Bảng 3.6: Thống kê giá CHF và các kết quả tính toán của tác giả
CHF | CHF | Rec Var
| CHF | CHF | CHF | Rec Var
| |
Ngày | Giá | Returns (ri) | 0.0005% | Ngày | Giá | Returns (ri) | …….... |
17/7/2012 | 0.97670 | 0.2148% | 0.0005% | …….... | …….... | …….... | |
16/7/2012 | 0.97880 | 0.2245% | 0.0016% | …….... | …….... | …….... | …….... |
13/7/2012 | 0.98100 | 0.4069% | 0.0012% | 15/8/2007 | 1.21980 | 0.7240% | 0.0020% |
12/7/2012 | 0.98500 | 0.3458% | 0.0001% | 14/8/2007 | 1.21100 | 0.4469% | 0.0031% |
11/7/2012 | 0.98160 | 0.0917% | 0.0034% | 13/8/2007 | 1.20560 | 0.5573% | 0.0005% |
10/7/2012 | 0.98070 | 0.5829% | 0.0009% | 10/8/2007 | 1.19890 | 0.2171% | 0.0000% |
9/7/2012 | 0.97500 | 0.2765% | 0.0070% | 9/8/2007 | 1.19630 | 0.0669% | 0.0000% |
6/7/2012 | 0.97770 | 0.8319% | 0.0111% | 8/8/2007 | 1.19710 | 0.0167% | 0.0017% |
5/7/2012 | 0.96960 | 1.0576% | 0.0045% | 7/8/2007 | 1.19730 | 0.4185% | 0.0004% |
4/7/2012 | 0.95940 | 0.6798% | 0.0004% | 6/8/2007 | 1.19230 | 0.1175% | 0.0130% |
3/7/2012 | 0.95290 | 0.1782% | 0.0042% | 3/8/2007 | 1.19090 | 1.1521% | 0.0000% |
2/7/2012 | 0.95460 | 0.6094% | 0.0306% | 2/8/2007 | 1.20470 | 0.0166% | 0.0007% |
29/6/2012 | 0.94880 | 1.7655% | 0.0006% | 1/8/2007 | 1.20450 | 0.2660% | 0.0003% |
28/6/2012 | 0.96570 | 0.2488% | 0.0003% | 31/7/2007 | 1.20130 | 0.1497% | 0.0022% |
27/6/2012 | 0.96330 | 0.1662% | 0.0002% | 30/7/2007 | 1.20310 | 0.4727% | 0.0019% |
26/6/2012 | 0.96170 | 0.1040% | 0.0029% | 27/7/2007 | 1.20880 | 0.4228% | 0.0065% |
25/6/2012 | 0.96070 | 0.5427% | 0.0010% | 26/7/2007 | 1.20370 | 0.8109% | 0.0000% |
…….... | …….... | …….... | …….... | 25/7/2007 | 1.21350 | 0.8940% | |
…….... | …….... | …….... | …….... | 24/7/2007 | 1.20270 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngoại Hối Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Tp.hcm
- Giải Pháp Tăng Cường Hoạt Động Quản Lý Rủi Ro Kinh Doanh Ngoại Hối Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Tp.hcm
- Bảng Chi Tiết Tính Toán Var Cho Vàng (Trạng Thái Trường)
- Các Giải Pháp Khác Từ Phía Các Ngân Hàng Thương Mại Để Hổ Trợ Cho Việc Tăng Cường Hoạt Động Quản Lý Rủi Ro Kinh Doanh Ngoại Hối
- Ổn Định Tình Hình Bên Ngoài: Kinh Tế, Chính Trị Và Xã Hội
- Chính Sách Đối Với Huy Động Và Tín Dụng Ngoại Tệ
Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.
