Mô Hình Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Điều Hành Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam


Ngày 30/7/1994, tại Quyết định số 160/QĐ-NHNN, Thống đốc NHNN chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, TGĐ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB/NHNo ngày 15/8/1994 về việc xác định Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam gồm có 2 cấp: Cấp tham mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau này.

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc NHNN ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

Ngày 28/6/2010, Agribank chính thức khai trương Chi nhánh nước ngoài đầu tiên tại Vương quốc Campuchia.

Thực hiện lộ trình chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo Quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 và Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010, từ ngày 30/01/2011, Agribank chính thức chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 214/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN.

Trải qua 26 năm phát triển đến nay, Agribank được biết đến là NHTM lớn nhất Việt Nam về tài sản, nguồn vốn, mạng lưới, đội ngũ cán bộ nhân viên và khách hàng. Đến 31/12/2014, tổng tài sản Có của Agribank đạt 762.869 tỷ đồng, tăng 69.827 tỷ đồng (+10,08%) so với năm 2013; trên 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch trong nước, một chi nhánh tại Campuchia, 09 công ty con, 01 công ty liên kết, 02 văn phòng đại diện và khoảng 40.000 cán bộ nhân viên.

(Nguồn: Agribank, 2009-2014, Báo cáo thường niên).

2.1.2. Mô hình tổ chức bộ máy

2.1.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Hội đồng thành viên của Agribank, gồm có: Chủ tịch và các thành viên HĐTV. Giúp việc trực tiếp cho HĐTV là: Ban thư ký HĐTV và Ủy ban quản lý rủi ro. Ban điều hành, gồm có: TGĐ và các Phó TGĐ. Giúp việc cho Ban điều hành là hệ thống các Ban chuyên môn nghiệp vụ tại Trụ sở chính của Agribank, bao gồm:


Văn phòng Trụ sở chính; Ban Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ; Ban Pháp chế; Ban Kế hoạch nguồn vốn; Ban Khách hàng Doanh nghiệp; Ban Khách hàng Hộ sản xuất và Cá nhân; Ban Định chế tài chính; Ban Đầu tư; Ban Tài chính Kế toán và Ngân quỹ; Ban Xây dựng cơ bản; Ban Tổ chức - Lao động và Tiền lương; Ban Nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ; Ban Tiếp thị và Truyền thông; Ban Thống kê và Dự báo Kinh tế; Ban Thi đua; Trung tâm Thanh toán; Trung tâm Phòng ngừa và XLRR. (Nguồn: Agribank, 2009-2014, Báo cáo thường niên).

Hình 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Agribank


HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

BAN KIỂM SOÁT

BAN THƯ KÝ HĐTV

UỶ BAN QUẢN LÝ RỦI RO

TỔNG GIÁM ĐỐC

KẾ TOÁN TRƯỞNG

CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

HỆ THỐNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ

HỆ THỐNG BAN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ

CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI

SỞ GIAO DỊCH

CHI NHÁNH LOẠI I, II

VĂN PHÒNG

ĐẠI DIỆN

ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

CÔNG TY CON

PHÒNG GIAO DỊCH

CHI NHÁNH LOẠI III

CHI NHÁNH

PHÒNG GIAO DỊCH

ĐIỂM GIAO DỊCH

Nguồn: Agribank, 2009-2014, Báo cáo thường niên


2.1.2.2. Mạng lưới tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Hình 2.2. Mạng lưới tổ chức của Agribank


TRỤ SỞ CHÍNH

CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI

SỞ GIAO DỊCH

CHI NHÁNH LOẠI I, II

VĂN PHÒNG

ĐẠI DIỆN

ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

CÔNG TY CON

PHÒNG GIAO DỊCH

CHI NHÁNH LOẠI III

ĐIỂM GIAO DỊCH

CHI

NHÁNH

PHÒNG GIAO DỊCH

ĐIỂM GIAO DỊCH


Nguồn: Agribank, 2009-2014, Báo cáo thường niên


Mạng lưới Agribank hiện nay, gồm có: Trụ sở chính; Văn phòng đại diện Khu vực miền Nam, Văn phòng đại diện Khu vực miền Trung; 01 Sở giao dịch; 158 Chi nhánh loại I, loại II (gồm cả chi nhánh Campuchia); 774 Chi nhánh loại III; 1.393 Phòng Giao dịch; 03 Đơn vị sự nghiệp; 09 Công ty con, công ty cổ phần.

(Nguồn: Agribank, 2009-2014, Báo cáo thường niên).

2.1.3. Các sản phẩm dịch vụ cơ bản

2.1.3.1. Nhóm sản phẩm dịch vụ huy động vốn

Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, Agribank thường xuyên đưa ra các sản phẩm huy động vốn phù hợp. Gần đây nhất, trong 6 năm 2009 - 2014, Agribank đã ban hành sản phẩm Tiết kiệm linh hoạt trong toàn hệ thống, nâng sản phẩm huy động vốn của Agribank lên 36 sản phẩm với các kỳ hạn khác nhau.


Agribank chú trọng tăng trưởng tỷ trọng các nguồn vốn có tính ổn định như: Tiền gửi dân cư, tiền gửi có kỳ hạn thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng linh hoạt các hình thức và lãi suất huy động trong các thời điểm khác nhau phù hợp với từng thị trường, địa bàn; tổ chức thực hiện tốt các đợt huy động tiết kiệm và phát hành giấy tờ có giá dự thưởng.

2.1.3.2. Nhóm sản phẩm cấp tín dụng

Hàng năm, căn cứ vào diễn biến của thị trường, của khách hàng, của môi trường cạnh tranh, Agribank đưa ra các sản phẩm tín dụng phù hợp. Gần đây, nhất là trong 6 năm 2009 - 2014, Agribank đã triển khai thêm 02 sản phẩm cấp tín dụng mới: Cho vay với thuyền viên tàu cá gần bờ tại Hàn Quốc và cho vay các đối tượng mua, thuê mua nhà có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, nâng tổng sản phẩm cấp tín dụng cung cấp cho khách hàng lên 44 sản phẩm.

2.1.3.3. Nhóm sản phẩm dịch vụ phi tín dụng

- Thanh toán trong nước: Agribank có hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng về mở tài khoản và thanh toán trên phạm vi cả nước, thông qua các hệ thống như: Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống thanh toán liên ngân hàng song phương và bù trừ, hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng (IPCAS), các hệ thống kết nối khác. Ngoài ra, Agribank còn có cung cấp một số các dịch vụ khác như: Dịch vụ thu ngân sách nhà nước, dịch vụ kết nối với khách hàng, dịch vụ thanh toán hóa đơn, dịch vụ Internet Banking.

- Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ: Agribank cung cấp những sản phẩm dịch vụ sau: Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán biên mậu, chi trả kiều hối, các dịch vụ ngoài hối khác.

- Dịch vụ thẻ: Nghiệp vụ thẻ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, phát triển ổn định cả về số lượng và chất lượng dịch vụ. Theo đánh giá của Vụ Thanh toán NHNN và Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, mặc dù có quy mô lớn nhưng Agribank có sự tăng trưởng ổn định, bền vững, liên tục là một trong ba ngân hàng dẫn đầu thị trường về số lượng thẻ phát hành, doanh số sử dụng thẻ, doanh số thanh toán thẻ và hệ thống ATM.

- Dịch vụ ngân hàng điện tử Mobile Banking: Hiện nay, các dịch vụ Mobile Banking của Agribank có khả năng cạnh tranh cao, bao gồm các dịch vụ sau: Nhóm


dịch vụ SMS Banking, nhóm dịch vụ VnTopup, dịch vụ chuyển khoản, dịch vụ thanh toán hóa đơn cước viễn thông và điện lực. Bên cạnh đó, Agribank tiếp tục nghiên cứu, triển khai một số dịch vụ tiện ích mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: Dịch vụ chi trả kiều hối qua tin nhắn SMS, dịch vụ Bank Plus với Viettel, dịch vụ Ví điện tử Agribank - Payoo, dịch vụ thu ngân sách cho Kho bạc Nhà nước qua kênh SMS,…

2.1.3.4. Tổng quan các chỉ tiêu của Agribank

Để có cái nhìn tổng quan về quy mô phát triển của Agribank trong giai đoạn 2009 - 2014, có thể thấy qua một số chỉ tiêu chủ yếu ở bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Tổng quan các chỉ tiêu chủ yếu của Agribank giai đoạn 2009 - 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %


Một số chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

2013

2014

CAR

6.02%

6.09%

7.90%

9.49%

9.12%

8.83%

Tỷ lệ khả năng chi trả ngay

10%

10%

12.04%

16.94%

16.53%

20.26%

Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

25%

26%

25.00%

21.00%

24.51%

28.12%

Tổng tài sản

480.937

519.758

556.555

602.452

683.916

762,869

Vốn tự có

22,176

29,340

39,992

42,071

44,278

44,194

Lợi nhuận sau thuế

3,033.42

2,871.50

3,888.08

3,259.70

2,294.4

2,540.0

ROE

15.62%

10.53%

11.06%

8.10%

5.16%

1.69%

ROA

0.70%

0.58%

0.72%

0.56%

0.35%

0.10%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 12

Nguồn: Agribank, 2009-2014, Báo cáo thường niên.

Số liệu ở bảng trên cho thấy, Agribank có sự tăng trưởng liên tục về quy mô tổng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn dần dần được nâng lên và hiện nay đạt theo quy định, tuy nhiên lợi nhuận thì có xu hướng giảm.

2.1.4. Tổng quan hoạt động kinh doanh

2.1.4.1. Về huy động vốn

Nguồn huy động vốn của Agribank liên tục tăng qua các năm. Kết quả vốn huy động thị trường 1 đến hết năm 2014 đạt 690.191 tỷ đồng, tăng 63.801 tỷ (+10,2%) so với cuối năm 2013, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2014 (tăng từ 6%-8%); đến hết năm 2013 đã đạt trên 626.390 tỷ đồng, tăng khá so với năm


2012; năm 2012 so với năm 2011 tăng 50.712 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 10,02%; năm 2011 tăng so với năm 2010 là 31.385 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 6,61%, nguyên nhân là do năm 2011 có sự biến động mạnh về lãi suất huy động, các NHTM đua tranh nhau về lãi suất dẫn đến hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Sang các năm 2012 - 2013, mặt bằng lãi suất huy động giảm mạnh (lãi suất huy động giảm từ 3% - 6% so với cuối năm 2011, trở về mức lãi suất cuối năm 2007); mặt khác, ta thấy cơ cấu vốn được thay đổi về chất theo hướng phát triển ổn định nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Agribank thực hiện đa dạng các sản phẩm, hình thức huy động, giảm nguồn vốn không ổn định để qua đó chủ động trong quản lý và đảm bảo an toàn thanh khoản trong bối cảnh thị trường vốn biến động.

Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2009 - 2014


Đơn vị: Tỷ đồng


Năm


Nguồn: Agribank, 2009-2014, Báo cáo kết quả họat động kinh doanh, Báo cáo hoạt động tín dụng

2.1.4.2. Về hoạt động tín dụng

Trên cơ sở nguồn vốn huy động ổn định và phát triển liên tục như trên, Agribank đã mở rộng hoạt động tín dụng, dư nợ tín dụng tăng dần theo các năm. Trong điều kiện tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều diễn biến phức tạp, do sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trong và ngoài nước, nên hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên cũng như sự điều hành linh hoạt của Ban lãnh đạo Agribank, trong các năm gần đây hoạt động tín dụng của Agribank đã đạt được những kết quả khả quan.


Đến hết năm 2014, tổng dư nợ cho vay (bao gồm ngoại tệ quy đổi) đạt

605.324 tỷ đồng, tăng 48.903 tỷ đồng (+8,8%). Trong đó: Dư nợ nền kinh tế là

553.553 tỷ đồng, trái phiếu của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) là 25.659 tỷ, cho vay thị trường 2 là 26.112 tỷ đồng. Đến cuối năm 2013, Agribank đạt tổng dư nợ trên

556.421 tỷ đồng; năm 2012, tổng dư nợ cho vay đạt 480.607 tỷ đồng, tăng 8,23% so với năm 2011. Năm 2012, dư nợ cho vay nội tệ đạt 311.423 tỷ đồng tăng 30.029 tỷ đồng (tăng 10,67%), dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 169.184 tỷ đồng, tăng 6.610 tỷ đồng (tăng 4,97%) so với cuối năm 2011. Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 320.075 tỷ đồng. Năm 2012, dư nợ cho vay các chương trình tăng trưởng tốt: Cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản tăng 17%, cho vay lương thực tăng 14%, cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê tăng 16%, cho vay chăn nuôi tăng 26% so với năm 2011.

Biểu đồ 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2009 - 2014


Đơn vị: Tỷ đồng


Năm


Nguồn: Agribank, 2009-2014, Báo cáo kết quả họat động kinh doanh, Báocáo hoạt động tín dụng


2.1.4.3. Về Thanh toán quốc tế

Cùng với khó khăn chung của nền kinh tế, hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank có chiều hướng giảm nhưng phục hồi nhẹ vào năm 2014.


Biểu đồ 2.3. Doanh số thanh toán quốc tế giai đoạn 2009 - 2014

Đơn vị: Triệu USD


Năm

Nguồn: Agribank, 2009-2014, Báo cáo kết quả họat động kinh doanh, Báocáo hoạt động tín dụng

2.1.4.4. Về kinh doanh ngoại tệ

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tuy không phải là thế mạnh của Agribank, tuy nhiên doanh số kinh doanh ngoại tệ cũng tăng nhanh theo các năm. Năm 2013, tổng doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank đạt 15.914 triệu USD; năm 2012 đạt 14.729 triệu USD; trong đó, doanh số ngoại tệ mua vào đạt 7.383 triệu USD, doanh số bán ra 7.346 triệu USD.

Biểu đồ 2.4. Doanh số kinh doanh ngoại tệ giai đoạn 2009 - 2014

Đơn vị: Triệu USD


Năm

Nguồn: Agribank, 2009-2014, Báo cáo kết quả họat động kinh doanh, Báocáo hoạt động tín dụng

Xem tất cả 269 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí