Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Rủi Ro Danh Mục Cho Vay Tại Nhtm

tổn thất tiềm tàng. Do vậy các công cụ đo lường rủi ro sẽ bao gồm cả các mô hình xếp hạng tín dụng và các mô hình đo lường. Các công cụ và kĩ thuật đo lường rủi ro tín dụng nên đạt được ba mục tiêu cơ bản sau:

Thứ nhất, các công cụ đo lường nên định lượng các tổn thất tiềm tàng mà ngân hàng phải đối mặt từ tất cả các hoạt động tín dụng và cam kết tín dụng dưới các kịch bản khác nhau về điều kiện kinh tế, thị trường và môi trường kinh doanh. Các tổn thất tín dụng tiềm tàng bao gồm hai loại: tổn thất trong dự tính và tổn thất ngoài dự tính. Thông thường, đây là chỉ dẫn để NHTM có các phương án dự trữ vốn trong khoảng 05 năm tiếp theo để chống đỡ rủi ro bao gồm: dự phòng rủi ro tín dụng và vốn kinh tế (Ghosh, 2012). Hầu hết tại các NHTM có năng lực quản lý rủi ro tốt, mức vốn dự trữ thường lớn hơn mức vốn pháp lý yêu cầu tối thiểu bởi họ sẽ dự phòng thêm lượng vốn an toàn theo mức độ rủi ro được dự báo của ngân hàng mình7. Do vậy việc dự báo mức độ rủi ro tiềm tàng và xu hướng của nó sẽ là hướng dẫn cho các nhà quản lý trong việc đánh giá mức độ an toàn vốn thực tế của NHTM.

Thứ hai, các công cụ quản lý rủi ro tín dụng nên giúp đo lường được cả rủi ro từ người đi vay và rủi ro liên quan tới từng khoản vay. Các công cụ đo lường rủi ro bao gồm các mô hình xếp hạng tín dụng sẽ giúp nhận diện sự suy giảm trong năng lực tài chính của người đi vay và những khách hàng nào sẽ có nguy cơ vỡ nợ. Bên cạnh đó, các công cụ còn cần phải đo lường sự suy giảm trong giá trị thị trường của các tài sản, ở đây là các khoản vay. Nếu giá trị này suy giảm, đồng nghĩa rủi ro tín dụng tiềm ẩn gia tăng thì NHTM được yêu cầu dự trữ lượng vốn chống đỡ rủi ro nhiều hơn.

Thứ ba, các công cụ đo lường rủi ro tín dụng cần giúp ngân hàng tính toán lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro trên một đồng vốn (RAROC). Đây chính là cơ sở quan trọng để NHTM có thể đánh giá được các đơn vị kinh doanh và dễ dàng nhận diện nhóm sản phẩm hoặc đơn vị nào đang tạo ra rủi ro lớn cho ngân hàng.


7 Theo khuyến nghị của Basel II, mức vốn tự có tổi thiểu là 8% so với tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng, tăng lên mức 10,5% tổng tài sản có rủi ro vào 2019.

2.1.3.4. Sử dụng các công cụ quản lý rủi ro tín dụng

Công cụ kiểm soát và giảm thiểu tổn thất tín dụng là rất đa dạng tuỳ theo quy mô và các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với ngân hàng quy mô nhỏ và thực hiện các hoạt động ngân hàng truyền thống, quy trình báo cáo và các công cụ quản lý rủi ro khá đơn giản. Ngược lại, với những ngân hàng có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, phức tạp và có nhiều mảng kinh doanh vượt ngoài biên giới quốc gia, các công cụ quản lý rủi ro cần bám sát kịp với trình độ phát triển của hoạt động kinh doanh này về tính tương xứng, hiệu quả và thống nhất. Hiện nay, các công cụ thường sử dụng phổ biến trong quản lý rủi ro tín dụng bao gồm:

Quản lý rủi ro theo quy trình cấp tín dụng

Quản lý hạn mức tín dụng

Bán các khoản vay

Chứng khoán hoá các khoản vay

Sử dụng các sản phẩm phái sinh tín dụng

2.2. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM

2.2.1. Khái niệm về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM

Quản lý rủi ro danh mục cho vay cùng với quản lý rủi ro từng khoản vay cá biệt là hai nội dung thuộc quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM. Như vậy ta có thể hiểu khái niệm về quản lý rủi ro danh mục cho vay từ khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng trên cấp độ danh mục cho vay. Bên cạnh đó, khái niệm về quản lý rủi ro danh mục cho vay được đưa ra như một trong số các mục tiêu quan trọng nhất của quản lý danh mục cho vay nói chung (LPM) được đưa ra trong một số nghiên cứu như sau:

Theo Sylvain và Diane (2012), mục tiêu của LPM là phải đưa ra được cái nhìn bao quát và có thể quản lý được rủi ro phát sinh trên toàn bộ danh mục cho vay đó. Như vậy quản lý rủi ro tín dụng là một mục tiêu của quản lý danh mục cho vay, và ngược lại nếu thực hiện quản lý rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay thành công sẽ tạo ra hoạt động LPM hiệu quả. Quản lý rủi ro danh mục cho

vay sẽ được thực hiện trên bốn nội dung cơ bản nhất của quản lý rủi ro tín dụng bao gồm: nhận diện rủi ro; đo lường rủi ro; sử dụng các công cụ quản lý rủi ro8; báo cáo về rủi ro.

Theo Ghosh (2012), mục tiêu của LPM trước hết là phải nhận diện được kịp thời sự suy giảm trong chất lượng danh mục và phòng ngừa các khoản vay quá hạn bị tập trung trong danh mục, nơi có thể ẩn chứa rủi ro tín dụng rất lớn. Bên cạnh đó, mục tiêu thứ hai của LPM là xây dựng danh mục theo hướng mở rộng tối đa phạm vi khách hàng và phù hợp nhất với NHTM. Cụ thể, hoạt động quản lý này phải giúp NHTM xây dựng được các danh mục cân bằng, trong đó rủi ro tín dụng của những danh mục có rủi ro cao được chuyển sang các danh mục có rủi ro thấp hơn hoặc các mảng hoạt động sinh lời nhiều hơn. Cuối cùng, mục tiêu của LPM cần giúp các nhà quản trị của NHTM xác định được các chiến lược tăng trưởng tín dụng phù hợp trong tương lai, bằng cách thu hẹp các danh mục được nhận diện là có sự suy giảm về chất lượng.

Bảng 2.1: Các mục tiêu cụ thể của quản lý danh mục cho vay


Mục tiêu quản lý

Diễn giải

Theo dõi sự chuyển dịch của các khoản vay trong danh mục theo thang hạng tín dụng

Phân tích dịch chuyển chỉ ra liệu mức độ rủi ro của người vay trong danh mục cho vay cụ thể đang xấu đi so với mức hạng thường đạt. Kết quả phân tích giúp NHTM có thể điều chỉnh các tiêu chuẩn cho vay và tất toán khoản vay.

Tối đa hoá lợi ích của đa dạng hoá danh mục

Kết quả của phân tích danh mục chỉ ra nhóm những khoản vay có hiệu ứng ngược lớn nhất và những khoản vay tạo ra lợi nhuận lớn nhất. Từ đó giúp NHTM đa dạng hoá được hoạt động cho vay và tối đa hoá lợi nhuận.

Giảm thiếu các tác động ngược chiều tiềm ẩn của việc tập trung tín dụng

Việc phân tích này giúp chỉ ra những tiểu danh mục đang gặp vấn đề về tập trung danh mục, tức có nguy cơ rủi ro rất gần.

Điều này giúp NHTM giảm thiểu rủi ro

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 8



8 Trong đó quản lý danh mục cho vay là một công cụ để đánh giá, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng.



tập trung danh mục một cách kịp thời.

Đưa ra các chiến lược phù hợp để xây dựng danh mục trong tương lai

Các kết luận cho phép NHTM lựa chọn các chiến lược để phát triển các hoạt động cho vay mới trong bối cảnh hiện tại.

Đưa ra các chính sách quản lý rủi ro linh hoạt

Mục tiêu này giúp NHTM nhận diện được các nhân tố rủi ro (bao gồm cả các nhân tố thị trường bên ngoài) có nguy cơ tạo ra rủi ro tín dụng. Điều này giúp NHTM điều chỉnh và đưa ra các chính sách, chiến lược quản lý rủi ro phù hợp.

Đạt được các cấp độ rủi ro thích hợp trong phân phối tổn thất của danh mục

Đánh giá về phân phối tổn thất của từng tiểu danh mục, từ đó đưa ra chất lượng tổng thể của cả danh mục. Nếu kết quả đưa ra mức độ rủi ro rất cao của các khoản vay, NHTM cần kết cấu lại danh mục để giảm mức rủi ro tín dụng tổng thể xuống.

Đánh giá chất lượng danh mục trên khía cạnh lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro (risk- adjusted returns)

Đánh giá các tiểu danh mục trên khía cạnh lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro giúp đưa ra kết luận về tính hiệu quả của từng danh mục. Kết luận đưa ra sẽ giúp NHTM lựa chọn phương thức mở rộng tín dụng tốt hơn mà không đặt ra áp lực về vốn tăng thêm.

Nguồn: Ghosh (2012) Nội dung tại bảng 2.1 cho thấy quản lý rủi ro tín dụng là một mục tiêu quan trọng của LPM với các nội dung cụ thể cần thực hiện đã được mô tả tại bảng.

Như vậy, xét một cách khái quát thì quản lý rủi ro danh mục cho vay của NHTM là hệ thống các hoạt động giúp cho ngân hàng có thể nhận biết và đo lường được mức độ rủi ro tín dụng cho cả danh mục cho vay, từ đó cho phép ngân hàng đạt được tương quan giữa mức rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể chấp nhận được ở mức tương xứng với lợi nhuận có thể thu được từ hoạt động cho vay; đồng thời giúp ngân hàng kiểm soát, giảm thiểu được những rủi ro đó.

2.2.2. Nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM

Nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay cũng tương tự như nội dung quản lý rủi ro tín dụng nói chung của ngân hàng, tuy nhiên với từng nội dung có những điểm đặc thù với danh mục cho vay như sau:

2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay

Mô hình tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay phải thống nhất với mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng của NHTM và phù hợp với mô hình tổ chức chung của NHTM theo quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban điều hành và các chi nhánh, đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, để đạt được hiệu quả quản lý rủi ro danh mục cho vay cao nhất thì NHTM nên tổ chức mô hình quản lý rủi ro theo hướng tập trung như sau:


Chức năng kinh doanh

Bộ phận quan hệ khách hàng

Bộ phận tín dụng

Chức năng quản lý rủi ro

Bộ phận quản lý rủi ro

Chức năng tác nghiệp

Bộ phận quản lý nợ


Sơ đồ 2.5: Các bộ phận trong mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung

Nguồn: Smithson (2003) Trong cơ cấu này, chức năng quản lý rủi ro được giao về đầu mối quản lý cho bộ phận quản lý rủi ro đặt tại Hội sở chính của NHTM. Bộ phận quản lý rủi ro này có chức năng chuyên trách về rà soát và kiểm soát rủi ro của toàn danh mục cho vay, trong đó sẽ chú trọng tới việc tuân thủ các chính sách tín dụng, phát hiện ra các rủi ro trên phạm vi toàn danh mục, đưa ra các đề xuất về điều chỉnh danh mục cũng như hạn chế rủi ro danh mục cho Ban điều hành và Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, giám sát quá trình phê duyệt và quản lý rủi ro của từng khoản vay riêng lẻ trong danh mục được thực hiện ở các đơn vị kinh doanh.

Để thực hiện có hiệu quả mô hình quản lý rủi ro danh mục cho vay tập trung này cần có các điều kiện sau:

Thứ nhất, điều kiện cần để xây dựng được mô hình quản lý rủi ro tín dụng theo hướng tập trung đòi hỏi NHTM phải đầu tư nguồn lực để nâng cao trình độ

nguồn nhân lực, cơ sở thông tin dữ liệu và hạ tầng công nghệ. Trong đó các thông tin liên quan đến danh mục cho vay phải được lưu trữ tại một hệ thống dữ liệu chung, thống nhất trong toàn ngân hàng.

Thứ hai, mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng nói chung chỉ hiệu quả khi ba chức năng: kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp được tách rời và do các bộ phận chuyên trách khác nhau trong ngân hàng đảm nhiệm, tránh sự chồng chéo trong phân cấp thẩm quyền hoạt động tín dụng.

Về ưu điểm của mô hình này so với mô hình phân tán để quản lý rủi ro danh mục cho vay có hai điểm nổi bật như sau: một là, sẽ giúp công tác quản lý rủi ro được hiệu quả hơn do giảm thiểu rủi ro đạo đức từ cán bộ ngân hàng; hai là, mỗi bộ phận khi được chuyên trách sẽ có trình độ chuyên môn cao hơn, do vậy hiệu quả trong khâu công việc phụ trách sẽ được nâng cao.

2.2.2.2. Nhận diện rủi ro danh mục cho vay

Về thông tin sử dụng để nhận diện rủi ro danh mục cho vay

Việc nhận diện rủi ro tín dụng từ danh mục cho vay cần được thực hiện thông qua cả hai hai nhóm thông tin: (i) nhận diện rủi ro từ nội tại danh mục và (ii) phân tích tình hình kinh tế vĩ mô và ngành ngân hàng.

(i) Nhận diện rủi ro từ nội tại danh mục cho vay

Nhận diện rủi ro trên danh mục cho vay sẽ đạt hiệu quả trước hết nếu nhà quản trị ngân hàng có thể nhận diện rủi ro trên từng khoản tín dụng trong danh mục (OCC, 1998). Công cụ thường được các NHTM sử dụng để nhận diện sớm rủi ro tín dụng trên từng khoản vay là xếp hạng tín dụng. Khi công cụ này được sử dụng kết hợp cùng các công cụ khác như: hạn mức tín dụng, phân tích lịch sử trả nợ, phân tích tăng trưởng tín dụng…có thể đưa ra bức tranh khá toàn diện về chất lượng của khoản vay. Trên khía cạnh tổng quát hơn, xếp hạng tín dụng còn là công cụ hữu hiệu để quản lý danh mục cho vay bởi nó giúp phát hiện các thay đổi trong chất lượng của danh mục để nhà quản trị có các giải pháp điều chỉnh chiến lược cho vay, cũng như đưa ra biện pháp giám sát kịp thời với những khoản vay yếu kém.

(ii) Phân tích tình hình kinh tế vĩ mô và ngành ngân hàng

Cơ sở để sử dụng nhóm thông tin này là bởi các rủi ro tạo ra trong hoạt động của từng NHTM sẽ có thể tạo ra rủi ro cho cả hệ thống các ngân hàng (systemic risk) (Nkusu, 2011). Như vậy việc đánh giá tính rủi ro của hệ thống các NHTM trong nền kinh tế hoặc môi trường kinh tế vĩ mô sẽ tạo ra cơ sở để nhận diện rủi ro hiện hữu trong hoạt động của các NHTM nói chung và rủi ro trên danh mục cho vay của ngân hàng nói riêng.

Ở hướng ngược lại, các yếu tố thuộc nền kinh tế vĩ mô nói chung và ngành ngân hàng nói riêng có thể tạo ra rủi ro tín dụng cho các NHTM trong nền kinh tế, do vậy việc nhận diện các yếu tố này (risk-driver) là cơ sở để nhận diện nguồn gốc phát sinh rủi ro trong các khoản vay. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố vĩ mô có thể tạo ra rủi ro tín dụng trong ngân hàng như: chu kì kinh tế (Das và Ghosh, 2007; Jimenez và Saurina, 2006; Koch và McDonald, 2003; Salas và Saurina, 2002….), lạm phát (Thiagarajan và cộng sự, 2011; Athanasogloy và cộng sự, 2008; Gunsel, 2008; Shu, 2002…), mức cung tiền (Ahmad và Ariff, 2007; Kalirai và Scheicher, 2002; Bofondi và Ropele, 2011; Berk và Bikker, 1995…), mức lãi suất thị trường (Louzis và cộng sự, 2011; Nkusu, 2011; Castro, 2012; Aver, 2008; Fofack, 2005….) và sự biến động tỷ giá (Ngerebo, 2011; Zameer và Siddiqi, 2010; Sirpal, 2009; Pratap và Urrutia, 2004…)

Về phương pháp sử dụng để nhận diện rủi ro danh mục cho vay

(i) Báo cáo tín dụng và cảnh báo sớm rủi ro tín dụng

Để phục vụ việc nhận diện rủi ro tín dụng toàn diện và hiệu quả, NHTM có thể tiến hành tổng hợp dữ liệu thuộc hai nhóm trên và đưa vào một hệ thống quản lý thống nhất để đưa ra các báo cáo tín dụng và từ đó có các cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng. Các báo cáo tín dụng làm cơ sở cho cảnh báo sớm rủi ro tín dụng bao gồm báo cáo định kì và báo cáo đặc biệt liên quan đến các nội dung sau: nhóm khách hàng có dư nợ tín dụng lớn nhất, các khoản dư nợ lớn nhất; phân tích danh mục tín dụng…Khi thực hiện báo cáo tín dụng, chất lượng thông tin tín dụng là yếu tố quan trọng. Các thông tin về chất lượng các khoản tín dụng NHTM có thể tự thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu mà có hoặc được cung cấp từ

các tổ chức chuyên nghiệp.

Báo cáo tín dụng là phương tiện để NHTM có thể đưa ra cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. Trong đó Cảnh báo sớm rủi ro tín dụng (Early warning system –EWS) là một cách thức để NHTM đưa ra các cảnh báo về mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó NHTM có thể chủ động trong các biện pháp xử lý và hỗ trợ khách hàng, hạn chế khả năng phát sinh nợ xấu, tăng chất lượng tín dụng của cả danh mục tín dụng.


Hội sở chính


Chi nhánh



Hệ thống thông tin

(1)

Chiết xuất thông tin về khách hàng

(2)

(3)

Tính toán điểm của khách hàng; lập

danh sách khách hàng cần điều tra

Trả lời bảng câu hỏi điều tra

Tổng hợp kết quả và xác định danh sách cảnh bảo rủi ro

(4)

(5)

Quản lý, giám sát thực hiện các biện pháp xử lý


(7)

Xác định các biện pháp ứng xử với khách hàng tại chi nhánh

(6)

Báo cáo công tác cảnh báo sớm


Sơ đồ 2.6: Quy trình hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tại NHTM

Nguồn: Tác giả tổng hợp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2022