Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình - 2

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro 8

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình 32


Mô hình 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 25


Biểu đồ 2.1: Tình hình doanh thu của Agribank Quảng Bình 2011 - 2015 39

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ chi phí của Agribnak năm 2013-2016 40

Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận của Agribank Quảng Bình 2013-2016 42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Biểu đồ 2.4. Dư nợ cho vay theo thời gian của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng

Bình từ năm 2013-2016 44

Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình - 2

Biểu đồ 2.5. Dư nợ cho vay theo đối tượng của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng

Bình giai đoạn 2013-2016 45

Biểu đồ 2.6. Dư nợ cho vay ngành kinh tế của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng

Bình giai đoạn 2013-2016 46

Biểu đồ 2.7. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ở Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng

Bình giai đoạn 2013-2016 47

Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ nợ quá hạn ở Agribank Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 48

Biểu đồ 2.9. Tỷ lệ nợ xấu ở Agribank Quảng Bình, giai đoạn 2013-2016 49

Biểu đồ 2.10. Tỷ nhóm nợ trong nợ quá hạn ở Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng

Bình giai đoạn 2013-2016 51

Biểu đồ 2.11: Kết quả khảo sát về Sự cạnh tranh chưa lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, chạy theo quy mô, số lượng, ít quan tâm tới các điều kiện, chất lượng khoản vay 54

Biểu đồ 2.12: Kết quả khảo sát về Lạm phát, giá cả đầu vào của hàng hoá, nguyên vật liệu tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của khách hàng gây ra khó khăn tài chính do đó mất khả năng trả nợ 55

Biểu đồ 2.13: Kết quả khảo sát về Rủi ro bởi pháp lý chưa thuận lợi, nhiều khe hở và chưa hiệu quả của cơ quan pháp luật địa phương. 56

Biểu đồ 2.14: Kết quả khảo sát về Hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. 57

Biểu đồ 2.15: Kết quả khảo sát về Hệ thống thông tin tín dụng, hỗ trợ còn

bất cập. 59

Biểu đồ 2.16: Kết quả khảo sát về Sự biến động của nền kinh tế khó dự đoán gây

bất lợi cho khách hàng. 59

Biểu đồ 2.17: Kết quả khảo sát về Sự ảnh hưởng của môi trường (thiên tai, bão lụt, dịch bệnh, mất mùa) gây tổn thất chô khách hàng. 60

Biểu đồ 2.18: Kết quả khảo sát Thanh, kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ 61

của NHNN. 61

Biểu đồ 2.19: Kết quả khảo sát Khách hàng tài chính yếu kém như che dấu, không

minh bạch 62

Biểu đồ 2.20: Kết quả khảo sát Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích

so với phương án kinh doanh khi lập phương án 63

Biểu đồ 2.21: Kết quả khảo sát Khách hàng thiếu trình độ quản lý, năng lực kinh

doanh. 64

Biểu đồ 2.22: Kết quả khảo sát Khàng làm ăn thua lổ, hàng hoá tồn kho ứ động

không bán được. 65

Biểu đồ 2.23: Kết quả khảo sát Khách hàng cố ý lừa đảo ngân hàng. 67

Biểu đồ 2.24: Kết quả khảo sát Xem vốn vay của ngân hàng là tiền nhà nước, làm ăn thua lỗ thì nhà nước chịu (đối với các khoản vay hỗ trợ của nhà nước như vay theo NĐ 67, NĐ 68….) 68

Biểu đồ 2.25: Kết quả khảo sát Thiếu thông tin về khách hàng khi thẩm định dẫn đến quyết định cho vay sai lầm 69

Biểu đồ 2.26: Kết quả khảo sát Sự thiếu quản lý, giám sát không chặt chẻ sau khi cho vay, việc cảnh báo sớm thiếu hiệu quả dẫn tới không kịp thời xữ lý 71

Biểu đồ 2.27: Kết quả khảo sát Chất lượng của tín dụng thấp do áp lực hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu giao khoán. 72

Biểu đồ 2.28: Kết quả khảo sát Hệ thống kiểm soát lúc cho vay chưa chặt chẽ. 72

Biểu đồ 2.29: Kết quả khảo sát Việc kiểm tra trong nội bộ còn chưa chặt chẻ 74

Biểu đồ 2.30: Kết quả khảo sát Rủi ro do sự chủ quan của các cấp có thẩm quyền hay do người phê duyệt. 75

Biểu đồ 2.31: Kết quả khảo sát Nguyên nhân do đạo đức, trình độ của cán bộ. 76

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC

Bảng 2.1: Tình hình cơ cấu nguồn nhân lực tại Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng

Bình giai đoạn 2013 – 2016 35

Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh quảng

bình Giai Đoạn 2013 – 2016 38

Bảng 2.3: Kết Quả hoạt động kinh doanh của agribank CN tỉnh Quảng Bình 2013 – 2016 42

Bảng 2.4. Dư nợ cho vay của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn

2013 – 2016 43

Bảng 2.5. Hệ số rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai

đoạn 2013-2016. 48

Bảng 2.6. Tỷ lệ nợ quá hạn của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn

2013-2016 48

Bảng 2.7. Vòng quay vốn tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2016 52

Bảng 2.8. Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2016 52

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong một nền kinh tế hiện đại, người ta không thể không đề cập đến sự tồn tại của ngành ngân hàng. Ngành ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của một nền kinh tế, nó cũng như một cầu nối để điều tiết vốn chảy vào một quốc gia. Nói cách khác, Ngân hàng là một trung gian tài chính, là trung tâm của hệ thống tài chính của nền kinh tế, tất cả mọi người sử dụng các ngân hàng để tiếp cận thị trường nợ, hay nói cách khác Ngân hàng là cầu nối giữa nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn. Ngoài ra, chúng ta có thể đánh giá mức độ phát triển của nền kinh tế của một quốc gia thông qua sự phát triển của hệ thống ngân hàng của nước này.

Kinh doanh ngân hàng có nhiều loại rủi ro. Sau nghịch lý "lợi nhuận nhiều hơn thì các nguy cơ cao hơn", ngân hàng muốn lợi nhuận thì phải chấp nhận rủi ro. Mặt khác, hoạt động ngân hàng được thực hiện trên cơ sở tin tưởng, tin tưởng giữa người gửi tiền và các ngân hàng, sự tin tưởng giữa các ngân hàng và khách hàng vay. Vì lý do này các ngân hàng không bao giờ hy vọng sẽ xem xét các rủi ro bằng không, nhưng chỉ hạn chế tối đa .

Nhìn vào cơ cấu tài sản của ngân hàng thương mại tại Việt Nam, tôi thấy rằng tài sản ngành tín dụng vẫn có một tỷ lệ tương đối cao 60 - 70% tổng tài sản, mặc dù tỷ lệ này là 80% ở một số ngân hàng thương mại. Ngoài ra, nguồn vốn tín dụng là một nguồn vốn chính cho nền kinh tế. Trong khi việc quản lý rủi ro tín dụng cũng là trung tâm của hoạt động ngân hàng.

Tuy nhiên sự khác biệt cơ bản giữa các ngân hàng là khả năng kiểm soát nợ xấu ở mức chấp nhận được thông qua việc xây dựng một mô hình quản lý rủi ro hiệu quả, phù hợp với các hoạt động nhằm giảm thiểu nguy cơ môi trường tín dụng chủ quan và khác rủi ro tín dụng.

Các hoạt động tín dụng của các ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy chất lượng tín dụng là không tốt, mà hiệu quả của tín dụng chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao và không có xu hướng ổn định và khả năng giảm rủi ro tín

dụng luôn luôn là tiềm ẩn. Việc này ảnh hưởng xấu tới uy tín, kết quả hoạt động của ngân hàng, thậm chí ở mức độ cao còn làm cho ngân hàng cực kỳ khó khăn. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình (Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình) với đối tượng khách hàng đa số là đối tượng cá nhân. Do đó, Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình cung cấp nhiều loại sản phẩm, dịch vụ cho đối tượng khách hàng này như tiền gửi, tiền vay, dịch vụ thẻ, tiền gửi, nhận tiền từ nước ngoài….. Trong đó sản phẩm tiền vay cá nhân, hộ kinh doanh là mang đến nhiều rủi ro cho ngân hàng nhất. Lý do gây ra rủi ro tín dụng là rất đa dạng và được nhiều nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Đây là lý do tại sao tôi đã chọn chủ đề "Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình" làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong việc cho vay đối tượng khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro

tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng thương mại.

- Phân tích thực trạng rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân hộ kinh doanh tại ngân hàng.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân hộ kinh doanh tại ngân hàng.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng có thể

áp dụng trong thực tiễn.

2.3. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình.

2.4. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh

Quảng Bình.

- Về thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích, đánh giá thuộc giai đoạn 2013 - 2016; Các giải pháp đề xuất thuộc giai đoạn 2018 - 2022.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Phương pháp thu thập số liệu

a. Số liệu thứ cấp:

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu được cung cấp và do Ngân hàng công bố trên website (phương pháp sử dụng số liệu thứ cấp); các nguồn tài liệu tìm kiếm được (sách báo, truyền hình, internet…); Nghị định, thông tư, chủ trương…. của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước và Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình.

- Số liệu được thu thập tại phòng Khách hàng Cá nhân, hộ kinh doanh, Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình gồm:

+ Định hướng hoạt động kinh doanh (các báo cáo tài chính….).

+Những tài liệu cho vay hiện hành.

+ Hồ sơ vay của các đối tượng khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh.

b. Số liệu sơ cấp

- Xác định quy mô mẫu: Điều tra phỏng vấn 120 cán bộ nhân viên của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình.

- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.

- Thiết kế bảng hỏi: Được thiết kế sẵn bao gồm nhiều tiêu chí phù hợp với mục

tiêu nghiên cứu.

- Thảo luận, phỏng vấn với một số nhà quản lý, kiểm soát nội bộ và cá bộ tín dụng làm việc tại Hội sở Agribank tỉnh Quảng Bình và các Chi nhánh trong thành phố Đồng Hới như: Trưởng, Phó Trưởng các Phòng khách hàng Cá nhân, hộ kinh doanh, Phòng kiểm soát nội bộ, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Marketting, Phòng Khách hàng Doanh nghiệp để thu được những thông tin chính xác và trọng tâm

3.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Số liệu sau khi được thu thập sẽ phân tích dựa trên một số phương pháp:

+ Phương pháp thông kê mô tả: Sau khi đã thu thập đầy đủ các số liệu, học viên sẽ tiến hành phân loại, chọ lọc lại các số liệu, chỉ tiêu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Sử dụng công cụ Excel, Word để tính toán, vẽ bảng, Biểu đồ, tính toán tỷ lệ.

+ Phương pháp phân tích thông tin: Sau khi đã thu được số liệu đã qua xử lý bằng phương pháp thông kê mô tả, học viên sẽ áp dụng các phương pháp suy luận, Biện chứng duy vật, so sánh, tổng hợp, phân tích biển đồ Biểu đồ từ đó đưa ra được những đánh giá và đề xuất các đánh giá và đề xuất các phương pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình

4. Nội dung nghiên cứu

Kết cấu của đề tài chia ra làm 3 phần: Phần I : Đặt vấn đề

Phần II : Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở và lý thuyết về phân tích rủi ro tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình.

Chương 2 : Thực trạng và phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình.

Chương 3 : Định hướng và các giải pháp để phòng ngừa và giảm thiểu rui ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình.

Phần III : Kết luận.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí