Hoàn Thiện Chiến Lược, Chính Sách Và Quy Trình Tín Dụng


- Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý RRTD đối với các khoản nợ thuộc nhóm 5 mà ngân hàng đánh giá là không có khả năng thu hồi.

- Phát mại TSBĐ tiền vay, xử lý TSBĐ tiền vay, khởi kiện ra tòa. Khi đó khoản thu về có thể thấp hơn các khoản đã cho vay và lãi, buộc ngân hàng phải chấp nhận nó.

1.2.3.5. Quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng

- Quản lý RRTD đó là quản lý hàng ngày các khâu, các quy trình về hoạt động tín dụng, đảm bảo quá trình quyết định cho vay, giải ngân cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, thu nợ và thu lãi được thực hiện nghiêm túc theo các chính sách và quy trình của ngân hàng.

- Kiểm soát RRTD thường do bộ phận kiểm soát nội bộ, kiểm soát của HĐQT/ HĐTV, kiểm soát độc lập thuê bên ngoài, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng triển khai, thực hiện thường xuyên, định kỳ hay chuyên đề, nhằm đảm bảo tính tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình về hoạt động tín dụng trong toàn bộ hệ thống NHTM hoạt động nghiêm túc, đồng thời phát hiện ra những sơ hở, những bất cập, lỗi thời cần hoàn thiện, điều chỉnh, bổ sung.

1.2.3.6. Hoàn thiện chiến lược, chính sách và quy trình tín dụng

Thông qua các hoạt động quản lý và kiểm soát, thông qua đánh giá và tổng kết thực tiễn, thông qua các kiến nghị và đề xuất từ cơ sở trong toàn hệ thống, thông qua những thông tin từ khách hàng và khuyến cáo của các cơ quan quản lý nhà nước, thông qua những diễn biến mới về môi trường pháp lý, kinh tế và xã hội, HĐQT/HĐTV, ban lãnh đạo NHTM tiến hành chỉnh sửa, bổ sung hay ban hành mới nhằm hoàn thiện chiến lược, chính sách và quy trình tín dụng. Hoạt động này được tiến hành hàng năm hay khi có yêu cầu cấp bách.

1.2.4. Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) là một ủy ban được thành lập gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng từ năm 1974 bởi các Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G10, tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Vào năm 1988, Ủy ban Basel đã giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) còn được gọi là Basel I. Hiệp ước Basel I cung cấp nội dung cơ bản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.


về khung đo lường RRTD với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. Basel I ngay sau khi ra đời vào năm 1988 được phổ biến trong các quốc gia thành viên và sau đó được phổ biến ở hầu hết các nước có các ngân hàng tham gia hoạt động quốc tế với các mục đích và tiêu chuẩn gồm:

Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 8

Mục đích của Basel I: Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế; Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.

Đến năm 1996, Basel I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới nhưng vẫn có khá nhiều điểm hạn chế so với xu thế phát triển của hệ thống các ngân hàng. Để khắc phục những hạn chế của Basel I, đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới chính thức được ban hành và còn được gọi là Hiệp ước Basel II với khung đo lường mới gồm 3 trụ cột chính; Trong đó Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với RRTD, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

Theo Basel Committee on Banking Supervision (2006), Hiệp định Basel II ra đời thay thế cho Hiệp định vốn ngân hàng quốc tế (Basel I) được thực hiện từ năm 1988 (thường được biết đến với tỷ số Cook) do Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel xây dựng nhằm hỗ trợ các ngân hàng quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Các nguyên tắc trong quản lý RRTD của hiệp định bao gồm:

- Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp:

+ Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét Chiến lược RRTD theo định kỳ. Xem xét những vấn đề như: Mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, mức độ khả năng sinh lời.

+ Nguyên tắc 2: Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng; xây dựng các chính sách tín dụng; xây dựng các quy trình thủ tục cho các khoản vay riêng lẻ và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, quản lý và kiểm soát RRTD.

