Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Phát Triển Chương Trình Đào Tạo

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo

3.4.1. Mục tiêu

Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề tài đề xuất, tăng cường hiệu quả quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC ở Trường CĐKTTCTN

3.4.2. Nội dung và cách thức

a. Về nội dung: Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nhằm cường hiệu quả quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC ở Trường CĐKTTCTN.

b. Về cách thức: Chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu hỏi và tổ chức xin ý kiến của 50 CBQL, GV, 91 SV, 15 nhà tuyển dụng về những biện pháp quản lí mà đề tài đề xuất.

3.4.3. Kết quả

Chúng tôi đã sử dụng trưng cầu ý kiến đối với 50 CBQL, GV, 15 nhà tuyển dụng lao động và 91 SV (phụ lục 4 và phụ lục 5) để khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng. Kết quả được tổng hợp ở bảng số liệu 3.1 và 3.2.

Biện pháp 1: Hoàn thiện quy trình phát triển CTĐT.

Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực quản lí và phát triển CTĐT ngành Tài chính

- Ngân hàng theo HCTC cho GV và CBQL ĐT.

Biện pháp 3: Đánh giá và điều chỉnh thường xuyên CTĐT theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Biện pháp 4: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động ĐT và quản lí CTĐT.

Biện pháp 5: Hoàn thiện các điều kiện cần thiết phục vụ công tác phát triển và quản lí phát triển CTĐT.

Biện pháp 6: Tăng cường vai trò của các bên liên quan trong phát triển CTĐT. Biện pháp 7: Tăng cường hợp tác Quốc tế trong phát triển CTĐT.


Bảng 3.1: Bảng tổng hợp khảo nghiệm

89

mức độ cần thiết của các biện pháp quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC



Các biện pháp

Mức độ cần thiết (%)

CBQL, GV

Nhà tuyển dụng

SV

Rất cần

thiết

Cần thiết

Chưa cần

thiết

Rất cần

thiết

Cần thiết

Chưa cần

thiết

Rất cần

thiết

Cần thiết

Chưa cần

thiết

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

Biện pháp 1

14

28

36

72

0

0

0

0

15

100

0

0

15

16,5

48

52,7

28

30,8

Biện pháp 2

9

18

41

82

0

0

0

0

15

100

0

0

37

40,6

29

31,9

25

27,5

Biện pháp 3

12

24

38

76

0

0

2

13,3

11

73,4

2

13,3

26

28,6

35

38,5

30

32,9

Biện pháp 4

9

18

41

82

0

0

2

13,3

11

73,4

2

13,3

18

19,8

36

39,6

37

40,7

Biện pháp 5

11

22

39

78

0

0

3

20

9

60

3

20

18

19,8

42

46,2

31

34,1

Biện pháp 6

9

18

35

70

6

12

0

0

15

100

0

0

12

13,2

33

36,3

46

50,5

Biện pháp 7

5

10

31

62

14

28

0

0

9

60

6

40

15

16,5

42

46,2

34

37,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế tín chỉ ở trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên - 13


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN90 http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC


Các biện pháp

Tính khả thi (%)

CBQL, GV

Nhà tuyển dụng

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

Biện pháp 1

15

30

35

70

0

0

0

0

15

100

0

0

Biện pháp 2

7

14

43

86

0

0

0

0

15

100

0

0

Biện pháp 3

6

12

44

88

0

0

0

0

13

86,7

2

13,3

Biện pháp 4

7

14

43

84

0

0

0

0

13

86,7

2

13,3

Biện pháp 5

6

12

44

88

0

0

0

0

12

80

3

20

Biện pháp 6

7

14

38

76

5

10

0

0

15

100

0

0

Biện pháp 7

5

10

31

62

14

28

0

0

9

60

6

40


Phân tích kết quả khảo nghiệm:

Biện pháp 1: Hoàn thiện quy trình phát triển CTĐT

Về mức độ cần thiết: Có 14 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 28% và 15 SV chiếm tỉ lệ 16,5% đánh giá ở mức rất cần thiết; 36 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 72%, 15 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 100%, 48 SV chiếm tỉ lệ 52,7% đánh giá ở mức cần thiết; 28 SV chiếm tỉ lệ 30,8% đánh giá ở mức chưa cần thiết.

Về tính khả thi: Có 15 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 30% đánh giá ở mức rất khả thi; 35 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 70%, 15 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 100% đánh giá ở mức khả thi.

Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực quản lí và phát triển CTĐT ngành Tài chính

- Ngân hàng theo học chế TC cho GV và CBQL ĐT

Về mức độ cần thiết: Có 9 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 18%, và 37 SV chiếm tỉ lệ 40,6% đánh giá ở mức rất cần thiết; 41 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 82%, 15 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 100%, 29 SV chiếm tỉ lệ 31,9% đánh giá ở mức cần thiết; 25 SV chiếm tỉ lệ 27,5% đánh giá ở mức chưa cần thiết.

Về tính khả thi: Có 7 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 14%đánh giá ở mức rất khả thi; 43 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 86%, 15 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 100%đánh giá ở mức khả thi.

Biện pháp 3: Đánh giá và điều chỉnh thường xuyên CTĐT theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động

Về mức độ cần thiết: Có 12 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 24%, 2 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 13,3%, 26 SV chiếm tỉ lệ 28,6% đánh giá ở mức rất cần thiết; 38 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 76%, 11 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 73,4%, 35 SV chiếm tỉ lệ 38,5% đánh giá ở mức cần thiết; 2 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 13,3%, 30 SV chiếm tỉ lệ 32,9% đánh giá ở mức chưa cần thiết.

Về tính khả thi: Có 6 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 12% đánh giá ở mức rất khả thi; 44 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 88%, 13 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 86,7% đánh giá ở mức khả thi; 2 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 13,3% đánh giá ở mức không khả thi.

Biện pháp 4: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động ĐT và quản lí CTĐT

Về mức độ cần thiết: Có 9 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 18%, 2 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 13,3%, 18 SV chiếm tỉ lệ 19,8% đánh giá ở mức rất cần thiết; 41 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 82%, 11 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 73,4%, 36 SV chiếm tỉ lệ 39,6% đánh giá ở mức cần thiết; 2 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 13,3%, 37 SV chiếm tỉ lệ 40,7% đánh giá ở mức chưa cần thiết.

Về tính khả thi: Có 7 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 14% đánh giá ở mức rất khả thi; 43 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 84%, 13 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 86,7% đánh giá ở mức khả thi; 2 nhà tuyển dụng lao động chiếm tỉ lệ 13,3%đánh giá ở mức không khả thi.

Biện pháp 5: Hoàn thiện các điều kiện cần thiết phục vụ công tác phát triển và quản lí phát triển CTĐT

Về mức độ cần thiết: Có 11 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 22%, 3 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 20%, 18 SV chiếm tỉ lệ 19,8% đánh giá ở mức rất cần thiết; 39 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 78%, 9 nhà tuyển dụng 60 chiếm tỉ lệ %, 42 SV chiếm tỉ lệ 46,2% đánh giá ở mức cần thiết; 3 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 20%, 31 SV chiếm tỉ lệ 34,1% đánh giá ở mức chưa cần thiết.

Về tính khả thi: Có 6 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 12% đánh giá ở mức rất khả thi; 44 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 88%, 12 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 80%, đánh giá ở mức khả thi; 3 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 20%, đánh giá ở mức không khả thi.

Biện pháp 6: Tăng cường vai trò của các bên liên quan trong phát triển CTĐT

Về mức độ cần thiết: Có 9 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 18% và 12 SV chiếm tỉ lệ 13,2% đánh giá ở mức rất cần thiết; 35 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 70%, 15 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 100%, 33 SV chiếm tỉ lệ 36,3% đánh giá ở mức cần thiết; 6 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 12%, 46 SV chiếm tỉ lệ 50,5% đánh giá ở mức chưa cần thiết.

Về tính khả thi: Có 7 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 14% đánh giá ở mức rất khả thi; 38 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 76%, 15 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 100% đánh giá ở mức khả thi; 5 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 10% đánh giá ở mức không khả thi.

Biện pháp 7: Tăng cường hợp tác Quốc tế trong phát triển CTĐT

Về mức độ cần thiết: Có 5 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 10% và 15 SV chiếm tỉ lệ 16,5% đánh giá ở mức rất cần thiết; 31 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 62%, 9 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 60%, 42 SV chiếm tỉ lệ 46,2% đánh giá ở mức cần thiết; 14 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 28%, 6 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 40%, 34 SV chiếm tỉ lệ 37,4% đánh giá ở mức chưa cần thiết.

Về tính khả thi: Có 5 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 10% đánh giá ở mức rất khả thi; 31 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 62%, 9 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 60% đánh giá ở mức khả thi; 14 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 28%, 6 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 40% đánh giá ở mức không khả thi.

Số lượng và tỉ lệ của các đối tượng khảo sát đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp chúng tôi đề xuất tương đối cao. Điều đó chứng tỏ 7 biện pháp chúng tôi đưa ra là cần thiết và có khả năng vận dụng vào thực tế trong công tác quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng ở Trường CĐKTTCTN hiện nay.

Kết luận chương 3


Với truyền thống hơn 35 năm phát triển và trưởng thành, Trường CĐKTTCTN đã và đang ĐT cán bộ quản lí kinh tế và cán bộ có trình độ trung cấp phục vụ đắc lực cho các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và khảo sát thực tế, để nâng cao hơn nữa chất lượng CTĐT góp phần nâng cao chất lượng ĐT, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, chúng tôi đã đưa ra 7 biện pháp quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC ở Trường CĐKTTCTN: Hoàn thiện quy trình phát triển CTĐT; Bồi dưỡng năng lực quản lí và phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC cho GV và CBQL ĐT; Đánh giá và điều chỉnh thường xuyên CTĐT theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động ĐT và quản lí CTĐT; Hoàn thiện các điều kiện cần thiết phục vụ công tác phát triển và quản lí phát triển CTĐT; Tăng cường vai trò của các bên liên quan trong phát triển CTĐT; Tăng cường hợp tác Quốc tế trong phát triển CTĐT.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy tất cả các biện pháp đưa ra đều có mức độ cần thiết và tính khả thi cao. Mỗi biện pháp có vai trò riêng song chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ĐT của Nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

1.1. Phát triển CTĐT là quá trình xác định và tổ chức toàn bộ các hoạt động được liệt kê để khẳng định sự đạt được mục tiêu và mong muốn của hệ thống giáo dục dựa trên một thiết kế hoặc một mô hình hiện hành. Phát triển CTĐT là một quy trình khép kín, không có bước kết thúc. Điều quan trọng là mỗi bước phải được giám sát và đánh giá ngay từ đầu.

1.2. Quản lí phát triển CTĐT là một nhiệm vụ phù hợp với quy luật trong công tác quản lí của người hiệu trưởng về thực hiện mục tiêu, nội dung CTĐT. Giáo dục và ĐT phù hợp với nhu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế là điều kiện quan trọng và cần thiết trong các nhà trường cao đẳng và đại học hiện nay. Vì vậy, công tác xây dựng, phát triển, quản lí phát triển CTĐT là một trong những nhiệm vụ cơ bản nhất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ĐT trong mỗi nhà trường.

1.3. Quá trình nhận thức, tổ chức thực hiện và phát triển CTĐT ngành Tài chính

- Ngân hàng theo HCTC do nhiều yếu tố tác động song bên cạnh con đường tự ĐT, tự bồi dưỡng thì tổ chức các hoạt động ĐT, bồi dưỡng năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển CTĐT và quản lí phát triển CTĐT phù hợp với nhu cầu xã hội là con đường cơ bản.

1.4. Quá trình nghiên cứu thực trạng cho thấy phần lớn CBQL, GV và SV đã nhận thức đúng tầm quan trọng của việc tổ chức thực hiện CTĐT, phát triển CTĐT, quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC; nhận thức được các khái niệm; các cách tiếp cận; quy trình phát triển CTĐT. Việc đánh giá đúng thực trạng, tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu trong tổ chức thực hiện, phát triển CTĐT và công tác quản lí phát triển CTĐT là cơ sở để đưa ra các biện pháp quản lí phát triển CTĐT nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lí phát triển CTĐT và cuối cùng là nâng cao chất lượng ĐT của Nhà trường.

1.5. Quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn là cơ sở để chúng tôi xây dựng được 7 biện pháp quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC ở Trường CĐKTTCTN, đó là: Hoàn thiện quy trình phát triển chương trình đào tạo; Bồi dưỡng năng lực quản lí và phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC cho GV và CBQL ĐT; Đánh giá và điều chỉnh thường xuyên CTĐT theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động ĐT và quản lí CTĐT; Hoàn thiện các điều kiện cần thiết phục vụ công tác phát

triển và quản lí phát triển CTĐT; Tăng cường vai trò của các bên liên quan trong phát triển CTĐT; Tăng cường hợp tác Quốc tế trong phát triển CTĐT

1.6. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đề xuất có tính cấp thiết, tính thực tiễn và tính khả thi trong công tác quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng ở trường CĐKTTCTN hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên

Cụ thể hoá các văn bản liên quan đến CTĐT, tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền để công tác phát triển CT thu hút được sự quan tâm, chia sẻ và đóng góp của tất cả các thành viên trong Nhà trường vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng ĐT của Nhà trường.

Tăng cường giám sát các công tác liên quan tới CT, giáo trình, tài liệu phục vụ giảng - dạy. Đổi mới công tác quản lí phát triển CT. Thúc đẩy việc ĐT, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn cũng như về công tác phát triển CTĐT cho CBQL, GV. Có sự đầu tư hợp lí về kinh phí cho công tác phát triển CT.

2.2. Đối với phòng chức năng và khoa chuyên môn

ĐT, bồi dưỡng nhóm phát triển CTĐT có kiến thức khoa học đầy đủ về xây dựng, phát triển, quản lí phát triển CTĐT.

Kịp thời ban hành các quyết định, văn bản hướng dẫn thực hiện xây dựng, phát triển CTĐT, điều chỉnh, bổ sung CTĐT

2.3. Đối với các giảng viên

Thường xuyên cập nhật kiến thức mới, nâng cao năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình trong công tác chuyên môn và các công tác khác được giao.

Thường xuyên và kịp thời chủ động cập nhật các Thông tư hướng dẫn, các quyết định, văn bản của Bộ, ngành, Tỉnh Thái Nguyên, Nhà trường có liên quan đến hoạt động giáo dục và ĐT của Nhà trường.

2.3. Đối với doanh nghiệp

Thường xuyên có mối liên hệ với Nhà trường, Khoa chuyên môn trong việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, cung cấp thông tin kịp thời về nhu cầu nguồn lực cho Nhà trường.

Tham gia tích cực vào hoạt động ĐT của Nhà trường: Hội thi SV giỏi, xây dựng CTĐT, phát triển CTĐT, hợp tác ĐT, hỗ trợ GV đến liên hệ thực tế, tiếp nhận SV đến liên hệ thực tập.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022