Thanh Tra, Kiểm Tra, Giám Sát, Xử Phạt Các Vi Phạm Về Trật Tự Xây Dựng


duyệt, đây cũng là cơ sở để thị xã tiếp tục rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu đô thị để quản lý, kêu gọi xúc tiến đầu tư nhằm phát triển đô thị trong thời gian tới. Đến nay, ngoài đồ án Quy hoạch chung đang trình phê duyệt, thị xã Buôn Hồ có 25 đồ án quy hoạch được duyệt để triển khai thực hiện, trong đó: 05 đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000; 05 đồ án quy hoạch khu chức năng đặc thù; 10 đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500; 05 đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Hầu hết, các đồ án quy hoạch đã được công bố, công khai; tổ chức cắm mốc giới tại thực địa theo quy định để tổ chức, cá nhân biết, thực hiện và giám sát. Từ những kết quả trên cho thấy, UBND thị xã Buôn Hồ đã quan tâm trong công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch, đây là cơ sở cho việc triển khai xây dựng đô thị, xây dựng công trình theo đúng định hướng mà các đồ án quy hoạch đã đề ra. Hiện nay, thị xã Buôn Hồ có 02 khu dân cư đô thị đang được triển khai xây dựng; 01 khu trung tâm hành chính thị xã đã triển khai và đang dần hoàn thiện; 05 khu dân cư đô thị đang kêu gọi, xúc tiến đầu tư; ngoài ra còn có nhiều công trình, dự án về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đã và đang triển khai xây dựng trên địa bàn, góp phần vào việc xây dựng, chỉnh trang và phát triển đô thị Buôn Hồ ngày càng phát triển.

Công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực cấp phép xây dựng ngày càng được quan tâm thực hiện; số lượng giấy phép xây dựng trong 5 năm qua được giải quyết trước thời hạn và đúng thời hạn đạt trên 98%; UBND thị xã đã chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 để thuận tiện trong công tác quản lý hệ thống chất lượng; cung cấp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, 4 để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Ngoài ra, hàng năm, UBND thị xã ban hành và triển khai kế hoạch kiểm tra công tác trật tự xây dựng trên địa bàn; qua kiểm tra đã kịp thời phát hiện và chấn các trường hợp vi phạm.


2.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt các vi phạm về trật tự xây dựng

Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ được tăng cường, đi vào hoạt động nề nếp, có chất lượng và đạt hiệu quả cao hơn qua từng năm. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tư xây dựng có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng về quản lý trật tự xây dựng. Kết quả khảo sát cho thấy: Có 119 ý kiến (79,3%) cho rằng hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ là rất tốt và tốt.

Bảng 2.3: Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tư xây dựng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ




Stt


Nội dung đánh giá

Mức độ đánh (%)

Rất tốt

Tốt

Khá

Trung

Bình

Yếu

1

Công tác kiểm tra, xử lý công

trình vi phạm trật tự xây dựng

44,00

37,3 35,

3131,33 19

,303.67

1,303,67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk - 9

0,00

Nguồn: Xử lý dữ liệu điều tra thực tế


Trong thời gian 5 năm, tổng số công trình xây dựng đã qua kiểm tra là

1.308 công trình/1.874 công trình được cấp phép xây dựng; số công trình vi phạm 102/1.308 chiếm tỷ lệ 7,7%. Hầu hết, các vi phạm chủ yếu là xây dựng nhà sai giấy phép xây dựng và một số ít công trình xây dựng nhà không có giấy phép xây dựng; đã xử phạt vi phạm hành chính 47 trường hợp, với tổng số tiền là 330 triệu đồng; áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ là 10 trường hợp.

Qua số liệu trên cho thấy việc ý thức chấp hành các quy định về trật tự xây dựng của người dân trên địa bàn thị xã đã nâng lên rõ rệt; tuy vậy tình trạng vi phạm trật tư xây dựng vẫn còn xảy ra, nhất là việc xây dựng sai giấy phép xây dựng (chủ yếu là xây dựng vượt diện tích được cấp); Ủy ban nhân dân thị xã, Ủy ban nhân dân các xã, phường đã tăng cường chỉ đạo lực lượng


kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đảm bảo công tác quản lý quy hoạch, mỹ quan đô thị. Tuy nhiên, kết quả trên vẫn chưa phản ánh hết được tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã vì vẫn còn trường hợp xây dựng không phép, trái phép chưa được phát hiện, kiểm tra và xử lý kịp thời.

2.2.5. Công tác sơ, tổng kết


Định kỳ hàng năm, UBND thị xã tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn; qua công tác đánh giá những việc đã thực hiện, những vấn đề còn tồn tại và những nguyên nhân để đề ra những giải pháp thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới. Đồng thời, qua công tác sơ, tổng kết, UBND thị xã cũng đã kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích tốt và phê bình, kiểm điểm, kỷ luật những trường chưa làm tốt hoặc vi phạm các quy định quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. Trong 5 năm, UBND thị xã đã xử lý kỷ luật 01 Chủ tịch UBND phường, 01 phó Chủ tịch UBND phường, 01 công chức địa chính phường vì đã để xảy ra những sai phạm trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.

2.3. Đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ

2.3.1. Kết quả đạt được

Trong thời gian qua, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ ngày càng được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện đạt được kết quả nổi bật sau đây:

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự xây dựng được triển khai sâu rộng từ thị xã đến các xã, phường dẫn đến nhận thức về chấp hành các quy định của pháp luật về xây dựng của các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức và người dân ngày càng được nâng lên từ đó đã góp


phần tham gia quản lý và thực hiện tốt trật tự xây dựng.


- Về tổ chức bộ máy QLNN về TTXD: Về cơ bản cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, phân công trách nhiệm, thẩm quyền rõ ràng, cụ thể trong thực thi công vụ; việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị từng bước được quan tâm thực hiện, góp phần vào thực hiện tốt công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.

- Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đã được các ngành các cấp quan tâm triển khai; việc triển khai các kế hoạch thường xuyên duy trì; công tác giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng ngày càng đạt nhiều kết quả tích cực, triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân dễ thực hiện do thủ tục đơn giản, gọn, khả năng thực hiện cao hơn; lực lượng công chức quản lý trật tự xây dựng được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng đáp ứng được nhiệm vụ đề ra;

- Công tác công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm trật tự xây dựng bước đầu đã đạt được hiệu quả nhất định. Qua số liệu thống kê kết quả nêu trên, chúng ta thấy rõ sự chuyển biến tích cực của công tác quản lý trật tự xây dựng tại thị xã Buôn Hồ: Số công trình xây dựng có phép có chiều hướng tăng lên; các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng có chiều hướng giảm; việc chấp hành pháp luật của các chủ công trình xây dựng đã nghiêm túc hơn; trật tự kỷ cương trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đã có chuyển biến đáng kể.

Ủy ban nhân dân thị xã đã ban hành được quy chế phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động xây dựng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ đã tạo cơ sở cho các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng, phối hợp chặt chẽ trong kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng; phát huy được sức mạnh của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp có


liên quan theo quy định của pháp luật. Hành vi vi phạm về trật tự xây dựng cơ bản đã được phát hiện kịp thời, việc xử lý đã đần thực hiện nghiêm, đúng quy định của pháp luật.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân


Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động người dân chấp hành các quy định về trật tự xây dựng trong những năm qua vẫn còn có những hạn chế nhất định; việc tuyên truyền chưa sâu, chưa có nhiều hình thức tuyên truyền trực quan, thời lượng dành cho tuyên truyền các quy định về trật tự xây dựng không nhiều.

Quy hoạch phân khu đô thị tuy đã được quan tâm triển khai nhưng độ phủ quy hoạch chỉ đạt khoảng 26,6%, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 còn đạt thấp; số đồ án quy hoạch đã được phê duyệt khá lâu nhưng chậm được rà soát, điều chỉnh,... làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, kêu gọi xúc tiến đầu tư. Việc triển khai cụ thể hóa các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết không đạt yêu cầu do thiếu kinh phí,...

Công tác giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp phép xây dựng tuy có nhiều đổi mới nhưng số hồ sơ giải quyết quá hạn vẫn còn xảy ra; việc triển khai giải quyết hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4 chưa cao do người dân vẫn muốn nhận trực tiếp tại bộ phận một cửa.

Đội ngũ công chức phụ trách lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng từ thị xã đến các xã, phường còn thiếu và yếu; một số cán bộ địa chính - xây dựng ở xã, phường đa phần chỉ có trình độ chuyên môn là trung cấp xây dựng, một số có chuyên môn không phù hợp nên có phần hạn chế trong công tác tham mưu, xử lý các trường hợp xây dựng vi phạm trật tự xây dựng.

Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã chưa thường xuyên, công chức phụ trách lĩnh vực này ở các xã,


phường đôi khi thiếu kiểm tra, còn để tình trạng công trình không phép, trái phép xây dựng sắp hoàn thành mới tiến phát hiện, gây khó khăn trong việc xử lý. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý trật tự xây dựng chưa được quan tâm đúng mức. Việc xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng chỉ dừng ở việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà thiếu sự giám sát việc chấp hành các quyết định xử phạt như: thực hiện biện pháp chế tài, áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thực hiện.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Trong chương 2, tác giả đã đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk thông qua các nội dung cụ thể như sau: Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và các điều kiện khác của thị xã Buôn Hồ từ đó rút ra ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nhà nước về trật tự xây dựng của thị xã; phân tích thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại thị xã Buôn Hồ như: việc ban hành văn bản pháp luật QLNN về trật tự xây dựng tại thị xã Buôn Hồ, công tác tổ chức bộ máy QLNN về trật tự xây dựng tại thị xã Buôn Hồ; tổ chức thực hiện công tác QLNN về trật tự xây dựng tại thị xã Buôn Hồ. Từ những phân tích thực trạng nêu trên, tác giả đã đánh giá khái quát những kết quả đã đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân để từ đó đề ra những giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trong chương 3.


Chương 3


QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐĂK LĂK

GIAI ĐOẠN 2021-2025


3.1. Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ

3.1.1. Quan điểm chung


Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị của thị xã Buôn Hồ trong thời gian tới, theo tác giả chính quyền thị xã Buôn Hồ cần đưa ra những quan điểm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã như sau:

Một là, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch; thực hiện đồng bộ đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Buôn Hồ đến năm 2035 gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã đến năm 2025. Tiếp tục thực hiện các định hướng tổng thể phát triển đô thị và quy hoạch đô thị, xây dựng giai đoạn 2020 - 2025; xây dựng quy hoạch chuyên ngành; nâng cao độ phủ quy hoạch 1/2000; rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết 1/500; đẩy mạnh kêu gọi, xúc tiến đầu tư các khu dân cư đô thị, các dự án như: chợ phường Thống Nhất, Bình Tân; khu du lịch sinh thái đèo Hà Lan, cụm Công nghiệp Buôn Hồ,... để từng bước đầu tư xây dựng tiến tới đồng bộ và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị, chỉnh trang vỉa hè các tuyến đường chính khu vực nội thị. Cải tạo và bảo tồn các buôn truyền thống, các bến nước tại các buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; phát huy bản sắc kiến trúc truyền thống, gắn kết với địa hình tự nhiên, tạo không gian kiến trúc cảnh quan mang tính đặc thù của vùng Tây Nguyên.


Ha là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra của các cấp ủy đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền xã, phường, các đơn vị trong tổ chức thực hiện; đặc biệt, chú trọng đến việc xử lý kiên quyết, nghiêm minh, kịp thời, dứt điểm đốỉ với các đối tượng và hành vi cố tinh vi phạm các quy định về quản lý trật tự xây dựng; ban hành quy chế quy định trách nhiệm người đứng đầu địa phương (Bí thư, Chủ tịch UBND các xã, phường) trong việc quản lý trật tự xây dựng.

Ba là, xử lý kiên quyết tình trạng lấn chiếm đất công, sử dụng sai mục đích vi phạm Luật Đất đai, Luật Xây dựng, đảm bảo các công trình xây dựng theo quy định phải có giấy phép xây dựng đều được cấp phép xây dựng trước khi khởi công.

Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật làm chuyển biến về nhận thức trong nhân dân để tham gia thực hiện quản lý quy hoạch. Quy hoạch, đào tạo, bồi duỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng; thực hiện ứng dụng công nghệ hiện đại công nghệ thông tin trong công tác quản lý về trật tự xây dựng, nhất là việc giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực câp phép xây dựng.

Từ những quan điểm nêu trên, công tác quản lý trật tự xây dựng cần phải được đổi mới, củng cố, hoàn thiện trên các mặt từ tổ chức lực lượng, ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; trách nhiệm của các cấp, các ngành của thị xã cùng tham gia vào hoạt động quản lý trật tự xây dựng.

3.1.2. Mục tiêu


Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị của thị xã Buôn Hồ trong thời gian tới, theo tác giả chính quyền thị xã Buôn Hồ cùng với việc đưa ra những quan điểm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã như trên cần xác định và thực hiện các mục tiêu:

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí