Diễn Biến Nợ Xấu Qua Các Năm Của Agribank Giai Đoạn 2008 - 2011


RRTD là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Do đó, chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá RRTD của một ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng đó là nợ xấu. Điều đó có nghĩa, việc phân tích quản lý RRTD trong Agribank cũng là việc phân tích tình hình nợ xấu tại ngân hàng.


Bảng 2.5. Diễn biến nợ xấu qua các năm của Agribank giai đoạn 2008 - 2011

Đơn vị: Tỷ đồng, %



Chỉ tiêu

Năm

2009

2010

2011

Dư nợ

Tỷ trọng (%)

Dư nợ

Tỷ trọng (%)

Dư nợ

Tỷ trọng (%)

Nợ trong hạn

349.638

97,42

405.755

96,31

422.448

93.9

Nợ xấu

9.266

2,58

15.576

3,69

27.446

6.1

Tổng cộng

358.904

100%

421.331

100%

449.894

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 15

Nguồn: Agribank, 2009-2014, Báo cáo tổng kết chuyên đề

chất lượng tín dụng hàng năm


Bảng 2.6. Diễn biến nợ xấu qua các năm của Agribank giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: Tỷ đồng, %



Chỉ tiêu

Năm

2012

2013

2014

Dư nợ

Tỷ trọng (%)

Dư nợ

Tỷ trọng (%)

Dư nợ

Tỷ trọng (%)

Nợ trong hạn

453.369

94.36

530.214

95.29

577.782

94,45

Nợ xấu

27.083

6.44

26.207

4.71

27.542

4,55%

Tổng cộng

480.452

100%

556,421

100%

605.324

100%

Nguồn: Agribank, 2009-2014, Báo cáo tổng kết chuyên đề

chất lượng tín dụng hàng năm


Nhìn bảng số liệu trên ta thấy, năm 2011, tỷ lệ nợ xấu đột biến tăng, cao gấp hơn 2 lần so với năm 2008. Tổng nợ xấu đến 31/12/2011 là 27.446 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 6.1%/ tổng dư nợ. Nếu loại trừ nợ xấu của Vinashin, Vinaline (220 tỷ đồng) và nợ xấu của 2 công ty ALC I, ALC II (4.183,8 tỷ đồng) thì nợ xấu còn 23.042 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu còn 5.17%/tổng dư nợ. Nợ xấu tập trung chủ yếu tại các chi nhánh trên địa bàn 2 thành phố lớn là Thành phố Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân của việc tăng tỷ lệ nợ xấu năm 2011 có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Năm 2011, nền kinh tế trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, lãi suất, lạm phát tăng cao do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Doanh nghiệp trong nước hầu hết đều gặp khó khăn về tài chính, không trả được nợ theo đúng cam kết, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản do thị trường bất động sản đóng băng từ giữa năm 2011,… Ngoài ra, việc xử lý thu hồi nợ xấu chậm cũng là một nguyên nhân. Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý, cán bộ có liên quan đến công tác tín dụng còn nhiều hạn chế cả về đạo đức và trình độ chuyên môn, công tác quản lý rủi ro còn hạn chế, việc phân cấp, nâng mức phán quyết tín dụng chưa phù hợp với khả năng quản lý của một số chi nhánh.

Tuy nhiên, nợ xấu có xu hướng giảm trong một số năm gần đây, năm 2013 giảm xuống còn 4,71% và năm 2014 giảm còn 4,55%, đều ở mức dưới 5%, song vẫn ở mức cao.

Agribank đã ban hành Văn bản 4755/NHNo-XLRR về Phân tích, đánh giá các khoản nợ có vấn đề; Quyết định số 909/QĐ-HĐQT-TDHo về Quản lý và xử lý nợ có vấn đề đối với các khách hàng Hộ sản xuất và cá nhân. Tuy nhiên, việc thực hiện các hướng dẫn này còn tương đối hạn chế do chưa có cơ chế, chính sách giám sát cụ thể dẫn tới nhiều chi nhánh còn lúng túng, không tích cực trong việc triển khai thực hiện.

Ngay từ năm 2005, Agribank đã sớm có chỉ đạo các chi nhánh, các đơn vị chủ động trong việc dự kiến trích lập dự phòng và XLRR. Ngay từ đầu năm, các chi nhánh, đơn vị đã nghiêm túc thực hiện việc trích lập theo Quyết định 493 đồng thời xây dựng kế hoạch, đề ra các biện pháp tích cực, triệt để trong thu hồi các khoản nợ đã được XLRR. Kết quả như sau:

Năm 2008, tổng số trích lập DPRR là 7.410 tỷ đồng, tăng trên 20% so với năm 2007 và tăng trên 40% so với năm 2006, nguyên nhân chủ yếu do yếu tố khách quan


của nền kinh tế: Lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm và do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu những tháng cuối năm 2008.

Năm 2009, tổng số trích DPRR là 4.055 tỷ đồng, trong đó dự phòng cụ thể là

4.055 tỷ đồng và dự phòng chung là 0 tỷ đồng; XLRR là 4.110 tỷ đồng và thu nợ sau khi XLRR là 4.012 tỷ đồng, đây cũng là năm đạt được tỷ lệ thu hồi nợ sau XLRR cao nhất trong nhiều năm qua.

Năm 2010, tổng số trích DPRR là 6.500 tỷ đồng, XLRR là 2.295 tỷ đồng và thu nợ sau khi XLRR là 2.834 tỷ đồng.

Năm 2011, tổng số trích lập DPRR là 10.719 tỷ, số hoàn nhập là 247 tỷ đồng, số thực trích sau khi trừ đi hoàn nhập là 10.471 tỷ đồng. Toàn hệ thống Agribank đã thực hiện trích đúng, trích đủ theo phân loại nợ, đến thời điểm 30/11/2011, tổng số nợ XLRR là 2.559 tỷ đồng và thu nợ sau khi XLRR là 2.066 tỷ đồng.

Bảng 2.7. Kết quả trích lập và xử lý dự phòng rủi ro tín dụng của Agribank giai đoạn 2009 - 2014

Đơn vị: tỷ đồng



Tiêu chí

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

- Số đã trích lập DPRR

4.055

6.500

10.471

9.824

9.096

8.438

- Xử lý rủi ro

4.110

2.295

2.559

5.929

7.822

9.335

- Thu nợ sau khi XLRR

4.012

2.835

2.066

2.229

2.876

2.623

Nguồn: Agribank, 2009-2014, Báo cáo tổng kết chuyên đề

chất lượng tín dụng hàng năm

Trong các năm gần đây số tiền phải trích DPRR tăng lên nhưng số thu hồi nợ sau XLRR cũng tăng nhanh.

Tổng số nợ được XLRR năm 2013 là 7.822 tỷ đồng với 20.353 khách hàng, trong đó: Quý I: 4.789 khách hàng, số tiền: 1.479 tỷ đồng; Quý II: 5.323 khách hàng, số tiền: 493 tỷ đồng; Quý III: 5.541 khách hàng, số tiền: 1.924 tỷ đồng; Quý IV: 4.700 khách hàng, số tiền: 3.926 tỷ đồng.

Trích lập DPRR: Agribank đã thực hiện trích lập đầy đủ DPRR theo phân loại nợ thời điểm 31/12/2013 là 9.096 tỷ đồng, trong đó trích lập dự phòng cụ thể là 8.604 tỷ đồng và dự phòng chung là 492 tỷ đồng.


Về trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính: Đến 31/12/2013, tổng số trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính toàn hệ thống là 48,1 tỷ đồng, trong đó: Trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính cho Công ty CP đầu tư Vietnamnet là 0,7 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP xây dựng Việt Nam là 47 tỷ đồng, Công ty cổ phần Vinaconex là 0,4 tỷ đồng.

Từ năm 2014, việc trích lập DPRR của Agribank phải xin ý kiến NHNN. Cụ thể, việc trích lập dự phòng và XLRR tín dụng, căn cứ phương án đã được NHNN chấp thuận với mức trích lập dự phòng tối thiểu 8.200 tỷ đồng, năm 2014 Agribank đã trích lập dự phòng 8.617 tỷ đồng, trong đó DPRR tín dụng là 8.438 tỷ đồng; thực hiện XLRR 9.335 tỷ đồng (trong đó XLRR đối với các khoản bán nợ là

5.251 tỷ đồng).

Về Tài chính: Đến 31/12/2014, tổng tài sản Có của Agribank đạt 762.869 tỷ đồng, tăng 69.827 tỷ đồng (+10,08%) so với năm 2013. Tổng thu đạt 63.992 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 98% kế hoạch năm. Tổng chi đạt

61.456 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2013, bằng 98% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.238 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 101% kế hoạch năm 2014.

(Nguồn: Agribank, 2009-2014, Báo cáo tổng kết chuyên đề chất lượng tín dụng hàng năm)

2.2.4.4. Thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro

Năm 2008, tổng số tiền đã thu hồi được sau XLRR của toàn bộ hệ thống Agribank là 3.306 tỷ đồng. Đây là kết quả hết sức tích cực trong điều kiện diễn biến kinh tế vĩ mô trong năm này không thuận lợi: Lạm phát cao, khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường bất động sản trầm lắng, tiêu thụ hàng hoá khó khăn.

Năm 2009, Agribank đặc biệt thành công trong việc xử lý thu hồi nợ sau XLRR với số tiền thu hồi được là 4.012 tỷ, đây cũng là năm có số thu hồi nợ sau XLRR lớn nhất kể từ khi thành lập.

Năm 2010, tổng số tiền đã thu hồi được sau XLRR là 2.834 tỷ đồng, thấp hơn năm 2009, nhưng nếu so sánh với các NHTM khác thì đây cũng là một con số rất ấn tượng.

Năm 2011, tổng số tiền đã thu hồi được sau XLRR là 2.066 tỷ đồng, thấp hơn so với năm 2010, do cuộc khủng hoảng của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng tới kinh tế trong nước, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, ảnh


hưởng tới khả năng trả nợ cho Agribank. Với sự kiên quyết chỉ đạo của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực của toàn hệ thống, công tác thu hồi nợ đã XLRR của Agribank đạt được 77% kế hoạch năm. Một số chi nhánh quan tâm đến công tác thu hồi nợ đã XLRR và đạt kết quả tốt, như chi nhánh: Hà Tĩnh, Nam Định, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Đắc Nông, Sóc Trăng,… Các chi nhánh này đã có các biện pháp kiên quyết, linh hoạt, xử lý TSBĐ, miễn giảm lãi, sử dụng dự phòng chung,… để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, mặt khác thu hồi được các khoản nợ nên đạt được kết quả cao trong thu nợ sau XLRR.

Đến 31/12/2013, toàn hệ thống thu nợ đã XLRR là 2.876 tỷ đồng (gốc: 2.421 tỷ đồng, lãi 455 tỷ đồng) đạt 71,88% kế hoạch năm, tăng 647 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2012.

Toàn quốc có 59/145 chi nhánh thu hồi nợ đã XLRR đạt trên 100% kế hạch giao, trong đó 03 khu vực thu vượt kế hoạch: Khu vực Tây Nguyên vượt 36,4%, khu vực Khu bốn cũ vượt 24,28% và khu vực Đồng Bằng Sông Hồng vượt 18,1%, khu vực thu thấp nhất là khu vực TP.Hồ Chí Minh đạt 32,5% kế hoạch. Một số chi nhánh thực hiện tốt kế hoạch thu nợ đã XLRR như chi nhánh: Tây Sài Gòn, Dâu Tằm Tơ, Sở giao dịch, KCN Sóng Thần, Long An, Bình Phước, Nghệ An, Lào Cai, Tây Ninh, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, TP. Vũng Tàu,...; một số chi nhánh kết quả thu nợ thấp như: Quận 10, Móng Cái, Nam Hà Nội, Hùng Vương, Trường Sơn, Bắc Hà Nội, Đống Đa, Hoàng Mai, Tân Bình,…

Xử lý xóa nợ: Agribank đã thực hiện xóa các khoản nợ đang hạch toán trên tài khoản ngoại bảng của các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Cà phê Việt Nam số tiền 107 tỷ đồng (Quyết định số 691/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 05/6/2013 của Chủ tịch Hội đồng thành viên).

Năm 2014, Agribank tiếp tục có kết quả thu hồi nợ đã XLRR tương đối khả quan, tuy số tuyệt đối thấp hơn năm 2013 nhưng cao hơn năm 2011 và năm 2012, cụ thể là đã thu được 2.623 tỷ đồng, đạt 52,5% kế hoạch năm (thu gốc 2.190 tỷ đồng, thu lãi 433 tỷ đồng).

(Nguồn: Agribank, 2009-2014, Báo cáo tổng kết chuyên đề chất lượng tín dụng hàng năm)

2.2.5. Quản lý và kiểm soát hoạt động tín dụng

Để quản lý tín dụng và chủ động kiểm soát RRTD có hiệu quả, hàng năm, cũng như trong từng mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, Agribank cũng như chi


nhánh tỉnh thường có định hướng tín dụng vào những ngành nghề nhất định, phù hợp với chủ trương, Nghị quyết của Chính phủ, định hướng của NHNN, cũng như mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Năm 2014, tăng trưởng tín dụng đạt thấp, khó mở rộng cho vay, trong khi đó huy động vốn trên thị trường I của Agribank đạt khá, nên ngân hàng giảm quy mô vay tái cấp vốn và doanh số giao dịch trên thị trường mở với NHNN.

Bảng 2.8. Dư nợ cho vay các chương trình kinh tế quan trọng năm 2012-2013

Đơn vị: Tỷ đồng



STT


Chỉ tiêu

Dư nợ

So sánh 2013/2012

Tỷ trọng/

Dư nợ nền KT đến 31/12/13


Doanh số cho vay năm 2013


31/12/2013

Mức tăng, giảm

Tốc độ tăng, giảm (%)

Dư nợ cho vay nền kinh tế

530,601

50,148

10.44



A

Các chương trình

141,078

19,054

15.61

26.59

177,739

1

Thủy sản

27,596

3,665

15.31

5.20

38,691

2

Ngành lương thực

17,005

1,118

7.04

3.20

32,416

3

Cho vay cà phê

10,451

534

5.38

1.97

13,417

4

Tổng chăn nuôi

74,020

14,608

24.59

13.95

77,085

5

Cho vay cây Điều

1,187

-25

-2.06

0.22

1,798

6

Cho vay cây Cao su

6,248

703

12.68

1.18

8,820

7

Cho vay cây Chè

1,582

196

14.14

0.30

2,481

8

Cho vay cây Hồ tiêu

1,950

656

50.70

0.37

2,491

9

Cho vay theo QĐ 63

1,039

-42

-3.89

0.20

538

Nguồn: Agribank, 2009-2014, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,

Báo cáo hoạt động tín dụng


(Ghi chú: Năm 2014, đến thời điểm nghiên cứu sinh bảo vệ luận án cấp bộ môn thì Agribank chưa có số liệu chính thức và đầy đủ về dư nợ cho vay các chương trình kinh tế trọng điểm nói trên).


Qua bảng trên cho thấy: Đến hết năm 2013, Agribank đạt dư nợ cho vay các chương trình kinh tế quan trọng là 141.078 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,61%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tăng 19.054 tỷ đồng (tương đương tăng 15,61%) so với 31/12/2012, trong đó, tăng nhiều nhất là chương trình chăn nuôi tăng 14.608 tỷ đồng (tương đương tăng 24,59%), tiếp theo là chương trình thủy sản tăng 3.665 tỷ đồng (tương đương tăng 15,31%). Cụ thể:

- Cho vay gia súc, gia cầm,bao gồm: Chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, cá tra và tôm theo chỉ đạo của Chính phủ tại Công văn số 1149/KNT-TTg ngày 08/8/2012. Dư nợ đến ngày 31/12/2013 đạt 29.850 tỷ đồng, so với năm 2012 tăng 11.947 tỷ đồng (+66,7%). Nguyên nhân dư nợ cho vay đối với chăn nuôi và thủy sản năm 2013 tăng mạnh là do NHNN có công văn số 210/NHNN-TD ngày 09/01/2013 bổ sung tôm vào danh mục cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của Chính phủ. Nợ xấu đến 31/12/2013 là 500 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,68%, tăng 0,4% so với năm 2012.

- Cho vay theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 41) và Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 của NHNN:

Doanh số cho vay năm 2013 đạt 206.898 tỷ đồng; số khách hàng còn dư nợ đến 31/12/2013 là 2.206.816 khách hàng với số tiền 182.317 tỷ đồng, so với năm 2012 tăng

24.199 tỷ đồng (tương đương tăng 15,3%); nợ xấu đến 31/12/2013 là 2.256 tỷ đồng, tỷ lệ 1,25%, tăng 785 tỷ đồng (tương đương tăng 52,3%) so với năm 2012. Một số chi nhánh có dư nợ tăng cao trong 3 năm triển khai thực hiện Nghị định 41: Nghệ An, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Nam Định, Kon Tum, Phú Thọ.

- Cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và số 06/2009/TT-NHNN:

Doanh số cho vay năm 2013 là 1.604 tỷ đồng, dư nợ được hỗ trợ lãi suất 1.797 tỷ đồng với 32.205 số khách hàng được hỗ trợ (khách hàng hộ 32.165; khách hàng doanh nghiệp và hợp tác xã là 38); tổng số lãi suất được hỗ trợ là 107 tỷ đồng. Nợ xấu là 5 tỷ đồng, chiếm 0,29%/tổng dư nợ cho vay ưu đãi.

- Cho vay xây dựng nông thôn mới:

Doanh số cho vay từ khi thực hiện đến 31/12/2013 là 122.621 tỷ đồng, dư nợ là 51.513 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ là 569.482 khách hàng, nợ xấu là 288 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 0,56%.


- Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của NHNN:

Triển khai cho vay từ 01/6/2013, cụ thể: Doanh số cho vay năm 2013 là 60,7 tỷ đồng, số khách hàng vay vốn là 142 khách hàng. Dư nợ đến 31/12/2013 là 60 tỷ đồng, với 142 khách hàng.

- Cho vay xuất khẩu lao động:

Dư nợ đến 31/12/2013 là 105 tỷ đồng, chiếm 0,36% so với tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân; tăng so với năm 2012 là 12 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 12,6%; nợ xấu 4,4 tỷ đồng, bằng 4,19% dư nợ cho vay xuất khẩu lao động; số khách hàng đang có dư nợ là 2.910 khách hàng; dư nợ bình quân 36 triệu đồng/khách hàng.

- Cho vay đóng tàu vỏ thép khai thác thủy sản xa bờ theo Quyết định số 1787/QĐ-TTg ngày 29/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ:

Sau một năm triển khai thực hiện Quyết định số 1787/QĐ-TTg ngày 29/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành chính sách thí điểm hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép khai thác thủy sản xa bờ tại Quảng Ngãi, với sự vào cuộc tích cực của các Bộ, Ban, Ngành liên quan, những khó khăn vướng mắc từng bước được tháo gỡ. Ngày 26/11/2013, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt phương án đóng tàu vỏ thép lưới vây rút chì và phương án đóng tàu vỏ thép dịch vụ hậu cần nghề cá của Công ty cổ phần thủy sản Lý Sơn. Agribank chi nhánh Quảng Ngãi đã nhận được 2 Quyết định trên và đang tổ chức triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

Năm 2014, đến thời điểm nghiên cứu sinh bảo vệ luận án cấp bộ môn thì Agribank chưa có số liệu chính thức và đầy đủ về dư nợ cho vay các chương trình kinh tế trọng điểm nói trên, nhưng con số tổng hợp về dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của ngân hàng thì vẫn tăng trưởng tốt, đạt 411.295 tỷ đồng, tăng 32.310 tỷ đồng (+8,5%), chiếm tỷ lệ 74,3% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân tăng 39.972 tỷ đồng (+13,4%), dư nợ cho vay các chương trình tăng trưởng tốt.

(Nguồn: Agribank, 2009-2014, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo hoạt động tín dụng)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2022