Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại 50720


1.2. Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.1. Quan niệm về quản lý rủi ro tín dụng

1.2.1.1. Quan niệm về quản lý rủi ro tín dụng

Đối với bất cứ một hoạt động kinh doanh nào, khi rủi ro xảy ra đều kéo theo nó những ảnh hưởng khó lường và hậu quả của chúng cũng không dễ dàng khắc phục. Với rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng vậy. Chính vì thế, quản lý RRTD được coi là hoạt động trọng tâm trong các tổ chức tài chính - NHTM, bởi kiểm soát và quản lý RRTD chặt chẽ đồng nghĩa với việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn huy động. Mặt khác, nền kinh tế thị trường nếu không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư và kinh doanh mới. Do đó, quản lý RRTD là một nhu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của NHTM.

Theo quan điểm của luận án, Quản lý RRTD: Là việc xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình tín dụng; tổ chức, điều hành, triển khai và thực hiện chiến lược, chính sách và các quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất mà ngân hàng có thể chấp nhận được.

Công tác quản lý này được thực hiện ngay từ khi xem xét hồ sơ xin vay vốn, thẩm định khách hàng, ký kết hợp đồng tín dụng và việc thực hiện giải ngân và kiểm soát khi cho vay đến việc thu nợ và xử lý nợ quá hạn. Đó cũng không phải là một vấn đề dễ dàng thực hiện.

Hoạt động kinh doanh trong môi trường nhiều rủi ro, buộc hoạt động quản lý rủi ro của NHTM phải chuyển đổi tương ứng. Theo các nhà nghiên cứu, ở thập kỷ 70-80, các NHTM tập trung nhiều vào việc quản lý thu nhập nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Bước sang thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở lại đây, rủi ro trở nên quan trọng tác động mạnh đến thu nhập, các NHTM chuyển trọng tâm chiến lược sang quản lý doanh mục đầu tư. (Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2003).

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, nguồn thu nhập chủ yếu vẫn dựa trên chênh lệch lãi suất và những khoản phí của dịch vụ phi tín dụng, nhưng với môi trường cạnh tranh ngày càng thu hẹp khoảng cách này. Vì vậy, xu hướng mở rộng khách hàng để tăng quy mô kinh doanh và tối đa hoá lợi nhuận, song đi kèm với nó là rủi ro. Xu hướng thay đổi này, thể hiện rõ nét nhất là từ quan điểm hướng tới mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh là (ROE - mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu). Hiện


nay, yếu tố rủi ro đã được bổ sung vào mục tiêu này, gọi là kết quả kinh doanh được điều chỉnh theo rủi ro (RAROC - hệ số sinh lời điều chỉnh theo rủi ro).

Kết quả hoạt động điều chỉnh theo rủi ro (hay RAROC: Hệ số sinh lời điều chỉnh theo rủi ro).

Bên cạnh việc chuyển hướng về phương pháp, kỹ thuật và chiến lược hoạt động quản lý rủi ro của NHTM cũng đã có những thay đổi về mặt tổ chức bộ máy. Các loại rủi ro của NHTM ngày càng liên hệ chặt chẽ với nhau, nhất là mối quan hệ của chúng là phi tuyến tính. Vì vậy, hoạt động quản lý rủi ro đang được tập trung lại theo hướng tập trung hoá. Trước đây, mỗi loại rủi ro có một bộ phận quản lý độc lập và báo cáo lên Ban điều hành của NHTM, thì nay các Bộ phận này được gộp lại trong một Uỷ ban quản lý rủi ro trực thuộc sự quản lý của Hội đồng thành viên và một Trung tâm Phòng ngừa và XLRR trực thuộc Ban điều hành. Sự hợp nhất này mang lại cho Hội đồng thành viên, Ban điều hành cái nhìn tổng thể xuyên suốt các loại rủi ro, tránh xung đột giữa các khía cạnh rủi ro.

1.2.1.2. Phân biệt giữa quản lý và quản trị rủi ro tín dụng

Theo Nguyễn Văn Tiến (2005) thì “Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chính sách và biện pháp quản lý tín dụng nhằm đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững”.

Theo Trần Trung Tường (2011) thì “Quản trị rủi ro tín dụng là tiến trình của nhà quản trị bao gồm nhận dạng, đánh giá mức độ rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng phải đối mặt đồng thời lựa chọn và thực thi những biện pháp/công cụ thích hợp nhằm đối phó với rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM”.

Mục đích chung nhất của quản trị RRTD là đảm bảo rủi ro trong phạm vi NHTM có thể chấp nhận được. Mà mục đích này phụ thuộc vào mục đích hoạt động của NHTM là tối đa hoá giá trị mà NHTM hy vọng, được xác định trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh.

Quản trị RRTD là một trong những nội dung quản trị rủi ro của NHTM bao gồm: Những đánh giá mức độ rủi ro, thực thi những giải pháp quản trị hạn chế khả năng xảy ra rủi ro. Hoạt động quản trị RRTD của NHTM gắn chặt với hoạt động của cấp tín dụng.

Hiện nay, vẫn có sự phân biệt chưa rõ ràng giữa quản trị và quản lý RRTD trong hoạt động kinh doanh NHTM.


Như phần trên đã đề cập, quản trị RRTD là quá trình xây dựng và thực thi các chính sách và biện pháp quản lý tín dụng nhằm đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Còn quản lý RRTD đó là việc tổ chức, điều hành và triển khai thực hiện các hoạt động, các quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất mà ngân hàng có thể chấp nhận được.

Nếu như nói hẹp hơn thì có thể hiểu, quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý và kinh doanh cho vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận. Kiểm soát rủi ro trước, trong và sau khi cho vay ở mức có thể chấp nhận được; là việc NHTM tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh cho vay, nhằm tăng doanh thu cho vay, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro, nhằm đạt được hiệu quả trong kinh doanh cho vay cả trong ngắn hạn và dài hạn. Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và được coi là đóng vai trò cốt tử cho sự thành công của ngân hàng trong dài hạn.

Theo quan điểm của luận án, hệ thống quản lý rủi ro là tập hợp các cơ cấu tổ chức, phân cấp uỷ quyền, chiến lược, chính sách, quy trình, hạn mức rủi ro, hệ thống thông tin quản lý để nhận dạng, đo lường, đánh giá và kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Luận án cho rằng, hệ thống quản lý rủi ro bao gồm: Sự giám sát của HĐQT hay HĐTV ngân hàng mẹ, Ban điều hành của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo thẩm quyền và trách nhiệm; hệ thống các văn bản về chiến lược, chính sách, quy trình quản lý rủi ro bảo đảm nhận dạng, theo dõi, báo cáo và kiểm soát rủi ro; hệ thống thông tin quản lý (MIS) để cung cấp thông tin phục vụ quản lý rủi ro; hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật.

Trong phạm vi hoạt động kinh doanh của NHTM thì quản lý RRTD là một nội dung, một khâu của hoạt động quản trị RRTD; quản trị RRTD rộng hơn quản lý RRTD, nhưng quản lý RRTD được triển khai, tiến hành rộng hơn, trong toàn bộ hệ thống, từ hội sở chính đến các chi nhánh, phòng giao dịch và cán bộ tín dụng. Ví dụ


như: Cán bộ tín dụng quản lý trực tiếp bao nhiêu khách hàng vay vốn, quản lý bao nhiêu dư nợ,…

1.2.2. Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Quản lý rủi ro tín dụng bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững của Ngân hàng thương mại

Quá trình xây dựng khung lý thuyết cho quản trị hoạt động của NHTM đa phần được đúc kết từ thực tiễn hoạt động của NHTM. Vì vậy, trong lịch sử hoạt động NHTM, RRTD là loại rủi ro được đề cập sớm nhất và cũng là nhiều nhất. Điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động NHTM với vai trò của một trung gian tài chính, huy động vốn để cho vay. Hoạt động tín dụng là chức năng chính của NHTM với việc trao quyền sử dụng vốn cho người khác sử dụng và nhận được lời cam kết sẽ hoàn trả đủ gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Như vậy, bản thân khi khoản tiền vay xuất ra khỏi NHTM đã tiềm ẩn rủi ro không có khả năng thu hồi, một khi kinh doanh của khách hàng vay vốn gặp rủi ro thì ngay lập tức khoản vốn cho vay của NHTM cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, giống như bảo hiểm, hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh rủi ro. Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính của NHTM, mang lại thu nhập chính cho sự tồn tại và phát triển của NHTM, nhưng đi liền bên cạnh là RRTD cũng mang lại hậu quả thiệt hại thu nhập, thậm chí có thể phá sản một NHTM; ở mức cao có thể gây khủng hoảng cả hệ thống tài chính ngân hàng. Vấn đề là để chấp nhận một mức rủi ro và đạt được lợi nhuận tối đa NHTM cần phải tổ chức quản trị tốt RRTD. Hay nói cách khác quản lý RRTD chính là chốt hết sức quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của một NHTM.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 xuất phát từ những nguyên nhân rất cơ bản, trong đó nguyên nhân quan trọng là tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM tăng cao. Thời điểm trước cuộc khủng hoảng, tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM Thái Lan là 13%, Indonesia 13%, Phillippines 14%, Malaysia 10%. (Nguồn: Hoàng Huy Hà, 2012).

1.2.2.2. Mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng ngày càng gia tăng

Tính cấp thiết của quản lý RRTD không chỉ xuất phát từ tính chất phức tạp và nguy cơ rất lớn RRTD mà còn do xu hướng kinh doanh của ngân hàng ngày nay càng trở nên rủi ro hơn. Theo Khúc Quang Huy (2013), trong giai đoạn từ 1970 đến


1995, trên thế giới trung bình một năm có một cuộc khủng hoảng ngân hàng.Thực tế trong giai đoạn 1980 đến 1995, tỉ lệ này là 1,44.

Một số nguyên nhân chủ yếu làm cho rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng gia tăng:

Thứ nhất, do quá trình tự do hoá, nới lỏng quy định trong hoạt động ngân hàng trên phạm vi toàn thế giới. Trong những thập kỷ gần đây, xu hướng toàn cầu hoá, tự do hoá kinh tế, đề cao cạnh tranh đã trở thành phổ biến. Khi gia tăng cạnh tranh cũng đồng nghĩa với rủi ro và phá sản gia tăng. Trong lĩnh vực ngân hàng, cạnh tranh làm cho chênh lệch lãi suất biên ngày càng giảm xuống. Tác động này làm cho các NHTM ngày càng có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh để bù đắp sự sụt giảm lợi nhuận, trong đó mở rộng quy mô tín dụng đồng nghĩa với việc RRTD cũng có nguy cơ gia tăng. Bên cạnh đó, quy luật đào thải của cạnh tranh sẽ làm tăng mức độ phá sản của các khách hàng của NHTM kéo theo sự thiệt hại đổ về NHTM.

Thứ hai, hoạt động kinh doanh của NHTM ngày càng theo xu hướng đa năng phức tạp, với công nghệ ngày càng phát triển, cùng với xu hướng hội nhập cạnh tranh gay gắt vừa tăng thêm mức độ rủi ro và nguy cơ rủi ro mới. Trong lĩnh vực tín dụng, các sản phẩm tín dụng có bước phát triển mạnh mẽ, vượt xa so với sản phẩm tín dụng truyền thống. Các sản phẩm tín dụng dựa trên cơ sở của sự phát triển công nghệ như: Thẻ tín dụng, cho vay cá nhân,… luôn chứa đựng rủi ro mới. Nhưng dưới áp lực của cạnh tranh thì việc mở rộng và đa dạng hoá sản phẩm cũng như phạm vi của hoạt động tín dụng trở nên cấp thiết hơn, mang ý nghĩa sống còn với các NHTM.

Với sự đa dạng phức tạp của sản phẩm tín dụng cũng như RRTD càng đòi hỏi quả lý RRTD phải được chú trọng nâng cấp tương xứng.

Thứ ba, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam, do môi trường kinh tế không ổn định, hệ thống pháp luật đang xây dựng, mức độ minh bạch của thông tin thấp dẫn đến hoạt động ngân hàng càng trở nên rủi ro hơn. Vì vậy, bắt tay ngay từ đầu thực hiện tốt công tác quản lý RRTD là một công việc vô cùng quan trọng.

Trên thực tế, công tác quản trị RRTD của NHTM được thể hiện cụ thể qua chính sách quản lý RRTD và mô hình tổ chức để triển khai chính sách đó.


1.2.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng

1.2.3.1. Những vấn đề cơ bản


Hình 1.4. Kim tự tháp quản lý rủi ro tín dụng


Chiến lược rủi ro

Tầm nhìn Chiến lược

Mục tiêu của ngân hàng Giám sát

Thực thi

Quản lý rủi ro Báo cáo Nhận biết

Quản lý rủi ro

Thu thập số

Đo lường

Hạ tầng

Chính sách và Quy chế Tuân thủ Công nghệ

Tổ chức


Nguồn:Rose P.S., 2004


Nội dung bao trùm của toàn bộ quá trình quản lý RRTD được thể hiện qua mô hình kim tự tháp quản lý RRTD trên đây. Nó thể hiện một quy trình tuần hoàn từ việc xác định chiến lược kinh doanh nói chung cũng như chiến lược quản lý RRTD nói riêng đến thực thi quá trình quản lý, cũng như các cơ sở nền tảng của toàn bộ quá trình quản lý rủi ro.

Việc thiết lập khuôn khổ quản lý rủi ro trong NHTM nói chung cũng như quản lý RRTD nói riêng ban đầu chỉ đơn giản như là chức năng kiểm soát. Tuy nhiên gần đây, và một phần là do tác động của Basel II, đã có một xu hướng phát triển theo hướng gọi là "Quản lý rủi ro tích hợp". Việc định nghĩa, giải thích, áp dụng cũng như thuật ngữ được dùng để miêu tả quy trình quản lý RRTD rất khác nhau ở các NHTM. Điều này được thể hiện qua bảng dưới đây:


Bảng 1.1. Các quy trình quản lý rủi ro tín dụng


Basel II

Barclays

JP Morgan Chase

UBS

Nhận biết và đánh giá rủi ro

Đánh giá (xác định, phân tích và đo lường)

Xác định rủi ro

Đo lường rủi ro

Xác định rủi ro

Đo lường rủi ro có thể định lượng

Các hoạt động kiểm soát và phân chia nghĩa vụ

Kiểm soát

Giám rủi ro

sát/Kiểm

soát

Thiết lập các chính sách rủi ro

Kiểm soát

Thông tin và truyền

đạt thông tin

Báo cáo

Báo cáo rủi ro

Báo cáo rủi ro

Giám sát các động và sửa những thiếu sót

hoạt chữa

Quản lý và thách thức

Giám rủi ro

sát/Kiểm

soát

Kiểm soát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 6

Nguồn: Hoàng Huy Hà, 2012

(Ghi chú: UBS: Universal bank in Switzerland, một ngân hàng lớn của Thụy sỹ)

Như đã thấy ở bảng trên, các bước quản lý RRTD luôn tương ứng với các yếu tố trong khuôn khổ của Basel. Các điểm cần lưu ý trong bảng trên là:

- Các NHTM đều có xu hướng sử dụng các thuật ngữ "xác định" và "đo lường" hơn là "nhận biết" và "đánh giá';

- Các hoạt động giám sát luôn là một phần của các hoạt động kiểm soát;

- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng trong hoạt

động giám sát.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận án này, chỉ trình bày nội dung của quản lý RRTD theo các bước thể hiện ở mô hình dưới đây:

Quản lý,

Hoàn thiện chiến lược, chính sách, quy trình tín dụng

Hình 1.5. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng phân tích trong luận án




Xây dựng chiến lược, chính sách, quy trình tín dụng

Kiểm soát


Chấp nhận Giảm nhẹ



Từ chối



Nhận biết Phân tích Đo lường

Nguồn: Hoàng Huy Hà, 2012


1.2.3.2. Xây dựng chiến lược, chính sách và quy trìnhquản lý rủi ro tín dụng

Chiến lược quản lý RRTD của NHTM là hệ thống các quan điểm, các mục đích và mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế của NHTM nhằm đạt được các mục đích, mục tiêu đặt ra trong việc kiểm soát RRTD của NHTM.

Theo đó, Ủy ban Basel đã ban hành những văn bản cụ thể, đưa ra những nguyên tắc quản trị thích ứng với mỗi loại rủi ro, trong đó có RRTD. Các nguyên tắc quản lý RRTD của ủy ban Basel lần đầu được ghi nhận trong bản Nguyên tắc quản trị RRTD với các nội dung cơ bản của nguyên tắc quản trị RRTD theo tinh thần của Ủy ban Basel gồm 16 nguyên tắc chia thành 4 nhóm như sau (Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, September 2000)

Theo quy tắc quản lý RRTD của uỷ ban Basel: HĐQT/HĐTV của NHTM phải có trách nhiệm định kỳ xem xét lại chiến lược quản lý RRTD của ngân hàng mình. Việc xây dựng chiến lược quản lý RRTD của NHTM phụ thuộc vào từng thời kỳ nhất định, những điều kiện bên trong và bên ngoài của NHTM. Một số căn cứ để xây dựng chiến lược quản lý RRTD.

- Một là, căn cứ vào môi trường hoạt động kinh doanh của NHTM. Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào của NTM cũng diễn ra trong một môi trường nhất định. Do vậy khi xây dựng chiến lược quản lý RRTD, NHTM cần phải xem xét sự tác động của các yếu tố thị trường như:

+ Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn hoạt động của NHTM.

+ Tính chất lĩnh vực mà NHTM cấp tín dụng.

+ Khả năng của đối thủ cạnh tranh.

- Hai là, căn cứ vào các quy định của cơ quan quản lý. Việc xây dựng chiến lược quản lý RRTD của NHTM luôn phải dựa trên những quy định của cơ quan có thẩm quyền về quản lý ngân hàng mà trước hết là của NHNN.

- Ba là, chiến lược căn cứ vào hệ thống các nguyên tắc quản lý RRTD:

+ Nguyên tắc thứ nhất: Chiến lược quản lý RRTD phải phù hợp với chiến lược phát triển và chính sách tín dụng của ngân hàng.

+ Nguyên tắc thứ hai: Tuân thủ các quy tắc tín dụng đề ra.

+ Nguyên tắc thứ ba: NHTM cần có một bộ phận quản lý RRTD riêng, hoạt

động độc lập với các bộ phận kinh doanh khác trong NHTM, hay nói cách khác là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2022