Hạn Mức Tín Dụng Đối Với Một Khách Hàng Và Một Nhóm Khách Hàng Liên Quan


666/QĐ-HĐQT-TDHo, các chi nhánh Agribank trực thuộc xem xét 5 điều kiện cho vay như sau:

- Khách hàng vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp theo quy định NHNN;

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết. Agribank thường xác định khả năng tài chính của khách hàng dựa trên: Vốn tự có tham gia vào dự án, kết quả kinh doanh có lãi.

- Trong trường hợp lỗ do mới thành lập hoặc do lỗ lũy kế, khách hàng phải cung cấp tài liệu chứng minh giải pháp khắc phục lỗ khả thi và khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn; không có nợ nhóm 4 và 5 tại Agribank (trừ các khoản nợ được khoanh, nợ chờ xử lý của hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp do gặp rủi ro bất khả kháng) và các TCTD khác ở thời điểm xem xét, cho vay.

- Có dự án đầu tư, kế hoạch kinh doanh hiệu quả và khả thi.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Agribank. Bên cạnh việc xem xét 5 điều kiện vay vốn trên đây, Agribank còn thực hiện chấm điểm khách hàng trên hệ thống xếp hạng nội bộ để làm cơ sở tham khảo, xem xét các điều kiện và chính sách cho vay đối với từng khách hàng. Các chi nhánh không được cấp tín dụng mới cho các khách hàng xếp loại B và thấp hơn (CCC, CC, C, và D).

(Nguồn: Agribank, 2000-2014)

2.2.2.4. Phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng

Agribank đã ban hành quy định về phân cấp, ủy quyền quyết định cấp tín dụng theo Quyết định số 1850/QĐ-HĐQT-TDDN dựa trên cấu trúc phân cấp, ủy quyền quyết định cấp tín dụng hiện tại như sau:

- Tại Trụ sở chính, Agribank đã đáp ứng được yêu cầu là Hội đồng Thành viên có thẩm quyền tín dụng tối cao. Tuy nhiên, chưa có sự phân quyền phê duyệt tín dụng cho các Ban chuyên trách (ví dụ: Ủy ban quản lý rủi ro). Agribank đã thành lập Hội đồng RRTD, tuy nhiên, đây chưa phải là Ủy ban chuyên trách về mảng tín dụng.

- Tại chi nhánh, Agribank đã đáp ứng được yêu cầu phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng dựa trên rủi ro. Phân cấp, ủy quyền cấp tín dụng của chi nhánh được xác định dựa trên: Tổng dư nợ của chi nhánh, xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng và được điều chỉnh tùy theo điểm xếp hạng của chi nhánh và tỷ lệ nợ xấu. Chỉ


Giám đốc hoặc Phó Giám đốc chi nhánh được ủy quyền mới có quyền phê duyệt tín dụng (cán bộ tín dụng không có quyền phê duyệt).

- Agribank áp dụng một cấu trúc thẩm quyền phê duyệt cho tất cả các phân khúc khách hàng và sản phẩm (các khoản vay có và không có TSBĐ).

(Nguồn: Agribank, 2000-2014)

2.2.2.5. Hạn mức tín dụng đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng liên quan

Đối với HMTD cho một khách hàng, Agribank thực hiện xem xét, rà soát lại giới hạn cấp tín dụng cho từng khách hàng trong phạm vi từng chi nhánh. Tuy nhiên, Agribank chưa thiết lập giới hạn tổng thể cho từng khách hàng trên toàn hệ thống, ngoại trừ việc tuân thủ hạn mức 15% vốn tự có theo quy định của NHNN. Như vậy, trong trường hợp một khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh, tổng giới hạn tín dụng cấp cho khách hàng đó có thể vượt xa khả năng trả nợ của khách hàng cũng như khả năng chấp nhận rủi ro của Agribank.

Đối với hạn mức cho nhóm khách hàng liên quan, Agribank đang tuân thủ quy định của NHNN; hạn mức cho một nhóm khách hàng liên quan không vượt quá 25% vốn tự có. Agribank chưa thiết lập hạn mức cụ thể cho các nhóm khách hàng khác nhau. Agribank vẫn đang gặp khó khăn trong việc xác định nhóm khách hàng có liên quan do: (1) định nghĩa về nhóm khách hàng liên quan của NHNN khá rộng (theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của NHNN), do đó Agribank cần xác định các tiêu chí cụ thể để xác định nhóm khách hàng liên quan;

(2) do văn hóa và thói quen nên việc thu thập thông tin về các khách hàng liên quan từ khách hàng vay là rất khó khăn.

2.2.2.6. Quy chế tín dụng đối với khách hàng

Agribank đã ban hành các quy chế và văn bản quy định về chính sách tín dụng phù hợp với quy định của Pháp luật và NHNN Việt Nam, cụ thể như: Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 của HĐQT Agribank về Ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank; Quyết định số 1434/QĐ- HĐQT-TDDN ngày 22/10/2010 về Ban hành quy định cho vay đối với TCTD phi ngân hàng trong hệ thống Agribank; Văn bản số 3582/NHNo-TD ngày 26/11/2001 của Tổng Giám đốc Agribank về Hướng dẫn cho vay người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Quyết định về bảo lãnh, Quyết định cho vay bằng ngoại tệ,


quy định về bao thanh toán; Quyết định số 1300/QĐ-HĐQT-TD về Quy chế bảo đảm tiền vay, Quyết định số 1476/NHNo-TD ngày 29/05/2007 về Hướng dẫn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, mua nhà ở và kinh doanh bất động sản; Quyết định số 2473/NHNo-TDHo ngày 09/08/2007 về Hướng dẫn cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán; Công văn số 1410/NHNo-TD ngày 23/05/2007 về Hướng dẫn cho vay người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài,... (Nguồn: Agribank, 2000-2014).

Có thể nói các quy trình tín dụng, các quy trình nội bộ khác liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng được Agribank ban hành kịp thời, đầy đủ, phù hợp với thực tiễn hoạt động của Agribank và đựa trên các Quyết định của Thống đốc NHNN, các quy định khác của pháp luật.

Quy trình nghiệp vụ tín dụng của Agribank được phác thảo qua sơ đồ sau đây:


Hình 2.5. Quy trình cấp tín dụng

Trong quyền phán quyết


CBTD

Lãnh đạo PTD

Giám đốc



Khách hàng


Ban TD - TTĐH

Tổng GĐ

CN AGRIBANK

Vượt quyền phát quyết


Nguồn: Agribank, 2010, Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010


Đối với những món vay vượt quyền phán quyết, các chi nhánh Agribank thẩm định và trình Ban lãnh đạo Agribank (Hội sở chính) thông qua Ban Tín dụng. Ban Tín dụng tái thẩm định hồ sơ vay vốn và trình Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc sẽ ra thông báo về việc đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng. Các chi nhánh thực hiện việc cho vay, thu nợ theo đúng thông báo của Tổng Giám đốc. Về mức dư nợ cho vay tối


đa đối với 01 khách hàng được quy định tại Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 của HĐQT Agribank và các văn bản khác có liên quan.

Về phân cấp phán quyết tín dụng: Quyền phán quyết cho vay của Agribank đối với các cấp Giám đốc chi nhánh được mở rộng. Năm 2008, quyền phán quyết của các chi nhánh trong hệ thống Agribank có giảm đi 50% nhằm thực thi tốt việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thắt chặt tín dụng, kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, Agribank vẫn linh hoạt trong xử lý điều hành nhằm đảm bảo kích thích tăng trưởng, đưa vốn về NNNT, thể hiện qua các đợt hỗ trợ mua lương thực, gạo tạm trữ, cà phê theo chỉ đạo của Chính phủ.

Ngày 21/5/2010, HĐQT Agribank ban hành Quyết số 528/QĐ-HĐQT-TDDN thay thế Quyết định số 555/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 01/06/2007, kể từ thời điểm này, mức phán quyết tín dụng được sửa đổi để phù hợp hơn với thực tế như sau:

Bảng 2.2. Quyền phán quyết hiện hành của Agribank đối với Sở giao dịch và các chi nhánh trên địa bàn TP Hà nội và TP Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến nay

Đơn vị: Tỷ đồng



Chi nhánh

Doanh nghiệp

HTX và Tổ chức khác

Hộ gia đình, cá nhân

Loại A

Loại B

Loại A

Loại B

Loại A

Loại B

1. Sở Giao dịch







- Mức phán quyết đối với khách hàng là TCTD

được HĐQT, TGĐ phân cấp ủy quyền riêng







- Mức phán quyết TD đối với 1 khách hàng

100

80

30

25

15

10

- Cho vay trung dài hạn đối với 1 dự án đầu tư

50

40

20

15

10

5

2. Các chi nhánh trên địa bàn Hà nội và TP Hồ Chí Minh







2.1. Chi nhánh loại I







- Mức phán quyết TD đối với 1 khách hàng

80

60

25

20

10

7

- Cho vay trung dài hạn đối với 1 dự án đầu tư

40

30

15

10

7

5

2.2. Chi nhánh loại II







- Mức phán quyết TD đối với 1 khách hàng

60

40

20

15

8

5

- Cho vay trung dài hạn đối với 1 dự án đầu tư

35

25

10

7

5

3

2.3. Chi nhánh loại II chưa xếp hạng







- Mức phán quyết TD đối với 1 khách hàng

50

35

15

7

5

3

- Cho vay trung dài hạn đối với 1 dự án đầu tư

30

20

7

5

5

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 14

Nguồn: Agribank, 2000-2014


Bảng 2.3. Quyền phán quyết hiện hành của Agribank đối với các chi nhánh khác từ năm 2010 đến nay

Đơn vị: Tỷ đồng



Chi nhánh

Doanh nghiệp

HTX và Tổ chức khác

Hộ gia đình, cá nhân

Loại A

Loại B

Loại A

Loại B

Loại A

Loại B

1. Chi nhánh loại I







- Mức phán quyết TD đối với 1 khách hàng

60

40

20

15

8

5

- Cho vay trung dài hạn đối với 1 dự án đầu tư

30

25

10

7

5

3

2. Chi nhánh loại II, hạng 2







- Mức phán quyết TD đối với 1 khách hàng

50

35

15

10

5

3

- Cho vay trung dài hạn đối với 1 dự án đầu tư

25

20

7

5

5

3

3. Chi nhánh loại II, chưa xếp hạng







- Mức phán quyết TD đối với 1 khách hàng

40

30

10

7

5

3

- Cho vay trung dài hạn đối với 1 dự án đầu tư

20

15

5

5

5

3

Nguồn: Agribank, 2000-2014

Đối với các chi nhánh không nằm trên địa bàn TP Hà nội và TP Hồ Chí Minh và các loại chi nhánh khác, thì mức uỷ quyền, phán quyết thấp hơn.

2.2.3. Nhận biết và phân tích đo lường rủi ro tín dụng

2.2.3.1. Thông qua hoạt động phân loại nợ vay của khách hàng

Agribank đã ban hành Quyết định số 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/3/2012 về Thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR dựa trên Quyết định 493 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của NHNN. Theo đó, hàng quý, cán bộ tín dụng cập nhật thông tin khách hàng và chấm điểm khách hàng trên hệ thống (theo Điều 7 Quyết định 493). Trưởng phòng tín dụng chịu trách nhiệm phê duyệt kết quả chấm điểm mới. Nợ sẽ được phân loại thành 5 nhóm nợ, bao gồm: (i) Nợ đủ tiêu chuẩn,

(ii) Nợ cần chú ý, (iii) Nợ dưới tiêu chuẩn, (iv) Nợ nghi ngờ, (v) Nợ có khả năng mất vốn. Hiện nay, Agribank phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493 đối với khách hàng doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp mới thành lập sẽ phân loại theo Điều 6 Quyết định 493). Đối với khách hàng hộ gia đình, cá nhân sẽ phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493 đối với khách hàng có dư nợ từ 500 triệu đồng trở lên (với khách hàng có dư nợ nhỏ hơn 500 triệu sẽ phân loại nợ theo Điều 6 Quyết định 493). (Nguồn: Agribank, 2000-2014).


Thực hiện phân loại nợ: Theo Điều 7 Quyết định 493, trên cơ sở kết quả chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các khách hàng là tổ chức, định chế tài chính và các khách hàng là cá nhân, hộ có dư nợ từ 500 triệu đồng trở lên; các khách hàng còn lại phân loại nợ theo Điều 6 Quyết định 493; kết quả phân loại nhóm nợ, tại thời điểm 31/12/2014, tổng số nợ xấu, gồm từ nhóm 3 đến nhóm 5 của Agribank là

27.542 tỷ đồng, chiếm 4.55%; tổng số nợ nhóm 1 và nhóm 2 là 577.782 tỷ đồng, chiếm 94,45% tổng dư nợ.

Một cách chi tiết hơn, đến hết năm 2013 của Agribank như sau:

+ Nợ nhóm 1: 467.045 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 85,21%/tổng dư nợ;

+ Nợ nhóm 2: 55.394 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 10,11%/tổng dư nợ;

+ Nợ nhóm 3: 5.296 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,97%tổng dư nợ;

+ Nợ nhóm 4: 2.865 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,52%/tổng dư nợ;

+ Nợ nhóm 5: 17.498 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,19%/tổng dư nợ. (Nguồn: Agribank, 2009-2014, Báo cáo tổng kết chuyên đề

chất lượng tín dụng hàng năm)

2.2.3.2. Thông qua quản lý tài sản bảo đảm tiền vay

Agribank đã ban hành chính sách về TSBĐ trong Quyết định số 1300/QĐ- HĐQT-TĐHo. Tuy nhiên, Quyết định này chưa tuân thủ các thông lệ quốc tế vì Quyết định này chỉ đề cập đến các phần sau: Điều kiện đối với TSBĐ được chấp nhận, các loại TSBĐ, thẩm quyền chấp nhận TSBĐ, Tỷ lệ cho vay trên TSBĐ lớn nhất. Quyết định này chưa định nghĩa rõ ràng các loại TSBĐ được chấp nhận, tiêu chí định giá tài sản, quy trình giám sát, quản lý TSBĐ, tần suất định giá lại TSBĐ. (Nguồn: Agribank, 2000-2014).

Định giá TSBĐ: Theo chính sách về TSBĐ của Agribank, việc định giá được thực hiện theo giá thị trường. Tuy nhiên, Agribank chưa đưa ra các hướng dẫn về việc thu thập các căn cứ để xác định giá thị trường, do đó, mức giá được đưa ra chủ yếu dựa trên đánh giá chủ quan của Agribank. Đồng thời, Agribank chưa tính đến các chi phí xử lý TSBĐ khi định giá tài sản.

Agribank cũng chưa ban hành chính thức các yêu cầu cụ thể về việc áp dụng tỷ lệ chiết khấu thận trọng đối với các khoản vay có vấn đề hoặc đối với TSBĐ mà giá trị thị trường có biến động mạnh (ví dụ: Sử dụng giá bán tối đa tại thời điểm phải xử lý tài sản hoặc áp dụng tỷ lệ chiết khấu lên tới 100%).


Với một số TSBĐ là động sản như: Phương tiện vận tải quy định là bắt buộc phải mua bảo hiểm. Tuy nhiên, việc mua bảo hiểm với một số tài sản khác như: Bất động sản, bảo vệ tác quyền, v.v… còn khá mới mẻ và chưa được quan tâm đúng mức.

Công tác giám sát TSBĐ đã phân tách các trách nhiệm rõ ràng như bộ phận Kế toán Tài chính và Ngân quỹ chịu trách nhiệm giữ các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu của TSBĐ (ví dụ: Quyền sử dụng đất, máy móc, hàng hóa,…). Hệ thống kế toán của Agribank sẽ ghi nhận khi các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu được nhập kho hoặc xuất kho. Tuy nhiên trên thực tế vẫn bị vi phạm.

Thanh lý TSBĐ: Agribank đã ban hành Quyết định số 3894/NHNo-TDHo về Hướng dẫn về xử lý TSBĐ để đáp ứng yêu cầu này. Tuy nhiên, do Agribank chưa thành lập một bộ phận chuyên trách về nghiệp vụ xử lý TSBĐ, do đó, việc xử lý các tài sản này còn gặp nhiều khó khăn. (Nguồn: Agribank, 2000-2014).

2.2.4. Chấp nhận giảm nhẹ và từ chối rủi ro tín dụng

2.2.4.1. Cơ cấu lại nợ cho khách hàng

Thực hiện quy định nội bộ về quản lý chất lượng tín dụng, phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật, trong các năm 2009 - 2014, Agribank thường xuyên tiến hành cơ cấu lại nợ cho khách hàng, đặc biệt là trong 2 năm 2012 - 2013. Tính đến 31/12/2013, Agribank thực hiện cơ cấu, xác định lại thời hạn trả nợ cho khách hàng vay vốn theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 của NHNN với tổng dư nợ đạt 81.783 tỷ đồng, trong đó:

+ Số dư các khoản nợ được cơ cấu giữ nguyên nhóm 1 là: 56.264 tỷ đồng;

+ Số dư các khoản nợ được cơ cấu giữ nguyên nhóm 2 là: 22.114 tỷ đồng;

+ Số dư các khoản nợ được cơ cấu giữ nguyên nhóm 3 là: 2.609 tỷ đồng;

+ Số dư các khoản nợ được cơ cấu giữ nguyên nhóm 4 là: 795 tỷ đồng.

Trong năm 2014, số nợ được cơ cấu lại giảm hẳn, chỉ đạt 10.149 tỷ đồng, bằng dưới gần 13% so với số nợ cơ cấu lại đến hết năm 2013.

(Nguồn: Agribank,2009-2014, Báo cáo tổng kết chuyên đề chất lượng tín dụng hàng năm).

2.2.4.2. Chủ động bán nợ xấu trong quản lý rủi ro tín dụng

Một trong các giải pháp quan trọng được Agribank triển khai thực hiện để

giảm tỷ lệ nợ xấu đó là bán nợ cho VAMC. Theo đó, Hội đồng thành viên Agribank


đã chỉ đạo các chi nhánh, thực hiện rà soát tổng hợp các khoản nợ xấu đủ điều kiện bán nợ cho VAMC, thành lập tổ rà soát, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục bán nợ xấu cho VAMC; tổng số nợ xấu đã ký hợp đồng và hoàn tất các thủ tục bán nợ cho VAMC, Agribank đã nhận trái phiếu đến 31/12/2013 là 8.461 tỷ đồng, số dư các khoản nợ xấu đã bán là 10.198 tỷ đồng. Đến hết năm 2014, Agribank đã bán nợ cho VAMC là

22.449 tỷ đồng, tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt 17.198 tỷ đồng.

(Nguồn: Agribank, 2009-2014, Báo cáo tổng kết chuyên đề chất lượng tín dụng hàng năm).

2.2.4.3. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Kết quả chấm điểm khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (HTXHTDNB) được sử dụng cho công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng. Trong đó dự phòng chung được tính bằng 0,75% tổng dư nợ và giá trị cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 4, đối với việc trích lập dự phòng cụ thể, Agribank đã sử dụng công thức theo Quyết định 493.

Số tiền dự phòng cụ

=

thể phải trích ('R)

Số dư nợ gốc của khoản nợ (A)

Giá trị khấu trừ của tài

-

sản bảo đảm ('C)

Tỷ lệ trích lập dự

x

phòng cụ thể ('r)


Bảng 2.4. Công thức tính số tiền phải trích lập dự phòng


Hạng

Mô tả

Nhóm nợ

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

AAA

Tối ưu

1 - Nợ đủ tiêu chuẩn

0%

AA

Ưu

1 - Nợ đủ tiêu chuẩn

0%

A

Tốt

1 - Nợ đủ tiêu chuẩn

0%

BBB

Khá

2 - Nợ cần chú ý

5%

BB

Trung bình khá

2 - Nợ cần chú ý

5%

B

Trung bình

3 - Nợ dưới tiêu chuẩn

20%

CCC

Dưới trung bình

3 - Nợ dưới tiêu chuẩn

20%

CC

Yếu

3 - Nợ dưới tiêu chuẩn

20%

C

Kém

4 - Nợ nghi ngờ

50%

D

Rất yếu kém

5 - Nợ có khả năng mất vốn

100%

Nguồn: Agribank, 2009-2014, Báo cáo tổng kết chuyên đề chất lượng tín dụng

Xem tất cả 269 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí