Tuy nhiên việc thẩm định dự án, phương pháp sử dụng vốn vay vẫn là biện pháp quan trọng nhất để cho vay vốn sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và hoàn trả đựơc tiền vay. Việc trích lập dự phòng để xử lý rủi ro là cần thiết để có nguồn bù đắp rủi ro.
- Lựa chọn đầu tư vốn vào các loại hình khác nhau: điều này sẽ hạn chế rủi ro khi một loại hình nào đó gặp rủi ro, tức là “ không bỏ tất cả trứng vào một giỏ ” ví dụ như hiện nay, ngân hàng đang nghiêm cấm không cho vay kinh doanh cầm đồ, đầu tư tàu thuyền…
- Cần xây dựng chiến lược khách hàng, chiến lược đầu tư tín dụng, quản lý rủi ro. Để làm được điều này, cần thành lập bộ phân chuyên trách độc lập, nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo có quyết định đúng đắn khi đầu tư.
- Mở rộng hình thức đồng tài trợ với mục tiêu hợp lý hoá sử dụng nguồn vốn và giảm thiểu rủi ro.
- Con người vẫn là yếu tố quyết định cho việc thành, bại của doanh nghiệp . Vì vậy, cần coi trọng việc tuyển chọn, thu nhận người vào làm việc có liên quan đến tiền bạc, ngoài trình độ năng lực chuyên môn thì tiêu chuẩn đạo đức, tính liêm khiết, cần cù, chịu khó cần hết sức coi trọng. Nâng cao chất lượng cán bộ, nhân viên. Trong quá trình làm việc, công tác quản lý cán bộ cần được cán bộ quan tâm đúng mức. Trong các mối quan hệ liên quan đến khách hàng vay, nguồn thu nhập cũng là nguồn quan tâm để phòng ngừa những vi phạm đạo đức nghề nghiệp thiếu trách nhiờm như đã từng xảy ra ở một số ngân hàng.
KẾT LUẬN
Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế trong nước và trên thế giới thì vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi ngân hàng là hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả kinh tế như mong muốn đòi hỏi các Ngân Hàng không ngừng nỗ lực hơn nữa, khắc phục những khó khăn và hạn chế của mình để vươn lên phát triển. Bằng chính sự nỗ lực của trong thời gian qua NHCTPY đã vượt qua bao khó khăn về biến động của nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn phấn đấu tăng nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng an toàn, đáp ứng được nhu cầu vốn để đầu tư và sản xuất của các thành phần kinh tế, đồng thời phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cấu tiêu dùng của người dân góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng đã và đang đóng góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng và phát triển của chi nhánh. Bên cạnh đó NHCTPY đã hạn chế được phần nào rủi ro tín dụng do thực hiện đúng quy trình tín dụng… từng bước mở rộng thêm đối tượng khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế trên cơ sở lựa chọn, sàng lọc kỹ khách hàng, đảm bảo nguyên tắc an toàn trong cho vay nhất là hoạt động tín dụng cá nhân. Có được thành quả như vậy là do có đội ngũ cán bộ nhiêt tình, sáng tạo và ham học hỏi trong công việc, đặc biệt có tinh thần đoàn kết, nhất trí trong tập thể cùng với sự thống nhất trong ban giám đốc chi nhánh .
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Phúc Yên Giai Đoạn 2015-2020 Và Tầm Nhìn Đến 2030.
- Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần - 14
- Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần - 15
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Qua quá trình phân tích trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng nói chung và tầm quan trọng của việc quản lý, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cá nhân. Vì vậy mà ngân hàng cần có những phương pháp và áp dụng những phương pháp phòng ngừa rủi ro sao cho thích hợp để quản trị rủi ro hợp lý nhằm đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất.
Bài viết trên đây trình bày những hiểu biết của em về “Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh Phúc Yên”. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu có nhiều hạn chế nên bài viết này không thể tránh khỏi những khuyết điểm. Vì vậy, em rất mong muốn được sự góp ý của các thầy cô giáo để bài viết có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Mishkin F.S (1999), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2001.
3. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, Đại học Kinh tế quốc dân, 2007.
4. PGS.TS Lưu Thị Hương, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo dục, 2002.
5. Rose P.S. (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội..
6. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Quy trình, quy chế tín dụng.
7. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên (2012,2013,2014,2015), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN.
9. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2013), Bản cáo bạch.
10. Các Website: http://www.mof.gov.vn
http://www.sbv.gov.vn http://www.cic.org.vn http://www.voer.edu.vn www.vneconomy.vn