lợi, thân thiện với người dùng như lĩnh vực chứng khoán thì công nghệ ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của khách hàng. Ví dụ, có thể mở tài khoản giao dịch chứng khoán ngay trên ứng dụng của công ty, sau đó thực hiện nạp tiền vào tài khoản đầu tư chỉ trong vài giây, thực hiện mua trái phiếu của công ty phát hành trên điện thoại mà không cần đến quầy giao dịch. Nếu như vậy thì nhà đầu tư có thể quyết định việc mua trái phiếu rất nhanh và bất kì khi nào có nguồn tiền nhàn rỗi thì họ có thể thực hiện đầu tư chỉ bằng một vài thao tác nhỏ. Như vậy sẽ đem lại nguồn tiền cho công ty một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Yếu tố quy trình, quy định nội bộ
Theo cách tư duy thông thường thì các quy định, quy trình nội bộ sẽ có xu hướng hỗ trợ cho việc huy động nguồn được hiệu quả và đây cũng là mục tiêu quản trị của ban lãnh đạo các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, thực thế cho thấy thường thì không phải như vậy. Các quy trình, quy định của công ty phần nào hạn chế các cơ hội tiếp cận nguồn vốn của công ty chứng khoán. Đặc biệt là quy trình huy động rườm rà, phức tạp, qua quá nhiều các phòng ban không liên quan khiến cho một số trường hợp không thể thực hiện huy động mặc dù lãi suất vô cùng hợp lí. Hoặc công ty có khẩu vị rủi ro quá an toàn, tự đề ra các mức thấp hơn nhiều so với sự cho phép của cơ quan quản lý, như vậy cũng khiến hạn chế việc huy động vốn. Nhưng nếu nhìn về mặt quản trị rủi ro thì các quy trình, quy định này thường sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro trong qua trình huy động vốn như thực hiện giao dịch khiến các tỷ lệ an toàn bị đe doạ hoặc vượt thẩm quyền cho phép.
2.2.4. Rủi ro trong hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán
Không có một hoạt động nào mà không có rủi ro. Kể cả khi gửi tiền một ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Hoạt động huy động vốn cũng vậy, và đặc biệt là việc huy động vốn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau nên độ rủi ro cũng nhiều hơn. Qua nghiên cứu thực tế tại một số CTCK trên thị trường hiện nay thì các loại rủi ro phổ biến như sau:
- Rủi ro lãi suất: Lãi suất là thước đo chi phí vốn được áp dụng rộng rãi trên tất cả các thị trường tài chính. Lãi suất luôn luôn thay đổi theo tình hình cung cầu nguồn trên thị trường tạo ra rủi ro về lãi suất cho các CTCK. Đối với những khoản huy động vốn mang tính dài hạn như phát hành trái phiếu, hoặc vay vốn dài hạn
(đặc biệt đối với các khoản vay nước ngoài thường trên 6 tháng) thì trong trường hợp lãi suất toàn thị trường tài chính giảm dẫn đến việc lãi suất cho vay margin hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh khác bị giảm thì CTCK phải chịu một mức chi phí cao. Ngược lại, nếu thực hiện các hoạt động huy động vốn ngắn hạn thì CTCK chịu rủi ro về việc khan nguồn.
- Rủi ro thanh khoản: Đây là loại rủi ro luôn luôn tồn tại đối với tất cả các doanh nghiệp. Mất khả năng thanh toán hay còn gọi là mất thanh khoản là điều đáng sợ nhất trong hoạt động của các CTCK. Điều này xảy ra khi những nghĩa vụ nợ của công ty tại một thời điểm vượt quá khả năng chi trả của công ty. Nếu gặp phải tình trạng mất thanh khoản, công ty sẽ chịu tổn thất nặng nề từ việc phải dừng hoạt động, chịu sự thanh tra của cơ quan quản lí, mất uy tín trên thị trường với đối tác và khách hàng. Chính vì vậy, các CTCK luôn luôn duy trì một mức đệm thanh khoản nhất định nhằm đối phó với những khoản chi ngoài dự kiến.
