chúng như đài phát thanh để nhân dân biết, tác động đến ý thức chấp hành pháp của các hộ vi phạm cũng như các hộ dân khác.
3.2.5. Thực hiện tốt việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý trật tự xây dựng
Tiếp tục thực hiện quy chế phối hợp giữa UBND thị xã với Thường trực UBMTTQVN thị xã và các đoàn thể, Ban Tuyên giáo Thị ủy trong công tác giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc của nhân dân.
Thực hiện nghiêm quy chế phối hợp giữa UBND thị xã với thanh tra Sở Xây dựng, giữa phòng Quản lý đô thị với UBND các xã, phường trong công tác quản lý trật tự xây dựng.
Phòng Quản lý đô thị thị xã tăng cường công tác phối hợp với phòng Tài nguyên – Môi trường trong công tác lập quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xử lý các trường hợp xây dựng trái phép.
3.2.6. Hoàn thiện quản lý việc thi công xây dựng sau cấp phép xây
dựng
Khi phòng chuyên môn giao giấy phép xây dựng cho các chủ đầu tư
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Văn Bản Về Quản Lý Trật Tự Xây Dựng Trên Địa Bàn Thị Xã Buôn Hồ
- Thanh Tra, Kiểm Tra, Giám Sát, Xử Phạt Các Vi Phạm Về Trật Tự Xây Dựng
- Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Nhà Nước Về Trật Tự Xây Dựng Trên Địa Bàn Thị Xã Buôn Hồ, Tỉnh Đắk Lắk
- Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
phải nhắc nhở các chủ đầu tư đến trình báo, nộp giấy phép xây dựng pho to cho Ủy ban nhân dân phường, xã nơi có công trình xây dựng biết để kiểm tra, theo dõi việc chấp hành đúng các quy định trong giấy phép.
Cán bộ địa chính - xây dựng xã, phường tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về thiết kế, độ cao... công trình xây dựng đã được cơ quan cấp phép phê duyệt trong giấy phép xây dựng của chủ đầu tư; phát hiện, báo cáo các trường hợp xây dựng sai phép cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân phường, xã biết và đề xuất hướng xử lý kịp thời. Đồng thời Phòng quản lý đô thị cũng phải thành lập tổ đi kiểm tra các công trình đã cấp phép có tuân
thủ theo đúng như trong giấy phép xây dựng đã được cấp hay không, đề xuất lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố xử lý các trường hợp sai phạm.
Tổ chức những lớp tập huấn chuyên sâu về kỹ năng, nghiệp vụ đọc bảng vẽ thiết kế cho cán bộ địa chính - xây dựng xã phường, thanh tra xây dựng để phục vụ cho viêc kiểm tra phát hiện các phần sai phép của công trình để có hướng đề xuất xử lý đúng.
Phòng quản lý đô thị thành phố phối hợp UBND xã, phường để nắm bắt đề nghị thu hồi các giấy phép xây dựng của những trường hợp không thi công công trình xây dựng.
3.2.7. Thực hiện quyết liệt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại tố cáo về trật tự xây dựng đô thị, phát hiện, xử lý kịp thời, triệt để, nghiêm minh các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng
Thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo về trật tự xây dựng là một nhiệm vụ thường xuyên và hết sức quan trọng của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. Mục đích là nhằm phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các vi phạm để làm cho các hoạt động xây dựng phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch và các quy định pháp luật. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng thì cần phải đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo hướng cụ thể như sau: Thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên và liên tục; thiết lập các hệ thống thông tin kiểm tra, phát hiện vi phạm nhanh chóng (đường dây nóng) ở các phường, các cơ quan quản lý về trật tự xây dựng; kịp thời thụ lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân theo luật định, tránh để tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài tạo thành điểm nóng hoặc khiếu nại tố cáo vượt cấp.
Xử lý nghiêm minh các vi phạm theo pháp luật (cả người vi phạm và cán bộ, công chức ở thị xã và xã, phường để xảy ra tình trạng vi phạm đến mức phải xử lý). Công chức quản lý trật tự xây dựng, nhất là công chức ở xã, phường phải thường xuyên kiểm tra, cập nhập những thông tin phản ánh kịp thời, đề xuất các biện pháp ngăn chặn, xử lý kiên quyết từ đầu những hành vi có dấu hiệu vi phạm.
Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã, kịp thời động viên khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; đồng thời, xem xét phê bình, thậm chí xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân còn buông lỏng quản lý, còn để xảy ra nhiều sai phạm mà chưa xử lý hoặc xử lý chưa triệt để.
Hiện nay, mặc dù cơ sở pháp lý về quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự xây dựng đã đầy đủ và cơ bản hoàn thiện, tuy nhiên tình trạng vi phạm chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động xây dựng vẫn còn xảy ra. Nguyên nhân chính là việc kiểm tra, phát hiện và xử lý chưa kịp thời, nghiêm minh. Vẫn còn nhiều tình trạng công trình sắp hoàn thành mới phát hiện, hoặc xử phạt rồi để công trình tồn tại, không xử lý các biện pháp tiếp theo. Đáng lo ngại là thời gian qua có xuất hiện một số vi phạm do cán bộ công chức làm công tác liên quan đến quản lý trật tự xây dựng đô thị đó là tình trạng buông lỏng, làm ngơ, nhũng nhiễu trong hoạt động quản lý, kiểm tra phát hiện vi phạm, cấp giấy phép vượt thẩm quyền, cấp phép xây dựng khi chưa đủ thành phần hồ sơ theo quy định,...Có hiện tượng cán bộ phụ trách kiểm tra địa bàn khi phát hiện vi phạm đã gây áp lực để nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân làm dịch vụ hợp thức hóa giấy phép xây dựng, tổ chức thi công. Một số cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị còn yếu kém về năng lực, phẩm chất chính trị, còn tư tưởng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để trục lợi trong công tác quản lý.