+ Nguyên tắc 3: Xác định và quản lý RRTD trong tất cả các sản phẩm và các hoạt động. Đảm bảo rằng các sản phẩm và hoạt động mới đều trải qua đầy đủ các thủ tục, các quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy đủ.


- Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý:

+ Nguyên tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: Những hiểu biết về người vay, mục tiêu và cơ cấu tín dụng, nguồn thanh toán.

+ Nguyên tắc 5: Thiết lập HMTD tổng quát cho từng khách hàng riêng lẻ, nhóm những khách hàng vay có liên quan tới nhau, trong và ngoài bảng cân đối kế toán.

+ Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có.

+ Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên cơ sở giao dịch thương mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan.

- Duy trì một quy trình quản lý, đánh giá và kiểm soát tín dụng có hiệu quả:

+ Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với các danh mục tín dụng.

+ Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản DPRR.

+ Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ. Hệ thống đánh giá cần phải nhất quán với các hoạt động của NHTM.

+ Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích giúp Ban quản lý đánh giá RRTD cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán, cung cấp thông tin về cơ cấu và thành phần danh mục tín dụng, bao gồm cả việc phát hiện các tập trung rủi ro.

+ Nguyên tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với cơ cấu tổng thể của danh mục tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng.

+ Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai trong những tình trạng khó khăn khi đánh giá danh mục tín dụng.

- Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với RRTD:

+ Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục, và cần thông báo kết quả đánh giá cho HĐQT/HĐTV và ban quản lý cấp cao.

+ Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể: Việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và áp dụng kiểm soát nội bộ, những vi phạm về các chính sách, thủ tục và HMTD cần được báo cáo kịp thời.


+ Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề.

+ Nguyên tắc 17: Phải có một hệ thống hữu hiệu để xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát RRTD như là một phần của cách tiếp cận tổng thể về quản lý rủi ro.

1.2.5. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng

1.2.5.1. Khái niệm

Mô hình quản lý RRTD chính là hệ thống các mô hình bao gồm: Mô hình tổ chức quản lý rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của NHTM. Mô hình quản lý RRTD phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ; các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.

1.2.5.2. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung

Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: Quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất, đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.

Điểm mạnh: Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài. Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro. Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống; Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.

Điểm yếu:Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian. Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.

1.2.5.3. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán

Mô hình này chưa có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: Quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng NHTM thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với tất cả các khâu chuẩn bị cho một khoản vay.

Điểm mạnh: Gọn nhẹ; Cơ cấu tổ chức đơn giản; Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ.


Điểm yếu:Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu; Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.

1.2.5.4. Một số mô hình phân tích đánh giá rủi ro tín dụng

Quá trình phân tích đánh giá RRTD, các chuyên gia ngân hàng thường sử dụng nhiều mô hình, các mô hình phản ánh về mặt định lượng, mô hình phản ánh về mặt định tính. Các mô hình này không loại trừ lẫn nhau mà bổ sung cho nhau.Theo trình độ phát triển, một NHTM cũng có thể sử dụng nhiều mô hình để đánh giá xếp hạng khách hàng trong quá trình vay, trả nợ; phân tích khả năng không trả được nợ của khách hàng để xác định chiến lược xử lý nợ xấu trong tín dụng là "duy trì" hay "rút lui". Trong khuôn khổ một luận án tiến sĩ, xin được đề cập tóm tắt một số mô hình dưới đây:

a. Mô hình phân tích cổ điển

Theo Nguyễn Văn Tiến (2003), phân tích tín dụng cơ sở hình thành một khoản cho vay tốt: Tổng kết từ kinh nghiệm của NHTM trên thế giới cho thấy rằng khi xem xét một hồ sơ xin vay, phòng tín dụng phải trả lời thỏa đáng 3 câu hỏi sau:

Câu 1: Người xin vay có đáng tin cậy không? Làm sao có thể biết?

Câu 2: Hợp đồng tín dụng có thể được cấu trúc để bảo vệ an toàn khoản vay cũng như tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng món vay một cách hiệu quả không? Câu 3: Ngân hàng có quyền đối với TSBĐ và thu nhập của khách hàng trong trường hợp khoản vay có vấn đề; ngân hàng có thể thu hồi vốn nhanh chóng với rủi ro và chi phí thấp được không? Có thể xem xét một cách tóm lược việc NHTM giải

quyết các câu hỏi nêu trên trong quá trình cho vay của mình như sau:

- Khách hàng xin vay có đáng tin cậy không?

Để trả lời câu hỏi này, NHTM thường tiến hành nghiên cứu chi tiết sáu khía cạnh (6 "C", chữ cái đầu của tiếng Anh) của hồ sơ xin vay: Tính cách, năng lực, dòng tiền mặt, TSBĐ, các điều kiện và sự kiểm soát. Tất cả phải thoả mãn các yêu cầu đối với một khoản cho vay tốt theo quan điểm của người cho vay.

- Liệu một hợp đồng tín dụng có được cấu trúc hoàn chỉnh hay không?

Một hợp đồng tín dụng được cấu trúc hợp lý phải bảo vệ được NHTM và những người mà NHTM đại diện (những người gửi tiền và các cổ đông), hạn chế những hoạt động có thể đe doạ tới khả năng thu hồi vốn của NHTM. Quá trình thu


hồi vốn cho vay bao gồm thời điểm và địa điểm phải được xác định rõ ràng trong hợp đồng tín dụng. Tất cả các biện pháp mà NHTM áp dụng là nhằm tạo ra vùng an toàn cho khoản vay. Vùng an toàn đối với khoản vay của NHTM là hết sức quan trọng. Công thức tính toán của NHTM về mức lãi suất cho vay đã phải bao hàm phần chi phí bù đắp tổn thất tín dụng, vì vậy để hạn chế tổn thất tín dụng các NHTM thường tạo ra xung quanh khoản vay một vùng an toàn, được mô phỏng trong Hình 1.6.

Hình 1.6. Vùng an toàn xung quanh khoản vay của ngân hàng


Bảo lãnh của các cá nhân

Khoản tiền ngân hàng phải chịu rủi ro bằng khoản tiền vay gốc cộng với tiền lãi trừ đi tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng

Doanh thu lợi nhuận dự tính của khách hàng

Các nguồn trên bảng cân đối của người vay


Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2003

Phần trên cho chúng ta thấy, các NHTM dùng ba biện pháp sau để hạn chế rủi ro đối với khoản cho vay: (i) Biện pháp đầu tiên đó là xem xét thu nhập hay dòng tiền mặt của khách hàng để trả nợ cho món vay; (ii) Biện pháp thứ hai đó là việc xem xét kỹ sự lành mạnh trên bảng cân đối kế toán của khách hàng cũng như xem xét những tài sản có thể được dùng làm TSBĐ hay xem xét những tài sản có tính thanh khoản có thể bán để tăng lượng tiền mặt bù lại những thiếu hụt trong luồng tiền của khách hàng; (iii) Biện pháp cuối cùng là biện pháp an toàn từ bên ngoài bao gồm sự bảo đảm từ phía người chủ sở hữu doanh nghiệp hay sự bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba.

Các nguồn thông tin về khách hàng: Để đánh giá khách hàng, theo thông lệ chung, NHTM chủ yếu dựa vào các thông tin từ bên ngoài để đánh giá tính cách,


tình hình tài chính và TSBĐ của khách hàng. Ngoài ra, NHTM cần phải tiếp xúc với các chủ nợ khác để nắm bắt rõ khách hàng của mình.

- Kiểm tra tín dụng: Theo nguyên lý chung về bảo đảm giám sát an toàn khoản vay, hầu hết các NHTM đều được thực hiện 5 nội dung cơ bản sau:

Một là, tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định, ví dụ: Định kỳ 30, 60, 90 ngày đối với các khoản tín dụng nhỏ và vừa; đối với những khoản tín dụng lớn thì thường xuyên hơn, thậm chí những khoản cho vay có vấn đề được kiểm tra theo tuần, ngày.

