Khái Quát Về Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Agribank - Chi Nhánh Tỉnh Thái Nguyên


phí xử lý tài sản đảm bảo, chi phí pháp lý.. .do đó làm tăng chi phí thực tế của Ngân hàng. Trong khi không có nguồn thu từ khoản vay này thì ngân hàng vẫn tiếp tục trả lãi cho nguồn vốn vay từ khách hàng.

Nợ quá hạn xuất hiện làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các tổ chức tín dụng, làm giảm hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả kinh doanh. Đồng thời hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, khả năng kinh doanh cũng như giảm uy tín của Ngân hàng và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác.

c) Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ:

Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN và thông tư số 12/2013 ngày 27/05/2013 sửa đổi một số điểu khoản của thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 thì nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hay toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn.

Nợ xấu là khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5

Hai tiêu chí trên có quan hệ mật thiết và phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chưa tốt. Còn tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ hy vọng thu lại tiền của ngân hàng rất mong manh, cần có biện pháp giải quyết kịp thời.

d) Tỷ lệ nợ xấu:

Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = –––––––––––––––––– x 100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Tổng dư nợ

Tiêu chí này xác định tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ này càng cao thì rủi ro có thể xảy ra với ngân hàng càng lớn.

Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên - 7

Tuy vậy, khi ngân hàng không thu hồi được khoản nợ nào thì tỷ lệ này là 1 hay 100% (chính là tổng số tiền của món vay) do đó công thức này không phản ánh hết rủi ro tín dụng.

* Tiêu chí liên quan tới nhận biết rủi ro tín dụng

Xác định và nhận biết rủi ro tín dụng thông qua phân tích khách hàng, môi trường kinh doanh, đặc thù các sản phẩm.... Nhận biết rủi ro tín dụng thông qua:

+ Dấu hiệu rủi ro từ khách hàng:

+ Dấu hiệu từ ngân hàng

* Tiêu chí liên quan tới phân loại, đo lường rủi ro tín dụng

Sử dụng các thang đo để đo lường rủi ro tín dụng:


+ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank - tỉnh Thái Nguyên. Đây là công cụ đo lường RRTD đối với từng khách hàng theo phương pháp dựa vào một thang điểm thống nhất đánh giá các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng. Thang điểm tối đa đối với mỗi khách hàng là 100, được chia cho bộ chỉ tiêu tài chính và bộ chỉ tiêu phi tài chính theo tỷ trọng nhất định.

+ Sau khi đánh giá tín dụng của khách hàng, ngân hàng sẽ quy đổi điểm sang xếp hạng tín dụng để quản lý tín dụng. Các thang xếp hạng:

Từ A+ đến AAA: Ưu tiên tăng trưởng;

Từ BB + đến A: Duy trì, không tăng trưởng, trừ một số trường hợp; Từ B + đến BB: Lên phương án giảm dư nợ, trừ một số trường hợp; Từ B trở xuống đến D: Xử lý nợ, - Loại bỏ dần khỏi danh mục tín dụng.

+ Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro: thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn; Nhóm 2: Nợ cần chú ý; Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn; Nhóm 4: Nợ nghi ngờ;

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.

Trích lập dự phòng cụ thể với tỷ lệ là 0%, 5%, 20%, 50% và 100% tương ứng là đối với các nhóm nợ 2, 3, 4, và 5. Ngoài ra, các TCTD phải trích lập dự phòng chung đủ tỷ lệ bằng 0,75% trên tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Kết quả phân loại nợ theo nhóm:

Chỉ tiêu này giúp cho nhà quản trị thường xuyên cập nhật được thông tin của các khoản tín dụng đang ở mức độ tốt hay ở mức rủi ro nào trong 5 nhóm nợ.

Tỷ lệ trích lập dự phòng:

Dự phòng RRTD cho biết khả năng chi trả của ngân hàng khi xảy ra rủi ro. Khi ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng nghĩa là ngân hàng đang rơi vào tình trạng rủi ro mất vốn.


Nếu một ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ càng cao. Trích lập dự phòng cụ thể với tỷ lệ là 0%, 5%, 20%, 50% và 100% tương ứng là đối với các nhóm nợ 2, 3, 4, và 5. Ngoài ra, các TCTD phải trích lập dự phòng chung đủ tỷ lệ bằng 0,75% trên tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Tỷ lệ trích lập dự phòng:

Số tiền trích dự phòng rủi ro Tỷ lệ trích lập dự phòng = ––––––––––––––––––––––––––

Dư nợ phải trích

Chỉ tiêu này cũng đo lường mức rủi ro trong công tác tín dụng và là sự gia tăng về chi phí tài chính của ngân hàng khi phải trích dự phòng rủi ro.

Tỷ lệ xóa nợ = Nợ đã xóa/ Dư nợ bình quân * 100%

Những khoản nợ khó đòi sẽ được xóa theo quy chế hiện hành (đưa ra hạch toán ngoại bảng) và được ù đắp bởi quỹ dự phòng RRTD. Nếu tỷ lệ này lớn (từ 2% trở lên) thì mức độ RRTD của ngân hàng được xem là có vấn đề và hoạt động quản trị RRTD trong ngân hàng cần được xem xét và có biện pháp khắc phục.

Tỷ lệ mất vốn:

Tỷ lệ mất vốn = Dư nợ mất vốn / Tổng dư nợ

Dư nợ mất vốn là các khoản nợ thuộc nhóm 5 bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu....

Tỷ lệ mất vốn càng cao thì thiệt hại cho Ngân hàng càng lớn vì nó phản ánh những khoản tín dụng mà bị mất và phải dùng quỹ dự phòng để bù đắp.

* Các công cụ để quản lý rủi ro tín dụng trong NHTM

Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

Tùy theo quy mô hoạt động, hình thức sở hữu và chiến lược hoạt động, mỗi NH có một mô hình tổ chức riêng. Các Ngân hàng lớn thường có nhiều chi nhánh, sở hữu nhiều công ty con, hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Vì thế, bộ máy tổ chức của các NH này thường mang tính chuyên môn hóa cao (Có các phòng nghiệp vụ chuyên sâu như: Tín dụng doanh nghiệp, tín dụng hộ sản xuất và cá nhân, bộ phận quản trị rủi ro)....


Các Ngân hàng nhỏ thường có ít, thậm chí không có chi nhánh, hoạt động trong phạm vi địa phương, nghiệp vụ kinh doanh kém đa dạng. Khác với Ngân hàng lớn, bộ máy tổ chức của loại hình này cũng đơn giản hơn. Do đó, để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, mỗi Ngân hàng cần căn cứ vào những đặc điểm, điều kiện riêng của mình và môi trường kinh doanh để tổ chức bộ máy quản lý thích hợp.

Dựa vào bộ máy quản lý, ta có thể đánh giá được mức độ tăng cường quản lý rủi ro tín dụng. Trong thời gian gần đây, đã có một sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình cấp tín dụng của một số Ngân hàng Việt Nam. Giờ đây, đến một số Ngân hàng (BIDV, Viettinbank, ACB...), chúng ta không còn thấy Phòng tín dụng, chúng ta sẽ được làm quen với một khái niệm mới là phòng khách hàng Doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân với chức năng nhiệm vụ của hai phòng nhằm chuyên sâu vào từng đối tượng khách hàng để tiếp nhận đầy đủ các yêu cầu của khách hàng và tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn để xem xét quyết định cho vay.

Công tác thẩm định tín dụng

Trong thẩm định tín dụng nói chung các Ngân hàng thường dựa vào các tiêu chuẩn nhất định để đánh giá khách hàng trước khi cho vay. Sau đây là hai cách thẩm định mà các Ngân hàng thường sử dụng để đánh giá khách hàng:

* Thẩm định theo tiêu chuẩn 6C:

1. Character - Tính chất, đặc điểm, phân loại

2. Capacity - Năng lực tài chính

3. Capital - Cấu trúc vốn

4. Collateral - Tài sản đảm bảo

5. Conditions - Điều kiện

6. Control - Kiểm soát

* Thẩm định theo tiêu chuẩn 5P:

1. Purpose (mục đích)

2. Payment (thanh toán)

3. Protection (bảo vệ hay bảo hộ)

4. Policy (chính sách)

5. Pricing (định giá)


Kết quả phân loại nợ

Kết quả xếp hạng, chấm điểm tín dụng khách hàng là kết quả đánh giá tổng hợp mô hình thống kê tin học rất nhiều chỉ tiêu tài chính, phi tài chính, cũng như lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng trong quá trình hoạt động lâu dài, kết hợp phương pháp phân tích, đánh giá của các chuyên gia phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

Tình hình xử lý nợ xấu

Nhằm đánh giá mức độ tăng cường quản trị tín dụng người ta thường dựa vào tình hình xử lý nợ xấu tại Ngân hàng qua các năm. Qua đó, ta có thể đánh giá được mức độ quản trị tín dụng tại Ngân hàng.


Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN‌

3.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển Agribank - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) là một trong những Ngân hàng thương mại (NHTM) lớn nhất Việt Nam mà trong đó, Agribank chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên là một chi nhánh được tách ra hoạt động theo cơ chế tự hạch toán kinh doanh từ năm 1988, khi bắt đầu quá trình chuyển hệ thống ngân hàng từ một cấp sang hai cấp.

Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có trụ sở tại số 279 Đường Thống Nhất - Phường Gia Sàng - Thành phố Thái Nguyên. Là một thành viên hạch toán phụ thuộc Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có quyền tự chủ kinh doanh theo sự phân cấp của Agribank, có con dấu riêng và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Agribank.

Chính thức thành lập theo quyết định số 400/CT của Thủ tướng Chính phủ, nhưng Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên thực sự hoạt động từ tháng 6 năm 1988, khi có Nghị định 53/HĐBT được ban hành, phạm vi hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Hoạt động theo Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng và Điều lệ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Từ khi chuyển đổi cơ chế, Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã tập trung khắc phục những yếu kém trước đây, coi đó là điều kiện để tồn tại và phát triển. Đến nay, Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.

Qua hơn 29 năm hoạt động, Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã hoà nhập vào hoạt động chung của cả hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên không những chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà còn không ngừng mở rộng và phát triển với hiệu quả ngày càng cao.


3.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, với triết lý kinh doanh: “MANG PHỒN THỊNH ĐẾN KHÁCH HÀNG”, và thực hiện văn hoá doanh nghiệp: “TRUNG THỰC, KỶ CƯƠNG, SÁNG TẠO, CHẤT LƯỢNG, HIỆU

QUẢ”, xây dựng Agribank là ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam. Mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là hướng tới khách hàng. Toàn thể cán bộ, viên chức Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nỗ lực đổi mới phương thức phục vụ hướng đến phát triển, hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại nhằm đem lại lợi ích tốt nhất, sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, tối đa hóa lợi nhuận cho khách hàng và Ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cam kết đồng hành cùng khách hàng hướng tới mục tiêu thành công trong sản xuất kinh doanh. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam xác định việc tận tâm phục vụ và mang lại sự thịnh vượng cho khách hàng cũng chính là giúp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam phát triển bền vững.

Với tư cách là trung gian chu chuyển vốn thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên không ngừng đổi mới, sắp xếp tổ chức một cách hợp lý để có thể đưa vốn đến tất cả người dân, đặc biệt là vùng sâu vùng xa.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên được phân cấp theo chiều dọc:

Agribank chi nhánh tỉnh (Chi nhánh Loại I) Agribank chi nhánh Thành phố, Thị xã, Huyện (Chi nhánh loại II)

PHÒNG GIAO DỊCH


Được phân bố về tận huyện, phường (xã)... để các hộ tiện quan hệ vay vốn và thanh toán góp phần giảm thiểu chi phí giao dịch.


Với sự phân cấp như vậy, ngân hàng đã thực sự trở thành bạn đồng hành của người dân trong quá trình phát triển kinh tế địa phương nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.

Dưới đây là sơ đồ tổ chức của các phòng ban ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên



Ban Giám Đốc

Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Phòng KHNV

Phòng Kế toán ngân quỹ

Phòng Tổng Hợp

Phòng KH DN

Phòng KH cá nhân

Phòng DV MKT

Phòng Điện Toán

Phòng KTKS

Agribank chi nhánh Huyện Võ Nhai

Agribank chi nhánh Huyện Đồng Hỷ

Agribank chi nhánh Huyện Đại từ

Agribank chi nhánh TP Sông Công

Agribank chi nhánh Huyện Phú BÌnh

Agribank chi nhánh Thành Phố

Agribank chi nhánh TX Phổ Yên

Agribank chi nhánh Sông Cầu

Agribank chi nhánh Huyện Phú Lương

Agribank chi nhánh Huyện Định Hoá


Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức và quản lý của chi nhánh

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Agribank Thái Nguyên)


Bộ máy tổ chức ở Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có 08 phòng ban, 10 chi nhánh loại II và 19 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại II. Mỗi phòng chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các phòng ban cùng nghiệp vụ tại các chi nhánh trực thuộc và được phân định rõ ràng như sau:

- Ban lãnh đạo: Gồm 01 đồng chí Giám đốc và 03 đồng chí phó Giám đốc trực tiếp làm công tác chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh được phân công rõ ràng từng phần hành công việc cho từng đồng chí lãnh đạo.

- Các phòng chức năng: Làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo và trực tiếp tác nghiệp kinh doanh dịch vụ ngân hàng.

+ Phòng khách hàng Doanh nghiệp: Đầu mối tham mưu đề xuất vói Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược phát triển khách hàng Doanh nghiệp, phân loại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2024