Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 14

Ngoài ra, pháp luật còn quy định về các hành vi bị cấm đối với Quản tài viên (Điều 3 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP), gồm cho thuê, cho mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng danh nghĩa Quản tài viên để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi phí Quản tài viên được nhận theo quy định của pháp luật; lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để thông đồng với cá nhân, tổ chức nhằm mục đích vụ lợi; tiết lộ thông tin về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà Quản tài viên biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; các hành vi khác trái với quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.

Quản tài viên cũng có thể bị đình chỉ hành nghề nếu thuộc các trường hợp như về việc tạm đình chỉ hoạt động doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong các trường hợp gồm: a) Công ty hợp danh thay đổi thành viên hợp danh mà không bảo đảm điều kiện; doanh nghiệp tư nhân thay đổi chủ doanh nghiệp mà không đảm bảo điều kiện quy; b) Thành viên hợp danh của công ty hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều này dẫn đến công ty hợp danh không bảo đảm điều kiện quy định; chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định (Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP).

+ Doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản:

Theo Luật Phá sản 2014, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản (Khoản 8 Điều 4).

Để bảo vệ lợi ích của công chúng, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chỉ gồm doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Theo đó, công ty hợp danh có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, tổng giám đốc hoặc giám đốc là Quản tài viên; doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng thời là giám đốc (Điều 13 Luật Phá sản 2014). Đây là một trong số ít các đạo luật ở Việt Nam nhìn nhận chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh là một trong những biện pháp ngăn ngừa rủi ro cho công chúng từ phía chủ doanh nghiệp.

Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản sẽ bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong các trường hợp gồm: a) Công ty hợp danh thay đổi thành viên hợp danh mà không bảo đảm điều kiện; doanh nghiệp tư nhân thay đổi chủ doanh nghiệp mà không đảm bảo điều kiện quy; b) Thành viên hợp danh của công ty hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều này dẫn đến công ty hợp danh không bảo đảm điều kiện quy định; chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định (Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP).

+ Quyền và nghĩa vụ của Quản tài vi n doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản:

Sau khi được chỉ định, quyền và nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được quy định tại Điều 16 Luật Phá sản 2014. Cụ thể, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Có quyền quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã; lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;

bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản; giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật; được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật; đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản; bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản; tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản; gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

- Có quyền đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.

- Có quyền đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc như thu thập tài liệu, chứng cứ; tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật; được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 14

- Được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Có nghĩa vụ báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

- Có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm

trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

+ Chỉ định thay đổi quản tài vi n/doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản từ chối tham gia quản lý tài sản phá sản:

Theo quy định tại Điều 45 Luật phá sản 2014, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, thẩm phán có trách nhiệm chỉ định quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Thẩm phán dựa trên các căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 45 Luật Phá sản 2014 để chỉ định khi người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Số lượng chỉ định là một quản tài viên.

Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thể bị Thẩm phán quyết định thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp: Vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Phá sản; Có căn cứ chứng minh Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ; Trường hợp bất khả kháng mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được nhiệm vụ (Điều 46 Luật Phá sản 2014).

Nhìn chung, Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong Luật Phá sản 2014 đã có những điểm tiến bộ nhất định với mục tiêu củng cố và tạo điều kiện thuận lợi cho một chủ thể trung tâm trong hoạt động quản lý tài sản phá sản được hoạt động một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế, bất cập nhất định về cơ chế vận hành của chế định, thẩm quyền, điều kiện năng lực thực hiện quyền và nghĩa vụ của Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Cụ thể như sau:

Thứ nhất thẩm quyền của quản tài vi n/doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản c n há hẹp tác động trực tiếp tới tính hiệu quả của các biện pháp quản lý tài sản.

Nếu so với khuyến nghị của OECD, có thể nhận thấy nhiệm vụ, quyền hạn của Quản tài viên còn khá hẹp khi thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản phá sản. Theo khuyến nghị của OECD, Quản tài viên cần thiết phải được “Thực hiện tất cả các bước cần thiết để bảo vệ và bảo quản tài sản của doanh nghiệp phá sản và hoạt động inh doanh của con nợ ể cả ngăn chặn việc bán tài sản trái phép và thực hiện quyền tránh các giao dịch trái phép trước

hi phá sản (avoidance powers)”. Theo đó, Quản tài viên cần thiết phải được trao quyền áp dụng tất cả các biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn các giao dịch trái pháp luật hoặc chuyển giao tài sản trái phép.

Hiện nay, việc thu thập thông tin về tài sản phá sản của quản tài viên/doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản khá khó khăn. Quy định của Luật Phá sản 2014 lại không đề cập đến vấn đề cung cấp thông tin về tổng thể của vụ việc cũng như tình hình của doanh nghiệp mở thủ tục phá sản cho Quản tài viên. Sau khi có quyết định chỉ định, Quản tài viên cần xác định danh sách chủ nợ, người mắc nợ cũng như tình hình tài chính, thuế của doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản trong ba năm liên tục. Việc liên hệ cơ quan thuế để yêu cầu cung cấp báo cáo tài chính, báo cáo thuế của doanh nghiệp là một quá trình nhiêu khê, làm ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian phân tích, đánh giá hoạt động, khả năng tài chính của doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản. Đó là chưa kể đến khó khăn khi xác minh số dư tài khoản của doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng vì đa số ngân hàng đều từ chối việc này, dù Quản tài viên có yêu cầu bằng văn bản. Lúc này, Quản tài viên phải có văn bản đề nghị tòa án hỗ trợ việc yêu cầu ngân hàng cung cấp số dư tài khoản, làm kéo dài thời gian xác minh và có thể dẫn đến việc doanh nghiệp tẩu tán tài sản hoặc không trung thực về tình trạng tài chính. Cũng có trường hợp trụ sở doanh nghiệp không đúng địa chỉ trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh càng gây khó khăn cho việc xác minh. Quá trình lập danh sách chủ nợ và người mắc nợ của doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản cũng không hề suôn sẻ. Trên thực tế, còn

tình trạng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan, thậm chí cả doanh nghiệp phá sản, không phối hợp với quản tài viên trong việc xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động, lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, đặc biệt là thu hồi và ngăn chặn việc tẩu tán tài sản của doanh nghiệp phá sản. Điều này gây khó khăn trong hoạt động quản lý, thanh lý tài sản của quản tài viên.

Thứ hai việc chỉ định quản tài vi n/ doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản; chấm dứt tư cách quản tài vi n chưa được quy định rõ ràng.

Dựa trên các quy định của Luật Phá sản, trên thực tế có rất nhiều trường hợp Thẩm phán ra quyết định chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Trường hợp là người nộp đơn đề xuất chỉ định đích danh duy nhất một Quản tài viên thực hiện quản lý, thanh lý tài sản và Thẩm phán căn cứ vào đề xuất đó ban hành quyết định chỉ định đích danh Quản tài viên đó. Trường hợp nữa là người nộp đơn chỉ định đích danh duy nhất một doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện quản lý, thanh lý tài sản và Thẩm phán căn cứ vào đề xuất đó ban hành quyết định chỉ định đích danh doanh nghiệp đó. Trường hợp nữa là người nộp đơn chỉ định đích danh đồng thời một Quản tài viên và một doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản (các bên độc lập) thực hiện quản lý, thanh lý tài sản và Thẩm phán căn cứ vào đề xuất đó ban hành một quyết định chỉ định đích danh Quản tài viên đó và một quyết định chỉ định đích danh doanh nghiệp đó. Một trường hợp nữa có thể xảy ra là người nộp đơn đề xuất chỉ định đích danh duy nhất một Quản tài viên thực hiện quản lý, thanh lý tài sản và Thẩm phán căn cứ vào đề xuất đó ban hành quyết định chỉ định đích danh Quản viên đó; xong Quản tài viên được chỉ định đó lại tiếp tục đề xuất Thẩm phán chỉ định thêm một Quản tài viên nữa và Thẩm phán ban hành thêm quyết định chỉ định thêm Quản tài viên. Như vậy, là có rất nhiều khả năng và trường hợp xảy ra trong thực tế, có thể khiến cho quá trình áp dụng pháp luật không được thống nhất. Hơn nữa, pháp luật

cũng không quy định rõ ràng rằng trong một vụ việc phá sản, người nộp đơn được quyền chỉ định bao nhiêu Quản tài viên, bao nhiêu doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản? có được quyền chỉ định đồng thời vừa Quản tài viên, vừa doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hay không? Luật Phá sản 2014 không hạn chế, không cấm việc người nộp đơn chỉ định số lượng Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, cũng không quy định rõ số lượng Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, phát sinh rắc rối và phức tạp về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ các bên thực hiện quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời. pháp luật cũng không quy định các căn cứ pháp lý chấm dứt tư cách quản tài viên.

Thứ ba hó hăn hi xử lý trường hợp quản tài vi n/ doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản từ chối tham gia quản lý tài sản phá sản

Theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ phá sản đó phải có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng quy định này lại phát sinh vướng mắc cần được hướng dẫn cụ thể. Ví dụ: Sau khi ra quyết định mở thủ tục phá sản thì Thẩm phán giải quyết vụ phá sản đó đã ra văn bản chỉ định một Quản tài viên và văn bản này được tống đạt ngay đến Quản tài viên được chỉ định đó. Tuy nhiên, đến ngày thứ ba kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản thì Quản tài viên được chỉ định lại có văn bản từ chối tham gia vụ phá sản đó vì cho rằng, vụ phá sản này quá phức tạp hoặc do Quản tài viên không có điều kiện tham gia…Vấn đề này xảy ra trong thực tiễn làm cho các Thẩm phán lúng túng trong xử lý tình huống, đồng thời, việc trì hoãn này sẽ khiến cho một số trường hợp giải quyết phá sản trở lên rắc rối hơn vì doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu tuyên bố phá sản sẽ nhân cơ hội đó để tẩu tán tài sản…. Tuy nhiên, Luật Phá sản năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phá sản có liên quan không có quy định nào bắt

buộc các Quản tài viên phải tham gia vụ phá sản khi được chỉ định, nên họ hoàn toàn có quyền từ chối trong trường hợp này. Tại Điều 46 Luật Phá sản năm 2014 chỉ quy định về việc thay đổi Quản tài viên. Đây là trường hợp sau khi đã tham gia vụ phá sản mà Quản tài viên vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Phá sản năm 2014 hoặc có căn cứ chứng minh Quản tài viên không khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc trong trường hợp bất khả kháng mà Quản tài viên không thực hiện được nhiệm vụ. Trong các trường hợp này, Thẩm phán được giao giải quyết việc phá sản sẽ quyết định thay đổi Quản tài viên.

Thứ tư hó hăn trong việc xác định th lao cho Quản tài vi n/doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản

Luật Phá sản 2014 quy định quyết định chỉ định Quản tài viên phải ghi nội dung về tạm ứng chi phí. Tuy nhiên, trên thực tế, khi tham gia các vụ việc tại một số tòa án nhân dân các tỉnh - thành thì quyết định chỉ định Quản tài viên tham gia quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp bị buộc mở thủ tục phá sản đều không đề cập đến vấn đề này. Do đó, Quản tài viên tham gia vụ việc nếu muốn tạm ứng chi phí thì phải gửi văn bản đề nghị và nếu được chấp thuận thì phải khá lâu sau mới nhận được tiền. Cá biệt, có trường hợp được chỉ định Quản tài viên nhưng không nêu việc tạm ứng chi phí. Mặc dù vậy, Quản tài viên vẫn thực hiện việc lập danh sách chủ nợ và danh sách người mắc nợ doanh nghiệp mở thủ tục phá sản gửi về tòa án. Nhưng khi tòa án cấp trên quyết định hủy quyết định mở thủ tục phá sản lại không đề cập đến việc thanh toán chi phí cho Quản tài viên.

Theo quy định, chi phí Quản tài viên được thanh toán trên tỷ lệ % giá trị tài sản của doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán. Quy định này cũng gây khó khăn cho việc thanh toán chi phí Quản tài viên trong trường hợp doanh nghiệp không còn tài sản hoặc giá trị tài sản còn lại sau thanh lý rất thấp, không đủ để thanh toán chi phí Quản tài viên. Chi phí Quản tài viên bao

Xem tất cả 214 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí