Bảng Chi Tiết Tính Toán Var Cho Vàng (Trạng Thái Trường)


Các trường hợp

Tỷ giá không đổi

Tỷ giá tăng

Tỷ giá giảm

TSCF = TSNF

Lợi nhuận không thay đổi

Lợi nhuận không thay đổi

Lợi nhuận không thay đổi

TSCF > TSNF

Lợi nhuận không thay đổi

Lãi ngoại tệ

Lỗ ngoại tệ

TSCF < TSNF

Lợi nhuận không thay đổi

Lỗ ngoại tệ

Lãi ngoại tệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM - Trường ĐH Ngân hàng - 19


NHTM thiết lập trạng thái ngoại hối hợp lý theo từng thời kỳ của nền kinh tế và có tính chiến lược, thể hiện ở chổ các ngân hàng không chỉ nên chạy theo và đối phó với thực trạng cung cầu ngoại tệ trên thị trường ở từng thời điểm kinh doanh, mà còn cần phù hợp với mức rủi ro mà ngân hàng chấp nhận được.

Việc duy trì trạng thái ngoại tệ hợp lý còn thể hiện ở chổ các ngân hàng cần dựa vào điều kiện của nền kinh tế từng thời kỳ cũng như dự báo được các thay đổi chính sách của thời kỳ đó. Điển hình như trong thời kỳ 2005- 2006, các NHTM thường duy trì trạng thái ngoại hối đoản là do những nguyên nhân như: đặc điểm của thị trường ngoại hối Việt Nam thời gian này theo hướng một chiều, cầu về ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại tệ, do vậy mà doanh số mua vào nhỏ hơn doanh số bán ra và điều này dẫn tới trạng thái ngoại tệ của các Ngân hàng thường ở trạng thái đoản; ngoài ra mức tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng mà NHNN công bố thường ổn định trong thời gian dài, hầu như không có biến động lớn; và lãi suất cho vay VNĐ thường cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay của các loại ngoại tệ như USD, EUR và JPY, vì thế các Ngân hàng sẵn sàng bán ngoại tệ đổi lấy nội tệ và cho vay nội tệ để hưởng lãi suất cao, đến hạn hoàn trả ngoại tệ họ mua lại ngoại tệ vào và khoản lãi thu được từ cho vay VNĐ luôn lớn hơn khoản thua lỗ do tỷ giá tăng, trong khi đó chính sách tỷ giá mà NHNN theo đuổi lại ổn định trong thời gian dài. Trong khi đó, từ cuối năm 2006 đến những tháng đầu quý I/2008, trạng thái ngoại tệ của các NHTM lại ở tình huống ngược lại, đó là luôn ở mức dư thừa. Nguyên nhân của tình trạng này là do: nguồn cung ngoại tệ cho các NHTM tăng nhanh vào lúc thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian này phát triển với tốc độ khá nóng, khiến


cho các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô chuyển vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam, vốn được chuyển bằng USD và sau đó chuyển sang VNĐ để kinh doanh chứng khoán dẫn đến cung ngoại tệ tăng mạnh; ngoài nguồn vốn đầu tư gián tiếp thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI thực hiện trong năm 2007 cũng như trong quý I/2008 tăng cao, cụ thể trong quý I/2008, tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm thì cả nước đã thu hút thêm 5,436 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2007 đã làm tăng nguồn cung USD của các NHTM; đồng thời vào thời điểm này, FED liên tục cắt giảm lãi suất đã làm cho đồng USD giảm giá mạnh so với các tiền tệ khác như EUR, JPY,… cũng làm cho dòng vốn đầu tư chuyển vào các nước có lãi suất đồng nội tệ cao và tỷ giá ổn định.

Việc tạo ra trạng thái ngoại hối hợp lý còn dựa trên việc duy trì trạng thái theo đúng quy định của NHNN, không chỉ đến cuối ngày mà duy trì trạng thái ngoại hối cả ngay trong ngày làm việc. Do đó, nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ, NHNN cần cân nhắc phương pháp quản lý trạng thái ngoại tệ thường xuyên tại bất kỳ thời điểm nào.

Trên lý thuyết, việc thu hẹp trạng thái ngoại tệ của các TCTD đồng nghĩa với việc giảm mức độ linh hoạt trong giao dịch ngoại tệ của các tổ chức, cũng giống như việc quy định biên độ dao động tối đa đối với tỷ giá hàng ngày. Tuy nhiên, việc giới hạn các mức dư thừa hay dư thiếu quá lớn so với trạng thái ngoại hối hợp lý của NHTM cho phép các Ngân hàng hoạt động giao dịch ngoại tệ mạnh hơn, hiệu quả hơn và giảm đi rủi ro. Hơn nữa, đây cũng là một trong những công cụ để điều hành chính sách tiền tệ của NHNN mà NHNN đã lãng quên trong suốt hơn 10 năm qua. Trên bình diện vĩ mô của nền kinh tế, trạng thái ngoại tệ của các NHTM càng co hẹp thì càng hạn chế được khả năng đầu cơ ngoại tệ và đây chính là cách để làm giảm đi rủi ro trong hoạt động KDNH của các NHTM.

Duy trì trạng thái ngoại tệ hợp lý còn là việc các NHTM không quá ỷ lại vào biên độ tỷ giá mà NHNN điều hành hàng năm, tại vì với các lý do sau:

Biên độ tỷ giá mà NHNN điều chỉnh trong năm thường được NHNN dự báo sớm từ đầu năm và việc dự báo đó chỉ mang tính định hướng, các NHTM


không nên thiết lập trạng thái ngoại tệ của ngân hàng hàng ngày theo dự báo đó. Biên độ tỷ giá đó có thể biến động ngoài dự báo.

Sự biến động của tỷ giá ngoại tệ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trên thị trường trong nước và thế giới.

Việc mua hay bán ngoại tệ của NHTM không chỉ dựa vào nguồn ngoại tệ có từ việc bán hay mua ngoại tệ của các NHTM, mà rất có thể sử dụng từ các nguồn huy động ngoại tệ khác nhau. Tỷ giá biến động bất lợi và các nguồn huy động đến thời điểm phải trả gây ra cho các ngân hàng nhiều rủi ro.

Việc duy trì trạng thái ngoại tệ hợp lý còn giúp giải phóng bớt lượng ngoại tệ bị “đọng” ở Ngân hàng do tích trữ quá lớn, đưa vào lưu thông góp phần ổn định tỷ giá. Đứng trên góc độ quản lý vĩ mô, việc giảm tỷ lệ của trạng thái ngoại hối theo Thông tư 07, NHNN muốn đưa ra một định hướng chính sách quản lý ngoại hối mới theo hướng chủ động hơn và giúp giảm dần tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế. Theo đó, từng bước giảm bớt huy động và cho vay bằng ngoại tệ trong hệ thống Ngân hàng, đồng thời dần chuyển sang quan hệ mua và bán. Khi hoạt động vay mượn giảm bớt cộng với việc trạng thái ngoại tệ bị thu hẹp còn 20% (theo thông tư số 07/2012/TT-NHNN) mở ra một cơ chế mua bán ngoại tệ rộng hơn trong các Ngân hàng.

Bên cạnh việc duy trì trạng thái ngoại tệ hợp lý dựa vào các nội dung trên, các ngân hàng cũng cần duy trì trạng thái vàng hợp lý trong từng thời kỳ dựa vào các yếu tố như: dự báo được tình hình biến động giá vàng trong và ngoài nước, mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng, sự thay đổi chính sách quản lý vàng của NHNN Việt nam, v.v...

Vì các lý do trên, việc duy trì một trạng thái ngoại hối hợp lý và phù hợp với mức độ rủi ro của từng ngân hàng, các NHTM đã và đang cùng với NHNN quản lý hiệu quả được hoạt động KDNH trong nội bộ NHTM và giúp hoạt động của thị trường ngoại hối ngày càng hiệu quả và ổn định hơn.


3.3.3.2. Sử dụng mô hình định lượng rủi ro VAR

Trên thực tế áp dụng, VaR không đưa ra một phương pháp phù hợp chung nào để đo lường rủi ro cho tất cả các tình huống xảy ra trong các giao dịch ngoại hối. Các mô hình VaR khác nhau sẽ đưa ra các kết quả VaR khác nhau. Bằng cách thông qua kỹ thuật lượng hóa, VaR chỉ có thể đo lường được mức độ rủi ro mà nó thu thập được; VaR không đo lường rủi ro chính sách, rủi ro thanh khoản, rủi ro con người, hoặc rủi ro quy trình, qui định; VaR không đo lường rủi ro tác nghiệp.

Sự cuốn hút lớn nhất của VaR là nó biểu diễn rủi ro dưới dạng một con số bằng một loại đồng tiền duy nhất. VaR được định nghĩa là số tiền lớn nhất mà một danh mục ngoại tệ hay vàng có thể bị thua lỗ với một độ tin cậy xác định, thông thường ở mức 99%. Giả sử như VaR theo ngày của một danh mục các loại ngoại tệ của NHTM được tính là 50 triệu USD thì có nghĩa là đến ngày hôm sau, mức thua lỗ của danh mục đó có 99% xác suất sẽ nhỏ hơn 50 triệu USD. Nói cách khác chỉ có 1% xác suất là mức thua lỗ sẽ vượt 50 triệu USD. Danh mục để tính VaR trong KDNH có thể là vàng, ngoại tệ, công cụ phái sinh hay tổng hợp của các loại này. Hơn thế, nó không chỉ đo được rủi ro của một danh mục ngoại hối đơn lẻ của một nhân viên kinh doanh, mà có thể cộng dồn các cấp độ cao hơn như phòng, ban cho đến rủi ro của cả NHTM. Vào cuối ngày giao dịch là các nhà quản lý Ngân hàng có được VaR của mình dưới dạng một con số duy nhất và có thể so sánh với VaR của bất kỳ một Ngân hàng nào khác dù nghiệp vụ kinh doanh rất khác nhau.

Các nhà quản lý ưa chuộng VaR không phải vì VaR đo lường được hết mọi rủi ro mà vì VaR khiến cho việc quản lý rủi ro trực quan, cụ thể và dễ dàng hơn rất nhiều. VaR còn được chuẩn hóa quốc tế trong tiêu chuẩn Basel II cho các Ngân hàng. Tuy nhiên, vấn đề trong sử dụng VaR là ở xác xuất 1% kia - xác suất của các biến cố hiếm hoi. Việc chúng ta xác định được số tiền tối đa mà chúng ta có thể thua lỗ trong 99% thời gian không nói lên điều gì sẽ xảy ra ở xác xuất của 1% còn lại. Nếu trong một năm NHTM có khoảng 2 hay 3 lần lỗ (khoảng 1% trên tổng số hơn 250 ngày giao dịch) đến 51 hay 58 triệu đô la, mức VaR 50 triệu đô la thật hữu


hiệu. Nhưng nếu chỉ cần một lần Ngân hàng lỗ 1 tỉ USD trong cả năm, lúc đó công thức tính VaR vẫn đúng, nhưng Ngân hàng của chúng ta lại phá sản.

Đó chính là những biến cố hiếm hoi mà chúng ta thường lờ đi, coi rằng việc được đảm bảo đến 99% thời gian là đủ. VaR chỉ tiếp cận các biến cố lớn trên phương diện tần số xuất hiện (nhỏ hơn 1%) chứ không phải trên phương diện độ lớn của nó. Hơn nữa, VaR thông thường được tính toán trên các dữ liệu lịch sử hạn chế, thường là 2-3 năm, khi mà các biến cố lớn không xảy ra và VaR được dùng để dự đoán rủi ro cho khoảng thời gian ngắn có thể là 1 ngày hoặc nhiều hơn là 10 ngày. Một khi có rủi ro xảy ra ở phần xác suất 1%, thì việc vận dụng VaR trong việc xác định mức lỗ tối đa trong độ tin cậy 99% vẫn tiếp tục đúng. Tuy vậy, không phải VaR không có tác dụng mà thậm chí là một công cụ hữu hiệu trong việc xác định mức rủi ro tối đa mà NHTM có thể gặp phải trong một xác xuất cho trước, nhưng phương pháp này không hoàn hảo. Phương pháp này phát huy tác dụng trong phần lớn các hoạt động giao dịch ngoại hối của NHTM, nhưng khi sự không hoàn hảo của phương pháp diễn ra, kết quả kinh doanh của Ngân hàng bị biến động theo chiều hướng tiêu cực. Bài học lớn mà các NHTM cần ý thức được là sự tồn tại của những rủi ro trong tương lai có thể lớn chưa từng có trong quá khứ. Việc tiếp cận, đo lường và định lượng hóa nó là một điều rất khó khăn và cần thận trọng.

Mô hình đo lường rủi ro Var được áp dụng tại Eximbank theo tình huống:

Ngân hàng Eximbank mua vào 2000 chỉ vàng ngày 15/07/2012 với giá vàng là 4.200.000 đồng/chỉ. Ngày 16/7/2012 Ngân hàng xác định tổng lỗ dự kiến bao gồm lỗ do giá vàng giảm giá từ 4.200.000 đồng/chỉ xuống 4.100.000 đồng/chỉ và các mức lỗ dự kiến với khả năng 99% và 95% tương ứng với kết quả trong bảng tính 3.2 bên dưới theo các công thức đã nêu trong phần 1.2.2.5 của chương 1 Luận án này về sử dụng mô hình VaR để xác định mức lỗ tối đa có thể xảy ra. Các bảng số liệu này được tính toán dựa trên số liệu thống kê giá vàng thực tế tại TP.HCM từ ngày 11/12/2009 đến ngày 16/06/2012 (750 ngày) (Bảng 1 ở phụ lục cuối Luận án).


Bảng 3.2 – Bảng chi tiết tính toán VaR cho vàng (trạng thái trường)


Mô tả thống kê


VaR


Trạng thái vàng

Mean (%)

0,0550

Ngày

16/07/2012

Sốlượng(chỉ)

2.000


Std deviation (%)


0,8615


Giá mua (đ/chỉ)


4.100.000


Giá (đ/chỉ)


4.200.000


Median (%)


0,0381


Giá bán (đ/chỉ)


4.120.000


Mark to market


- 200


Số thống kê


750


Giá trị (tr.đồng)


8.200


Tổng lỗ (tr.đồng)

Min (%)

-6,2859

VaR (tr.đồng)

99%

110,43

- 310,43

Max (%)

5,4841

95%

76,76

- 276,76

Bảng 3.3 – Bảng kết quả VaR cho vàng (trạng thái trường)

Mức độ tin cậy:99%; Số lượng dữ liệu khảo sát là 750 (từ 11/12/09 – 16/07/12)


Trạng thái


Giá thị trường (1.000đ

/chỉ)

Tham số tính VaR


VaR (tr.đồng)


Lãi lỗ đánh giá (tr.đồng)

Dự kiến lãi (+);

lỗ (-)

(tr.đồng)

Số lượng (chỉ)

Giá (1.000đ

/chỉ)

Tỷ suất sinh lợi (%)

Độ biến

động giá (%)

Giá trị tài sản (tr.đồng

)

2.000

4.200

4.100

0,0550

0,6025

8.200

110.43

- 200.00

- 310.43

2.000

4.200

4.150

0,0566

0,4510

8.300

82.38

- 100.00

- 182.38

2.000

4.200

4.200

0,0582

0,4542

8.400

83.88

-

- 83.88

2.000

4.200

4.250

0,0598

0,6051

8.500

114.58

+100.00

- 14.58

2.000

4.200

4.300

0,0613

0,8231

8.600

159.39

+200.00

+40.61

Do giá mua ngày 15/7/2012 là 4.200.000 đồng/chỉ, đến ngày 16/7/2012 giá chỉ còn 4.100.000 đồng/chỉ, ngân hàng bị lỗ là 2.000 * 100.000 = 200 triệu đồng. Cùng với khoản lỗ đó, giá trị lỗ tối đa dự kiến VaR với xác xuất 99% là 110,43 triệu đồng, với xác xuất 95% khoản lỗ dự kiến VaR là 76,76 triệu đồng. Do đó, tổng khoản lỗ thực tế và lỗ dự kiến tối đa là: xác xuất 99% là 310,43 triệu đồng, xác xuất 95% là 276,76 triệu đồng.

Trong bảng 3.3, với các giả định giá vàng thị trường biến động từ 4.100.000 đến 4.300.000 đồng/chỉ. Tương ứng với sự biến động giá đó là các khoản lãi/lỗ dự kiến được liệt kê trong cột cuối cùng của bảng 3.3.


Với các kết quả được tính toán trong bảng 3.2 và 3.3 cũng như thu thập số liệu giá vàng trong bảng 3.1, các chuyên viên kinh doanh của phòng KDNH tính toán được mức lỗ tối đa một khi thực hiện mua 2.000 chỉ vàng với giá vàng lúc mua là 4.200.000 đồng/chỉ. Sau khi tính toán, phòng KDNH quyết định là có thực hiện giao dịch đó hay không. Ngoài ra, phòng QLRR cũng sẽ có các bảng tính tương tự như vậy, để thực hiện chức năng của phòng là cảnh báo cho phòng KDNH nếu số lỗ đó vượt quá hạn mức lỗ cho phép, và báo cáo kịp thời trạng thái các giao dịch lên Ban lãnh đạo ngân hàng. Cùng với đó, NHNN cũng nhận được các báo cáo rủi ro của các trạng thái kinh doanh ngoại hối hàng ngày của từng ngân hàng, từ đó có các quản lý và điều chỉnh kịp thời và cuối cùng là bảo đảm an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung.

Tương tự cách tính toán như trên, ngân hàng Eximbank thực hiện bán 2.000 chỉ vàng với giá 4.200.000 đồng/chỉ vào ngày 15/07/2012, do đến ngày 16/07/2012 giá vàng hạ xuống còn 4.100.000 đồng/chỉ, ngân hàng bị lãi là 2.000 * 100.000 = 200 triệu đồng. Cùng với khoản lãi đó, giá trị lỗ tối đa dự kiến VaR với xác xuất 99% là 113,16 triệu đồng, với xác xuất 95% khoản lỗ dự kiến VaR là 78,71 triệu đồng. Do đó, tổng khoản lãi thực tế dự kiến tối đa là: xác xuất 99% là 86,84 triệu đồng, xác xuất 95% là 121,29 triệu đồng.

Bảng 3.4 – Bảng chi tiết tính toán VaR cho vàng (trạng thái đoản)


Mô tả thống kê


Value at Risk


Trạng thái vàng

Mean (%)

0,0542

Ngày

16/07/2012

Sốlượng(chỉ)

-2.000


Std deviation (%)


0,8336


Giá mua (đ/chỉ)


4.080.000


Giá (đ/chỉ)


4.200.000


Median (%)


0,0000


Giá bán (đ/chỉ)


4.100.000


Mark to market


+200


Số thống kê


750


Giá trị (tr.đồng)


8.200


Tổng lỗ/lời (tr.đồng)

Min (%)

-5,7097

VaR (tr.đồng)

99%

113,16

+86,84

Max (%)

5,5764

95%

78,71

+121,29


Bảng 3.5 – Bảng kết quả VaR cho vàng (trạng thái đoản)


Trạng thái


Giá thị trường (1.000đ

/chỉ)

Tham số tính VaR


VaR (tr.đồng)


Lãi lỗ đánh giá (tr.đồng)

Dự kiến lãi (+);

lỗ (-)

(tr.đồng)

Số lượng (chỉ)

Tỷ giá (1.000đ

/chỉ)

Tỷ suất sinh lợi (%)

Độ biến động

giá (%)

Giá trị tài sản (tr.đồng)


-2.000


4.200


4.100


0,0542


0,6165


-8.200


113,16


+200,00


+86,84


-2.000


4.200


4.150


0,0558


0,4555


-8.300


83,31


+100,00


+16,69


-2.000


4.200


4.200


0,0574


0,4446


-8.400


82,05


-


-82,05


-2.000


4.200


4.250


0,0590


0,5873


-8.500


111,11


-100,00


-211,11


-2.000


4.200


4.300


0,0606


0,8023


-8.600


155,30


-200,00


-355,30

(Khi giá vàng thay đổi từ 4.100.000 đến 4.300.000 đồng/chỉ, và mức độ tin cậy:99%; Số lượng dữ liệu khảo sát là 750 (từ 11/12/09 – 16/07/12).

Trong bảng 3.5, với các giả định giá vàng thị trường biến động từ 4.100.000 đến 4.300.000 đồng/chỉ. Tương ứng với sự biến động giá đó là các khoản lãi/lỗ dự kiến được liệt kê trong cột cuối cùng của bảng 3.5. Việc sử dụng kết quả tính toán trong trường hợp giao dịch bán 2.000 chỉ này giống như trong giao dịch mua 2.000 chỉ.

Tại NHTM cổ phần Eximbank tại TP.HCM ngày 15/07/2012 thực hiện một giao dịch bán 1.000.000 CHF giá giao ngay 1.02386, từ khảo sát thực nghiệm chúng ta biết được rằng cặp CHF/USD tuân theo luật phân phối chuẩn. Các bảng tính được thực hiện theo sau đây.

Theo giao dịch trên, tác giả lấy số liệu từ tháng 7/2007 đến tháng 7/2012:

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 03/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí