Đánh Giá Tình Hình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài

tích tình hình tài chính trong các công ty cổ phần” của Nguyễn Năng Phúc (2003); bài viết “Định giá tài sản của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa: Còn nhiều bất cập” của Đinh Phương Thảo (2010)…Có thể thấy, các nghiên cứu về quản trị tài sản trong doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa. Quản trị tài sản trong doanh nghiệp tư nhân thì có một số bài viết về các dạng tài sản mới như tài sản sở hữu trí tuệ, hoặc nếu có liên quan quản trị tài sản có và tài sản nợ thì có nhắc đến nhưng chỉ bó hẹp trong các doanh nghiệp bảo hiểm. Có một số bài viết đề cập trực diện hơn đến vấn đề chế độ kế toán, quản lý, sử dụng và khấu hao tài sản cố định như bài viết “Bàn về chế độ kế toán, quản lý, sử dụng và khấu hao tài sản cố định” của Lê Thị Thanh Hải (2013). Bài viết “Bảo vệ quyền của chủ nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2019) đã đề cập đến triết lý bảo vệ chủ nợ, theo đó, chủ nợ có quyền đòi nợ công ty và công ty có nghĩa vụ trả nợ bằng chính tài sản của mình, trong khi chủ sở hữu công ty thì chỉ chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp của mình. Do đó, quyền lợi của chủ nợ luôn được ưu tiên hơn so với chủ sở hữu công ty. Tuy nhiên, thực tế, nếu các biện pháp bảo đảm không hiệu quả thì các chủ nợ sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình quản trị doanh nghiệp như trong các quyết định đầu tư, vay vốn của doanh nghiệp hoặc khả năng vi phạm nghĩa vụ của người đại diện.

1.1.5. Các nghiên cứu về phá sản

Với tính chất là một hoạt động gắn liền với trình tự phá sản doanh nghiệp, các nghiên cứu về phá sản nói chung cũng có đề cập tới hoạt động quản lý tài sản phá sản. Một số bài viết như “Thực tiễn thi hành pháp luật về thủ tục phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” của Phạm Thị Thùy Linh (2019); bài viết “Pháp luật về phá sản: một số bất cập và giải pháp đề xuất” của Chế Văn Trung (2020); bài viết “Hoàn thiện các quy định của Luật Phá sản 2014” của Trương Thị Quỳnh Trâm (2019); bài viết “Logic thông thường

của pháp luật phá sản và luật phá sản năm 2014” của Nguyễn Mạnh Thắng (2018); bài viết “Khái niệm phá sản, thủ tục phá sản và những liên hệ đến Luật Phá sản 2014” của Dương Kim Thế Nguyên (2016). Nhắc đến hiệu lực thi hành của pháp luật phá sản nói chung, tác giả Hoài Linh (2013) đã có bài viết “Luật phá sản “lâm vào tình trạng phá sản”, đồng quan điểm tác giả Bùi Minh Trí (2010) có bài viết “Suy nghĩ về hiệu lực thực thi của luật phá sản”. Bài viết “Vướng mắc, bất cập trong thực thi Luật Phá sản 2014 và đề xuất hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Thị Yến (2018) đã nhận định về những vướng mắc, hạn chế của quá trình quản lý tài sản phá sản. Theo đó, tác giả cho rằng việc quản lý, thanh lý tài sản phá sản mà quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chưa đáp ứng được như kỳ vọng, còn nhiều vướng mắc xảy ra trong thực tiễn cần phải có hướng dẫn cụ thể và có sự phối hợp giữa các bên liên quan thì mới đảm bảo được hiệu quả thực hiện. Tác giả cũng đánh giá rằng chế định quản tài viên vẫn còn những hạn chế cơ bản như về vấn đề chỉ định quản tài viên, kinh phí quản tài viên, khó khăn khi thực thi nhiệm vụ. Cùng chỉ ra những điểm nghẽn trong quá trình thi hành Luật Phá sản 2014, tác giả Trần Văn Phương (2021) trong bài viết “Tăng cường hiệu quả áp dụng Pháp luật thủ tục phá sản tại Quảng Trị và giải pháp hoàn thiện” cũng có chung một nhận định rằng rất nhiều quy định chưa cụ thể, thiếu tính khả thi. Ví dụ như liên quan đến việc chỉ định quản tài viên, pháp luật cũng chưa có quy định trong các trường hợp quản tài viên từ chối tiếp nhận vụ việc phá sản, trình tự, thủ tục từ chối ra sao. Tác giả nhấn mạnh rằng cần thiết bổ sung quy định các loại tài sản, quyền tài sản được thu hồi, tài sản phát sinh mới trong quá trình kinh doanh sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản vào danh mục các tài sản phá sản nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ. Pháp luật cũng cần thiết bổ sung các quy định về thủ tục quản lý tài sản phá sản như thủ tục niêm phong, kê biên để phòng tránh các hành vi nhằm tẩu tán tài sản. Các vấn đề về định giá tài sản cũng cần quy định nghiêm ngặt ngay tại thời điểm kiểm kê tài sản.

1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Thông qua quá trình khảo sát và đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý tài sản phá sản ở nước ngoài và Việt Nam, tác giả có một số nhận xét, đánh giá sơ bộ về các kết quả nghiên cứu như sau:

1.2.1. Những kết quả được kế thừa trong Luận án

Do quản lý tài sản phá sản gắn liền với tất cả các giai đoạn của trình tự, thủ tục phá sản, do đó, để tạo cơ sở lý luận cho quá trình quản lý tài sản phá sản, các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam được khảo sát cho phép tác giả kế thừa các quan điểm nghiên cứu về quản lý tài sản phá sản quan trọng sau đây:

- Về các nguyên tắc và mục tiêu của quản lý tài sản phá sản:

Dựa trên cơ sở các học thuyết về pháp luật phá sản nói chung, mặc dù tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau nhưng các học thuyết này sẽ chi phối tới nguyên tắc và mục tiêu của hoạt động quản lý tài sản phá sản. Với tính chất là một thủ tục đòi nợ tập thể khi mà tương quan về vị thế giữa chủ nợ và con nợ bị thúc đẩy bởi các động lực cá nhân mạnh mẽ (chủ nợ thì mong muốn thu hồi nợ trong khi con nợ có thể có các hành vi trốn tránh nghĩa vụ, tẩu tán tài sản), hoạt động quản lý tài sản phá sản phải đảm bảo tính công bằng, minh bạch, tối đa hóa lợi ích của các bên liên quan (trong đó có lợi ích của các bên thứ ba như người lao động của doanh, người nắm giữ tài sản).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

- Về xác định phạm vi tài sản phá sản:

Thuật ngữ “Tài sản phá sản” kế thừa cách tiếp cận của pháp luật dân sự nói chung về tài sản, tuy nhiên, đối với tài sản phá sản sẽ là dạng tài sản đặc biệt. Về bản chất, tài sản phá sản là tài sản của con nợ tại thời điểm bắt đầu thủ tục phá sản, do đó, nó sẽ mang những đặc trưng cơ bản của pháp luật dân sự. Bên cạnh đó, điều quan trọng hơn để tạo nên các đặc trưng của tài sản phá sản đó là tài sản đó được xác lập quyền sở hữu cho con nợ vào thời điểm nào trong mối tương quan với thời điểm bắt đầu trình tự, thủ tục phá sản.

Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 4

- Về chủ thể quản lý tài sản phá sản:

Luận án kế thừa quan điểm về địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quá trình quản lý tài sản phá sản nói chung được đặt trong mối quan hệ pháp lý giữa Tòa án, quản tài viên, con nợ và chủ nợ. Theo đó, quản lý tài sản phá sản là một giai đoạn trong quá trình giải quyết hậu quả của việc doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản mà tại đó, mỗi một chủ thể tham gia vào quá trình này đều có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Địa vị pháp lý của Quản tài viên/doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phá sản phải bảo đảm tính độc lập và mang tính chuyên môn cao và sẽ có những quyền hạn rất lớn đối với việc quản lý cũng như xử lý tài sản của doanh nghiệp. Trong khi đó, toà án trong mối tương quan với quan hệ pháp luật tư, tòa án chỉ can thiệp trong trường hợp có yêu cầu, còn nếu không, tòa án sẽ để cho các bên tự điều chỉnh lợi ích của mình. Đối với chủ nợ, khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, hoạt động quản lý tài sản phá sản có vai trò quan trọng đối với chủ nợ, quyết định việc chủ nợ có thu hồi được nợ hay không. Do đó, vị thế của chủ nợ luôn có xu hướng tối đa hóa lợi ích của bản thân và bằng nhiều cách khác nhau cố gắng thu hồi khoản nợ. Đối với con nợ, pháp luật về quản lý tài sản phá sản là công cụ hữu hiệu để điều hòa xung đột lợi ích giữa chủ nợ và con nợ. Pháp luật phá sản nhìn nhận con nợ dưới góc độ là một chủ thể kinh doanh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và cần có sự hỗ trợ của các công cụ pháp lý để tình trạng mất khả năng thanh toán đó của con nợ không gây ra sự mất ổn định cho nền kinh tế, chứ không phải với tính chất là một hành vi phạm tội gây thiệt hại cho nền kinh tế. Do đó, vai trò, vị trí của con nợ trong hoạt động quản lý tài sản phá sản cho thấy sự tự nguyện, tinh thần thiện chí của con nợ trong các hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là thực sự cần thiết, tạo thuận lợi cho các hoạt động quản lý tài sản phá sản của doanh nghiệp.

- Về các biện pháp quản lý tài sản phá sản:

Luận án kế thừa các quan điểm về định hướng và mục tiêu xây dựng các biện pháp quản lý tài sản, đó là phải bảo đảm tính kịp thời, hợp lý, nhanh chóng, công bằng, minh bạch và tối đa hóa lợi ích của các bên liên quan dựa trên cơ sở các học thuyết về phá sản nói chung. Đây sẽ là cơ sở lý thuyết quan trọng để đánh giá các biện pháp về quản lý tài sản phá sản trong pháp luật thực định.

1.2.2. Những vấn đề mà luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu

Bối cảnh toàn cầu hóa và sự bất ổn của nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây đã đặt ra nhu cầu thiết lập các chuẩn mực pháp lý quốc tế chung về quản lý tài sản phá sản. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nghiên cứu pháp luật về quản lý tài sản phá sản và việc chuyển hóa các kết quả nghiên cứu về mặt lý thuyết trên thế giới vào thực tiễn pháp luật thực định của Việt Nam còn khá ít. Quá trình thu thập và tổng quan các tài liệu nghiên cứu trên thế giới đã đặt ra cho nghiên cứu sinh những vấn đề cần tiếp tục triển khai nghiên cứu sâu tại Việt Nam, cụ thể như sau:

- Trong phần cơ sở lý luận của pháp luật về quản lý tài sản phá sản, luận án sẽ làm rõ hơn khái niệm tài sản phá sản bằng cách làm sáng tỏ hơn các đặc trưng pháp lý của tài sản phá sản và xây dựng khung lý thuyết đầy đủ hơn đối với các biện pháp quản lý tài sản phá sản cụ thể.

- Trong phần đánh giá thực trạng pháp luật về quản lý tài sản phá sản, dựa trên khung lý thuyết đã được tổng hợp ở phần trước và phân tích thực trạng quy định pháp luật để đưa ra một số ví dụ thực tiễn ở Việt Nam. Luận án dựa trên cách tiếp cận luật học so sánh sẽ có đánh giá về quản lý tài sản phá sản ở một số quốc gia trên thế giới nhằm chỉ rõ những kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật có thể chuyển hóa cho Việt Nam;

- Luận án sẽ tập trung vào một số giải pháp mang tính đột phá và cơ bản để hoàn thiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản ở Việt Nam hiện nay

trong bối cảnh hội nhập quốc tế và bảo đảm tính tương thích với các thông lệ quốc tế.

1.3. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu

1.3.1. Khung lý thuyết

Quản lý tài sản phá sản là một hoạt động xuyên suốt trong quá trình diễn ra thủ tục phá sản, vì vậy, hoạt động quản lý tài sản phá sản cũng được tiếp cận dựa trên các học thuyết pháp lý có liên quan đến phá sản nói chung. Bài viết “Bankruptcy and Insolvency: An Exploration of Relevant Theories” của các tác giả Adegbemi Babatunde Onakoya và Ayooluwa Olotu năm 2017 viết về các học thuyết ảnh hưởng tới các nguyên tắc, mục tiêu của pháp luật phá sản nói chung và phần nào tác động tới hoạt động quản lý tài sản phá sản.

Lý thuyết tối đa hóa phúc lợi xã hội (Maximisation of Social Welfare):

Lý thuyết tối đa hóa phúc lợi xã hội cho rằng khi tình trạng một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản xảy ra, các chủ nợ thường quan tâm đến các tài sản và sự gia tăng của khối tài sản của doanh nghiệp để phục vụ cho việc thu hồi nợ của mình thay vì hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục hoạt động. Họ sẽ cố gắng thu giữ các tài sản của doanh nghiệp và điều này có thể dẫn đến việc thanh lý tài sản manh mún. Vì thế, tối đa hóa lợi ích của tất cả các chủ nợ chỉ có thể đạt được nếu tiếp tục duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp thông qua các quy định, thiết chế của pháp luật phá sản. Nói một cách khác, pháp luật phá sản sẽ là khung pháp lý để chuyển tiếp sang một trạng thái hoạt động mới doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Lý thuyết nguyên tắc ưu tiên tuyệt đối (Absolute Priority Rule) cho rằng các giá trị của doanh nghiệp sẽ được tối đa hóa nếu như pháp luật phá sản đảm bảo việc phân bổ công bằng cho các chủ nợ. Pháp luật phá sản phải có một sự tôn trọng đầy đủ với các ưu tiên đòi nợ cho nhiều loại chủ nợ khác nhau. Nói cách khác, nguyên tắc ưu tiên tuyệt đối phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Việc trả nợ cho các chủ nợ phải theo thứ tự nhất định. Cổ đông của doanh nghiệp sẽ là người được thanh toán cuối cùng sau khi đã ưu tiên quyền đòi nợ cho các chủ nợ.

Lý thuyết về mặc cả của chủ nợ (Creditors’ Bargain Theory):

Lý thuyết về mặc cả của chủ nợ của Thomas H. Jackson cho rằng pháp luật phá sản về cơ bản là ghi nhận các thỏa thuận (mặc cả) giữa chủ nợ và con nợ thay vì đi đến một quyết định phá sản thuần túy. Theo tác giả, với cách tiếp cận là thông qua thỏa thuận giữa chủ nợ và con nợ, giá trị sản nghiệp của con nợ sẽ được tối ưu hóa, giảm chi phí và bảo đảm lợi ích của các bên.

Lý thuyết về chính sách phá sản (bankruptcy-policy Theory):

Lý thuyết về chính sách phá sản của tác giả Elizabeth Warren cho rằng pháp luật phá sản không đơn thuần là một thủ tục đòi nợ tập thể mà nó còn phải có nghĩa vụ khác nữa là bảo vệ các giá trị xã hội bởi tác động của việc phá sản doanh nghiệp không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến con nợ mà còn tác động đến môi trường kinh tế nói chung, do đó, các quy định pháp luật về phá sản ưu tiên cho việc đảm bảo nguyên tắc công bằng giữa các chủ nợ và bảo vệ quyền lợi hợp lý của con nợ.

Lý Thuyết pháp luật phá sản dựa trên hệ giá trị (Value-Based Theory):

Lý Thuyết pháp luật phá sản dựa trên hệ giá trị của Donald R. Korobkin tiếp cận pháp luật phá sản dựa trên nhiều góc độ khác nhau, theo đó, pháp luật phá sản không chỉ đơn thuần là trình tự đòi nợ mà nó còn có mục đích cao hơn là giải quyết khủng hoảng tài chính của con nợ và đảm bảo lợi ích của các chủ thể liên quan trong một chỉnh thể thống nhất. Các trình tự, thủ tục phá sản nói chung và thủ tục về quản lý tài sản nói riêng phải được thiết kế theo các nguyên tắc chặt chẽ và hạn chế những thỏa thuận bất lợi cho con nợ và các chủ nợ yếu thế.

Lý thuyết về chia sẻ rủi ro (Risk-Sharing Theory):

Thuyết về chia sẻ rủi ro của Thomas H. Jackson và Robert E. Scott nhấn mạnh về tái phân phối và tái tổ chức hoạt động của con nợ trong pháp luật phá sản. Theo học thuyết này, pháp luật phá sản có một mục tiêu trung tâm của tối đa hóa giá trị tổng thể của con nợ và một mục tiêu bổ sung buộc tất cả các chủ

nợ phải cùng ý thức “chia sẻ (ít nhất là một phần) chung nguy cơ thất bại kinh doanh”. Vì vậy, pháp luật phá sản phải hướng đến khả năng thương lượng chia sẻ rủi ro của tất cả các chủ nợ và con nợ nhằm đối phó với nguy cơ mất khả năng thanh toán từ của con nợ.

Lý thuyết về tự do thỏa thuận:

Có thể thấy, mọi giao dịch kể cả dân sự hay thương mại đều được tiếp cận dựa trên học thuyết trung tâm là tự do thỏa thuận. Nguyên tắc này được ghi nhận trong pháp luật về hợp đồng từ thời La Mã cổ đại và sau đó được tiếp nhận bởi hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia. Nội dung cơ bản của lý thuyết tự do thỏa thuận là các bên có thể thỏa thuận bất kỳ điều gì mình muốn ngoài trừ một số trường hợp mà pháp luật không cho phép các bên tự do thỏa thuận. Các trường hợp này thường là xuất phát từ nhu cầu cân đối lợi ích cá nhân và lợi ích công cộng, lợi ích của bên yếu thế. Học thuyết này cho rằng pháp luật là thể hiện ý chí của các cá nhân trong xã hội nên các quy định của pháp luật về bản chất là những chuẩn mực chung mà mỗi cá nhân đã chấp nhận. Thông thường, nó được xem xét ở 3 phương diện triết học, đạo đức và kinh tế. Tự do thỏa thuận dựa trên quyền tự do cá nhân, không ai có thể ép buộc làm hay không làm một công việc nào đó và nó luôn luôn xuất phát từ lợi ích của chính cá nhân đó, và cuối cùng tự do thỏa thuận chính là động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế.

Vậy trong mối quan hệ với pháp luật phá sản và cụ thể hơn là trong quá trình quản lý tài sản phá sản thì quyền tự do thỏa thuận của các bên có quyền và lợi ích liên quan liệu có bị giới hạn và mức độ giới hạn ra sao? Pháp luật của các quốc gia cũng ghi nhận trong những trường hợp đặc biệt tự do thỏa thuận sẽ bị vô hiệu. Thông thường sự can thiệp để hạn chế tự do ý chí thườn dựa trên nhu cầu cân đối giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của cộng đồng bởi con người sống trong một xã hội mà lợi ích giữa các cá nhân phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Hai là cần phải bảo vệ những người yếu thế trong xã hội (ví dụ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023