- Rủi ro khan nguồn (không thể huy động): Hoạt động chứng khoán là hoạt động nhạy cảm và luôn chịu sự giám sát đặc biệt của các Uỷ ban chứng khoán (UBCK) và Ngân hàng nhà nước (NHNN). Chính vì thế, room tín dụng mà các TCTD dành cho CTCK bao giờ cũng bị giới hạn, theo quy định của NHNN thì tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô27
Như vậy dù CTCK đủ điều kiện vay vốn và vẫn đang còn hạn mức vay vốn tại các ngân hàng nhưng ngân hàng hết room tín dụng thì cũng không thể thực hiện giải ngân từ các tổ chức tín dụng. Gần đây, với sự tăng trưởng nhanh của thị trường chứng khoán thì các CTCK luôn dành giật nhau về room tín dụng tại các TCTD nhằm đảm bảo về nguồn huy động. Có tình trạng CTCK dư thừa nguồn trong ngắn hạn nhưng không dám thực hiện trả nợ trước hạn vì lo ngại rằng trả nợ xong sẽ mất room tín dụng và không thực hiện giải ngân lại được nữa khi cần vốn. Điều này cũng là nguyên nhân cho việc sử dụng vốn không hiệu quả và làm tăng chi phí vốn.
27 Khoản 1, điều 128 Luật các tổ chức tín dụng 2010
- Rủi ro dư nguồn: Có một nguồn vốn dày và dồi dào là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc nguồn lúc nào cũng phải trong tình trạng dư thừa. Nếu nguồn vốn là miễn phí thì dư thừa cũng không ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên trên thực tế, chẳng có nguồn vốn nào là miễn phí cả. Với chi phí huy động hiện nay bình quân rơi vào khoảng 7- 8%/năm thì bất kì sự dư thừa nguồn nào đều là lãng phí, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Rủi ro chính sách: Như đã đề cập ở trên, việc huy động vốn của công ty chứng khoán luôn chịu sự kiểm soát của các cơ quan quản lí, vì vậy, bất kì sự thay đổi nào về chính sách, quy định cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của CTCK. Đặc biệt, đối với những chính sách nhằm hạn chế sự tăng trưởng của CTCK thì dẫn đến việc vốn đã huy động về sẽ bị dư thừa, đặc biệt là những nguồn vốn dài hạn. Cơ quan quản lý có nhiều cách khác nhau để điều tiết sự tăng trưởng của ngành nghề chứng khoán. Trực tiếp thì sẽ thay đổi chính sách hoạt động của CTCK, dán tiếp thì sẽ thay đổi chính sách hoặc ra thông tư, quy định lên các đối tác liên quan ví dụ thay đổi chính sách cho vay đối với CTCK áp dụng lên cái TCTD.
- Rủi ro rút vốn: Trong các kênh huy động của CTCK thì kênh phát hành trái phiếu và kênh huy động từ cá nhân hoặc các tổ chức kinh tế khác sẽ dễ gặp phải tình trạng này. Đó là khi trái chủ (những người mua và nắm giữ trái phiếu) có nhu cầu sử dụng tiền nên bán lại trái phiếu trước hạn. Trong trường hợp này thường theo thoả thuận thì họ trái chủ sẽ nhận được mức lãi suất khá thấp nhưng điều này thường sẽ không bù lại được chi phí mà các CTCK phải trả để tìm nguồn thay thế bù đắp nhất là khi các trái chủ thường là các cá nhân, ít khi có kế hoạch và thông báo trước cho CTCK một thời gian đủ dài để CTCK chuẩn bị. Điều tương tự cũng xảy ra khi các cá nhân thanh lý hợp đồng cho vay trước hạn.
- Rủi ro thị trường: Các CTCK luôn có bộ phận nghiên cứu và phân tích nhằm dự báo về sự sự thay đổi của thị trường, xu hướng sắp tới, từ đó có thể đưa ra những khuyến nghị cho bộ phận huy động vốn. Bộ phận huy động vốn sẽ dựa vào đó để xây dựng kế hoạch huy động nguồn cho thời gian sắp tới. Tuy nhiên, có những trường hợp sự thay đổi của thị trường là không thể lường hết được. Đại dịch
Covid là một ví dụ thực tế, trước khi xảy ra đại dịch, chưa một doanh nghiệp nào nghĩ việc dịch bệnh sẽ diễn ra nhanh chóng, bất ngờ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế. Mọi sự dự báo, mọi kế hoạch trước đó đều không có ý nghĩa khi đại dịch diễn ra. Toàn bộ thị trường chứng khoán thời điểm dịch bệnh mới diễn ra sụt giảm nhanh, nguồn vốn của tất cả các CTCK đều dư thừa do biến động thị trường, các nhà đầu tư (NĐT) rút về nắm giữ tiền mặt thay vì đầu tư chứng khoán. Như vậy, có thể nói, rủi ro thị trường luôn luôn tồn tại, có thể xảy ra bất kì lúc nào mà rất ít ai có thể dự đoán trước được.
2.3. Kết quả và đánh giá việc tuân thủ hoạt động huy động vốn trong công ty chứng khoán.
Có thể thấy rằng dù chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật và sự giám sát của các cơ quan chức năng thì các CTCK cũng đã rất thành công trong việc huy động vốn đặc biệt là vốn vay và phát hành trái phiếu.
Biểu đồ bên dưới thể hiện tăng trưởng huy động vốn ngắn hạn của các công ty chứng khoán hiện nay28
Biều đồ 1: Dư nợ huy động ngắn hạn của các CTCK từ cuối năm 2020 đến Q2.2021
Nguồn: Theo số liệu BCTC bán niên công bố trên website của các CTCK
28 Số liệu thu thập được từ BCTC của các công ty chứng khoán niêm yết
Theo biểu đồ ta có thể thấy, mặc dù toàn nền kinh tế chịu sự ảnh hưởng của đại dịch Covid và các CTCK cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động huy động vốn nhưng dư nợ huy động ngắn hạn (chủ yếu đến từ hoạt động vay các TCTD, cá nhân, tổ chức kinh tế khác) tăng vượt trội so với năm 2020.
Biểu đồ 3: Cơ cấu kỳ hạn huy động 2021 (dự kiến) | ||
Biểu đồ 4: Cơ cấu vốn bình quân tại một CTCK năm 2021 (dự kiến) | Biểu đồ 5: Lãi suất huy động bình quân trong năm 2021 (dự kiến) |
Có thể bạn quan tâm!
- Trong Hình Thức Hợp Tác Đầu Tư, Hợp Tác Kinh Doanh
- Các Phương Thức Huy Động Vốn Của Các Công Ty Chứng Khoán Và Đặc Điểm Của Các Kênh Huy Động Vốn Của Các Công Ty Chứng Khoán Hiện Nay
- Quy Trình Thực Hiện Vay Vốn Tiêu Biểu Tại Một Ctck
- Nguyên Tắc Hoàn Thiện Pháp Luật Trong Hoạt Động Huy Động Vốn Của Công Ty Chứng Khoán Tại Việt Nam
- Pháp luật về huy động vốn trong lĩnh vực chứng khoán: Thực tiễn thực hiện và một số đề xuất cho các công ty chứng khoán Việt Nam - 11
- Pháp luật về huy động vốn trong lĩnh vực chứng khoán: Thực tiễn thực hiện và một số đề xuất cho các công ty chứng khoán Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Nguồn: Theo báo cáo nội bộ về huy động vốn của CTCP chứng khoán MB Các biểu đồ trên là số liệu về kết quả huy động vốn trong năm 2021 của một trong những CTCK tiêu biểu trong ngành. Theo khảo sát thì hầu hết các công ty chứng khoán trên thị trường hiện nay đều có thành tích huy động vốn rất tốt. Quan
trọng là đa số những nguồn vốn có được từ việc huy động này đều tuân thủ pháp luật và tính đến thời điểm hiện tại chưa phát hiện sai phạm nào nghiêm trọng nào liên quan tới nghiệp vụ này trong CTCK. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nước cũng phát hiện ra một số công ty chứng khoán có hình thức huy động vốn biến tướng nhằm thu hút khách hàng gửi tiền với lãi suất ưu đãi hơn nhiều so với gửi tiết kiệm29 và đã bị UBCK cảnh cáo vì hoạt động này có thể dẫn đến rủi ro vỡ nợ khi các công ty thực hiện huy động để cho vay margin. Nhìn vào sự tăng trưởng ổn định và bền vững của thị trường chứng khoán những năm gần đây cũng có thể thấy rằng cơ quan quản lý đã rất thành công trong việc giám sát và yêu cầu các công ty chg khoán thực hiện đúng theo những quy định mà Chính phủ đã đề ra, cụ thể:
- Tính đến nay, chưa có công ty nào vi phạm nghiêm trọng các quy định về huy động vốn bao gồm các yêu cầu về tỷ lệ an toàn tài chính mà bị UBCK yêu cầu tạm dừng hoạt động hoặc giải thể.
- Về các quy định cụ thể liên quan tới từng hình thức huy động vốn thì hầu hết các CTCK đều đáp ứng đầy đủ và nghiêm túc. Mặc dù một vài công ty có dấu hiệu vi phạm về hoạt động huy động vốn từ cá nhân nhưng ngay sau khi nhận được công văn cảnh cáo của Uỷ ban chứng khoán thì đã ngay lập tức khắc phục, giảm dần dư nợ huy động từ cá nhân nhằm giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư.
2.4. Các hình thức vi phạm pháp luật trong lĩnh vực huy động vốn của các công ty chứng khoán
Do thực hiện rất nhiều phương thức để huy động vốn nên các CTCK cũng có nhiều hành vi vi phạm khác nhau. Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ hoạt động kinh doanh tăng nhanh trong khi việc tăng vốn chủ/ vốn điều lệ thường mất thời gian và chi phí vốn chủ thường cao nên các CTCK thường sử dụng các biện pháp huy động khác. Do vậy cũng sẽ tồn tại những hình thức vi phạm pháp luật như sau:
- Huy động biến tướng từ cá nhân thông qua các hợp đồng hợp tác đầu tư: hoạt động này thực chất là nhận tiền gửi từ cá nhân với các kì hạn khác nhau, mức lãi suất thường tốt hơn mức lãi suất mà các ngân hàng đang áp dụng nhằm thu hút nguồn tiền. Mặc dù là hợp đồng hợp tác đầu tư nhưng trong hợp đồng vẫn thỏa
29 https://cand.com.vn/Kinh-te/Bien-tuong-huy-dong-von-nhieu-cong-ty-chung-khoan-bi- so-gay-i605593/
thuận về việc trả một mức lãi suất cố định cho các nhà đầu tư. Như vậy, bản chất không khác so với hình thức hợp đồng tiền gửi có kì hạn mà các NHTM đang áp dụng. Huy động tiền nhàn rỗi nhưng lại cho vay vào lĩnh vực rủi ro cao là đầu tư chứng khoán, tạo ra không ít quan ngại về độ nóng của dòng tiền trên thị trường.30
- Thực hiện phát hành trái phiếu riêng lẻ và không thực hiện công bố thông tin theo đúng thời gian quy định. Thường thì các CTCK có riêng một bộ phận thực hiện chức năng công bố thông tin. Tuy nhiên, nhiều CTCK vẫn mắc sai phạm trong việc thực hiện công bố thông tin (CBTT) mà điển hình là công bố muộn hơn so với quy định của pháp luật.
- Thực hiện kí kết, vay vốn vượt thẩm quyền: Đối với trường hợp CTCK vay vốn từ các cá nhân là chủ thể thường có điểm yếu về mặt luật pháp, không tìm hiểu rõ thẩm quyền ký kết hồ sơ vay của CTCK. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng người đại diện phía CTCK để kí hợp đồng vay bị vượt quá thẩm quyền. Như vậy, hợp đồng có thể bị vô hiệu, gây bất lợi cho các cá nhân cho CTCK vay do vướng vào kiện tụng tranh chấp, vừa tốn thời gian, vừa tốn tiền bạc
- Sử dụng vốn sai mục đích: Do bị hạn chế về việc vay vốn với mục đích cho vay kí quỹ nên các CTCK thường sẽ sử dụng vốn sai mục đích cam kết ban đầu khi thực hiện huy động vốn về. Ví dụ, CTCK thực hiện vay TCTD với mục đích là đầu tư TPCP, hồ sơ chứng minh mục đích trước khi vay thường sẽ cần có hợp đồng mua bán, kết quả đặt lệnh mua TPCP và một số hồ sơ khác tuỳ yêu cầu của từng CTCK. CTCK có thể “mượn” TPCP từ một tổ chức khác, trả phí và thoả thuận sẽ bán lại cho chính tổ chức đó sau 1 này. Sau đó hai bên thực hiện kí kết hợp đồng mua bán và đặt lệnh mua bán TPCP lên hệ thống VSD31 như bình thường. Như vậy CTCK có thể đáp ứng đầy đủ hồ sơ trước giải ngân. Sau khi thực hiện giải ngân xong, CTCK ngay lập tức bán luôn TPCP cho tổ chức kia để thu tiền về. Sau khi có được tiền, CTCK thực hiện cho vay kí quỹ các nhà đầu tư với mức lãi suất rất cao (trung bình 11-14%/năm) nhằm hưởng chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Trên thực tế, việc này xảy ra ở hầu hết các CTCK trên thị trường hiện nay nhằm lách các hạn chế về cho vay CTCK phục vụ mục đích cho vay kí quỹ của NHNN.
30 https://cand.com.vn/Kinh-te/Bien-tuong-huy-dong-von-nhieu-cong-ty-chung-khoan-bi- so-gay-i605593/
31 Trung tâm lưu ký chứng khoán
- Lãi suất vượt trần quy định, trả bằng các hình thức khác: Trong thời kì tăng trưởng nóng, nhu cầu nguồn vốn của CTCK rất cao. Nhằm đáp ứng nhu cầu về thanh khoản thì các CTCK đôi khi cũng phải huy động vốn với một mức lãi suất rất cao nhưng thực hiện chi trả ngoài hợp đồng bằng các cách khác nhau như phí mô giới, phí hoa hồng. Điều này vô tình tạo nên một môi trường cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường tài chính. Bên cạnh đó, việc lãi suất huy động cao sẽ làm phá vỡ tiêu chuẩn của thị trường tài chính mà các cơ quan quản lý đã đề ra nhằm giữ ổn định và tăng trưởng lâu dài.
- Huy động vốn sai đối tượng: Đặc biệt đối với hình thức huy động vốn bằng phát hành trái phiếu thì đối tượng mục tiêu của việc phát hành là các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tuy nhiện một số CTCK lại thực hiện phát hành cho nhà đầu tư chưa chuyên nghiệp, chưa có đủ kiến thức cũng nhưng kinh nghiệm trong lĩnh vực để có thể đánh giá mức độ rủi ro của trái phiếu.
2.5.Đánh giá về pháp luật Việt Nam về huy động vốn của công ty chứng khoán.
Thông qua hơn 20 năm hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Các quy định của pháp luật về lĩnh vực này ngày càng đầy đủ và hoàn thiện. Đối với nghiệp vụ huy động vốn của công ty chứng khoán, căn cứ theo các quy định bên trên, tác giải đưa ra một số đánh giá như sau:
Về mặt tích cực:
- Hầu hết các quy định, chế tài đều đáp ứng được các yêu cầu và nguyên tắc về pháp luật như yêu cầu về tính hợp lý, hợp pháp về tính lâu dài; các nguyên tắc về việc đảm bảo cân bằng giữa quyền và lợi ích, nâng cao vai trò quản lý của nhà nước.
- Các quy định ngày càng được mở rộng, có tính bao quát cao và có liên kết chặt chẽ với các quy định khác liên quan.
- Các quy định, điều khoản ngày càng được chuẩn hóa, cụ thể hóa, nêu rõ được trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan chủ quản như Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.