Bảng 3.7: Bảng tính toán các số liệu của tác giả
Biểu đồ 3.1: Phân phối xác xuất chuẩn của daily return CHFUSD
240
180
120
60
0
Mean (µ) | 0.0160% |
Std deviation (Ϭ) | 0.82% |
Median | 0.00022 |
Skewness | -0.90494 |
Kurtosis | 13.99189 |
Number of Obsevation (số lần quan sát) | 1300 |
Min | -0.09088 |
Max | 0.04330 |
Scott’s choice | 0.00262 |
Number of Bin | 51.2 |
Lambda (λ) | 0.944309 |
EUR | GBP | AUD | JPY | CHF | CAD | SGD | |
EUR | 0.00338% | 0.00206% | 0.00281% | 0.00029% | 0.00341% | 0.00204% | 0.00161% |
GBP | 0.00206% | 0.00227% | 0.00251% | 0.00000% | 0.00210% | 0.00161% | 0.00137% |
AUD | 0.00281% | 0.00251% | 0.00491% | 0.00067% | 0.00281% | 0.00275% | 0.00246% |
JPY | 0.00029% | 0.00000% | 0.00067% | 0.00177% | 0.00027% | 0.00048% | 0.00036% |
CHF | 0.00341% | 0.00210% | 0.00281% | 0.00027% | 0.00346% | 0.00205% | 0.00163% |
CAD | 0.00204% | 0.00161% | 0.00275% | 0.00048% | 0.00205% | 0.00235% | 0.00152% |
SGD | 0.00161% | 0.00137% | 0.00246% | 0.00036% | 0.00163% | 0.00152% | 0.00148% |
EUR | GBP | AUD | JPY | CHF | CAD | SGD | |
EUR | 1.0000 | 0.7449 | 0.6897 | -0.1178 | 0.9981 | 0.7243 | 0.7209 |
GBP | 0.7449 | 1.0000 | 0.7511 | -0.0006 | 0.7482 | 0.6953 | 0.7484 |
AUD | 0.6897 | 0.7511 | 1.0000 | -0.2271 | 0.6828 | 0.8084 | 0.9106 |
JPY | -0.1178 | -0.0006 | -0.2271 | 1.0000 | -0.1084 | -0.2362 | -0.2252 |
CHF | 0.9981 | 0.7482 | 0.6828 | -0.1084 | 1.0000 | 0.7194 | 0.7211 |
CAD | 0.7243 | 0.6953 | 0.8084 | -0.2362 | 0.7194 | 1.0000 | 0.8176 |
SGD | 0.7209 | 0.7484 | 0.9106 | -0.2252 | 0.7211 | 0.8176 | 1.0000 |
Bảng 3.7: Bảng phân tích trạng thái và kết quả VaR của CHF
Số liệu giao dịch
Quantity | Last Price date | Last Price | |
CHF | -1,000,000 | 17/7/2012 | 1.02386 |
Bảng tính VaR
Last Value | VaR (99%) | VaR (95%) | |
CHF | -1,023,856 | 14,518 | 10,313 |
Qua kết quả tính toán ở trên, với giao dịch bán 1.000.000 CHF giá giao ngay CHF/USD = 1.02386 tại NHTM Eximbank TP.HCM ngày 15/07/2012, tác giả tính được các kết quả VaR 99% cho trạng thái bán 1.000.000 CHF là 14.518 USD và VaR 95% cho trạng thái bán 1.000.000 CHF là 10.313 USD. Điều đó có nghĩa là trong điều kiện thị trường bình thường, với mức xác xuất 99% thì mức lổ tối đa mà Eximbank phải chịu với giao dịch trên là 14.518 USD, còn với mức xác xuất 95% thì mức lổ tối đa mà Eximbank phải chịu với giao dịch trên là 10.313 USD. Với các kết quả tính toán VaR trên, Eximbank biết trước được rằng với một giao dịch ngoại tệ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ xác định được mức lổ tối đa có thể xảy ra là bao nhiêu, và mức lổ đó có nằm trong hạn mức rủi ro mà Ban lãnh đạo ngân hàng giao cho phòng KDNH trong việc thực hiện các giao dịch ngoại tệ tự doanh hay không. Từ đó, các chuyên viên phòng KDNH sẽ tổng hợp các yếu tố như về giá cả thị trường, các phân tích kỷ thuật, phân tích cơ bản về sự biến động của giá ngoại tệ, … cùng với các tính toán về giá trị chịu rủi ro tối đa VaR, các chuyên viên sẽ quyết định là có nên thực hiện các giao dịch ngoại tệ đó hay không. Một khía cạnh khác, phòng quản lý rủi ro (QLRR) sau khi nhận được các thông tin về giao dịch từ phía phòng KDNH, phòng QLRR xác định giá trị VaR cho giao dịch đó, tạo ra báo cáo cho lãnh đạo ngân hàng, đồng thời cảnh báo đến các phòng ban liên quan nếu các giao dịch ngoại tệ đó có mức rủi ro cao hơn hạn mức cho phép của ngân hàng hay có vi phạm các quy định của ngân hàng.
3.3.3.3. Sử dụng các sản phẩm phái sinh ngoại tệ
Ngày nay, hoạt động kinh doanh của các NHTM trở nên phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết, bên cạnh các nghiệp vụ mang tính truyền thống thì các Ngân hàng đã không ngừng phát triển các nghiệp vụ tài chính mới, hiện đại, trong đó, phải kể đến các giao dịch kinh doanh ngoại tệ, vàng. Đây là hoạt động kinh doanh
có thể đem lại lợi nhuận rất cao cho NHTM, nhưng nó cũng chứa đầy những rủi ro. Khi tham gia hoạt động KDNH, Ngân hàng sẽ tạo ra trạng thái ngoại hối mở và dẫn đến rủi ro tỷ giá cho Ngân hàng nếu tỷ giá trên thị trường biến động. Để có thể hạn chế được rủi ro này, Ngân hàng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa, một trong những công cụ phòng ngừa hữu hiệu chính là các hợp đồng phái sinh về ngoại hối. Các hợp đồng phái sinh ngoại hối bao gồm: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai.
Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép Ngân hàng muốn làm giảm rủi ro của mình, chuyển giao rủi ro cho những tổ chức sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, không ai mong muốn chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Và cũng vì thế mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính, điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử dụng vốn. Bên cạnh đó, thị trường các sản phẩm phái sinh cũng là một công cụ hiệu quả cho hoạt động đầu cơ, tại vì Ngân hàng muốn phòng ngừa rủi ro phải tìm được một Ngân hàng khác hoặc nhà đầu tư khác có nhu cầu đối lập hoàn toàn với mình, tức là rủi ro của Ngân hàng muốn phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ bởi các nhà đầu cơ. Mỗi nhà đầu tư có một khả năng chấp nhận rủi ro cũng khác nhau và ai cũng có mong muốn là giữ cho các khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được. Cho nên, họ gặp nhau và tiến hành việc chuyển giao một phần rủi ro của mình cho đối tác.
Thị trường phái sinh giúp các tín hiệu thị trường khó bị bóp méo. Vì thế, các nhà đầu cơ với ý định thao túng thị trường cũng có những khó khăn nhất định. Chính vì thế, đặt bên cạnh thị trường giao ngay, sự hiệu quả của thị trường phái sinh giúp nâng cao tính lành mạnh cho thị trường đó. Như vậy công cụ tài chính phái sinh là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại, kỹ thuật tài chính này đòi hỏi một trình độ hiểu hiết và phát triển nhất định của bất kỳ nền kinh tế nào, tuy nhiên, mức độ và điều kiện áp dụng ở Việt Nam còn có những hạn chế nhất định. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần có một hệ thống giải pháp tích cực để triển khai thành công các kỹ
thuật KDNH này trên thị trường tài chính, nhằm giúp giảm được rủi ro trong hoạt động này cũng như tạo ra tính hiệu quả cho thị trường ngoại hối Việt Nam. Nếu sử dụng sai mục đích và không được giám sát chặt chẽ, các công cụ phái sinh, từ chỗ là công cụ phòng chống rủi ro sẽ mang đến những mầm họa rất lớn cho nền kinh tế. Để tránh điều đó, NHTM cần xây dựng những trụ cột cơ bản đảm bảo việc triển khai các công cụ tài chính phái sinh được bền vững.
Đối với NHNN:
NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, kết hợp với các giải pháp nới rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân, nhằm hình thành một thị trường ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ phù hợp với thị trường giao dịch. NHNN cũng cần tăng cường vai trò trên TTLNH. Thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do NHNN tổ chức, giám sát và điều hành nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các TCTD là thành viên thị trường. Quan trọng hơn, NHNN cần nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong giao dịch phái sinh, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thị trường của Việt Nam hiện nay, để có hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTM, tránh để các NHTM thực hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ, dẫn đến tình trạng không thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi có sự cố xảy ra, cũng như hạn chế những rủi ro có thể cho các NHTM.
NHNN cần tăng cường hơn nữa vai trò trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN tổ chức, giám sát và điều hành nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các TCTD là thành viên thị trường. NHNN tham gia thị trường với tư cách là người mua, người bán cuối cùng, thực hiện can thiệp khi cần thiết vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. Đây là thị trường cơ sở làm nền tảng để phát triển thị trường ngoại hối.
Ngoài ra, NHNN cần hoàn thiện chế độ kế toán, quy định cụ thể về các giao dịch phái sinh, có các hướng dẫn cụ thể quy định cách tính toán thu nhập, chi phí, cách tính giá hạch toán, cách định giá, … phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm giúp
các NHTM thực hiện tốt việc theo dõi quản lý nghiệp vụ phái sinh trong quá trình áp dụng.
Đối với NHTM:
Các NHTM cũng cần có chính sách đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường phái sinh ngoại hối quốc tế về các công cụ phái sinh ngoại hối, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng. Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật nghiệp vụ phái sinh ngoại hối, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất. Ngoài điều kiện về trình độ cán bộ thì vấn đề công nghệ Ngân hàng cũng là điều kiện cần thiết để tạo thuận lợi cho việc ứng dụng nghiệp vụ phái sinh ngoại hối. Vì các công cụ phái sinh ngoại hối được xây dựng trên cơ sở sử dụng các thuật toán phức tạp để dự đoán về các khả năng biến động của tỷ giá hối đoái trong tương lai. Ngoài ra, các NHTM cần nghiên cứu và phát triển dịch vụ Ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các Ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về tài chính và kỹ thuật để hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng và hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh.
Ngoài các giao dịch phái sinh mà NHTM tự thực hiện để phòng ngừa rủi ro tỷ giá ngoại tệ và giá vàng cho chính Ngân hàng của mình, các NHTM hiện nay còn cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng. Tuy nhiên, các sản phẩm phái sinh hiện nay do các Ngân hàng cung cấp một cách rời rạc, nghiệp vụ này cũng còn khá mới mẻ và khách hàng chưa nhận được mức phí cạnh tranh nhất. Trong thực tế áp dụng các sản phẩm như hợp đồng quyền chọn, rất dễ xảy ra tình trạng lạm dụng sản phẩm này để lách biên độ tỷ giá, mua bán ngoại tệ với mức giá cao hơn mức giá quy định của NHNN. Những tình huống thực tế này đã phần nào hạn chế sự phát triển của các sản phẩm phái sinh ngoại hối, cả cơ quan quản lý và khách hàng đều tỏ
ra khá e dè và thận trọng trong việc triển khai áp dụng các sản phẩm. Để vượt qua tình trạng này, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước được tiếp cận các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro về biến động tỷ giá, thị trường phái sinh cần được tổ chức tập trung như một Sàn giao dịch hay Sở giao dịch, NHNN có thể giữ vai trò quản lý chính của thị trường này. Làm được như vậy có thể sẽ đồng thời xử lý hài hòa được các nhu cầu: nhu cầu chính đáng về bảo hiểm tỷ giá của các doanh nghiệp và nhà đầu tư; nhu cầu cân đối trạng thái mua bán sản phẩm ngoại hối của các ngân hàng, thống nhất biểu phí cho các sản phẩm một cách hợp lý; quản lý thị trường phái sinh một cách chặt chẽ, tránh các trường hợp lạm dụng sản phẩm này để đầu cơ; tạo điều kiện để thị trường phái sinh phát triển một cách minh bạch, dễ tiếp cận đối với tất cả các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong nước có nhu cầu. Khi đó, các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước sẽ có thêm các công cụ tài chính hiệu quả để tự tin tham gia vào hoạt động giao thương và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như giúp các NHTM quản lý tốt rủi ro trong các giao dịch ngoại hối của mình.
Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson, hay Metastock, các NHTM cần trang bị thêm phần mềm xử lý, QLRR và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh. Mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích QLRR đối với các giao dịch ngoại hối của ngân hàng.
3.3.3.4. Hạn chế các giao dịch trên thị trường không có nhu cầu thực
Để thực hiện được giải pháp này, trước tiên rất cần có các quy định từ phía Nhà nước và cần sự kiên trì thực hiện, kiểm tra giám sát, xử phạt nghiêm minh việc thực thi các quy định của pháp luật đã được đưa ra. Trong các quy định pháp lý của Nhà nước trong thời gian qua nổi bật nhất phải kể đến việc ban hành Thông tư 03 và Thông tư 07 trong việc áp dụng cho các đối tượng được phép vay ngoại tệ và tỷ lệ trạng thái ngoại tê được phép duy trì. Có thể thấy quy định mới này nhằm hạn chế khả năng các Ngân hàng đầu cơ ngoại tệ, thao túng, chuyển đổi vốn trong hệ thống gây bất lợi cho tỷ giá, giúp NHNN tăng cường sức mạnh quản lý ngoại hối. Trước đây có thời điểm nhiều NHTM nhỏ bán âm quá mức trạng thái được phép để giải
quyết thanh khoản tiền đồng hoặc găm giữ ngoại tệ với trạng thái trường rất lớn để đầu cơ làm giá nhằm trục lợi. Nhiều NHTM không kinh doanh vàng nhưng có nguồn ngoại tệ lớn đã “làm giá” đẩy tỷ giá giao dịch thực trên TTLNH vượt trần tỷ giá chính thức của NHNN. Hơn nữa, hiện nay vốn điều lệ của nhiều NHTM rất lớn, tỷ lệ 20% sẽ có nhiều NHTM không sử dụng hết, nên việc giảm trạng thái ngoại tệ sẽ góp phần ổn định tỷ giá hơn, khi các NHTM mua được ngoại tệ nhưng chưa có nhu cầu sử dụng sẽ bán lại cho NHNN hoặc trên TTLNH, góp phần ổn định thị trường ngoại hối, tránh đầu cơ sẽ giúp thị trường ổn định và NHNN dễ hơn trong việc điều hành CSTT.
Ngoài ra, nhằm giảm các giao dịch trên thị trường ngoại hối có nhu cầu giả tạo và đầu cơ ngoại hối thì NHNN cần tạo ra một thị trường ngoại hối hoạt động ổn định lâu dài. Trong thời qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 về việc Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 202 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, cùng với Thông tư số 07/2012/TT-NHNN ngày 20/3/2012 của NHNN về Quy định trạng thái ngoại tệ của TCTD, có hiệu lực kể từ ngày 2/5/2012, thị trường ngoại tệ đã có những chuyển biến tích cực chưa từng thấy trong nhiều năm gần đây, 6 tháng đầu năm 2012, tỷ giá chính thức do NHNN điều hành rất ổn định, tình trạng tỷ giá “kịch trần” không còn xảy ra như những năm trước, và có lúc tỷ giá phi chính thức còn thấp hơn tỷ giá Ngân hàng. Tín hiệu này cho thấy, NHNN đang hoàn toàn giữ thế chủ động trong việc điều hành tỷ giá, phù hợp với cung cầu ngoại tệ và tình hình kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, đây chỉ là những kết quả thấy được trước mắt, NHNN cần theo đuổi một chính sách dài hạn với mục tiêu tạo ra một môi trường KDNH lành mạnh, giảm thiểu các hoạt động đầu cơ gây xáo trộn mạnh trên thị trường trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn chưa phát triển ổn định.
Ngoài ra, khuyến khích các doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào USD, sử dụng đúng ngoại tệ trong hợp đồng với nước xuất khẩu là nên thực hiện nhằm giúp thị trường USD/VNĐ ít bị biến động, đặc biệt là vào các tháng cuối năm, và giúp thị trường ngoại hối hoạt động lành mạnh, đáp ứng đúng bản chất kinh tế của hợp đồng