Hai là, xây dựng kế hoạch, chương trình nội dung kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết, bảo đảm những nội dung quan trọng xung quanh một khoản vay phải được kiểm tra.

Ba là, kiểm tra thường xuyên khoản cho vay lớn, bởi vì một khi khách hàng vay lớn có vấn đề lập tức ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của ngân hàng.

Bốn là, quản lý chặt chẽ và thường xuyên khoản vay có vấn đề, tăng cường kiểm tra giám sát phát hiện những dấu hiệu không bình thường liên quan đến khoản vay và phải được báo cáo kịp thời đến các cấp lãnh đạo để có biện pháp xử lý kịp thời.

Năm là, tăng cường kiểm tra, rà soát lại khoản cho vay khi nền kinh tế có những biểu hiện đi xuống, hoặc ngành nghề sử dụng nhiều tín dụng có những vấn đề nghiêm trọng trong quá trình phát triển để có biện pháp ứng phó điều chỉnh, hạn chế giảm thiểu RRTD.

Qua kiểm tra, rà soát cần phải nhận biết những dấu hiệu của khoản cho vay có vấn đề và những biểu hiện về chính sách cho vay của ngân hàng kém hiệu quả để có ứng phó điều chỉnh kịp thời (xem Phụ lục số 01: Bộ chỉ tiêu phi tài chính).

b. Hệ thống các chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng

Do hệ thống các chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng được đề cập ở cả mô hình phân tích cổ điển và mô hình tính điểm, vì vậy ở nội dung này sẽ đề cập các nhóm chỉ tiêu tài chính ở phần mô hình tính điểm (xem Phụ lục số 02: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp).

1.2.6. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.6.1. Các chỉ tiêu định lượng

Trước hết, các chỉ tiêu tính toán dưới đây liên quan nhiều đến số bình quân, để

phù hợp với quy định hiện hành, số bình quân 12 tháng xác định theo công thức:


y

1

y 2


...

y

2

n 1


n

y

y

n 12

Trong đó:

: Dư nợ đầu tháng 1

y

1


y

: Dư nợ cuối tháng 12

n


n : Số kỳ tính bình quân

Nhóm chất luợng hoạt động chung:

+ Chỉ tiêu 1: Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cho vay khách hàng Dư nợ cho vay khách hàng của NHTM là toàn bộ các khoản tín dụng cho vay

đối với các đối tượng khách hàng khác nhau tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ, tiêu dùng,… ở thành thị và ở nông thôn. Chỉ tiêu này phản ánh qui mô tín dụng đối với khách hàng. Khi đánh giá chỉ tiêu này phải đánh giá tỷ trọng của nó so với: Tổng dư nợ cho vay và đầu tư, tổng tài sản có của NHTM, so với kế hoạch, so với năm trước.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng

Tốc độ tăng trưởng

dư nợ cho vay (%) =

khách hàng

Dư nợ cho vay năm nghiên cứu


Dư nợ cho vay năm so sánh


x 100 - 100%

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng vốn của NHTM và nhu cầu tiếp nhận vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Đánh giá chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cho vay vốn đối với khách hàng như đã nêu trên phải so sánh với tốc độ tăng trưởng tín dụng nói chung của các NHTM trên địa bàn, so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngành, thành phần kinh tế khác, so với các năm trước và so với đối thủ cạnh tranh trên địa bàn.

+ Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ dư nợ tín dụng có khả năng sinh lời

Tỷ lệ dư nợ cho vay có (%) khả năng sinh lời

Dư nợ cho vay có khả năng sinh lời

=

Tổng dư nợ cho vay


x 100

Trong đó: Dư nợ cho vay có khả năng sinh lời là dư nợ đang được thu lãi bình thường, không tính các khoản nợ quá hạn không thu được lãi.

Đánh giá chỉ tiêu này trong mối quan hệ so sánh với tỷ lệ dư nợ tín dụng có khả năng sinh lời chung, so với khu vực doanh nghiệp và các ngành kinh tế khác.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2022