Để khắc phục tình trạng này, trong công tác quản lý nhà nước tại địa phương cần phải đề cao vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong thực thi công vụ vụ. Đặc biệt phải nâng cao vai trò của người đứng đầu trong thi hành nhiệm vụ. Kiên quyết xử lý đúng quy định pháp luật những trường hợp buông lỏng, làm ngơ, nhũng nhiễu trong hoạt động quản lý, kiểm tra phát hiện vi phạm để tránh gây ra tâm lý bức xúc, bất bình cho người dân.
3.2.8. Một số kiến nghị, đề xuất
3.2.8.1. Đối với Chính phủ, Bộ Xây dựng
- Đề nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh bổ sung Nghị định số 139/2019/NĐ-CP, ngày 27/11/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở theo hướng tiếp tục yêu cầu các đơn vị cung cấp điện nước phải có biện pháp ngừng cung cấp điện, nước đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng.
- Đề nghị Chính phủ xem xét ban hành thống nhất chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đội trật tự đô thị ở từng loại đô thị để cùng với cơ quan quản lý đô thị, UBND các xã, phường thực hiện tốt công tác quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị.
- Đề nghị Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các ngành, các hội có liên quan nghiên cứu, tổ chức các đợt tập huấn, hội nghị, hội thảo khoa học quản lý nhà nước về trật tự xây dựng để hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tại cơ sở để từ đó góp phần thực hiện tốt công tác quản lý trật tự xây dựng tại địa phương.
3.2.8.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk
Cần xem xét có cơ chế đặc thù để hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn thị xã; ưu tiên đầu tư xây dựng các trục giao thông kết nối giữa các phân khu đô thị.
Xem xét cho chủ trương thành lập Đội quản lý trật tự đô thị tại thị xã Buôn Hồ trực thuộc phòng Quản lý đô thị thị xã với chức năng chính là quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt, phối hợp với UBND các xã, phường trong công tác quản lý đô thị.
3.2.8.3. Đối với Ủy ban nhân dân thị xã Buôn Hồ
Quan tâm, bố trí kinh phí để lập quy hoạch phân khu đô thị và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trên địa bàn để tạo điều kiện trong công tác quản lý và kêu gọi đầu tư các khu dân cư đô thị.
Tăng cường chỉ đạo việc quản lý trật tự xây dựng của UBND các xã, phường; có chế tài xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân buông lỏng quản lý, để xảy ra nhiều công trình sai phạm trên địa bàn mà không kịp thời xử lý. Xử lý nghiêm những trường họp là cán bộ, công chức nhà nước xây dựng nhà trái phép để làm gương cho người dân. Có quy chế phát triển đội ngũ cộng tác viên tại khu dân cư để kịp thời phát hiện những sai phạm trong lĩnh vực xây dựng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong Chương III, tác giả đã đưa ra quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng của Ủy ban nhân dân thị xã Buôn Hồ giai đoạn 2021-2025. Từ những phương hướng về phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025, về quản lý trật tự xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tác giả cũng đã đề ra các nhóm giải pháp như: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức quản lý trật tự xây dựng; tăng cường công tác quản lý quy
hoạch, cấp phép xây dựng; công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của toàn xã hôi về công tác quản lý xây dựng phát triển đô thị và trật tự xây dựng đô thị; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý trật tự xây dựng; tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại tố cáo về trật tự xây dựng đô thị; phát hiện, xử lý kịp thời, triệt để, nghiêm minh các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng.
KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là lĩnh vực công tác thực sự khó khăn và phức tạp, vì có liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp và liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân trong cộng đồng dân cư. Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đã có nhiều cố gắng, đổi mới, dần dần đi vào nề nếp theo quy hoạch, kế hoạch và quy định của pháp luật. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là một nội dung quan trọng nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương xây dựng cần phải áp dụng đồng bộ hệ thống lý luận, luật pháp, quy hoạch, thiết kế đô thị, tổ chức bộ máy đó là những yếu tố ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến kết quả quản lý nhà nước về trật tự xây dựng.
Luận văn làm rõ những căn cứ khoa học, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp để tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng các công trình theo một hệ thống thống nhất, đồng bộ, thông suốt, phù hợp với quy hoạch chung, các quy hoạch chi tiết từng vùng khu vực và các quy định của pháp luật. Thực tiễn quản lý trật tự xây dựng thị xã Buôn Hồ cho thấy sự cố gắng, nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân thị xã Buôn Hồ đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Kết quả của Luận văn có thể là căn cứ và là cơ sở để từng bước giải quyết những bất cập trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại địa bàn thị xã Buôn Hồ nói riêng, góp phần hoàn thiện cơ chế, thiết chế quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trong phạm vi rộng hơn. Nội dung của Luận văn không thể đề cập hết mọi yếu tố liên quan ảnh hưởng trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. Với mong muốn tập trung tại các yếu tố chính và chủ đạo để dễ liên hệ với thực tiễn, tìm ra giải pháp tháo gỡ các vấn đề chưa có quy định, nhằm mục đích từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về xây dựng giúp cho công tác quản lý ngày càng có
kết quả tốt hơn, từng bước xây dựng thị xã Buôn Hồ trở thành đô thị loại III vào năm 2025, góp phần vào việc phát triển đô thị chung của cả nước.