủy quyền của bên ủy quyền. Thuyết đại diện chỉ ra rằng sự bất cân xứng vê thông tin và những kỹ năng, kiến thức chuyên biệt của họ về công ty có thể dẫn tới các nhà quản lý hành động không vì lợi ích của cổ đông. Vậy trong các trường hợp quyền quản lý tài sản tách bạch khỏi quyền sở hữu tài sản thì làm thế nào để người đại diện thực hiện công việc vì quyền lợi tốt nhất cho chủ sở hữu. Lý thuyết đại diện cho rằng trong những trường hợp như vậy, người quản lý nên nhận được phần thưởng xứng đáng cho mình. Chi phí đại diện như chi phí giám sát đại diện để ngăn ngừa các hành vi lợi dụng của đại diện hoặc các cơ chế pháp lý để bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu.
Lý thuyết về đại diện theo tín thác (Trust theory)
Lý thuyết về người đại diện theo tín thác (Trustees/Receiver) cũng là nền tảng quan trọng cho việc đánh giá địa vị pháp lý của quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý tài sản phá sản. Lý thuyết về Trustees là mô hình dân chủ đại diện mang tính tương phản với mô hình đại diện theo ủy quyền, trong đó, nếu mô hình đại diện theo ủy quyền thì người được ủy quyền sẽ thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của mình theo kỳ vọng và niềm tin của người cử ra họ, tuy nhiên, Trustees thì ngược lại những người được ủy quyền sẽ có quyền tự chủ cân nhắc và hành động khi họ thấy phù hợp ngay cả khi điều đó đi ngược lại lợi ích và mong muốn của người mà họ đại diện. Trong phá sản, chức năng của Trustee được hình thành từ nhu cầu và mục đích của thủ tục phá sản. Khi một doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, bản thân nó cũng cho thấy năng lực quản trị các tài sản của mình, mặt khác, lúc này doanh nghiệp với tư cách là một con nợ, nó phải đối mặt với áp lực đòi nợ của các chủ nợ, do
đó, quyền quản lý tài sản của con nợ được giao cho một bên thứ ba trung lập. Quản tài viên có thể là một thiết chế công, hoặc tư hoặc do tòa án chỉ định.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở giả thuyết nghiên cứu, luận án được triển khai với các câu hỏi nghiên cứu sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 2
- Các Nghiên Cứu Về Chủ Thể Quản Lý Tài Sản Phá Sản
- Đánh Giá Tình Hình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài
- Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 6
- Khái Niệm, Đặc Điểm Của Quản Lý Tài Sản Phá Sản
- Những Vấn Đề Lý Luận Về Pháp Luật Quản Lý Tài Sản Phá Sản
Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.
(i) Pháp luật về quản lý tài sản phá sản là gì? Những nội dung của pháp luật về quản lý tài sản phá sản? Vai trò của pháp luật về quản lý tài sản phá sản?
(ii) Khung pháp lý quy định về quản lý tài sản phá sản hiện nay của Việt Nam đã hợp lý, đầy đủ chưa? Hiệu quả thực hiện ra sao?
(iii) Những giải pháp nào góp phần hoàn thiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản ở Việt Nam hiện nay?
1.3.3. Giả thuyết nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, luận án đưa ra các giả thuyết nghiên cứu tương ứng với mỗi câu hỏi nghiên cứu, cụ thể như sau:
(i) Cơ sở lý luận về quản lý tài sản phá sản là tương đối đầy đủ.
(ii) Các quy định pháp luật hiện hành về quản lý tài sản phá sản ở Việt Nam là chưa thống nhất, đầy đủ, đồng bộ. Điều này dẫn đến thực tiễn thực hiện pháp luật còn nhiều bất cập, hạn chế.
(iii) Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi đòi hỏi phải có những giải pháp để sửa đổi, bổ sung về nội dung và tăng cường các biện pháp thực hiện pháp luật tốt hơn.
Tiểu kết Chương 1
Có thể thấy, quản lý tài sản phá sản là một chủ đề thu hút được sự quan tâm của các học giả, các nhà nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu đã phần nào phản ánh cơ sở khoa học của pháp luật về quản lý tài sản phá sản, những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra, cũng như các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản. Những kết quả nghiên cứu trên sẽ là gợi ý quan trọng cho đề tài nghiên cứu “Quản lý tài sản phá sản theo các quy định của pháp luật phá sản ở Việt Nam hiện nay” để kế thừa những kết quả nghiên cứu đã đạt được, hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn đã được các công trình khoa học trước đó đã nghiên cứu. Tổng quan tình hình nghiên cứu giúp tác giả có thể khái quát về tình hình nghiên cứu quản lý tài sản phá sản ở một số điểm sau:
Thứ nhất, tác giả đã tập hợp, nghiên cứu và đánh giá các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Theo đó, các công trình nghiên cứu được chia thành 5 nhóm nhỏ, trong đó có 3 nhóm nghiên cứu gắn liền với các khía cạnh nghiên cứu của hoạt động quản lý tài sản phá sản, đó là các nghiên cứu về tài sản phá sản; các nghiên cứu về chủ thể quản lý tài sản phá sản; và các nghiên cứu về biện pháp quản lý tài sản phá sản. Hai nhóm công trình nghiên cứu còn lại tuy không gắn liền trực tiếp tới hoạt động quản lý tài sản phá sản nhưng cũng có sự liên quan nhất định, đó là các nghiên cứu về quản trị tài sản trong doanh nghiệp và các nghiên cứu về phá sản nói chung.
Thứ hai, tác giả đã phân tích những kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu có liên quan, các nội dung kế thừa và các nội dung Luận án tiếp tục nghiên cứu làm rõ.
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN
2.1. Những vấn đề lý luận về quản lý tài sản phá sản
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm Tài sản phá sản
Để hiểu bản chất và đặc trưng của Tài sản phá sản cần đi từ các khái niệm cơ bản là “Tài sản” và “Phá sản”.
+ Khái niệm “Tài sản”:
Nhận thức về tài sản được ra đời cùng lúc với ý thức của con người về tư hữu. Nhờ sự tư hữu ra đời mà xã hội loài người phát triển. Khi đó, tài sản có vị trí trung tâm trong các mối quan hệ xã hội của loài người. Cùng với sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội, tài sản ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc mục đích tiêu dùng” [48]. Trong một nghiên cứu của Yunju Nam, Jin Huang và Michael Sherraden năm 1993 đề cập đến khái niệm tài sản. Hiểu theo nghĩa rộng nhất thì tài sản có thể là bất cứ thứ gì có tiềm năng thu được lợi nhuận. Với bản chất có thể là bất cứ thứ gì nằm trong sự chiếm hữu của con người nên khái niệm tài sản là một khái niệm động, luôn luôn được mở rộng và không có giới hạn. Ngoài ra, tài sản là một khái niệm mang nội dung kinh tế, xã hội và nội dung pháp lý nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu của con người, do đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật luôn làm phát sinh những dạng tài sản mới, đòi hỏi tư duy mới về quan niệm tài sản [76].
Ở góc độ pháp lý, nói đến khái niệm tài sản, không thể không nói đến quan điểm của các học giả thời La Mã cổ đại. Bắt nguồn từ đó, các quốc gia sẽ tạo lập cho mình các quy định về tài sản tương đối khác nhau. Hiện nay, các quan niệm về tài sản ở một số quốc gia đi theo hai cách tiếp cận cơ bản.
Dưới góc độ vật, tài sản là những vật mà con người có thể nhận biết bằng các giác quan tiếp xúc (vật hữu hình, vật vô hình). Dưới góc độ quyền, tài sản xác định quyền lợi của các chủ thể xoay quanh tài sản đó, khi đó phân loại thành vật quyền và trái quyền. Nói cách khác, khái niệm tài sản được nhận diện thông qua các khái niệm trung gian như vật, quyền. Và nó luôn được xem xét trong mối quan hệ với quyền sở hữu.
Ở Việt Nam, Điều 105 BLDS 2015 không đưa ra khái niệm về tài sản mà liệt kê các dạng tài sản, theo đó, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. “Vật” là dạng tài sản hữu hình, con người có thể chiếm giữ, trực tiếp khai thác, hưởng lợi. Vật có thể gồm vật đang có cũng có thể là vật sẽ hình thành trong tương lai. Khi vật tham gia vào các giao dịch, các pháp nhân có thể chiếm hữu, sử dụng, định đoạt vật để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình. Tiền cũng được coi là một dạng tài sản. Dưới góc độ kinh tế, tiền là một dạng tài sản đặc biệt, là giá trị đại diện cho giá trị thực của hàng hóa và là phương tiện thanh toán. Giấy tờ có giá là những loại giấy tờ trị giá được bằng tiền như cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, séc…về bản chất, nó xác định quyền tài sản của một chủ thể và được pháp luật bảo hộ. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất…Quyền tài sản trước hết là quyền sở hữu, ngoài ra còn các quyền liên quan đến tài sản khác như quyền hưởng lợi từ tài sản, quyền hưởng lợi từ thành quả sáng tạo.
+ Khái niệm “Phá sản”:
Về khái niệm “Phá sản”, trong khoa học có nhiều tranh luận tương đối khác nhau về xuất xứ của nội hàm thuật ngữ phá sản. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, thuật ngữ phá sản bắt nguồn từ chữ “Ruin” trong tiếng Latin có nghĩa là sự “khánh tận”. Thuật ngữ này dùng để chỉ tình trạng mất cân đối giữa thu và chi của một chủ doanh nghiệp mà biểu hiện trực tiếp của sự mất cân đối đó là tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn (Insolvency) [10,
tr.337]. Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng, thuật ngữ phá sản bắt nguồn từ chữ Banca Rotta của La Mã với ý nghĩa là “chiếc ghế bị gãy” trên cơ sở từ một tập quán thương mại là người nào mất khả năng thanh toán nợ thì cũng mất luôn quyền tham gia các Đại hội thương gia và do đó chiếc ghế ngồi của người đó bị đem ra khỏi hội trường. “Chiếc ghế bị gãy” từ đó là hình ảnh tượng trưng cho sự vỡ nợ hay mất khả năng thanh toán nợ của một thương nhân. Và vì vậy, hiện nay thuật ngữ phá sản được gọi trong tiếng Anh là Bankrupcy và trong tiếng Pháp là Banqureroute [18, tr.9). Tuy nhiên, dù được lý giải rất khác nhau về xuất xứ nhưng khái niệm này đều được sử dụng để chỉ sự đổ vỡ trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
Phá sản với tính chất là một hiện tượng có tính quy luật, khách quan của kinh tế thị trường thì trong một thời gian dài đã được coi là một hiện tượng có ích vì qua đó, nó giúp thị trường đào thải các doanh nghiệp hoạt động yếu kém cho nền kinh tế [24, tr.531]. Tuy nhiên, ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới với sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia đã xóa nhòa ranh giới giữa các thị trường, làm gia tăng tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, nó đặt ra nhu cầu phải nhìn nhận lại hiện tượng phá sản không còn chỉ liên quan đến một doanh nghiệp nữa mà sẽ là một hệ thống kinh tế. Nó đặt ra yêu cầu phá sản chỉ có thể là giải pháp sau cùng khi doanh nghiệp không còn lựa chọn nào khác để ít gây tổn hại nhất cho nền kinh tế. Nói cách khác, sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại đang bắt buộc chúng ta phải nhìn nhận phá sản là một hiện tượng xã hội tiêu cực khi xem xét các tác động của chúng trên một số phương diện nhất định [24, tr.532]. Điều này cũng cho thấy sự chuyển biến từ quan điểm “phá sản tự do” sang quan điểm “phá sản có điều kiện”. Nói cách khác, phá sản với tính chất là một hiện tượng kinh tế tiêu cực cần phải được hạn chế và ngăn chặn ở mức tối đa. Và để ngăn chặn và kiểm soát một cách có hiệu quả những tác động tiêu cực của phá sản, pháp luật phá sản đã can thiệp ngay từ
khi doanh nghiệp “có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản”.
Theo Từ điển tiếng Việt, “Phá sản” là lâm vào tình trạng chẳng còn gì và thường là vỡ nợ do kinh doanh thua lỗ, thất bại; “vỡ nợ” là lâm vào tình trạng bị thua lỗ, thất bại liên tiếp trong kinh doanh, phải bán hết tài sản mà vẫn không đủ để trả nợ [51, tr.1437]. Như vậy, trong cách hiểu thông thường, khái niệm phá sản là để chỉ cho một sự việc đã rồi, sự việc “phải bán hết tài sản mà vẫn không đủ trả nợ”. Từ điển Luật học định nghĩa phá sản là tình trạng một chủ thể (cá nhân, pháp nhân) mất khả năng thanh toán nợ đến hạn [71, tr.597-599]. Theo quan điểm này, khái niệm phá sản chỉ mới xác định được một tình trạng có thể xảy ra đối với các chủ thể bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Nói cách khác, phá sản được hiểu tương đương với mất khả năng thanh toán.
Trong pháp luật thực định, Bộ luật Thương mại năm 1972 của Việt Nam Cộng hòa có hai khái niệm được sử dụng là khánh tận và phá sản. Theo Điều 864 của Bộ luật này “Thương gia ngưng trả nợ có thể đương nhi n hoặc theo đơn xin của trái chủ bị t a tuy n án hánh tận”. Điều 1008 Bộ luật Thương mại năm 1972 của Việt Nam Cộng hòa quy định “những thương gia ở trong tình trạng hánh tận hay thanh toán tư pháp s bị truy tố về tội phá sản đơn thường hay phá sản gian trá t y theo các trường hợp được dự liệu tại các điều ế tiếp”. Khái niệm khánh tận trong Bộ luật Thương mại năm 1972 được hiểu tương đương như khái niệm “mất hả năng thanh toán”. Trong khi đó, khái niệm phá sản được dùng cho những trường hợp thương gia phạm vào những hành vi được luật dự liệu trong sự diễn tiến thủ tục khánh tận và từ này là để chỉ cho một loại tội phạm.
Luật Phá sản Việt Nam đầu tiên được quốc hội thông qua ngày 30/12/1993 và bắt đầu có hiệu lực ngày 01/7/1994 không đưa ra khái niệm phá sản mà chỉ quy định về doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, đó là “doanh nghiệp gặp hó hăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động inh doanh sau
hi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất hả năng thanh