Bảng 2.10 | Thống kê số lượng, hình thức khen thưởng từ năm 2017-2021 tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk | 67 | |
11 | Bảng 2.11 | Thống kê hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về thi đua, khen thưởng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh từ năm 2017- 2021 | 68 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 1
- Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thi Đua, Khen Thưởng
- Khái Quát Hệ Thống Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Về Thi Đua, Khen Thưởng
- Ban Hành Các Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Về Thi Đua, Khen Thưởng
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Ngay từ khi Nhà nước ra đời Đảng nhà nước Bác Hồ đã rất quan tâm đến Thi đua, khen thưởng Người nói: “Thi đua là yêu nước, ai yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất, và công việc hàng ngày chính là nội dung thiết thực của thi đua. Phong trào thi đua yêu nước do Người khởi xướng và lãnh đạo từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đã nhanh chóng phát triển thành phong trào sâu rộng và liên tục qua nhiều thập kỉ, trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước. “Thi đua, khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày”.
Công tác thi đua, khen thưởng của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và hệ thống chính trị các cấp từ trung ương tới cơ sở đã tạo sức mạnh thúc đẩy mọi người, mọi thành phần trong xã hội tích cực lao động, sản xuất, học tập và sáng tạo. Những tư tưởng về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng của Đảng thể hiện rõ trong các Chỉ thị số 35- CT/TW ngày 3/6/1998, Chỉ thị số 39- CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị, Kết luận số 83- KL/TW của Ban Bí thư ngày 30/8/2010 và gần đây nhất là Chỉ thị số 34- CT/TW ngày 7/4/2014, trong đó, Đảng ta khẳng định tiếp tục thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh coi thi đua khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày. Tạo sự nhận thức trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tầng lớp nhân dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công tác thi đua luôn là một nhiệm vụ quan trọng, nhằm phát huy nội lực về tinh thần để lôi cuốn, động viên, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức phát huy truyền thống yêu nước, năng động sáng tạo, vươn lên lập thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực, góp phần thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để thực hiện được nhiệm vụ này, công tác thi đua, khen thưởng càng phải phát huy vai trò và thực hiện theo hướng cạnh tranh lành mạnh, vì vậy nhà nước cần phải quản lý công tác này.
Trong những năm gần đây, quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có bước chuyển biến rõ rệt, đồng bộ và nền nếp hơn. Tuy nhiên, phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng còn hạn chế, chưa trở thành động lực mạnh mẽ động viên cổ vũ mọi viên chức, lao động, khen thưởng chưa gắn chặt với công tác thi đua, chưa phát huy mạnh mẽ tác dụng khuyến khích động viên thi đua, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Công tác tuyên truyền chưa thật sự được chú trọng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến còn hạn chế. Công tác tổng kết, bình bầu chưa bán sát vào tiêu chuẩn, còn tình trạng nể nang. Tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ.
Để đánh giá đúng thực trạng công tác thi đua, khen thưởng từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, em chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Công tác thi đua, khen thưởng ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng và
được mọi cấp, ngành quan tâm. Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài “Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Tác giả nhận thấy trong những năm qua, một số cá nhân, tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng và các nhà quản lý, nghiên cứu khoa học đã có những đề tài nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này với nhiều cách tiếp cận, nhiều góc độ với các lĩnh vực, địa bàn khác nhau, được công bố trên sách báo, tạp chế, các luận án, luận văn…Cụ thể:
- Sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước”, 2008, nhà xuất bản Thanh niên Hà Nội. Nội dung cuốn sách gồm 10 bài viết nêu lên tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thi đua khen thưởng như Công việc hàng ngày là nền tảng của thi đua. Mọi việc đều thi đua; thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất; người người thi đua, ngành ngành thi đua, ngày ngày thi đua, thi đua phải có mục đích,...
- Sách “Đảng, Bác Hồ với thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng”, 2008, nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội. Cuốn sách phân tích kỹ những vấn đề lý luận, quan điểm của Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng.
- Đề tài độc lập cấp Nhà nước của tác giả Trần Thị Hà, 2013, “Cơ sở lýluận và thực tiễn đổi mới thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay”.Mục đích của đề tài chính là nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thi đua, khen thưởng. Đánh giá thực trạng công tác thi đua, khen thưởng và các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng từ đó đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm đổi mới hoạt động thi đua, khen thưởng và quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng,
trực tiếp góp phần kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật thi đua, khen thưởng để thi đua, khen thưởng thực sự là động lực góp phần thúc đẩy pháttriển kinh tế, xã hội trong thời kỳ mới. Từ thực tiễn nâng lên thành lý luận. Tuyên truyền toàn dân về vị trí, vai trò của thi đua, khen thưởng sâu rộng và lan tỏa hơn.
- Đề tài khoa học cấp Bộ của Thạc sỹ Nguyễn Thị Phương Lan, 2016, “Cơ sở khoa học xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”. Đề tài đã khái quát một cách tương đối có hệ thống, chi tiết một số vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Bên cạnh đó, đề tài đã phân tích, làm rõ được thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, qua những số liệu điều tra khảo sát cụ thể, từ đó đưa ra được những đánh giá chung, những ưu điểm cũng như những hạn chế, bất cập và nguyên nhân, trên cơ sở đó đưa ra được những đề xuất, kiến nghị có giá trị tham khảo về định hướng, giải pháp để xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta phù hợp với nhu cầu và đặc điểm phát triển trong giai đoạn mới.
- Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị của tác giả Nguyễn Khắc Hà, 2014, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta giai đoạn hiện nay”. Luận án đã hệ thống hoá, nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý, giải pháp về đội ngũ cán bộ quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay.
- Luận án tiến sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính của tác giả Phùng Ngọc Tấn, 2016, “Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Khoa học xã hội. Luận án đã hệ thống chuyên sâu cơ sở lý luận của pháp luật về thi đua khen thưởng, qua đánh giá thực trạng pháp luật về thi đua khen thưởng từ đó góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi đua khen thưởng ở nước ta.
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Xuân Khánh, 2010, “Tăng cường quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng giai đoạn 2011 - 2020”. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp chung để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, trong đó chú ý là giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng.
- Luận văn Thạc sĩ Hành chính công của tác giả Lưu Thị Kim Liên, 2014, “Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn đã nêu lên được mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng; phân tích một số thực trạng quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng tại thành phố Hồ Chí Minh theo đúng tinh thần của Chỉ thị 34-CT/TW của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, các giải pháp mà tác giả đưa ra ở chương 3 chưa phân thành các nhóm giải pháp gắn với nội dung quản lý nhà nước đã phân tích ở chương 1, người đọc sẽ khó tiếp cận và vận dụng các giải pháp của tác giả đã nêu vào thực tiễn công tác.
- Luận văn Thạc sĩ Quản lý công của tác giả Nguyễn Thị Kim Hằng, 2018, “Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của Ủy ban nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn đã hệ thống đầy đủ cơ quan làm công tác thi đua khen thưởng, tập trung làm rõ các nội dung về xây dựng chính sách, ban hành văn bản pháp luật, tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra qua đó đưa ra các giải pháp phù hợp để làm tăng hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các bài báo, bài viết khoa học đăng trên các tạp chí cũng nghiên cứu về quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi đua khen thưởng.
Nhìn chung các công trình nêu trên đã tập trung làm rõ nhiều khía cạnh khác nhau về thi đua, khen thưởng như: Tổ chức bộ máy, thực trạng đội ngũ, cơ sở lý luận và thực tiễn về thi đua, khen thưởng, công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thi đua, khen thưởng... Có thể khẳng định rằng, các công trình
trên là những tài liệu quý để hiểu sâu và có hệ thống hơn về thi đua, khen thưởng, góp phần đổi mới nhận thức, khẳng định quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thi đua, khen thưởng.
Tuy nhiên, chưa có bất kỳ đề tài nghiên cứu nào đề cập đến quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy, em chọn đề tài “Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong các có sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản lý công.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Luận văn hướng tới làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng của QLNN về công tác thi đua, khen thưởng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để đưa ra phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về thi đua, khen thưởng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới, nhờ đó góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Nhiệm vụ
Thứ nhất, nghiên cứu, phân tích làm rõ những cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng thông qua việc làm rõ khái niệm, nguyên tắc, nội dung của QLNN về công tác thi đua, khen thưởng.
Thứ hai, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân hạn chế hiệu quả của QLNN về thi đua, khen thưởng ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2017 đến 2021.
Thứ ba, xác định các phương hướng và đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về thi đua, khen của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thi đua, khen thưởng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Về thời gian: giới hạn trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2021.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp thu thập và xử lý thông tin, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh.
+ Phương pháp thu thập, xử lý thông tin, phân tích tổng hợp được dùng ở Chương 1 để làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.
+ Phương pháp thống kế, so sánh sử dụng ở Chương 2 để minh họa về thực tiễn thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tình Đắk Lắk, từ những phân tích về thuận lợi và khó khăn tác giả chỉ ra nguyên nhân bất cập của mỗi vấn đề trong từng nội dung của công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Để từ đó làm cơ sở khoa học đưa ra những giải pháp khả thi giải quyết vấn đề một cách cụ thể.