Thanh Tra, Kiểm Tra, Giải Quyết Khiếu Nại, Tố Cáo Xử Lý Vi Phạm Pháp Luật Về Thi Đua, Khen Thưởng.

thức tặng thưởng xứng đáng, chính xác, kịp thời.

Thực tế hiện nay, bệnh quan liêu, hình thức còn nặng nề trong các địa phương, cơ quan, đơn vị thì việc sơ kết, tổng kết càng phải đặt ra với chất lượng cao hơn để tránh hình thức, phô trương, tốn kém mà không hiệu quả.

Hoạt động sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng, đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng tại các Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được thực hiện thường xuyên, song vẫn còn mang tính hình thức. Do vậy, đối với nội dung này cần được nghiên cứu đầy đủ hơn để thực hiện tốt hơn.

1.2.2.6. Hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng

Đất nước đổi mới, mở cửa, hội nhập tạo điều kiện cho các bộ phận, lĩnh vực công tác được giao lưu, học hỏi, tiếp nhận sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Do vậy đây là nội dung nhà nước cần quản lý đối với công tác thi đua khen thưởng gồm: Trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý của các nước bạn về khen thưởng và về các chính sách khuyến khích người tham gia vào công việc của xã hội; giới thiệu hình thức thi đua khen thưởng của Việt Nam với nước bạn; theo dõi phát hiện những cá nhân, tổ chức nước ngoài có đóng góp đối với Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực và các địa phương. Đề xuất những hình thức khen thưởng đối với những cá nhân tổ chức nước ngoài đã có những đóng góp hiệu quả trong việc giúp Việt Nam xây dựng, phát triển kinh tế hoặc giúp các ngành, các địa phương giải quyết được những vấn đề cần ghi công và khen thưởng.

Với điều kiện nước ta hiện nay, nội dung hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng càng cần được quan tâm hơn cùng với sự phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, kêu gọi đầu tư của các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Tuy nhiên đối với ở Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, chủ yếu là thực hiện công

tác chuyên môn là giảng dạy học sinh, sinh viên, vấn đề hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng còn hạn chế và chưa thường xuyên, bởi vì người Việt Nam ở nước ngoài và cá nhân, tập thể người nước ngoài chủ yếu tham gia đóng góp cho Việt Nam thông qua cấp Trung ương và cấp tỉnh, còn ở cấp các Trường dạy nghề là rất ít và có nơi hầu như không có.

Trong thời gian qua vấn đề hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng đối với các Cơ sở GDNN công lập trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế, do đây là một vấn đề mang tính nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc phòng, nên chủ yếu chỉ diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ và được sự cho phép của Tỉnh mới được thực hiện. Do vậy, trong khuôn khổ chương 2 của luận văn này, tác giả không đi vào phân tích đánh giá cụ thể nội dung này.

1.2.2.7.Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Điều 96 Luật thi đua, Khen thưởng năm 2013 quy định nội dung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình thông qua các quy định pháp luật, trong đó có pháp luật về thi đua, khen thưởng. Tuy nhiên, để để bảo các quy định được triển khai thực hiện trong thực tế, để đánh giá hiệu quả của quy định cần có công tác thanh tra, kiểm tra. Trường hợp nếu không thanh tra, kiểm tra sẽ dễ dẫn đến hiện tượng buông lỏng trong quản lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Thanh tra, kiểm tra về thi đua, khen thưởng tập trung vào các nội dung: Kiểm tra việc thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành; kiểm tra việc thực hiện các chính sách khen thưởng, … Việc kiểm tra có thể được thực hiện định kỳ hàng quý, năm hoặc theo đợt phát động phong trào thi đua, kết thúc phong trào thi đua; kiểm tra đột xuất khi thấy có vấn đề về thi đua, khen thưởng hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng. Sau khi thanh tra, kiểm tra phải có đánh giá, kết luận ở từng đơn vị,

từng ngành, từng cấp trong việc thực hiện chính sách khen thưởng. Công tác quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra được quan tâm, thực hiện xuyên suốt sẽ đảm bảo các quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng thật sự đi vào đời sống; thi đua, khen thưởng thật sự sẽ trở thành động lực cho mỗi cá nhân, tập thể trong lao động, sản xuất, công tác, học tập, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 6

Tại các cơ sở GDNN công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng trong thời gian qua luôn được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên nội dung, cách thức thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, chủ yếu tiến hành theo kế hoạch đã đề ra, chưa thường xuyên tiến hành đột xuất để thu được kết quả khách quan, chính xác hơn đối với các nội dung thanh tra, kiểm tra. Do vậy, nội dung này cần được tiến hành nghiên cứu cụ thể hơn trong khung lý thuyết quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại các cơ sở GDNN công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở chương 2 của luận văn này.

Nội dung giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng được quy định tại Điều 98 Luật thi đua, khen thưởng năm 2013. Trong thi đua, khen thưởng có vấn đề danh và lợi của cá nhân mỗi người và mỗi đơn vị, cơ quan, địa phương với nhau; trong tiến trình xét thi đua, khen thưởng không phải không còn những hiện tượng không khách quan, cảm tình, nể nang, chủ quan có những động cơ không trong sáng; một số cá nhân, đơn vị lợi dụng những sai sót trong phương pháp, tinh thần trách nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ, các cá nhân, tập thể khai man thành tích để được khen thưởng.

Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến có đơn thư khiếu nại về khen sai, khen không đúng tiêu chuẩn, đối tượng, tố giác những người khai man thành tích, thực hiện không đúng chính sách về khen thưởng của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, cơ quan quản lý phải giải quyết để thực hiện tốt Luật Khiếu nại, tố cáo đảm bảo quyền lợi, chính sách trong thi đua, khen thưởng.

Nội dung giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng gồm: Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng; xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Trong thời gian qua, tại các cơ sở GDNN công lập thu ộc tỉn h chưa tiếp nhận bất cứ đơn thư khiếu nại, tố cáo nào liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng. Điều này cho thấy việc tiến hành công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được thực hiện đúng theo quy định, đảm bảo khách quan, công bằng.

1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

Vai trò của quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, thi đua, khen thưởng là hoạt động diễn ra trong mọi ngành, lĩnh vực với quy mô đa dạng và dưới hình thức phong phú, do đó, rất cần có sự định hướng và hoạch định của Nhà nước về việc xây dựng kế hoạch thi đua khen thưởng trong từng giai đoạn cụ thể. Ngày xưa việc thưởng - phạt của bộ phận Vua - Quan còn rất vô chừng, phụ thuộc nhiều vào cảm tính nhưng khi trình độ xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định phương thức thi đua và khen thưởng cũng dần thay đổi, Nhà nước định ra các tiêu chuẩn, quy định rõ ràng, cụ thể cho từng danh hiệu thi đua hạn chế việc thưởng phạt theo ý của cá nhân. Nhà nước phải định hướng công tác thi đua khen thưởng phù hợp với trình độ phát triển xã hội nhằm phát huy hết ý nghĩa, lợi ích và giá trị của hoạt động, tạo nên phong trào thi đua công bằng, khách quan, cơ chế khen thưởng thông suốt, rõ ràng.

Thứ hai là, quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng giúp điều hòa, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực thi đua khen thưởng để đối tượng khen thưởng hiểu rõ quy định mà thực hiện. Công tác thi đua, khen thưởng cần có sự phối hợp chặt chẽ nhiều bên tham gia, do đó rất cần có nhà nước đứng ra hướng dẫn, điều hòa hoạt động cho các cấp thuộc thẩm quyền để đảm bảo tính thống nhất, kịp thời trong toàn xã hội trên cơ chế đảm bảo yếu tố đặc thù của từng địa phương khi

triển khai hoạt động.

Thứ ba là, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm khắc phục những hạn chế của công tác thi đua, khen thưởng bằng quyền lực Nhà nước. Nếu không có sự quản lý chặt chẽ công tác thi đua rất dễ bị biến chất thành cạnh tranh, thậm chí là tha hoá làm mất đi bản chất tốt đẹp của phong trào thi đua. Còn công tác quản lý khen thưởng bị buông lỏng sẽ dễ dẫn đến hàng loạt các hành động tiêu cực như mua danh hiệu, chạy thủ tục, lạm dụng ngân sách khen thưởng để tư lợi, tranh thủ lợi ích nhóm, bất bình đẳng đối với một số đối tượng khác,... Nhà nước cần can thiệp kịp thời phòng ngừa, chấn chỉnh và xử lý các sai phạm đó, đề xuất biện pháp khắc phục những bất hợp lý của thi đua khen thưởng trong thực tiễn hoạt động.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong mỗi quốc gia, mỗi loại tổ chức, ngành, lĩnh vực là khác nhau.

Thông thường chúng có thể chia thành các yếu tố ảnh hưởng sau:

Thứ nhất, yếu tố về thể chế

Thể chế về thi đua, khen thưởng có thể hiểu theo nghĩa hẹp là những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh hành vi của chủ thể trong hoạt động thi đua, khen. Thể chế đóng vai trò quản lý và xác lập các công cụ quản lý hữu hiệu tạo khuôn khổ cho việc tổ chức và thực hiện thi đua, khen thưởng. Thể chế tốt thì

sẽ khích lệ con người hành động theo hướng tạo ra những kết quả tốt đẹp và ngược lại. Nếu coi thi đua là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức thì khen thưởng chính là quyền lợi của họ. Thể chế về thi đua, khen thưởng góp phần tạo ra cơ chế để các chủ thể trong thi đua, khen thưởng có thể thực hiện tốt nhất quyền và nghĩa vụ của mình. Nhờ vào thể chế mà nguyên tắc công bằng trong công tác thi đua, khen thưởng được đảm bảo hiệu quả.

Thứ hai, yếu tố về văn hoá, tư tưởng

Có thể hiểu văn hoá là những quy tắc ứng xử bất thành văn được mọi người chấp nhận. Một nền văn hoá yếu dễ dẫn tới tình trạng mơ hồ, hỗn độn, mất phương hướng và sự quyết tâm, nhiệt tình trong thi đua sẽ bị giảm sút, dẫn đến kết quả khen thưởng không chất lượng.

Văn hoá dân tộc được xem là một trong những cơ sở để xây dựng nội dung thi đua. Tổng cục Chính trị đã tổ chức cuộc vận động toàn quân đẩy mạnh thi đua huấn luyện giỏi, nhằm không ngừng phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân đội nhân dân Việt Nam.

Mặt khác, sự tác động, ảnh hưởng của tư tưởng đối với thi đua, khen thưởng thể hiện trước hết ở quan điểm, nhận thức của nhà nước, của giai cấp cầm quyền và của các cá nhân, tổ chức về tầm quan trọng của thi đua, khen thưởng trong đời sống xã hội từ đó chuyển hoá thành kết quả tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng.

Yếu tố tư tưởng đã tác động rất lớn đến việc tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trong đời sống xã hội như ở các nước tiên tiến, người ta quan niệm khen thưởng là để ghi nhận những thành tích thật sự nổi trội, nổi bật so với cái chung, tuyên dương những cá nhân, tập thể đã thực hiện xuất sắc một công việc có ích nào đó nhưng tại Việt Nam tư tưởng về công tác khen thưởng dường như có phần cởi mở hơn, chỉ cần làm đúng với quy định, đúng chức trách nhiệm vụ đã được khen động viên tinh thần. Chính vì vậy, khi kết

thúc năm công tác, đa số cán bộ, công chức, viên chức nếu không vi phạm bất cứ hình thức ky luật nào đều đạt danh hiệu lao động tiên tiến và kèm theo mức tiền thưởng nhất định để khen động viên tinh thần lao động.

Thứ ba, yếu tố về kinh tế

Yếu tố kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp tổ chức tuyên truyền, xây dựng nội dung chính sách thi đua, khen thưởng, quyết định chế độ khen thưởng và chất lượng phong trào thi đua .Mặt khác, các hành vi tiêu cực diễn ra trong hoạt động thi đua, khen thưởng một phần do các cá nhân, tổ chức chạy theo lợi ích kinh tế và danh vọng.

Sự hạn chế về tài chính sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến công tác quản lý về thi đua, khen thưởng, thể hiện ở hạn chế trong khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ hiện đại để quản lý thi đua, khen thưởng; mức khen thưởng thấp chưa đủ kích thích, tạo động lực thi đua; trình độ quản lý còn kém chưa đáp ứng yêu cầu cơ chế thị trường dẫn đến tình trạng tiêu cực trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật.

Thứ tư, yếu tố thông tin

Chủ thể quản lý thi đua, khen thưởng muốn tác động lên đối tượng quản lý thì phải đưa ra một thông tin điều khiển dưới các hình thức khác nhau: Quy định thi đua, khen thưởng; quyết định khen thưởng; kế hoạch tổ chức thi đua Thông tin này nhằm giúp sự phối hợp thực hiện dễ dàng hơn, đảm bảo các điều kiện vật chất cho đối tượng thực hiện, theo dõi kết quả thực hiện của các đối tượng thi đua, khen thưởng thông qua thông tin phản hồi của hệ thống.

Thông tin là một yếu tố không thể thiếu trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, là căn cứ đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng. Việc nhân rộng điển hình tiên tiến chính là mở rộng sự lưu chuyển thông tin nhằm tạo được hiệu ứng xã hội tốt nhất.

Thứ năm, sự ủng hộ của quần chúng nhân dân

Mục đích cuối cùng của thi đua, khen thưởng là nhằm phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, làm cho khối đại đoàn kết dân tộc thực sự phát triển sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Chính sự ủng hộ của nhân dân sẽ tạo nên sự tập trung trong quản lý. Do đó, sự ủng hộ hay phản đối của nhân dân được xem là căn cứ để Nhà nước xây dựng, thay đổi hoặc điều chỉnh chính sách về thi đua, khen thưởng.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí