Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Chương Trình Đào Tạo

Bước Đánh giá và điều chỉnh CTĐT - Về mức độ thực hiện: Có 2/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 4% đánh giá ở mức rất thường xuyên, 25/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 50% đánh giá ở mức thường xuyên, 19/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 38% đánh giá ở mức đôi khi, 4/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 8% đánh giá ở mức chưa bao giờ. Về kết quả thực hiện: Có 12/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 24% đánh giá ở mức tốt, 25/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 50% đánh giá ở mức khá, 8/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 16% đánh giá ở mức trung bình, 5/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 10% đánh giá ở mức yếu.

Bằng quan sát thực tế và phỏng vấn thêm CBQL, GV, chúng tôi được biết thực hiện phát triển CTĐT của Trường CĐKTTCTN nói chung ngành Tài chính - Ngân hàng nói riêng về cơ bản cũng thực hiện qua các bước trên. Nhưng chưa xây dựng quy trình phát triển CTĐT cụ thể, có lúc chỉ thực hiện một số bước cơ bản (thực hiện không đầy đủ các bước) trong xây dựng và phát triển CTĐT. Vì thế, mức độ thực hiện và kết quả thực hiện quy trình phát triển CTĐT còn hạn chế. Một số CBQL, GV cho rằng để thực hiện tốt công tác phát triển CTĐT cần phải thực hiện tốt các bước trong quy trình phát triển CTĐT, mỗi bước cần xây dựng chi tiết nội dung công việc cụ thể.

2.4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chương trình đào tạo

Để có thông tin về nội dung này, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 7 (Phụ lục 2) để xin ý kiến khách thể khảo sát. Kết quả được tổng hợp ở bảng 2.11.

Bảng 2.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CTĐT



Stt


Yếu tố ảnh hưởng


Điểm

Thứ

bậc

1

Sự chỉ đạo của nhà trường về phát triển chương trình ĐT

207

3

2

Trình độ nhận thức về phát triển CTĐT của đội ngũ CBQL và GV

231

1

3

Năng lực phát triển CTĐT của đội ngũ CBQL, giảng viên

219

2

4

Người học và hoạt động học

187

6

5

Điều kiện cơ sở vật chất, tài liệu về phát triển CTĐT

196

5

6

Kinh phí

205

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế tín chỉ ở trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên - 9

Qua bảng số liệu 2.11 chúng tôi thấy: Tuy có sự phân biệt về thứ bậc ảnh hưởng, nhưng tổng số điểm đánh giá chênh lệch giữa các yếu tố không nhiều. CBQL, GV đánh giá các yếu tố có mức độ ảnh hưởng tương đương nhau, yếu tố nào cũng quan trọng đối với sự phát triển CTĐT. Để phát triển CTĐT cần phải có sự chỉ đạo đúng đắn của Ban lãnh đạo Nhà trường; nhận thức đúng của CBQL, GV về CTĐT, phát triển CTĐT; ý thức và năng lực học tập của SV; kinh phí và cơ sở vật chất tốt.

Chúng tôi hỏi SV câu hỏi 4 (phụ lục 3) và tổng hợp số liệu ở bảng 2.12 để tìm hiểu thêm nhận thức của SV về vai trò người học trong thực hiện có chất lượng CTĐT.


Bảng 2.12: Vai trò người học trong thực hiện có chất lượng CTĐT


Mức đánh giá

Rất quan

trọng


Quan trọng

Tương đối quan

trọng

Không quan

trọng

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

37

40,7

28

30,8

12

13,1

14

15,4

Kết quả có 37/91 SV chiếm tỉ lệ 40,7% đánh giá ở mức rất quan trọng, 28/91 SV chiếm tỉ lệ 30,8% đánh giá ở mức quan trọng, 12/91 SV chiếm tỉ lệ 13,1% đánh giá ở mức tương đối quan trọng, 14/91 SV chiếm tỉ lệ 15,4% đánh giá ở mức không quan trọng. Như vậy, vẫn có một số SV chưa nhận thức được trách nhiệm của mình trong học tập để hoàn thành tốt mục tiêu, nội dung CTĐT mà mình mong muốn.

2.5. Thực trạng quản lí phát triển chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế tín chỉ

2.5.1. Thực trạng nội dung quản lí phát triển chương trình đào tạo

Để có thông tin về nội dung này, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 9 (Phụ lục 2) để xin ý kiến các khách thể khảo sát. Kết quả thể hiện ở bảng 2.13.


58

Bảng 2.13: Đánh giá của CBQL và GV về nội dung quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HC TC



Stt


Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện

Mức độ đạt được

RTX

TX

ĐK

CBG

Rất tốt

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

1

Quản lí phát triển mục tiêu ĐT

2

4

33

66

15

30

0

0

0

0

29

58

17

34

4

12

0

0

2

Quản lí phát triển kế hoạch ĐT

1

2

30

60

19

38

0

0

0

0

26

52

16

32

8

16

0

0

3

Quản lí phát triển nội dung ĐT

4

8

38

76

8

16

0

0

1

2

37

74

11

22

1

2

0

0

4

Quản lí phát triển phương pháp, hình thức tổ chức hoạt

động ĐT


2


4


33


66


15


30


0


0


0


0


31


62


17


34


2


4


0


0

5

Quản lí phát triển năng lực

người dạy

0

0

41

82

9

18

0

0

0

0

39

78

11

22

0

0

0

0

6

Quản lí phát triển năng lực

người học và hoạt động học tập

0

0

46

92

4

8

0

0

0

0

12

24

26

52

12

24

0

0

7

Quản lí phát triển điều kiện tổ

chức hoạt động ĐT

2

4

41

82

7

14

0

0

0

0

26

52

15

30

9

18

0

0


8

Quản lí phát triển hoạt động đánh giá và kiểm định chất

lượng ĐT


3


6


27


54


20


40


0


0


0


0


19


38


18


36


13


26


0


0

2.5.1.1. Thực trạng quản lí phát triển mục tiêu đào tạo

CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng - Trường CĐKTTCTN được xây dựng trên cơ sở CT khung do BGD&ĐT ban hành và yêu cầu thực tế của xã hội.

Căn cứ vào tình hình thực hiện mục tiêu ĐT và phát triển mục tiêu ĐT đã đạt được, các phòng khoa chức năng đề xuất các biện pháp cụ thể để quản lí phát triển mục tiêu ĐT như: nghiên cứu các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng ĐT trình độ cao đẳng và nhu cầu nhân lực của địa phương.

Kết quả khảo sát được thể hiện ở mục 1 - bảng 2.13. Về mức độ thực hiện: Có 2/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 4% đánh giá ở mức rất thường xuyên, 33/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 66% đánh giá ở mức thường xuyên, 15/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 30% đánh giá ở mức đôi khi. Về kết quả đạt được: Có 29/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 58% đánh giá ở mức tốt, 17/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 34% đánh giá ở mức khá, 4/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 12% đánh giá ở mức trung bình. Chúng tôi đã hỏi thêm CBQL, GV, một số ý kiến cho rằng Quản lí phát triển mục tiêu CTĐT trong mấy năm gần đây, nhất là từ khi chuyển đổi sang phương thức ĐT theo HCTC được Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa chuyên môn thực hiện thường xuyên. Ban Giám hiệu Nhà trường đã chỉ đạo phòng chức năng thường xuyên lấy ý kiến phản hồi từ phía SV, GV, nhà tuyển dụng lao động về mục tiêu CTĐT của mỗi ngành, mục tiêu môn học để kịp thời điều chỉnh nếu thấy phù hợp và cần thiết.

2.5.1.2. Thực trạng quản lí phát triển kế hoạch đào tạo

Hàng năm, Hiệu phó phụ trách khối ĐT chỉ đạo phòng Quản lí đào tạo xây dựng kế hoạch ĐT toàn khoá (dành cho khoá mới), kế hoạch ĐT cho năm học mới. Trên cơ sở kế hoạch ĐT và kế hoạch phân giao định mức giảng dạy của giảng viên đã được phê duyệt, phòng Quản lí đào tạo phối hợp cùng với khoa chuyên môn xây dựng tiến độ giảng dạy và học tập, sắp xếp thời khoá biểu chi tiết cho từng học kì, năm học; lập kế hoạch thực tế, thực hành, kế hoạch thi học kì, thi lại, kế hoạch học lại, cải thiện điểm.... cho các bậc học. Nếu không có phản hồi, bổ sung, các kế hoạch ĐT được phê duyệt ban hành chính thức và gửi cho các phòng chức năng và khoa chuyên môn theo dòi thực hiện.

Kết quả đánh giá nội dung này được thể hiện ở mục 2 - bảng 2.13. Về mức độ thực hiện: Có 1/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 2% đánh giá ở mức rất thường xuyên, 30/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 60% đánh giá ở mức thường xuyên, 19/50 CBQL, GV

chiếm tỉ lệ 52% đánh giá ở mức tốt, 16/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 32% đánh giá ở mức khá, 8/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 16% đánh giá ở mức trung bình.

Quản lí phát triển kế hoạch ĐT được thực hiện tương đối thường xuyên song vẫn có ý kiến đánh giá mức độ đạt được chỉ đạt ở mức trung bình. Qua tìm hiểu và bằng quan sát thực tế chúng tôi được biết: số lớp học lại tương đối nhiều (chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp, nhiều SV chưa thực sự tập trung vào học tập) nên công tác lập kế hoạch cho SV học lại chưa đảm bảo khoa học (quỹ thời gian hạn chế phải phân bổ cho số học phần học lại tương đối lớn); số lượng GV ở khoa đang đi học nâng cao trình độ chuyên môn tương đối nhiều đôi lúc phải đổi giờ, làm xáo trộn kế hoạch ban đầu, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của SV và sự quản lí, theo dòi thực hiện kế hoạch của Khoa, Nhà trường.

2.5.1.3. Thực trạng quản lí phát triển nội dung đào tạo

Việc quản lí nội dung CTĐT được Trường CĐKTTCTN thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của BGD&ĐT. Nội dung CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC được xây dựng đầy đủ cho tất cả các bậc học được Hội đồng khoa học - ĐT Nhà trường thẩm định, nghiệm thu và trình Hiệu trưởng phê duyệt ra quyết định ban hành.

Hàng năm, Khoa phối hợp với phòng chức năng rà soát điều chỉnh, bổ sung nội dung CTĐT trình Hội đồng khoa học - ĐT Nhà trường. Căn cứ vào biên bản họp đánh giá của Hội đồng khoa học - ĐT, Hiệu trưởng ra quyết định chính thức ban hành.

Để thuận tiện cho GV, SV, nhà tuyển dụng lao động theo dòi, nghiên cứu, Nhà trường công bố CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC đối với các bậc học trên website, sổ tay SV.

Kết quả đánh giá nội dung này được thể hiện ở mục 3 - bảng 2.13. Về mức độ thực hiện: Có 4/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 8% đánh giá ở mức rất thường xuyên, 38/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 76% đánh giá ở mức thường xuyên, 8/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 16% đánh giá ở mức đôi khi. Về mức độ đạt được: Có 1/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 2% đánh giá ở mức rất tốt, 37/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 74% đánh giá ở mức tốt, 11/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 22% đánh giá ở mức khá, 1/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 2% đánh giá ở mức trung bình.

2.5.1.4. Thực trạng quản lí phát triển phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động đào tạo

Kết quả khảo sát nội dung này được thể hiện ở mục 4 - bảng 2.13. Về mức độ

33/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 33% đánh giá ở mức thường xuyên, 15/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 30% đánh giá ở mức đôi khi. Về mức độ đạt được: Có 31/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 62% đánh giá ở mức tốt, 17/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 34% đánh giá ở mức khá, 2/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 4% đánh giá ở mức trung bình.

Tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết Quản lí phát triển phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động ĐT được Ban Giám hiệu Nhà trường đặc biệt quan tâm. Trong đó, đổi mới PPGD, hình thức tổ chức hoạt động dạy - học là nội dung chủ yếu. Mặc dù nhận được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Ban Giám hiệu nhà trường, nỗ lực của tập thể đội ngũ CBQL, GV song vẫn còn những khó khăn nhất định, chuyển đổi sang phương thức ĐT theo HCTC đòi hỏi GV phải tiếp cận với nhiều vấn đề mới (PPGD, soạn bài, xây dựng kịch bản lên lớp, kiểm tra đánh giá...), SV thay đổi phương pháp học tập, giành nhiều thời gian tự học, tự nghiên cứu. Lớp học học phần tự chọn đôi lúc không thực hiện được theo nguyện vọng của SV do số lượng SV đăng kí quá ít.

2.5.1.5. Thực trạng quản lí phát triển năng lực người dạy

Giáo án và đề cương bài giảng của GV thường xuyên được kiểm tra, bám sát mục tiêu, nội dung chương trình dạy do BGD&ĐT ban hành, tích cực đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực học tập của SV.

Công tác sinh hoạt chuyên môn định kỳ được triển khai đều đặn. Bên cạnh tinh thần tự giác tự nghiên cứu, tự học nâng cao trình độ chuyên môn của GV, Ban Giám hiệu Nhà trường động viên khuyến khích GV tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách hỗ trợ về kinh phí, giảm trừ định mức giảng dạy.

Việc khảo sát đánh giá năng lực của GV được Khoa phối hợp với phòng chức năng trong Nhà trường triển khai thường xuyên và liên tục hàng năm, bên cạnh việc đánh giá thông qua hình thức thi giáo viên dạy giỏi và dự giờ đột xuất, nhà trường còn tiến hành đánh giá GV trên cơ sở ý kiến phản hồi của SV.

Kết quả đánh giá về nội dung này rất tốt, được thể hiện ở mục 5 - bảng 2.13. Về mức độ thực hiện: Có 41/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 82% đánh giá ở mức thường xuyên, 9/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 18% đánh giá ở mức đôi khi. Về mức độ đạt được: Có 39/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 78% đánh giá ở mức độ tốt, 11/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 22% đánh giá ở mức độ khá.

2.5.1.6. Thực trạng quản lí phát triển năng lực người học và hoạt động học tập

Xác định công tác quản lí phát triển năng lực và hoạt động học tập của SV là

ĐT và gây dựng thương hiệu cho Nhà trường. Vì vậy, trưởng Khoa thường xuyên tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo và tổ chức các hoạt động thu hút được sự tham gia đông đảo của SV: tổ chức các cuộc thi “Sinh viên giỏi nghiệp vụ ngân hàng”; đẩy mạnh phong trào tự học, tự nghiên cứu của SV dưới hình thức viết bài, chia sẻ kinh nghiệm học tập trên nội san của Nhà trường; mời ngân hàng về xét tuyển thử việc tại ngân hàng được hưởng lương và được học hỏi kiến thức thực tế, kĩ năng thực hành nghề nghiệp. Đội ngũ cố vấn học tập thường xuyên bám sát lớp học phần, tư vấn cho SV những vẫn đề liên quan đến hoạt động học tập và rèn luyện.

Kết quả khảo sát nội dung này được thể hiện ở mục 6 - bảng 2.13. Về mức độ thực hiện: Có 46/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 92% đánh giá ở mức thường xuyên, 4/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 8% đánh giá ở mức đôi khi. Về mức độ đạt được: Có 12/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 24% đánh giá ở mức độ tốt, 26/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 52% đánh giá ở mức độ khá, 12/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 24% đánh giá ở mức trung bình.

Quản lí phát triển năng lực người học và hoạt động học tập được đánh giá thực hiện thường xuyên, song kết quả đánh giá về mức độ đạt được ở mức trung bình còn tương đối cao. Qua tìm hiều chúng tôi thấy: Do chất lượng tuyển sinh đầu vào kém, một bộ phận không nhỏ SV không chú tâm vào học tập, không có ý thức tự học, số lượng SV lên thư viện để học tập và nghiên cứu rất ít, SV chỉ học trong các kì thi nên kết quả học tập không cao, kĩ năng thực hành môn học kém.

2.5.1.7. Thực trạng quản lí phát triển điều kiện tổ chức hoạt động đào tạo

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho tổ chức hoạt động ĐT của Nhà trường được trang bị đầy đủ và hiện đại do phòng Quản trị thiết bị trực tiếp quản lí thể hiện trên các nội dung sau:

Thường xuyên kiểm tra và đẩy mạnh sử dụng có hiệu quả phòng thực hành, phòng đọc thư viện, các thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy - học, giám sát thực hiện tiết kiệm điện khi ra khỏi phòng học, phòng đọc. Trên giảng đường, thư viện đều có hòm thư góp ý của GV và SV về tình trạng cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ giảng dạy; các ý kiến góp ý còn được trao đổi trực tiếp trong cuộc họp giao ban đối thoại giữa SV với Nhà trường.

Kết quả khảo sát về nội dung này được thể hiện ở mục 7 - bảng 2.13. Về mức độ thực hiện: Có 2/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 4% đánh giá ở mức rất thường xuyên, 41/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 82% đánh giá ở mức thường xuyên, 7/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 14% đánh giá ở mức đôi khi. Về mức độ đạt được: Có 26/50 CBQL, GV

chiếm tỉ lệ 52% đánh giá ở mức tốt, 15/50 CBQL,GV chiếm tỉ lệ 30% đánh giá ở mức khá, 9/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 18% đánh giá ở mức trung bình.

2.5.1.8. Thực trạng quản lí phát triển hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo

Quản lí phát triển hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng ĐT được thể hiện qua đánh giá việc thực hiện giảng dạy của GV và học tập của SV. Công tác này được Ban Giám hiệu Nhà trường giao trực tiếp cho phòng Thanh tra phối hợp với các phòng chức năng (phòng Quản lí đào tạo, phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, phòng Công tác học sinh, sinh viên) và khoa chuyên môn thực hiện, chủ yếu trên các công việc cụ thể sau:

Thường xuyên kiểm tra, giám sát giờ giấc ra vào lớp, thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV, học tập SV. Định kì kiểm tra sổ lên lớp, kịch bản, đề cương bài giảng của giảng viên. Thanh tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động kiểm tra, tổ chức thi hết học phần, ra đề thi, chấm thi, nhập điểm của các bộ phận có liên quan

Thường xuyên hoặc đột xuất tổ chức các buổi dự giờ nhằm đánh giá các hoạt động giảng dạy của GV (việc thực hiện quy chế, quy định về chuyên môn, đổi mới PPGD, thực hiện mục tiêu, nội dung CT, kế hoạch ĐT...) và các hoạt động học tập của SV (thái độ, ý thức trong học tập, khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành, hoạt động nhóm,...).

Kết quả đánh giá nội dung này được thể hiện ở mục 8 - bảng 2.13. Về mức độ thực hiện: Có 3/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 6% đánh giá ở mức rất thường xuyên, 27/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 54% đánh giá ở mức thường xuyên, 20/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 40% đánh giá ở mức đôi khi. Về mức độ đạt được: Có 19/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 38% đánh giá ở mức tốt, 18/50 CBQL,GV chiếm tỉ lệ 36% đánh giá ở mức khá, 13/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 26% đánh giá ở mức trung bình. Chúng tôi đã hỏi thêm CBQL, GV và được biết Quản lí phát triển hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng hoạt động ĐT vẫn còn có những hạn chế nhất định: Việc lấy ý kiến đánh giá kế hoạch ĐT chỉ dừng lại ở mức phản hồi và điều chỉnh, chưa có đánh giá cụ thể; Việc lấy ý kiến phản hồi từ phía SV mới ra trường và nhà tuyển dụng chưa được thường xuyên (gần đây mới thực hiện).

2.5.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí phát triển chương trình đào tạo

Để có thông tin về nội dung này, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 10 (Phụ lục 2) để xin ý kiến khách thể khảo sát. Kết quả thể hiện ở bảng 2.14.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí