Nợ Xấu Các Dnnvv Tại Agribank Quảng Bình Phân Theo Lĩnh Vực

hàng tiêu thụ chậm … do đó dẫn đến thiếu hụt tài chính và không thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn theo cam kết với ngân hàng, dẫn đến phát sinh nợ quá hạn. Chính vì vậy, trong quá trình cấp tín dụng cho các DNNVV Chi nhánh cần phải thường xuyên theo sát các hoạt động kinh doanh của khách hàng, kịp thời phát hiện những khó khăn để có những biện pháp tháo gỡ phù hợp.

Tỷ lệ nợ xấu đối với các DNNVV tại Agribank Quảng Bình biến động theo hướng không thuận lợi. Năm 2015 giá trị nợ xấu tăng từ 12 tỷ đồng lên 17 tỷ đồng cùng với đó tỷ lệ cũng tăng từ 0,52% lên 0,64% điều này cho thấy việc quản lý nợ xấu đối với các DNNVV tại Agribank Quảng Bình không tốt. Qua năm 2016 tuy giá trị nợ xấu vẫn giữ nguyên là 17 tỷ đồng nhưng tỷ các DNNVV tại Agribank Quảng Bình lệ lại tăng lên 0,86% do dư nợ cho vay các DNNVV giảm. Bên cạnh việc cấp tín dụng thì việc kiểm soát cho vay nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Ngân hàng. Từ các số liệu trên ta có thể nhận thấy quá trình cấp tín dụng các DNNVV tại Agribank Quảng Bình đang chưa được hiệu quả.

Bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ tín dụng, nâng cao trình độ thẩm định dự án cho CBTD, gắn chất lượng tín dụng với quyền lợi của CBTD. Chi nhánh nên chủ động chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho DNNVV theo hướng giảm dần dư nợ DNNN, tăng cường vốn cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ưu tiên vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất hàng hoá, thương mại - dịch vụ, hạn chế lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản dễ hình thành nợ xấu DNNVV làm gia tăng nợ xấu chung của Chi nhánh.

Nợ xấu các DNNVV tại Agribank Quảng Bình phân theo loại hình khách

hàng

Bảng 2.6: Nợ xấu các DNNVV tại Agribank Quảng Bình phân theo lĩnh vực

kinh doanh giai đoạn 2014– 2016


Chỉ tiêu


Năm


Năm


Năm


Chênh lệch 15/14

Đơn vị tính: Tỷ đồng

2014

2015

2016

(+/-)

(%)

(+/-)

(%)

Tổng nợ xấu

12

17

17

5

41.7

0

0.0

Nông, lâm, thủy sản 3

4

5

1

33.3

1

25.0

Xây dựng 7

10

9

3

42.9

-1

-10.0

Thương mại, dịch vụ 1

1.5

1

1

50.0

-1

-33.3

Lĩnh vực khác 1

2

2

1

50.0

1

33.3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý nợ xấu các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Bình - 8

Chênh lệch 16/15


DNNVV


(Nguồn: Agribank Quảng Bình các năm 2014– 2016) Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ xấu đối với các DNNVV tại Agribank Quảng Bình chủ yếu tập trung khách hàng hoạt động tại các lĩnh vực xây dựng và nông, lâm, thủy sản. Ngành xây dựng tại Quảng Bình vẫn đang chị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vì vậy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này vẫn chưa thể phục hồi kinh doanh được do đó gặp khó khăn về nguồn vốn do đó không thể triển khai các dự án kinh doanh dẫn đến dễ phát sinh nợ xấu. Bên cạnh đó với vị trí địa lý nằm tại khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai nên ngành

nông, lâm, thủy sản cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực nên dẫn đến phát sinh nợ xấu.

Dựa vào tình hình trên đặt ra vấn đề cho Agribank Quảng Bình cần chú trọng quản lý cấp tín dụng đối với các DNNVV hoạt động trong các lĩnh vực tập trung nợ xấu.

Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ nợ xấu

Bảng 2.7: Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ nợ xấu các DNNVV tại Agribank Quảng

Bình phân theo nhóm nợ giai đoạn 2014– 2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Chỉ tiêu


Năm


Năm


Năm

Chênh lệch 15/14

Chênh lệch 16/15


12

17

17

5

41,7

0

0,0

Tổng DPRR

7

11

12

4

57,1

1

9,1

Dự phòng cụ thể

6,91

10,87

11,87

4

57,3

1

9,2

Dự phòng

0,09

0,13

0,13

0,04

41,7

0,00

0,0

Tỷ lệ DPRR

DNNVV/nợ 58,3


64,7


70,6


6,37



5,88


Tổng nợ xấu

DNNVV

2014

2015

2016 (+/-) (%) (+/-) (%)


DNNVV


DNNVV


chung DNNVV


xấu DNNVV


(Nguồn: Agribank Quảng Bình các năm 2014– 2016)

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy Agribank Quảng Bình đã chú trọng đến việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ xấu. Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ nợ xấu tăng qua các năm từ 58,3 % năm 2014 lên 64,7 % năm 2015 và 70,6% năm 2016 điều này sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận của Agribank Quảng Bình và cũng cho thấy chất lượng tài sản bảo đảm các khoản nợ xấu có xu hướng đi xuống.

2.2.2. Các hoạt động quản lý nợ xấu đã được áp dụng đối với các doanh

nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Quảng Bình

Nhận thức được nguy cơ nợ xấu, trong thời gian qua Agribank Quảng Bình đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm xử lý nợ xấu tồn đọng, đồng thời hạn chế nợ xấu mới phát sinh. Cụ thể như sau:

2.2.2.1. Tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định nội bộ

của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Trong phạm vi quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các văn bản điều tiết hoạt động của Ngân hàng như: Thông tư 36/2014/TT-NHNN “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” và Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc “Ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng”, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về việc “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

Trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật và các quyết định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ban hành các quy định nội bộ về quản lý tín dụng như: Quyết định số 35 /QĐ-HĐTV- HSX ngày 15 tháng 01 năm 2014 “Quy định về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 “Quy định về cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank”, Quyết định số 766/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 01/8/2014 của Tổng Giám đốc ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Agribank”.

2.2.2.2. Xây dựng mô hình tín dụng mới trong toàn hệ thống

Hiện nay, Agribank Quảng Bình đang áp dụng quy trình cấp tín dụng được thống nhất trên toàn hệ thống Agribank, áp dụng cho tất cả đối tượng khách hàng, trong đó có DNNVV, cụ thể:


(1) (5)

(6)

(2)

(3)

(4)


Khách hàng


CB Tín dụng


Lãnh đạo phòng tín dụng (Phòng KHDN)


Giám đốc/PGĐ

Sơ đồ 2.2: Quy trình cấp tín dụng của Agribank Quảng Bình

(Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình)

(1) CBTD tiếp xúc với khách hàng, nhận hồ sơ, đề nghị vay vốn (hoặc đề

nghị cấp bảo lãnh) của khách hàng.

(2) CBTD tiến hành thẩm định hồ sơ, định giá tài sản,…trình lãnh đạo phòng Tín dụng (Phòng KHDN) xem xét cho ý kiến.

(3) Trình Giám đốc (hoặc phó Phó Giám đốc được uỷ quyền) phê duyệt khoản vay (hoặc khoản bảo lãnh).

(4) Sau khi khoản vay (hoặc khoản bảo lãnh) được phê duyệt/không phê duyệt, toàn bộ hồ sơ chuyển CBTD.

(5) Nếu không phê duyệt: Thông báo từ chối cho vay (hoặc từ chối bảo lãnh). Nếu phê duyệt: Tiến hành lập các loại hợp đồng, ký kết hợp đồng (Giám đốc/PGĐ và khách hàng vay) và tiến hành giải ngân (hoặc phát hành thư bảo lãnh).

(6) Theo dòi, giám sát khoản vay, thu hồi nợ, phân loại nợ (hoặc theo dòi, giám sát khoản bảo lãnh, giải toả bảo lãnh, thanh lý hợp đồng)

Trong hoạt động tín dụng, để thực hiện cho vay nói chung và cho vay DNNVV nói riêng, Agribank Quảng Bình luôn thực hiện nghiêm túc quy trình xét duyệt cấp tín dụng nhằm lựa chọn khách hàng tốt và dự án, phương án khả thi, có độ an toàn cao để đưa ra quyết định đầu tư một cách chuẩn xác, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh, đảm bảo hoạt động tín dụng hoạt động hiệu quả.

2.2.2.3. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát rủi ro, thông tin tín dụng

Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ luôn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản lý điều hành. Chính vì vậy, trong các năm 2014-2016, công tác kiểm tra kiểm soát luôn được Agribank Quảng Bình đặc biệt quan tâm. Ngoài các đợt kiểm tra kiểm soát định kỳ theo năm, Hội sở còn tổ chức các đoàn kiểm tra đột xuất tại các chi nhánh có các vụ việc nổi cộm hoặc có dấu hiệu rủi ro. Ngoài ra, để có thông tin phục vụ cho công tác quản lý điều hành, việc kiểm soát từ xa thông qua các báo cáo cũng được thực hiện một cách kỹ lưỡng và chất lượng hơn, giám sát thực hiện các chính sách tín dụng theo ngành nghề, huyện, …

2.2.2.4. Nâng cao trách nhiệm và chất lượng cán bộ

Những năm vừa qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã áp dụng việc thi tuyển cán bộ công khai và nghiêm túc. Qua đó, đã tuyển dụng được rất nhiều cán bộ có trình độ, được đào tạo đúng chuyên ngành có năng lực. Bên cạnh đó, công tác đào tạo và đào tạo lại được chú trọng hơn. Nhiều lớp học về nghiệp vụ tín dụng do các giảng viên trong và ngoài Nhà nước giảng dạy đã được tổ chức, các hình thức đào tạo như lớp tập huấn chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ trong nội bộ chi nhánh và các buổi thi kiến thức nghiệp vụ được duy trì khá đều và. Nhờ vậy, ý thức tuân thủ nghiêm túc các quy trình về tín dụng đã được nâng cao hơn một bước. Quy trình tín dụng tuy được thay đổi khá căn bản trong thời gian qua song đã được các cán bộ làm công tác tín dụng áp dụng vào thực tế thành công, góp phần vao việc hạn chế nợ xấu.

2.2.2.5. Các biện pháp xử lý nợ xấu đã phát sinh

Xử lý nợ xấu đã phát sinh là một biện pháp nhằm giảm lượng nợ xấu đã phát sinh tại Ngân hàng. Trong thời gian qua, Agribank Quảng Bình đã áp dụng nhiều biện pháp để tận thu nợ và xử lý nợ xấu các DNNVV một cách toàn diện. Cụ thể như sau:

Đàm phán với khách hàng

Biện pháp này được áp dụng với những khoản nợ chính sách khả năng thu

hồi. Ngân hàng xem xét khả năng trả nợ của khách hàng, sau đó tiến hành

thương lượng với khách hàng về giải pháp thực thi cũng như yêu cầu cam kết

của khách hàng.

Xây dựng phương án xử lý nợ xấu

Thứ nhất, chủ nợ tự tổ chức quản lý hoặc bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc để tiếp tục theo dòi các khoản nợ nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo khoản nợ, khai thác tài sản đảm bảo, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của doanh nghiệp phá sản...

Thứ hai, là biện pháp thu nợ có chiết khấu. Đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ phải trả cho doanh nghiệp khách nợ, giá trị triết khấu do chủ nợ và doanh nghiệp thoả thuận nhưng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy khách nợ thanh toán dứt điểm khoản nợ, chủ nợ tuy chịu thiệt một chút nhưng cũng sớm thu hồi được một phần vốn và cắt bỏ được "cục nợ" dây dưa này.

Thứ ba, bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp, đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.

Xây dựng quy trình xử lý tài sản đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho công

tác thu hồi nợ

Đặc điểm nổi bật của tài sản đảm bảo nợ tồn động tại Agribank Quảng Bình là có nhiều loại hình khác nhau, có thể là đất đai, nhà cửa, khách sạn… và nằm ở các vị trí địa lý khác nhau. Vì vậy, việc phát mãi, khai thác thu hồi nợ cho Ngân hàng rất khó khăn. Vì vậy, Agribank Quảng Bình đã xây dựng một quy trình xử lý tài sản đảm bảo hợp lý phù hợp với từng loại nhằm khai thác tối đa hiệu quả thu hồi nợ theo đề án xử lý nợ tồn đọng của NHTM Agribank Quảng Bình đã đề ra.

Nợ xấu có tài sản đảm bảo chiếm đến gần 90% tổng số nợ xấu có khả năng thu hồi. Đây cũng là nhóm nợ mà Ngân hàng kỳ vọng có thể xử lý nhanh hơn nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý chung đối với nợ xấu.

Để thực hiện tốt công tác này, Agribank Quảng Bình đã xây dựng quy trình xử lý tài sản đảm bảo, để thu hồi nợ với những quy định chặt chẽ từ việc tiếp nhận tài sản, đặc biệt là tài sản từ các vụ án, đến việc tổ chức khai thác, phát mãi tài sản.

Các biện pháp dự phòng để xử lý nợ xấu được tăng cường

Dù cố gắng đến đâu, hoạt động tín dụng vẫn luôn tồn tại một tỷ lệ nợ xấu nhất định. Chính vì vậy, Agribank Quảng Bình đã thiết lập được các biện pháp dự phòng để hạn chế rủi ro. Một trong những biện pháp đó là cho vay có tài sản bảo đảm.

Nhằm mục tiêu nâng cao trách nhiệm trả nợ của bên vay cũng như tăng biện pháp dự phòng trong trường hợp có rủi ro xảy ra, thời gian qua, Agribank Quảng Bình đã rất tích cực đẩy mạnh phương thức cho vay có tài sản đảm bảo, bao gồm đối với tất cả các DNNN. Tuy danh mục tài sản đảm bảo còn nhiều bất cập, vấn đề xử lý tài sản đảm bảo còn gặp nhiều khó khăn phức tạp song chúng ta có thể khẳng định chủ chương tăng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo bằng tài sản đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng danh mục cho vay của Agribank Quảng Bình và là nguồn dự phòng tốt để xử lý khi có rủi ro xảy ra.

Tiến hành phân loại nợ trong hoạt động tín dụng.

Việc đầu tiên khi xử lý nợ xấu các DNNVV là Agribank Quảng Bình đã tiến hành rà soát lại toàn bộ các khoản nợ, phân loại, đánh giá khả năng thu hồi để có được chính sách cho từng loại khách nợ. Theo Thông tư 02 việc phân lọai nợ nhằm mục đích giúp các Ngân hàng đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng được chính xác hơn vì việc phân loại nợ theo từng khoản vay, theo từng khách hàng thay vì đơn thuần phân loại nợ theo tính chất nợ trong hạn hay nợ quá hạn.

Để có cơ sở xác định các loại nợ sát với thực tế, Ngân hàng đã tiến hành xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng để hỗ trợ cho việc phân loại nợ. Hệ thống xếp hạng tín dụng được xác định với các nội dung chủ yếu: Cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng: chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết, uy tín với tổ chức tín dụng trước đây… trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí