Các Nghiên Cứu Về Chủ Thể Quản Lý Tài Sản Phá Sản

có sau khi trừ đi giá trị của các nghĩa vụ tài sản. Nếu tài sản ròng là một con số dương thì có nghĩa là sản nghiệp có khả năng thanh toán, nếu là con số âm thì sản nghiệp không có khả năng thanh toán. Sản nghiệp với ý nghĩa của nó là một tập hợp các tài sản có và tài sản nợ, là một tổng thể các quan hệ pháp luật về tài sản chứ không phải đơn giản chỉ là một bộ sưu tập đồ vật. Nói cách khác, thuật ngữ sản nghiệp cũng phân biệt với khái niệm tài sản nói chung. Trên cơ sở đó, đề tài cũng đưa ra khái niệm tài sản phá sản là khối sản nghiệp của doanh nghiệp, bao gồm toàn bộ những tài sản cố và tài sản nợ của doanh nghiệp từ thời điểm tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến thời điểm Tòa án ra quyết định hoàn tất việc giải quyết vụ phá sản. Nghiên cứu cũng phân biệt quản lý tài sản phá sản và thanh lý tài sản phá sản mặc dù giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, tuy nhiên giữa chúng cũng có những sự khác biệt nhất định.

Bài viết “Hoàn thiện chế định quản tài viên trong Luật Phá sản” của tác giả Đặng Văn Huy Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 20 tháng 10/2018 cũng đề cập đến khái niệm sản nghiệp, theo đó, sản nghiệp là thuật ngữ pháp lý chỉ tổng thể quyền và nghĩa vụ về tài sản nằm trong nhân cách pháp lý của thể nhân, pháp nhân mà bao gồm phần tích sản và phần tiêu sản. Do đó, tài sản phá sản không chỉ gồm các tài sản có của con nợ mà còn bao gồm cả các tài sản nợ của con nợ.

1.1.2. Các nghiên cứu về chủ thể quản lý tài sản phá sản

Có thể thấy, khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, các nghiên cứu cho thấy, quá trình quản lý tài sản phá sản có sự tham gia của các chủ thể gồm tòa án (thẩm phán), các chủ nợ và người quản lý tài sản, trong đó có vị trí trung tâm trong quá trình quản lý tài sản phá sản là người quản lý tài sản phá sản.

Pháp luật phá sản ở các nước khi nói về người có trách nhiệm quản trị quá trình diễn ra thủ tục phá sản bằng nhiều thuật ngữ như “trustees” hoặc

“Administer”, “Liquidators”, “supervisors”, “receivers”, “curators”, “commissioner”. Các thuật ngữ này được sử dụng để chỉ một loạt chức năng khác nhau của quá trình quản trị thủ tục phá sản. Trong tài liệu “Legislative Guide on Insolvency” của UNCTAD năm 2004 tại Chương III đề cập đến từng chủ thể tham gia vào các trình tự, thủ tục phá sản, trong đó có giai đoạn quản lý tài sản phá sản. Các chủ thể này gồm con nợ (debtor), chủ nợ (Creditors) và người đại diện phá sản (insolvency representative). Tài liệu này cũng khẳng định chủ thể quản trị thủ tục phá sản nói chung có vai trò trung tâm để quyết định sự hiệu lực, hiệu quả của pháp luật phá sản với những thẩm quyền cụ thể đối với con nợ và tài sản của họ cũng như nghĩa vụ bảo vệ các tài sản và lợi ích của các chủ nợ, người lao động. Chủ thể quản trị thủ tục phá sản đòi hỏi phải có những trình độ, chuyên môn nhất định để đảm bảo tính hiệu quả của việc thực hiện thủ tục phá sản. Tài liệu này cũng đề cập đến các quyền và nghĩa vụ cụ thể của người quản trị thủ tục phá sản, trong đó có các quyền và nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến quản lý tài sản phá sản. Nhìn chung, tài liệu đã đưa ra một khung lý thuyết về người quản lý tài sản phá sản tương đối đầy đủ, tuy nhiên, chức năng cụ thể có thể khác nhau trong pháp luật thực định ở từng quốc gia.

Ở Việt Nam, chủ thể quản lý tài sản phá sản cũng được các nhà nghiên cứu trong nước chú ý, đặc biệt là sau khi Luật Phá sản 2014 được ban hành thay thế cho Luật Phá sản 2004. Các nghiên cứu giai đoạn này chủ yếu tập trung vào đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về quản trị viên và các chủ thể khác có liên quan trong quá trình quản lý tài sản phá sản. Phần lớn các nghiên cứu đề cập đến khía cạnh thực tiễn của các quy định pháp luật về chủ thể quản lý tài sản phá sản, so sánh những điểm mới của Luật Phá sản 2014.

Một số công trình điển hình như bài viết “Quản tài viên trong luật phá sản các nước - kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Dương Kim Thế Nguyên tại Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ II, tháng 03 - 2014 (số 06); Bài viết

Quy định về “Người quản lý” trong luật phá sản Trung Quốc và một số gợi mở đối với Việt Nam” của tác giả Dương Hương Sơn, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, kỳ 12 (320)/2014; đề tài luận văn “Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý tài sản theo quy định của Luật phá sản năm 2014” của tác giả Phạm Thị Lệ Hằng, Trường Đại học Luật Hà Nội; Bài viết “Thực tiễn và những vướng mắc của Quản tài viên trong quá trình hành nghề” của tác giả Quản Văn Minh, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 10 (295) - 2016; Bài viết “Vấn đề bất cập về Quản tài viên theo pháp luật hiện hành” của tác giả Phạm Thị Huyền, Tạp chí Luật học số 2/2016; bài viết “Hoàn thiện chế định quản tài viên trong Luật phá sản” của tác giả Đặng Văn Huy, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 20(372) tháng 10/2018; Bài viết “Một số ý kiến về quy chế pháp lý của quản tài viên theo Luật phá sản năm 2014” của tác giả Đặng Văn Huy, Tạp chí Xây dựng pháp luật số 11 (320) 2018; Bài viết “Chủ thể quản lý, thanh lý tài sản trong pháp luật phá sản Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Ngọc, Tạp chí Công thương số 2 tháng 2/2020; Bài viết “Hoàn thiện chế định quản tài viên theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tuấn Hải, Tạp chí Nghề luật số 05/2020; Bài viết “Hoàn thiện chế định quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong giai đoạn thi hành quyết định tuyên bố phá sản” của tác giả Hồ Quân Chính, Tạp chí Nghề luật số 11/2020; Bài viết “Quy chế quản tài viên trong so sánh với Luật Phá sản của Trung Quốc và Singapore” của tác giả Đào Thị Thu Hằng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 14 (414) tháng 7/2020; Bài viết “Vai trò của quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong thủ tục phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán” của các tác giả Nguyễn Thị Thanh Ngọc, Đỗ Thị Bông, Nguyễn Trường Tam, Tạp chí Công thương số 14 – tháng 6/2020.

Luận án “Quy chế pháp lý về quản tài viên ở Việt Nam” của tác giả Đặng Văn Huy (2020) cung cấp một số kiến nghị cụ thể và có ý nghĩa trong việc xây dựng một mô hình quản tài viên trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay. Tác giả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

kiến nghị việc giảm vai trò của tòa án, tăng cường hiệu lực của chế định Hội nghị chủ nợ, chỉnh sửa lại vai trò của cơ quan thi hành án dân sự. Đồng thời, nghiên cứu cũng xây dựng được mô hình lý luận về quy chế pháp lý của quản tài viên từ việc làm rõ bản chất, vai trò, ý nghĩa pháp lý đến vai trò, chức năng, mối quan hệ của quản tài viên với các chủ thể có liên quan.

Các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến vai trò, sự ra đời của chế định quản tài viên, chủ thể trung tâm của quá trình quản lý tài sản phá sản. Theo đó, khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp đã phần nào cho thấy năng lực kinh doanh của bản thân, đồng thời, quá trình giải quyết thủ tục phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp có thể có những hành vi tẩu tán, cất giấu tài sản và có khả năng gây ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ nợ, do đó, cần thiết phải có một chủ thể đặc biệt, trung gian và độc lập với con nợ và nhân danh chủ nợ để quản lý tài sản của doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục phá sản. Mặc dù, có thể quy định ở các quốc gia với các tên gọi khác nhau và phạm vi chức năng có thể không hoàn toàn giống nhau, nhưng việc quản lý tài sản phá sản đều được giao cho một chủ thể trung gian và độc lập. Chủ thể này vừa đại diện cho con nợ bị phá sản vừa đại diện cho các chủ nợ. Nói cách khác, quản tài viên có bản chất pháp lý là người thụ ủy tư pháp đứng ở trung tâm của mối quan hệ đại diện phát sinh bởi pháp luật phá sản. Mô hình chủ thể ở các nước khác nhau thì khác nhau, tuy nhiên, có thể thống kê 2 mô hình chính là mô hình chủ thể quản lý tài sản phá sản là các cá nhân và mô hình là một thiết chế tập thể.

Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 3

Các nghiên cứu cũng đề cập đến các thay đổi về chủ thể quản lý tài sản phá sản trong lịch sử lập pháp của Việt Nam cũng như có các đánh giá, phân tích về sự thay đổi đó. Các nghiên cứu mô hình chủ thể quản lý tài sản phá sản trước năm 1975 ghi nhận mô hình chủ thể quản lý tài sản phá sản là các cá nhân, trong khi pháp luật về phá sản sau năm 1975 luôn ghi nhận là một thiết chế tập thể. Theo đó, thiết chế quản lý tài sản trong lịch sử lập pháp của

Việt nam đã có thay đổi nhất định. Luật Phá sản năm 1993 phân tách chức năng quản lý và thanh lý cho 2 thiết chế riêng biệt là tổ quản lý tài sản và tổ thanh lý tài sản. Đến Luật Phá sản 2004, Tổ quản lý, thanh lý tài sản được hình thành với cơ cấu gồm một chấp hành viên, một cán bộ tòa án, đại diện chủ nợ, đại diện doanh nghiệp con nợ, có thể có đại diện công đoàn, đại diện người lao động. Phải đến Luật Phá sản 2014, thiết chế này được thay thế bằng quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Các nghiên cứu cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Các quy định này gồm các điều kiện hành nghề quản tài viên, việc chỉ định, thay đổi quản tài viên tham gia; chi phí đối với quản tài viên, chấm dứt quản tài viên. Quyền hạn của quản tài viên còn bị hạn chế như chưa được trao quyền tiếp tục vận hành và quản lý hoạt động kinh doanh trong trường hợp tái tổ chức lại doanh nghiệp.

Các nghiên cứu cũng đề cập đến các giải pháp hoàn thiện chế định về quản tài viên nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong pháp luật cũng như quá trình thực thi pháp luật để chủ thể quản lý tài sản phá sản có thể làm tốt được vai trò của mình trong quá trình thực hiện các thủ tục phá sản. Các giải pháp thông thường tập trung tháo gỡ các vướng mắc từ năng lực của quản tài viên như nâng cao năng lực chuyên môn của quản tài viên thông qua việc xây dựng hệ thống chứng chỉ tốt; vướng mắc từ các thủ tục chỉ định quản tài viên bảo đảm tính độc lập, trung lập của quản tài viên với các bên liên quan; các vướng mắc đến từ mức thù lao của quản tài viên…

Các nghiên cứu cũng đề cập đến chế định quản tài viên trong pháp luật thực định ở nhiều quốc gia để cho thấy sự khác nhau tương đối trong việc xây dựng chế định về quản tài viên. Ở Úc, có sự phân biệt quản tài viên và người quản lý tài sản do ủy quyền (official receiver). Theo đó, người quản lý tài sản do ủy quyền là người được chỉ định bởi luật và hành động như quản tài viên

nếu như không có chỉ định tư nào. Hoặc ở Anh, người quản lý tài sản do ủy quyền sẽ là một viên chức nhà nước thuộc cơ quan của chính phủ về vỡ nợ.

1.1.3. Các nghiên cứu về các biện pháp quản lý tài sản phá sản

Khuyến nghị của UNCTAD “Legislative Guide on Insolvency” năm 2004 đã đưa ra các biện pháp quản lý tài sản phá sản trong quá trình thực hiện các thủ tục phá sản. Nó liên quan đến các biện pháp bảo vệ, bảo quản tài sản phá sản, việc sử dụng tài sản phá sản, quản lý các khoản lợi tức phát sinh, xử lý các hợp đồng, các giao dịch không được phép thực hiện. Có thể nói, đây là một tài liệu đưa ra khuyến nghị khá đầy đủ về các biện pháp quản lý tài sản phá sản cụ thể.

Đối với các nghiên cứu trong nước, quy trình quản lý tài sản phá sản được đề cập hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp trong một số công trình nghiên cứu về pháp luật phá sản nói chung. Có thể kể tới một số đề tài nghiên cứu như luận văn “Xử lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn theo Luật phá sản năm 2014” của tác giả Vũ Huy Hoàng, năm 2015, Trường Đại học Luật Hà Nội; Luận văn “Thủ tục phá sản theo Luật phá sản năm 2014” của tác giả Nguyễn Khánh Linh năm 2015, Trường Đại học Luật Hà Nội; Luận văn “Luật phá sản năm 2014 - Bước phát triển của pháp luật phá sản Việt Nam” của tác giả Quách Thị Thu Hương năm 2015, Trường Đại học Luật Hà Nội; Bài viết “Một số vấn đề chưa được sửa đổi triệt để trong Luật phá sản năm 2014” của tác giả Nguyên Thái Trường, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 3 (276) – 2015; Bài viết “Bảo toàn tài sản doanh nghiệp trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản một số tồn tại cần khắc phục” của tác giả Cao Đăng Vinh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, số 2/2014; Bài viết “Pháp luật về thực hiện các hợp đồng đang có hiệu lực trong thủ tục phá sản” của tác giả Bùi Đức Giang, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 8/2012; Bài viết “Tuyên bố giao dịch vô hiệu: Biện pháp bảo toàn tài sản quan trọng trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản” của tác giả Thái Thị

Tường Vi, Tạp chí Công thương số 27 tháng 11/2020; Bài viết “Xử lý hợp đồng đang có hiệu lực của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản” của tác giả Phan Nữ Hiền Oanh, Tạp chí Pháp luật và Kinh tế số 8 (341) 2020.

Các tài liệu này phần nào đã đề cập đến một số biện pháp quản lý tài sản phá sản cụ thể. Bài viết của tác giả Bùi Đức Giang đăng tải tại Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 8/2012 “ Pháp luật về thực hiện các hợp đồng đang có hiệu lực trong thủ tục phá sản” đề cập đến các hợp đồng đang có hiệu lực trong thủ tục phá sản và cách xử lý. Mặc dù bài viết được thực hiện trước thời điểm ban hành Luật Phá sản 2014, nhưng nó đã cung cấp một số cơ sở lý luận cho về hợp đồng đang có hiệu lực pháp luật, mối quan hệ giữa việc mở thủ tục phá sản và việc thực hiện các hợp đồng đang có hiệu lực. Bài viết cũng cung cấp một số kinh nghiệm pháp luật nước ngoài về việc thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực. Điều này sẽ là nguồn nghiên cứu quan trọng để tham khảo nhằm hoàn thiện pháp luật trong nước. Ngoài ra, các hạn chế, bất cập hiện hành của Luật Phá sản 2014 cũng đã được đề cập trong bài viết “Xử lý hợp đồng đang có hiệu lực của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản” của tác giả Phan Nữ Hiền Oanh tại Tạp chí Pháp luật và Kinh tế số 8(341)-2020. Theo tác giả, các bất cập hiện nay là về thời hạn yêu cầu tòa án ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng quá ít có thể làm tăng nguy cơ thất thoát tài sản doanh nghiệp; về giới hạn chủ thể yêu cầu tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng chỉ gồm chủ nợ và doanh nghiệp; quy định về dấu hiệu có khả năng gây bất lợi cho doanh nghiệp; về việc tiếp tục thực hiện hợp đồng đối với các hợp đồng đã bị đình chỉ; về hậu quả pháp lý khi hợp đồng bị đình chỉ; về việc bổ sung các quy định đối với việc xác định hiệu lực của các thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của hợp đồng khi một trong các bên trong hợp đồng bị mở thủ tục phá sản. Trên cơ sở các bấp cập, hạn chế, bài viết cũng đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật.

Bài viết “Tuyên bố giao dịch vô hiệu: “Biện pháp bảo toàn tài sản quan trọng trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản” của tác giả Thái Thị Trường Vi tại Tạp chí Công thương số 27 tháng 11/2020 đề cập đến một trong các biện pháp quản lý tài sản phá sản rất quan trọng là tuyên bố các giao dịch vô hiệu trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản. Bài viết đã đưa ra mục đích của việc tuyên bố giao dịch vô hiệu với tính chất là một biện pháp bảo toàn tài sản quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản khi mà các biện pháp này không phải lúc nào cũng dễ thực hiện trên thực tế. Bài viết cũng đánh giá các quy định của Luật Phá sản 2014 liên quan đến tuyên bố giao dịch vô hiệu trên cơ sở phân tích những điểm tiến bộ của Luật Phá sản 2014 so với các phiên bản trước đó. Theo tác giả, những điểm mới đó gồm phạm vi các giao dịch vô hiệu rộng hơn, đa dạng hơn; mở rộng thời gian của giao dịch xác lập nhằm bảo vệ tốt hơn tài sản của doanh nghiệp phá sản; mở rộng chủ thể có quyền yêu cầu nhằm tạo cơ sở pháp lý cho tất cả các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan.

1.1.4. Các nghiên cứu về quản trị tài sản trong doanh nghiệp

Các nghiên cứu luật học về quản trị doanh nghiệp cũng có đề cập tới khía cạnh quản lý tài sản trong doanh nghiệp cũng như đề cập đến mối quan hệ giữa chủ nợ và doanh nghiệp. Một số công trình tiêu biểu như “Quản trị tài sản trí tuệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa” của tác giả Nguyễn Ngọc Phương Hồng (2021); “Những vấn đề về chủ thể định giá tài sản góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp 2014” của tác giả Ngô Thị Phương Thảo, Đỗ Thị Mai Thư; bài viết “Những vi phạm của cơ quan thi hành án dân sự trong việc kê biên, bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn Thị Bích Liên (2016); bài viết “Về xác định giá trị và tính khấu hao tài sản cố định vô hình” của tác giả Nghiêm Văn Lợi (2001); bài viết “Quản lý tài sản có và tài sản nợ trong doanh nghiệp bảo hiểm” của tác giả Hoàng Việt Hà (2000); bài viết “Hệ thống chỉ tiêu thông tin kế toán phân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023