Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thi Đua, Khen Thưởng

6. Những đóng góp của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung hoàn thiện những vấn đề lý luận về công tác thi đua, khen thưởng ở Việt Nam nói chung và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh hay một số địa phương khác có đặc điểm tương tự như các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh để có thể từng bước nâng cao, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Luận văn có thể làm tài liệu để giúp cơ quan ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tham khảo.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận khoa học về thi đua, khen thưởng và quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.

Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Chương 3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 3


1.1. Khái quát về thi đua, khen thưởng

1.1.1. Khái niệm thi đua

Theo từ điển Tiếng Việt, thi đua là cùng nhau đem hết tài năng, sức lực ra nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong một lĩnh vực, hoạt động nào đó.

Theo từ điển tiếng Anh (Oxford English Dictionary) “thi đua” là sự nỗ lực để đối chọi hoặc vượt qua một người hay một thành tích nào đó. Theo sự giải thích này, thi đua được ví như niềm khao khát được ngang bằng hoặc vượt trội hơn so với cái khác, người khác và thành công của người khác cũng có thể truyền cảm hứng thi đua đến họ.

Nghiên cứu quá trình hợp tác giữa con người với con người trong lao động sản xuất, C.Mác - Ph.Ănghen đã chỉ ra rằng thi đua nảy nở trong quá trình hợp tác lao động, trong hoạt động chung và kế hoạch của con người. Sự tương tác xã hội tạo nên thi đua và nâng cao năng suất lao động. Thi đua là một hiện tượng tất yếu, khách quan, phù hợp với quy luật phát triển xã hội góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội.

V.I.Lênin cho rằng thi đua trong chủ nghĩa xã hội chính là một công cụ, một biện pháp để tăng cường kỷ luật lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển tính chủ động sáng tạo của nhân dân lao động và của chế độ dân chủ trong xã hội mới dựa trên quan hệ tương trợ và hợp tác, đoàn kết theo tinh thần tự nguyện, góp sức giải quyết khó khăn. Thi đua là một sáng kiến vĩ đại mà chính quyền cách mạng cần chăm lo, tổng kết, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm.

Phêđôxêép nhà khoa học Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô trước đây cho rằng "Thi đua là sự đọ sức trong lao động và sáng tạo, mang đặc tính của con người trong xã hội, được sinh ra bởi sự hợp tác lao động và bởi mối quan hệ xã hội của con người trong quá trình sản xuất...".

Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh:...thi đua không chỉ là hoạt động tích cực và sáng tạo trong công việc hàng ngày, trong lao động sản xuất vật chất, mà còn là hoạt động tư tưởng và tinh thần, là biểu hiện của lòng yêu nước, của tình cảm đối với Tổ quốc, quê hương, đất nước. Nói một cách khác, thi đua không chỉ là lao động tạo nên sự gia tǎng về số lượng và chất lượng trong việc làm của con người để thêm nhiều của cải vật chất làm giàu cho đất nước, mà còn là tấm lòng, là trái tim và khối óc đối với đất nước, phấn đấu cho đất nước được tự do, độc lập, thống nhất, phát triển, tǎng tiến cả về kinh tế và vǎn hoá xã hội, mạnh về quốc phòng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, có thể thấy khó có thể đưa ra một định nghĩa đúng duy nhất về thi đua. Cụm từ “thi đua” khi gắn với vai trò, chức năng quản lý nhà nước tại khu vực công sẽ tạo nên sự thay đổi cơ bản về nghĩa, do sự khác biệt bởi chủ thể thực hiện và mục đích của hành động.

Theo Khoản 1, Điều 3 Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 quy định: “Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”. Định nghĩa này đã chỉ ra các dấu hiệu nhận biết về thi đua. Đó là: Thi đua là hoạt động có tổ chức, kế hoạch cụ thể, rõ ràng nhằm hướng đến mục tiêu, lý tưởng đề ra từ trước, thi đua không xuất hiện một cách tự phát mà phải có sự tập hợp, liên kết giữa nhiều các nhân trong cùng hoạt động và thực hiện theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo về cơ sở pháp lý, hướng đến mục tiêu và có biện pháp tổ chức hoạt động cụ thể.

Thi đua là hoạt động được cá nhân, tập thể tự nguyện tham gia, không có sự lừa dối, cản trở hay cưỡng ép nào. Chủ thể tham gia thi đua phải nhận thức được vai trò, ý nghĩa của hoạt động này, tự nguyện đăng ký tham gia trên tinh thần hăng hái, phấn khởi, chủ động, tự giác, không có bất kỳ áp lực từ bên ngoài tác động vào.

Thi đua nhằm hướng sự nỗ lực, sáng tạo trong lao động vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, không phải nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân nào.

Như vậy, trong khuôn khổ luận văn tác giả sử dụng khái niệm thi đua được quy định tại Điều 3 Khoản 1 Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 làm cơ sở lý luận về thi đua, khen thưởng.

1.1.2. Khái niệm về khen thưởng

Ở Việt Nam, khen thưởng có từ các triều đại phong kiến từ xa xưa khi các bậc vua chúa sử dụng nó như một trong những công cụ trong quản lý và cai trị đất nước có hiệu quả. “Khen” là nhận xét, đánh giá tốt về một con người nào đó, một tổ chức nào đó, về cái gì, việc gì đó với ý hài lòng; còn “Thưởng” là tặng tiền hoặc hiện vật để tỏ ý khen ngợi và khuyến khích cá nhân hay tổ chức đã có công hay việc làm xuất sắc, tích cực, tiến bộ.

Cách đây hơn 600 năm Nguyễn Trãi đã viết: Nhà nước thưởng nhiều hơn phạt là nhà nước phồn vinh; nhà nước thưởng, phạt nghiêm minh là nhà nước vững mạnh; nhà nước phạt nhiều hơn thưởng là nhà nước đang suy tàn.

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Trong một nước thưởng, phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công”. Khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương.

Theo Từ điển Tiếng Việt: Khen là sự nhận xét đánh giá tốt về một con người nào đó, tổ chức nào đó, về cái gì, việc gì đó với ý nghĩa hài lòng. Còn thưởng là tặng, cho bằng hiện vật hoặc tiền. Như vậy, khen thưởng là hình thức

ghi nhận công lao, thành tích của cơ quan có thẩm quyền đối với cá nhân và tập thể. Nó tồn tại song hành với sự tồn tại của nhà nước, còn Nhà nước là còn khen thưởng. Khen thưởng vừa có ý nghĩa động viên về tinh thần vừa khích lệ bằng vật chất. Khen thưởng đóng vai trò quan trọng, nó là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, là một công cụ hữu ích đối với chủ thể quản lý, người đứng đầu tổ chức nhằm khuyến khích động viên mọi người tích cực, hăng hái, lập thành tích trong lao động sản xuất và công tác.

Từ việc phân tích trên, trong luận văn này, tác giả đồng nhất sử dụng khái niệm khen thưởng theo Điều 3 Khoản 2 Luật Thi đua Khen thưởng năm 2013: “Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Trong khen thưởng cũng phải đảm bảo các yêu cầu có tính nguyên tắc như công minh, công bằng, phải căn cứ vào thành tích, vào kết quả công việc để khen thưởng xứng đáng, tránh thổi phồng hoặc tô vẽ thành tích. Các mức khen thưởng đề ra phải có tính hiện thực để cán bộ, công chức, viên chức nỗ lực phấn đấu, có ý chí vươn lên đạt được những điều mình mong muốn trong khả năng. Việc quá dễ dãi, thiếu nghiêm túc trong khen thưởng, đề ra mức khen thưởng quá thấp hay quá hình thức sẽ làm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không muốn nỗ lực phấn đấu.

Trong khen thưởng phải kết hợp giữa khen thưởng về mặt tinh thần với khen thưởng về mặt vật chất. Hai yếu tố tinh thần và vật chất này phải được kết hợp chặt chẽ và phải được giải quyết thỏa đáng mới có tác dụng động viên khuyến khích cán bộ, công chức một cách toàn diện. Trong khen thưởng không nên phiến diện, chỉ thiên lệch về vật chất hoặc tinh thần. Trong thực tiễn thực hiện khen thưởng, cần phải tuân thủ được các nguyên tắc, song phải biết vận dụng khoa học vào từng hoàn cảnh, con người cụ thể. Để công tác khen thưởng

được thực hiện tốt, phát huy tác dụng tích cực còn cần phải phát huy cơ chế dân chủ, có sự tham gia của cán bộ, công chức; phát huy được sự nhìn nhận đánh giá công tâm của những người làm công tác khen thưởng. Trong pháp luật Việt Nam, cả hai hình thức khen thưởng vật chất và khen thưởng tinh thần đều được quy định, nhưng phổ biến vẫn là hình thức suy tôn bằng các danh hiệu. Một số danh hiệu chủ yếu như: Giấy khen; Bằng khen; Huy chương; Huân chương; Cờ thi đua của Chính phủ; Cờ thi đua cấp Bộ, ngành. Để nhận được những danh hiệu trên, đòi hỏi phải theo đúng quy trình, thủ tục do pháp luật quy định. Các cơ quan quản lý nhà nước các cấp cần phải có những quy định tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng về khen thưởng đối với công chức để đảm bảo công tác khen thưởng thực sự phát huy tác dụng, để công tác khen thưởng thực sự là công cụ hữu hiệu trong xây dựng và phát triển đội ngũ công chức phục vụ đắc lực cho quá trình cải cách hành chính nhà nước, hội nhập quốc tế và phát triển đất nước.

1.1.3. Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng

Thi đua và khen thưởng có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. Thi đua là cơ sở của khen thưởng, bởi vì như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là gặt hái" và có tổ chức tốt phong trào thi đua thì kết quả khen thưởng mới cao. Khen thưởng chính xác, kịp thời, đúng người, đúng việc sẽ có tác dụng động viên cho mùa thi đua sau đạt kết quả cao hơn. Do vậy không coi nhẹ khen thưởng trong thi đua, ngược lại không có thi đua thì không có căn cứ đánh giá thành tích khen thưởng. Thi đua tốt thì có nhiều thành tích để khen thưởng, bình bầu thi đua đúng giúp cho việc khen thưởng chính xác; bình bầu thi đua không chặt chẽ, nể nang, cào bằng thì dẫn đến khen thưởng tràn lan; bình bầu thi đua chiếu lệ, không kiểm tra kỹ dẫn đến khen sai. Vì vậy muốn làm tốt công tác khen

thưởng phải lãnh đạo tốt việc bình bầu thi đua ngay từ cơ sở.

Khen thưởng là để đánh giá phong trào thi đua quần chúng, đánh giá đúng, khen thưởng chính xác, kịp thời có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua phát triển mạnh mẽ; khen thưởng kịp thời, thường xuyên sẽ duy trì phong trào thi đua liên tục. Nếu đánh giá không đúng, khen thưởng sai sẽ làm mất đi động lực thi đua, khen càng cao, tác hại càng lớn, càng rộng.

Thi đua và khen thưởng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau nhưng độc lập với nhau, không phụ thuộc vào nhau. Bởi vì, không phải tất cả các hình thức khen thưởng đều xuất phát từ thi đua. Trong quá trình lao động, học tập, công tác và chiến đấu, có những tập thể, cá nhân lập được thành tích, được khen thưởng mà các thành tích ấy không bắt nguồn từ một phong trào thi đua nào, chẳng hạn như khen thưởng đối ngoại, khen người có công giúp đỡ cách mạng, khen tổng kết thành tích kháng chiến, khen đột xuất cứu người, cứu tài sản của nhà nước và nhân dân, khen thưởng người có quá trình lâu dài trong cơ quan, tổ chức đoàn thể…

Thi đua là hành động cách mạng, là hành động tự nguyện, tự giác của quần chúng. Khi tham gia phong trào thi đua, mục tiêu cuối cùng mà cá nhân, tổ chức hướng tới là kết quả trong thực hiện công việc của mình, chứ không phải là để được khen thưởng, tôn vinh. Người có ý thức tự giác cao không đòi hỏi phải có hình thức động viên nào, trong kháng chiến cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có rất nhiều người đã lập được những thành tích đặc biệt xuất sắc, thậm chí không tiếc xương máu, tính mạng của mình, hi sinh vì độc lập tự do cho Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên của nhân dân. Những chiến công, thành tích mà họ đạt được không vì mục đích để được khen thưởng, mà xuất phát từ lòng yêu nước, vì sự bình yên của Tổ quốc và của nhân dân. Người có tinh thần thi đua cao tức là có tinh thần yêu nước cao, là người luôn có tinh thần học hỏi, suy nghĩa, tìm tòi, sáng tạo, vượt khó vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Còn việc đánh giá thành tích, khen thưởng là sự thừa nhận của tập thể, trách nhiệm

của lãnh đạo, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Muốn làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, phải có sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp, cùng phối hợp chặt chẽ giữa vai trò vận động, tổ chức của đoàn thể chính trị - xã hội và vai trò quản lý nhà nước của chính quyền, để động viên mọi người phấn khởi, hăng hái thi đua thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Như vậy, có thể nói thi đua, khen thưởng là động lực phát triển xã hội.

Làm tốt công tác thi đua và công tác khen thưởng sẽ có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy nhau, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng

1.2.1. Khái niệm, khái quát hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

Quản lý nhà nước, hiểu theo nghĩa rộng là một hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề thanh tra, kiểm tra đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước. Như vậy, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình thông qua hệ thống các quy định pháp luật, chính sách, kế hoạch nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội và hành chính - chính trị. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành - điều hành được đặc trưng bởi các yếu tố có tính tổ chức; được thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật; được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước:

Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí