Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng


lực kinh doanh của NHTM không ngừng được nâng lên. Danh tiếng và uy tín của NHTM ngày càng được củng cố.

1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng

1.2.7.1. Nhân tố cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Thiếu chính sách cho vay, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, việc cấp tín dụng quá tập trung, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học thì công tác quản lý RRTD sẽ không được thực hiện hoặc việc thực hiện sẽ không khả thi.

NHTM cần thiết phải đưa ra chính sách kiểm tra chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay. Bên cạnh đó, NHTM phải xây dựng quy trình cho vay dựa trên việc phân chia các cấp phê duyệt để đảm bảo các quyết định được đưa ra một cách thận trọng, hiệu quả; cần xây dựng một quy trình thu nợ gốc, lãi, và các khoản phí khác phù hợp với điều khoản trả nợ; cần thiết phải có các quy định giải quyết các vấn đề của các khoản vay không được thực hiện và cơ chế thực hiện quyền của chủ nợ trong trường hợp việc cho vay bị tổn thất. Hệ thống báo cáo của NHTM phải thông báo kịp thời, chính xác trạng thái tín dụng của khách hàng, đồng thời duy trì việc thu thập thông tin chi tiết và kịp thời về khách hàng vay để bảo đảm liên tục đánh giá được trạng thái rủi ro.

Các quy chế, chính sách cho vay hiện đại thường quy định: Tổng mức giá trị một NHTM được phép đầu tư, cho vay hoặc cung cấp tín dụng khác đối với một khách hàng cá nhân, pháp nhân, một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá một tỷ lệ nhất định tính trên tổng số vốn và dự phòng của NHTM đó. Trong phạm vi này, các nhà quản lý NHTM có thể kiểm soát được RRTD của cả ngành ngân hàng và từng chi nhánh, để bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền và ngăn chặn các tình huống có thể gây ra rủi ro cho cả hệ thống ngân hàng.

Hầu hết các quốc gia đều hạn chế mức cho vay đối với một khách hàng trong khoảng từ 20-25% tổng vốn, mặc dù ở một số nơi, tỷ lệ này có thể lên tới 30-40%. Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng khuyến nghị nên áp dụng tỷ lệ tối đa là 25%, có thể giảm xuống 10% khi thực tế cho phép. Mức ngưỡng phải báo cáo cho cơ quan quản lý chức năng thường được đặt thấp hơn mức tỷ lệ tối đa. Khi đó, các nhà quản lý có thể quan tâm đặc biệt đến những khoản vay vượt trên tỷ lệ quy định và yêu cầu các chi nhánh có biện pháp phòng ngừa trước khi việc tập trung phòng ngừa rủi ro trở thành nguy cơ.


Trong bất kỳ trường hợp nào, do đặc trưng hoạt động, các NHTM luôn phải chịu rủi ro ngành nghề. Do vậy, mỗi NHTM cần có chính sách giới hạn mức dư nợ cho vay cao nhất đối với một ngành kinh tế hoặc cho một khu vực địa lý hẹp. Ngoài ra, mỗi NHTM phải xây dựng cho mình một hệ thống kiểm soát các rủi ro một cách tốt nhất, đánh giá tác động do sự thay đổi theo chiều hướng xấu của chất lượng các khoản vay và cân đối lỗ lãi. Các NHTM cũng cần phải có một cơ chế tổ chức để giải quyết các rủi ro tăng lên. Ngoài ra, NHTM cần trích lập DPRR một cách nghiêm túc và phù hợp với tình hình dư nợ tại ngân hàng mình.

Bảng 1.2. Khuyến cáo mức trích lập dự phòng rủi ro cho các TCTD


Khoản tín dụng

Mức trích lập

Đạt tiêu chuẩn (Tốt)

0%

Cần được theo dõi

5-10%

Không đạt tiêu chuẩn

10-30%

Khó đòi

50-75%

Mất mát, thua lỗ

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 10

Nguồn: Agribank, 2009-2014, Báo cáo chuyên đề tín dụng, Báo cáo chuyên đề Thanh tra.

Bên cạnh đó, việc tổ chức bộ máy quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý RRTD bởi nếu một mô hình quản lý rủi ro thiếu khoa học, lạc hậu sẽ dẫn tới những rủi ro tiềm ẩn rất lớn nhất là trong hoạt động tín dụng của các NHTM.

1.2.7.2. Nhân tố con người

Trong mọi vấn đề, nhân tố con người bao giờ cũng là nhân tố quan trọng có tính chất quyết định. Do vậy, công tác quản lý RRTD cần thiết phải đặt nhân tố con người bao gồm: Cán bộ ngân hàng và người đi vay lên hàng đầu. Muốn vậy, việc tuyển dụng cán bộ vào làm việc tại NHTM phải đòi hỏi công khai và minh bạch. Cán bộ được tuyển dụng phải bảo đảm có trình độ và đạo đức nghề nghiệp.

Việc đánh giá người đi vay cũng hết sức quan trọng. NHTM có thể sử dụng biện pháp chấm điểm khách hàng và phân loại tín dụng. Đó là quá trình trong đó xác định cấp độ RRTD cho một khách hàng, một món vay hoặc một loại TSBĐ được khách hàng dùng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nói chung, mọi khách hàng vay, mọi khoản vay đều phải được đánh giá phân loại kỹ càng.

Chấm điểm khách hàng và phân loại tín dụng là một công cụ quan trọng của quản lý RRTD. Khách hàng vay hoặc các khoản cho vay được chấm điểm, phân


loại tại thời điểm gốc và cần được đánh giá, phân loại lại (theo mức độ rủi ro) sau một thời gian. Việc đánh giá lại này dựa vào thực tế hoạt động và sử dụng vốn tín dụng của người được cấp tín dụng.

1.2.7.3. Nhân tố công nghệ

Hiện nay, các NHTM đều đã trang bị hệ thống thông tin hiện đại để xây dựng các mối quan hệ trực tiếp với khách hàng, online trực tuyến với các giao dịch. Trong xu thế toàn cầu hóa và sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt, chúng ta càng thấy vai trò của công nghệ đối với hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của từng NHTM. Công nghệ sẽ thể hiện rất rõ giúp NHTM trong lĩnh vực quản trị, trong việc mở rộng sản phẩm dịch vụ, thông qua đó, ngày càng đáp ứng được các nhu cầu khắt khe của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, công nghệ cũng cho phép NHTM quản lý rủi ro tốt hơn, từ đó đưa ra các công cụ hỗ trợ để giúp NHTM đưa ra những quyết định đúng đắn.

Như vậy, các nhân tố thuộc ba nhóm nhân tố nêu trên vừa có tính độc lập tương đối, vừa quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau, có thể làm cho hoạt động của NHTM giảm thiểu được rủi ro, nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng ngân hàng. Nhưng chúng cũng có thể gây ra những tổn thất, thậm chí rất lớn, dẫn tới phá sản của một hoặc một số NHTM. Chẳng hạn sự yếu kém, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán trong cơ chế, chính sách cho vay, dẫn tới tình trạng cán bộ quản lý của NHTM, hoặc người đi vay lợi dụng, đặc biệt nguy hại khi cán bộ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của NHTM bị sa sút phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

1.2.8. Phương pháp đánh giá chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Nếu như quản lý RRTD đóng vai trò sống còn đối với NHTM, thì việc đánh giá được chất lượng trong hoạt động quản lý RRTD của một NHTM còn là vấn đề quan trọng hơn. NHTM không chỉ nhận thức vai trò của quản lý RRTD mà còn phải biết cách xây dựng một hệ thống quản lý RRTD đáp ứng được các mục tiêu đề ra.

Với mức độ chi tiết, Ủy ban Basel (2000) đã đưa ra 17 nguyên tắc cho hoạt động quản lý RRTD ngân hàng, gồm: (i) xây dựng và thường xuyên đánh giá chiến lược quản lý RRTD; (ii) xây dựng chính sách và quản lý rủi ro ở tất cả các sản phẩm và hoạt động; (iii) Xác định và quản lý RRTD trong tất cả các sản phẩm và các hoạt động; (iv) xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn cấp tín dụng rõ ràng; (vii) việc mở rộng tín dụng phải nằm trong tầm kiểm soát; (viii) phải có cơ chế quản lý


thường xuyên danh mục rủi ro; (ix) có hệ thống quản lý các khoản tín dụng cụ thể;

(x) xây dựng hệ thống xếp loại rủi ro nội bộ; (xi) có hệ thống thông tin thích hợp và hiệu quả; (xii) có hệ thống quản lý chất lượng danh mục dư nợ; (xiii) đánh giá được các xu hướng của nền kinh tế; (xiv) có hệ thống đánh giá chất lượng quản lý RRTD một cách độc lập; (xv) duy trì mức độ rủi ro ở mức phù hợp với tiêu chuẩn nội bộ;

(xvi) có hệ thống cảnh báo sớm và thực hiện các biện pháp trong tình trạng có thể xảy ra RRTD; (xvii) phải có hệ thống kiểm soát hoạt động hiệu quả. (Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, September 2000).

Mặc dù số lượng, trọng tâm sử dụng các chỉ tiêu có khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích, mức độ phát triển của từng NHTM sẽ được đánh giá khác nhau, nhưng phương pháp đánh giá cơ bản dựa vào 4 trụ cột; 3 trụ cột liên quan đến các yếu tố thuộc chủ quan của NHTM (xây dựng môi trường quản lý RRTD; thực hành quy trình cấp tín dụng lành mạnh; duy trì hoạt động theo dõi, đo lường rủi ro) và một trụ cột liên quan đến vai trò của cơ quan giám sát và/hoặc cơ quan kiểm toán bên ngoài. Đây là khuôn khổ phân tích mà luận án dùng để đánh giá hoạt động quản lý RRTD theo mô hình của NHTM cổ phần Công thương Việt Nam. Tóm tắt khuôn khổ phân tích được mô tả như trong sơ đồ dưới đây.

Hình 1.7. Khuôn khổ phân tích hoạt động quản lý rủi ro tín dụng


Môi trường

Vai trò của cơ quan giám sát và/ hoặc kiểm toán bên ngoài

Vai trò của cơ quan giám sát và/

Ngân hàng có nhận rõ sự cần thiết phải xác định, đo lường, kiểm soát, chuẩn bị đủ vốn và sử dụng vốn đề bủ đắp rủi ro hợp lý khi có tổn thất?

hoặc

kiểm

toán

bên ngoài

Kiểm soát Quy trình

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, 2012.


- Môi trường được hiểu là quan điểm, văn hoá, chiến lược cũng như nguyên tắc ứng xử về RRTD mà một NHTM xây dựng và áp dụng trong toàn hệ thống của mình. Các yếu tố này tạo một môi trường để mọi bộ phận, cán bộ ngân hàng triển khai hoạt động quản lý RRTD một cách cụ thể. Một môi trường được coi là hợp lý khi đảm bảo được các yếu tố sau:

+ Xây dựng được chiến lược rõ ràng về RRTD và chiến lược này được đánh giá lại một cách thường xuyên, ít nhất là 1 năm 1 lần.

+ Xác định và phân định rõ trách nhiệm, trong đó HĐQT/HĐTV nhận thức được rõ trách nhiệm cuối cùng và vai trò phê duyệt chiến lược, chính sách RRTD; Ban điều hành/quản lý chịu trách nhiệm triển khai.

- Chính sách cho vay và quy trình đề cập đến việc thiết lập các giới hạn, tiêu thức, điều kiện rõ ràng và việc tuân thủ chặt chẽ các giới hạn, tiêu thức đó trong cấp tín dụng. Một NHTM được coi là hoạt động trong quy trình lành mạnh khi xây dựng các yếu tố:

+ Thiết lập các tiêu chí cụ thể cho cấp tín dụng, từ việc cấp tín dụng lần đầu đến việc gia hạn nợ, mở rộng nhằm đảm bảo mọi khoản tín dụng đều được giám sát, quản lý chặt chẽ, đặc biệt là đối với khách hàng có quan hệ với ngân hàng.

+ Xây dựng các giới hạn rủi ro cho từng khách hàng, nhóm khách hàng liên quan, cả đối với các giao dịch nội bảng cũng như ngoại bảng; giới hạn theo cấp thẩm quyền.

- Kiểm soát, theo dõi đo lường đề cập đến các biện pháp giám sát, quản lý tín dụng, cần đạt được các yếu tố:

+ Có hệ thống thông tin, dữ liệu cho phép theo dõi thường xuyên, chính xác và đầy đủ mức độ RRTD, cả nội bảng và ngoại bảng; cập nhật thông tin về xu hướng thị trường, phát triển kinh tế.

+ Xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng rủi ro nội bộ.

+ Có hệ thống kiểm soát nội bộ để giám sát quá trình quản lý RRTD.

+ Có kế hoạch hành động trong các trường hợp khẩn cấp, nghiêm trọng về RRTD.

- Vai trò của cơ quan giám sát/ kiểm toán bên ngoài. Ba trụ cột trên là rất quan trọng và là điều kiện tiên quyết, song chưa đủ để đảm bảo cho NHTM có được một cơ chế quản lý RRTD hiệu quả. Cơ quan giám sát/ kiểm toán bên ngoài đóng vai trò khách quan đánh giá và buộc các NHTM phải thiết lập được các trụ cột này.


Để đảm bảo hiệu quả, cơ quan giám sát, kiểm toán bên ngoài cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

+ Đặt ra các yêu cầu buộc các NHTM phải xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý RRTD hiệu quả; các cơ quan này cũng phải có bộ phận đánh giá định kỳ hoạt động của hệ thống này.

+ Thiết lập các giới hạn rủi ro đối với một khách hàng, nhóm khách hàng cho các NHTM; cũng như các báo cáo bắt buộc để theo dõi tình hình.

1.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý rủi ro tín dụng

1.3.1.1. Kinh nghiệm từ ING GROUPvề hệ thống quản lý và chính sách quản lý tín dụng

Mô hình quản lý RRTD ở từng ngân hàng sẽ không còn hoàn toàn giống nhau, tuỳ thuộc vào một loạt các yếu tố như trình độ phát triển, tính chất hoạt động; hình thức sở hữu, quan niệm của lãnh đạo ngân hàng v.v… Nhằm hướng tới một mô hình chuẩn, hiệu quả, có thể xem xét mô hình quản lý của ING Group, hiện đang được coi là ngân hàng hàng đầu của châu Âu về hiệu quả trong quản lý rủi ro nói chung, RRTD nói riêng, được Standar & Poor's xếp hạng A+ và Moody's xếp hạng Aa3. Bảng 1.3 trình bày kết quả đánh giá chất lượng tài sản tín dụng trong giai đoạn 2001 - 2002 của ING Group.


Bảng 1.3. Chất lượng quản lý rủi ro tín dụng ING Group



Xếp loại

Loại xếp theo hạn nội bộ của ING

Cơ cấu danh mục tín dụng (%)

2001

2002

1. Loại đầu tư

1-10

49,6

46,5

2. Loại đầu cơ

11-17

48,1

51,7

3. Loại có vấn đề

18-22

2,3

1,8

Nguồn: ING Group, 2002.

Ghi chú: ING Group có hệ thống xếp hạng nội bộ chia khác hàng thành 22 hạng rủi ro (hạng 1 là rủi ro thấp nhất). Các khách hàng từ hạng 18 trở xuống 22 được coi là khách hàng có vấn đề (có nợ xấu).


Nhìn chung, mô hình quản lý RRTD mà ING Group áp dụng có một số nét chính như sau:

- Về cơ cấu bộ máy: Mô hình hiện đại, đều có sự tách bạch rõ ràng giữa nhiệm vụ quản lý rủi ro và điều kiện, đây được coi là nguyên tắc hàng đầu nhằm đảm bảo rủi ro được nhận biết và quản lý một cách có hiệu quả. Bộ phận quản lý RRTD là một bộ phận nằm trong mảng quản trị rủi ro nói chung. Hệ thống quản lý rủi ro được tách bạch độc lập với bộ phận điều kiện/khách hàng và báo cáo trực tiếp lên lãnh đạo cao nhất. Mô hình tách bạch giữa bộ phận rủi ro và bộ phận kinh doanh hiện là mô hình phổ biến. Bộ phận quản lý RRTD cũng được tổ chức một cách tách bạch giữa bộ phận xây dựng chính sách với bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận xây dựng mô hình (xây dựng mô hình tính toán lượng hoá rủi ro theo toán học) (xem Hình 1.6).

- Về thẩm quyền: Ý kiến của bộ phận quản lý RRTD là yêu cầu bắt buộc của các quyết định tín dụng. NHTM có xu hướng áp dụng hình thức cấp HMTD: Trên cơ sở đề xuất của bộ phận kinh doanh/ khách hàng, bộ phận rủi ro sẽ lập báo cáo đề xuất và đánh giá độc lập đề nghị duyệt một HMTD phù hợp cho từng khách hàng trong thời hạn thường là một năm và bộ phận kinh doanh/ khách hàng được sử dụng hạn mức đó. Các khoản tín dụng vượt hạn mức này, hoặc đối với các khách hàng chưa có hạn mức thì đều phải qua bộ phận rủi ro.

Thẩm quyền của bộ phận rủi ro còn thể hiện việc tham gia vào Hội đồng tín dụng. Các NHTM đều quy định Hội đồng tín dụng ở mọi cấp đều phải có thành viên từ bộ phận rủi ro. Nguyên tắc số thành viên rủi ro phải chiếm 1/2 thành viên Hội đồng tín dụng. Chủ tịch Hội đồng tín dụng bắt buộc là người thuộc bộ phận rủi ro và ý kiến của thành viên rủi ro có ảnh hưởng mạnh hơn. Chẳng hạn, trong trường hợp có sự bất đồng với số lượng 50:50, thì ý kiến của bộ phận rủi ro là ý kiến cuối cùng.

- Về kỹ thuật: Các NHTM có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều phương pháp định lượng, song vẫn kết hợp với các nhận định, đánh giá định tính. Phương pháp định lượng đang được áp dụng phổ biến là RAROC (Risk - Adjusted Return on Capital) thay cho phương pháp ROE. RAROC được lập thành một bộ phận tương đối chuyên biệt buộc bộ phận quản lý RRTD và tất cả các khoản tín dụng đều phải có kết quả tính toán của bộ phận này.

- Về hệ thống giới hạn/ HMTD: Có nhiều loại giới hạn được sử dụng. Đối với mỗi khách hàng, NHTM thiết lập một hạn mức RRTD tổng thể, dưới mức rủi ro


tổng này, có các hạn mức chia theo loại sản phẩm/ giao dịch như: Cho vay, bảo lãnh, L/C v.v... Để vừa đảm bảo quản lý tổng thể, vừa đảm bảo tính linh hoạt, việc xây dựng giới hạn/ HMTD được tuân theo nguyên tắc: Mọi hạn mức/ giới hạn/ giao dịch đều không vượt quá giới hạn/ HMTD tổng; nhưng tổng các hạn mức/ giới hạn sản phẩm lại luôn lớn hơn hoặc bằng hạn mức tổng thể.

(Nguồn: ING Group, 2002).

Hình 1.8. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng của INGGroup


Quản lý rủi ro tín dụng

Quản lý rủi ro tín dụng xây dựng mô hình

Xây dựng chính sách tín dụng báo cáo

Rủi ro quốc gia

Rủi ro khách hàng

Xây dựng mô hình

Định chế tài

Công ty

Khu vực địa lý 1

Khu vực địa lý 2

Khu vực địa lý 3

Khu vực địa lý…

Nguồn: ING Group, 2002.


1.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan về xây dựng chiến lược và chính sách tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp, nông thôn và HTX tín dụng ở Thái Lan (BAAC)

Ở Thái Lan, Chính phủ thành lập Ngân hàng nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan (BAAC) thuộc Bộ tài chính. Bộ trưởng Bộ Tài chính là Chủ tịch HĐQT của BAAC.

Để tạo thêm vốn BAAC, Chính phủ có biện pháp yêu cầu các NHTM cho nông dân vay với mức quy định 5%/Tổng vốn huy động trong năm đó; từ năm 1986 trở đi là 14% với lãi suất ưu đãi. BAAC còn được hưởng các khoản cho vay ưu đãi

Xem tất cả 269 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí