Nhóm nguyên tắc về thiết lập môi trường rủi ro tín dụng hợp lý
Nhóm này bao gồm ba nguyên tắc như sau:
- Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng cần được xây dựng và rà soát định kỳ ít nhất hàng năm và phải được phê duyệt bởi Hội đồng quản trị. Chiến lược này cần phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro và mức độ lợi nhuận mà ngân hàng kỳ vọng tương ứng với các rủi ro chấp nhận được.
- Các nhà quản lý cấp cao trong ngân hàng phải có trách nhiệm thực hiện các chiến lược quản lý rủi ro đã được chấp thuận bởi hội đồng quản trị, phát triển các chính sách và các quy trình để nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng. Các chính sách và chiến lược quản lý rủi ro tín dụng này cần bao hàm rủi ro tín dụng ở tất cả các hoạt động ngân hàng trên cả cấp độ từng khoản vay và cả danh mục tín dụng.
- Các ngân hàng cần nhận diện và quản lý rủi ro tín dụng trong tất cả các sản phẩm và hoạt động. Các ngân hàng cần đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ mới đều được kiểm soát bằng các quy trình hiện tại trước khi chúng được giới thiệu và cần được chấp thuận trước bởi ban điều hành hoặc các uỷ ban có trách nhiệm.
Nhóm nguyên tắc về thiết lập quy trình cấp tín dụng có hiệu quả
Nhóm này gồm bốn nguyên tắc như sau:
- Ngân hàng cần có hệ thống phân loại khách hàng vay một cách có chất lượng. Những tiêu chuẩn phân loại nợ cần được xây dựng thông qua việc am hiểu khách hàng vay hoặc bên đối tác, cũng như mục tiêu, cấu trúc và nguồn trả nợ của hợp đồng tín dụng.
- Ngân hàng nên thiết lập giới hạn tín dụng cho các cấp độ: cá nhân, đối tác, nhóm khách hàng có liên quan cho tất cả các giao dịch tại sổ kinh doanh và sổ ngân hàng, nội bảng và ngoại bảng.
- Ngân hàng nên có quy trình rõ ràng về việc cấp tín dụng mới cũng như mở rộng các giới hạn tín dụng hiện tại.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Về Quản Lý Rủi Ro Danh Mục Cho Vay Tại Nhtm
- Tóm Tắt Các Nghiên Cứu Về Phương Pháp Đo Lường Rủi Ro Danh Mục Cho Vay
- Tóm Tắt Các Công Cụ Quản Lý Rủi Ro Danh Mục Cho Vay Được Đưa Ra Tại Các Nghiên Cứu
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Rủi Ro Danh Mục Cho Vay Tại Nhtm
- Các Phương Pháp Đánh Giá Chất Lượng Danh Mục Cho Vay Trong Quá Khứ
- Ví Dụ Về Phân Tích Mức Độ Vỡ Nợ Theo Tuổi Nợ
Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.
- Việc mở rộng các giới hạn tín dụng cần phải được xây dựng cẩn trọng. Đặc biệt, cần có những bước đi cần thiết để giám sát và giảm thiểu rủi ro cho những khoản tín dụng có liên quan.
Nhóm nguyên tắc về duy trì hệ thống quản lý tín dụng, đo lường và quy trình
giám sát thích hợp
Nhóm này gồm sáu nguyên tắc như sau:
- Ngân hàng nên duy trì hệ thống quản lý cho những danh mục tín dụng có rủi ro ngày một đa dạng.
- Ngân hàng nên duy trì hệ thống giám sát các điều kiện về các khoản tín dụng riêng lẻ, bao gồm xác định tính phù hợp của các khoản dự phòng và dự trữ.
- Ngân hàng nên phát triển và tận dụng tối đa hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng. Hệ thống xếp hạng nên phù hợp với bản chất, quy mô và độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng.
- Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và các kĩ thuật phân tích để đảm bảo đo lường tất cả các loại rủi ro cả nội và ngoại bảng. Hệ thống thông tin quản lý nên cung cấp các thông tin tương xứng về cấu trúc của danh mục tín dụng, bao gồm nhận diện rủi ro tập trung danh mục.
- Ngân hàng phải có hệ thống để giám sát tại chỗ về toàn bộ cơ cấu và chất lượng của danh mục tín dụng
- Các ngân hàng luôn cần phải lưu tâm tới các thay đổi tiềm năng trong tương lai về các điều kiện kinh tế khi đánh giá các khoản tín dụng riêng lẻ và danh mục tín dụng, ngoài ra nên đánh giá rủi ro tín dụng với các điều kiện tiêu cực được giả định (stress-test).
Nhóm nguyên tắc về đảm bảo hệ thống kiểm soát tương thích cho tất cả rủi ro tín dụng
Nhóm này gồm ba nguyên tắc như sau:
- Các ngân hàng nên thiết lập hệ thống đánh giá tín dụng liên tục và độc lập, đặc biệt kết quả của những đánh giá này nên được thông báo trực tiếp tới ban điều hành và những nhà quản lý cấp cao.
- Ngân hàng nên đảm bảo rằng chức năng cấp tín dụng được quản lý chính xác và rủi ro tín dụng chỉ nằm trong giới hạn cho phép của ngân hàng và tại mức phù hợp với những tiêu chuẩn về an toàn. Ngân hàng nên thành lập và đẩy mạnh kiểm soát nội bộ cũng như các hành động khác để đảm bảo các chính sách, quy trình, giới hạn được báo cáo kịp thời tới những cấp quản lý thích hợp.
- Ngân hàng nên có hệ thống tại chỗ để xử lý các vấn đề trong cấp tín dụng và những phát sinh rất đa dạng của hoạt động này.
Nhóm nguyên tắc về vai trò của các nhà giám sát
Nguyên tắc về vai trò của các nhà giám sát được đưa ra như sau: Các cơ quan giám sát nên yêu cầu các ngân hàng phải có một hệ thống hiệu quả tại chỗ để nhận diện, đo lường, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng như một phần trong quy trình quản lý rủi ro nói chung. Các nhà giám sát nên đưa ra các đánh giá độc lập về chiến lược, chính sách, thủ tục và quy trình của ngân hàng liên quan tới việc cấp tín dụng và quản lý rủi ro danh mục tín dụng. Các nhà quản lý nên cân nhắc thiết lập các giới hạn đáng tin cậy để hạn chế các ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng từ một hay một nhóm các khách hàng có liên quan.
2.1.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM
Để thực hiện được các bước trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng, trước hết cần xây dựng các nền tảng cần thiết cho việc quản lý này bao gồm xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình quản lý rủi ro; xác định khẩu vị rủi ro; xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro. Sau đó, các bước thực hiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng này bao gồm: nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, sử dụng các công cụ quản lý rủi ro, báo cáo về rủi ro. Các nội dung quản lý rủi ro tín dụng như trên được tóm tắt tại sơ đồ sau:
Chiến lược, chính sách, quy trình quản lý rủi ro
Xác định khẩu vị rủi ro
Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro
Nhận diện rủi ro tín dụng
Đo lường rủi ro tín dụng
Sử dụng các công quản lý rủi ro tín dụng
Báo cáo về rủi ro tín dụng
Sơ đồ 2.3: Nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM
Nguồn: Ghosh (2012) Để phù hợp với tính thực tiễn và khả năng tiếp cận thông tin, dữ liệu của tác giả, luận án sẽ tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM bao gồm: (i) cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro;
(ii) nhận diện rủi ro; (iii) đo lường rủi ro; (iv) sử dụng các công cụ quản lý rủi ro.
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM
Bản chất hoạt động ngân hàng là kinh doanh trên cơ sở rủi ro, vì vậy rủi ro tín dụng luôn tồn tại ở bất kì NHTM nào. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của các ngân hàng có năng lực quản lý rủi ro tín dụng là khả năng khống chế nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được nhờ xây dựng một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động. Trong đó việc làm đầu tiên để có được một mô hình quản lý rủi ro tín dụng hữu hiệu là xây dựng được mô hình tổ chức hoạt động quản lý rủi ro tín dụng phù hợp.
Thông thường tại các NHTM đều có bộ phận quản lý rủi ro tín dụng tách biệt với các bộ phận quản lý các loại rủi ro khác. Tuy vậy, với bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, các NHTM thường chưa phân tách được chức năng kinh doanh rủi ro (risk taking) với chức năng giám sát và quản lý rủi ro (risk monitoring and controlling) và chưa phân rõ ràng trách nhiệm giữa các cá nhân thực hiện tác nghiệp với cá nhân thực hiện quản lý rủi ro (Ghosh, 2012). Đây là hai yêu cầu quan trọng để tránh các xung đột lợi ích khi thiết kế mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng cũng như mô hình quản lý các loại rủi ro khác nói chung tại NHTM. Ba nguyên tắc cần lưu ý khi xây dựng mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng như sau:
Thứ nhất, mô hình tổ chức theo hướng tập trung (centralized organizational structure) được cho là phù hợp hơn trong quản lý rủi ro tín dụng (Ghosh, 2012). Bởi theo mô hình này, thông tin về các loại rủi ro và các kĩ thuật phòng ngừa, chuyển giao rủi ro được tập trung tại một nơi, điều này làm giảm thiểu khả năng gian lận hay thiếu sót trong quản lý bởi sẽ có những cán bộ quản lý cấp cao sẽ giám sát toàn bộ quy trình. Ngoài ra, mô hình này còn giúp theo dõi rủi ro sát sao và đánh giá mức độ vốn cần có để đáp ứng các thay đổi trong mức độ rủi ro.
Thứ hai, NHTM nên nhận diện rõ ràng các mâu thuẫn về lợi ích giữa các cán bộ thực hiện chức năng tác nghiệp và quản lý rủi ro. Trách nhiệm báo cáo nên được tách rời khỏi chức năng kinh doanh tác nghiệp và sự độc lập trong kiểm soát luôn cần phải duy trì. Nghiên cứu của Aebi, Sabato và Schmid (2012); Vincent và cộng sự (2012) đã chỉ ra vào thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, tại những NHTM mà bộ phận quản lý rủi ro báo cáo trực tiếp lên Hội đồng quản trị mà không qua Ban tổng giám đốc hoặc các bộ phận khác đã có kết quả về thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Stock return) và lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on equity) cao hơn các NHTM còn lại.
Thứ ba, vì rủi ro tín dụng và các loại rủi ro khác phát sinh trong hoạt động của NHTM có quan hệ khá mật thiết nên các loại rủi ro này thường được quản lý theo cách tiệp cận song song, nghĩa là cần có sự kết hợp giữa bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và các bộ phận quản lý rủi ro khác. Nói cách khác, khi xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng cần có sự phối hợp về luân chuyển thông tin giữa bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và các bộ phận quản lý rủi ro khác, đặc biệt là rủi ro thị trường.
Thực hiện, báo cáo, tuân thủ và Kiến nghị
Tuỳ thuộc vào địa bàn hoạt động, đặc điểm kinh doanh và các loại hình sản phẩm, dịch vụ mà NHTM sẽ thiết kế mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng của mình cho phù hợp. Tuy nhiên, khuôn mẫu chung cho việc thiết kế mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM như sau:
Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên
Khẩu vị rủi ro Yêu cầu về vốn
Xây dựng Chiến lược, cơ chế, chính sách
Báo cáo cơ quan chức năng và cổ đông
Ban điều hành
(Các Ban/ phòng tại HSC)
Xây dựng và thực hiện các chiến lược, cơ chế, chính sách, quy trình về quản trị rủi ro
Triển khai thực hiện, đánh giá, tổng kết, kiểm tra, giám sát
Chi nhánh/ Đơn vị thành viên Tối ưu hóa lợi nhuận - rủi ro Phân tán rủi ro
Thông tin đầu vào Cảnh báo
40
Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức trong quản lý rủi ro tín dụng
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Ban điều hành
Đây sẽ là cấp đứng đầu của cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro và phải có trách nhiệm đầu tiên trong việc nắm được bản chất và có các công cụ đo lường, quản lý các rủi ro này. Điểm mấu chốt là Ban điều hành cần là tập hợp của những cá nhân có năng lực chuyên môn cao và không có ảnh hưởng bởi các cá nhân khác trong và ngoài NHTM.
Uỷ ban/Ban quản lý rủi ro tín dụng
Ngoài Ban điều hành, trong cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng của NHTM cần có thêm Uỷ ban/Ban quản lý rủi ro tín dụng. Đây là một nhóm các chuyên gia, những người có am hiểu và chuyên môn cao riêng trong phạm vi quản lý rủi ro tín dụng. Đây sẽ là bộ phận giám sát và đưa ra các tư vấn với vị trí trung lập, có các buổi họp thường xuyên hơn so với ban điều hành để thảo luận về các vấn đề rủi ro tín dụng hiện tại của ngân hàng. Bộ phận này có thể gồm hai đến ba người bao gồm thành viên hội đồng quản trị, cán bộ quản lý cấp cao (ví dụ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc), chịu trách nhiệm giám sát và quản lý các phòng ban/ban dưới quyền. Trưởng bộ phận điều hành hoạt động kinh doanh có thể tham gia hợp tác tư vấn cho Uỷ ban/Ban quản lý rủi ro nhưng không nên có quyền biểu quyết, bởi đây là các nhân quản lý các thông tin thị trường, có trách nhiệm phát triển các hoạt động kinh doanh hiện tại.
Theo Ghosh (2012), có ba lưu ý đối với việc xây dựng mô hình tổ chức hoạt động quản lý rủi ro tại NHTM cụ thể là:
Thứ nhất, cần có sự phối kết hợp với các chuyên gia khác trong và ngoài ngân hàng sẽ giúp cân bằng quan điểm trong quản lý rủi ro và tránh các rủi ro lạm quyền, rủi ro đạo đức.
Thứ hai, trong cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng, bộ phận thực hiện chức năng đề ra chính sách, chiến lược quản lý rủi ro, các giới hạn rủi ro, phê duyệt về các công cụ và mô hình đánh giá, quản lý rủi ro phải được đặt lên vị trí cao
nhất. Dưới chức năng này sẽ là những bộ phận thực hiện các chính sách, chiến lược, công cụ trên trên thực tế. Điều này sẽ giúp phân định rõ ràng giữa chức năng ra chính sách và thực hiện chính sách.
Thứ ba, các nhà quản trị ngân hàng phải đảm bảo cho các cơ quan giám sát rằng tình trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng mình là trung thực. Do vậy cần có sự đánh giá cho toàn bộ quy trình quản lý rủi ro được thực hiện bởi các cá nhân không tham gia vào trách nhiệm quản lý rủi ro, đó là bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc kiểm soát nội bộ. Các bộ phận này sẽ đưa ra các đánh giá độc lập về rủi ro tín dụng và hệ thống, quy trình quản lý rủi ro tín dụng và báo cáo trực tiếp lên hội đồng quản trị; đưa ra phân tích về các kẽ hở trong quản lý rủi ro để đề xuất ban lãnh đạo ngân hàng có những hành động khắc phục.
2.1.3.2. Nhận diện rủi ro tín dụng
Bước nhận diện rủi ro có vai trò quan trọng trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng, bởi nếu không nhận biết được đầy đủ các rủi ro thì NHTM sẽ đánh giá thấp về mức độ rủi ro thực tế, do vậy không dự trữ đủ vốn để chống đỡ rủi ro và từ đó nguy cơ tổn thất cho ngân hàng là rất lớn. Về phương pháp thực hiện, nhận diện rủi ro từ hoạt động tín dụng của NHTM là công việc phức tạp và khó để có một phương pháp hay quy trình duy nhất nào cho phép phát hiện được tất cả các loại rủi ro tín dụng mà NHTM phải đối mặt. Công việc này được thực hiện theo các phương pháp đa dạng, linh hoạt tuỳ thuộc từng ngân hàng và cần thực hiện bám sát theo chính sách, chiến lược tín dụng, những thay đổi trong hoạt động tín dụng và khi có các sản phẩm tín dụng mới. Thông thường các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng sẽ từ bốn yếu tố: ngân hàng, khách hàng vay, tài sản bao đảm và môi trường khách quan. Tuy vậy dù thiết kế cách thức nhận diện rủi ro tín dụng như thế nào cũng nên lưu ý bốn điểm sau:
Một là, một giao dịch tín dụng có thể phát sinh nhiều loại rủi ro, ví dụ như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro giảm thu nhập. Bên cạnh đó, có những tình huống rất khó để phân định cụ thể từng loại rủi ro trong giao dịch bởi chúng thường đan xen nhau.
Hai là, có những giao dịch tín dụng khó có thể nhận định mức độ rủi ro bởi bản chất đa dạng và phức tạp. Ví dụ với danh mục cho vay có nhiều khoản vay với kì hạn khác nhau, rất khó để nhận định mức độ rủi ro của danh mục bởi mỗi kì hạn vay có mức độ rủi ro khác nhau.
Ba là, nhận diện rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng thường khó thực hiện. Nếu ngân hàng không nhạy cảm với rủi ro và Ban điều hành cho phép vượt quá các hạn mức mà không cần có sự phê duyệt nào thì nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng là rất cao, nhưng không có cấp thẩm quyền nào trong nội bộ ngân hàng có thể đưa ra cảnh báo. Như vậy yếu tố khẩu vị rủi ro, chiến lược quản lý rủi ro, chính sách quản lý rủi ro, quy trình thực hiện quản lý rủi ro là các yếu tố then chốt trong việc tạo ra rủi ro tín dụng tại chính NHTM. Tuy nhiên, do yếu tố văn hoá, năng lực quản lý và rủi ro đạo đức, các nội dung trên rất dễ bị vi phạm, đặc biệt là tại các NHTM có rủi ro tín dụng trong quá khứ. Vì vậy yêu cầu của các cá nhân thực hiện công tác nhận diện rủi ro là phải phát hiện được và báo cáo được lên các cấp có thẩm quyền trong cao nhất trong NHTM và các cơ quan giám sát, quản lý.
Bốn là, có rất ít các công cụ có thể nhận diện ra rủi ro từ các công cụ phái sinh tín dụng nói riêng và các công cụ tài chính phái sinh nói chung. Khi nền tài chính phát triển, các công cụ phái sinh tín dụng được sử dụng phổ biến hơn để phòng ngừa rủi ro, nhưng chính chúng lại hoạt động với các quy tắc riêng và dường như ít được quản lý hơn và do vậy dễ phát sinh rủi ro hơn (Ghosh, 2012). Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007- 2008 với rủi ro rất lớn từ các hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ (Credit Default Swap – CDS) là một minh chứng cho điều này.
2.1.3.3. Đo lường rủi ro tín dụng
Sau bước nhận diện rủi ro, các nhà quản trị ngân hàng cần tiến hành đánh giá rủi ro trên cả hai khía cạnh: mức độ rủi ro và phạm vi những tổn thất tiềm tàng mà rủi ro hiện tại sẽ tác động tới ngân hàng. Các mô hình về xếp hạng tín dụng sẽ đưa ra các kết luận về mức độ rủi ro và các mô hình thống kê đo lường mức độ