Đánh Giá Theo Mô Hình Swot Về Phát Triển Dlcđ Tại Đắk Lắk


thật sự bài bản. Thiếu đề án riêng, quy hoạch, kế hoạch thực hiện riêng cho phát triển DLCĐ.

- Nhìn tổng thể, nội dung của quy hoạch du lịch chưa chú trọng tới việc cụ thể hóa mục tiêu, định hướng phát triển của DLCĐ trong tổ chức không gian phát triển du lịch nhằm phát huy lợi thế của địa phương. Việc phân định nội dung giữa chiến lược – quy hoạch – kế hoạch chưa được thể hiện rõ trong quy hoạch du lịch dẫn đến việc lập và triển khai kế hoạch phát triển du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng còn nhiều chồng chéo, thiếu thống nhất với chiến lược và quy hoạch, nhất là trong đầu tư các dự án phát triển nói chung và DLCĐ nói riêng.

- Chưa xây dựng được bộ tiêu chí công nhận điểm, khu DLCĐ, tại tỉnh mới chỉ dừng lại việc hỗ trợ phát triển DCCĐ điểm, đến nay vẫn chưa tổ chức công nhận các điểm DLCĐ.

- Công tác quản lý các điểm DLCĐ chưa có sự đồng bộ, nhất quán và nhiều nơi còn mang tính tự phát, chưa tổ chức thực hiện một cách bài bản giữa các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh.

- Nhân lực tại các cơ quan QLNN về DLCĐ còn thiếu và yếu, đặc biệt là nhân lực cấp huyện, cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu của công tác tham mưu để phát triển DLCĐ, chuyên môn chưa sâu, chủ yếu là cán bộ quản lý du lịch cấp huyện, cấp xã đa phần kiêm nhiệm chứ chưa có cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực du lịch. Lao động trong hoạt động du lịch tại các điểm DLCĐ chưa có kinh nghiệm làm việc, chưa có chuyên môn sâu và cũng chưa được đào tạo bài bản.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh tại các điểm DLCĐ còn mang tính tự phát, hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

- Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý về DLCĐ chưa thực hiện triệt để, chưa hiệu quả. Ứng dụng khoa học công nghệ vào cải cách thủ tục hành chính được tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch


quan tâm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế nhất định như chưa cắt giảm mạnh thời gian trong giải quyết thủ tục hành chính.

- Một số dự án du lịch tại các điểm DLCĐ triển khai tiến độ chậm. Việc đầu tư hạ tầng thiết yếu tại các điểm DLCĐ còn hạn chế, nhiều hạ tầng thiết yếu còn thiếu: bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh đạt chuẩn.

- Một số điểm DLCĐ có nhiều tiềm năng để khai thác nhưng hạ tầng giao thông kết nối còn thiếu và yếu, chất lượng đường không đảm bảo để phục vụ phát triển du lịch. Một số điểm du lịch được xác định có tiềm năng của tỉnh vẫn chưa được đầu tư đúng mức, làm cho phát triển du lịch chưa đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

2.5. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

2.5.1. Nguyên nhân khách quan

- Một số tài nguyên nhân văn như văn hóa nghề truyền thống của đồng bào dân tộc, văn học dân gian truyền khẩu, tập tục, nghi lễ của các dân tộc tại chỗ, văn hóa ẩm thực truyền thống Tây Nguyên… có nhiều thay đổi; sự cạnh tranh của các thị trường du lịch trong và ngoài nước ngày càng cao. Ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển DLCĐ tài địa phương.

- Xuất phát điểm của kinh tế du lịch còn thấp; kết cấu cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch, nhất là các điểm DLCĐ chưa được đầu tư đúng mức; sản phẩm DLCĐ chất lượng chưa cao, chưa thật sự hấp dẫn; việc thu hút vốn đầu tư phát triển DLCĐ còn gặp nhiều khó khăn.

- Năng lực và kỹ năng tham gia của các hộ dân trong lĩnh vực DLCĐ còn nhiều hạn chế, khả năng tiếp cận và trao đổi thông tin, khả năng trình độ ngoại ngữ để giao tiếp chưa cao, gây khó khăn cho việc phát triển DLCĐ.

2.5.2. Nguyên nhân chủ quan

- Hệ thống chính sách, vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch cộng


đồng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của lĩnh vực DLCĐ nên chưa khai thác hết tiền năng, thế mạnh về du lịch cộng đồng của tỉnh; sự phối hợp liên ngành chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ; vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương chưa được phát huy đầy đủ; nhận thức, tư duy của các cấp, các ngành và người dân về phát triển du lịch cộng đồng chưa cao; một số chính sách có liên quan đến du lịch cộng đồng còn bất cập, chưa kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch để nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút khách du lịch.

- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cộng đồng chưa xây dựng được mối quan hệ hợp tác hiệu quả; nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch cộng đồng còn yếu và thiếu, chưa chuyên nghiệp, việc quảng bá, tiếp thị, xúc tiến du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra; thương hiệu Du lịch Đắk Lắk chưa thật sự nổi bật trên thị trường du lịch, do đó hiệu quả thu hút đầu tư chưa cao.

- Các điểm du lịch cộng đồng đã được quy hoạch nhưng quá trình đầu tư còn nhỏ lẻ, sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng chưa đa dạng, chậm đổi mới; còn thiếu những loại hình sản phẩm du lịch cộng đồng đặc sắc, hệ thống tour du lịch cộng đồng và các dịch vụ bổ trợ còn đơn điệu; đồng thời, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cộng đồng chưa phát triển.

2.6. Đánh giá theo mô hình SWOT về phát triển DLCĐ tại Đắk Lắk

Từ đánh giá thực trạng, phân tích kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, tác giả phân tích công tác phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo mô hình SWOT cụ thể như sau:

Điểm mạnh (S)

- S1: Đã có những định hướng, tầm hình chiến lược, xây dựng và tổ chức thực hiện việc quy hoạch, kế hoạch,

những chính sách hỗ trợ liên quan đến

Điểm yếu (W)

- W1: Công tác QLNN về phát triển DLCĐ còn yếu, thiếu các cơ chế chính sách, nguồn vốn để đầu tư phát

triển DLCĐ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 10


phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

S2: Đã triển khai ban hành và thực hiện các chính sách về phát triển du lịch cộng đồng.

S3: Đã có những hoạt động cụ thể trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến và hợp tác phát triển du lịch cộng đồng. S4: Buôn Ma Thuột là thành phố trung tâm của tỉnh và là thành phố duy nhất cả nước mang địa danh của 01 buôn làng. Định hướng phát triển DLCĐ tại Đắk Lắk hướng đến việc phát triển DLCĐ tại các buôn của người đồng bào dân tộc thiểu số điều này tạo nên một nét độc đáo đặc biệt riêng có.

S5: Cấp ủy, Chính quyền địa phương đã có những định hướng, tập trung trong công tác triển khai các văn bản, các ngành chức năng đã vào cuộc trong việc tổ chức thực hiện hoạt động phát triển DLCĐ tại địa phương. S6: Đắk Lắk có vị trí chiến lược trong vấn đề phát triển kinh tế vùng Tây

Nguyên, là trung tâm thủ phủ của Tây

W2: Việc cụ thể hóa và ban hành các cơ chế, chính sách còn chưa kịp thời, chưa đầy đủ.

W3: Các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về phát triển DLCĐ còn chưa đầy đủ, dẫn đến khó khăn cho việc triển khai, đánh giá và thống kê các kết quả về phát triển DLCĐ làm cơ sở cho hoạch định và điều chỉnh chính sách phát triển DLCĐ ở từng giai đoạn.

W4: Nguồn nhân lực DLCĐ cả ở cấp QLNN và lao động hoạt động trong lĩnh vực DLCĐ còn thiếu và yếu.

- W5: Nhận thức của người dân, kỹ năng, trình độ quản lý về phát triển DLCĐ vẫn còn nhiều hạn chế.

- W6: Sự xuống cấp của cơ sở vật chất kỹ thuật về DLCĐ, quá trình đô thị hóa cũng đã tác động đến sự xuống cấp các nhà truyền thống, cảnh quản buôn làng, mai một về văn hóa truyền thống…

- W7: Về vị trí địa lý Đắk Lắk có khoảng cách khá xa các vùng kinh tế, văn hóa, du lịch lớn của tỉnh.

W8: Đắk Lắk chưa có đường bay

quốc tế nên hạn chế việc thu hút


Nguyên, nơi kết nối giữa các vùng của cả nước, nằm trong khu vực Tam giác pháp triển Việt Nam – Lào – Campuchia.

khách du lịch là người nước ngoài tham gia các loại hình du lịch, trong đó có du lịch cộng đồng.

W9: Các điểm DLCĐ trên địa bàn tỉnh mới hình thành, quy mô còn nhỏ lẻ, chưa có sự gắn kết, đầu tư, chưa được cơ quan QLNN ra quyết định công nhận.

Cơ hội (O)

- O1: Đắk Lắk được Trung ương quy hoạch là trung tâm, thủ phủ vùng Tây Nguyên. Thời gian tới sẽ có nhiều sự đầu tư, định hướng phát triển vùng, kéo theo sự liên kết, đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa.

- O2: Khi bệnh dịch COVID-19 được kiểm soát, nền kinh tế thế giới được phục hội, kinh tế Việt Nam tăng trưởng sẽ hội nhập sâu rộng với thế giới, các chương trình, dự án được đầu tư vào Đắk Lắk, mật độ dân số tăng lên, lưu lượng người đến với Đắk Lắk nhiều hơn thì nhu cầu về du lịch tăng trở lại, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu về văn hóa, trải nghiệm

DLCĐ trên địa bàn.

Thách thức (T)

- T1: Du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng tại Đắk Lắk đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các điểm đến trong khu vực và tỉnh thành khác trên cả nước; sự thiếu đa dạng về các sản phẩm du lịch cộng đồng, những sản phẩm đặc trưng của vùng miền…

- T2: Sự tham gia sáng tạo của người dân, việc sẵn sàng chuyển đổi mô hình, phương thức sản xuất sang kinh doanh, hoạt động lĩnh vực DLCĐ. T3: Chính quyền đã quyết tâm vào cuộc, xây dựng, ban hành các chính sách hỗ trợ người dân. Song, các chương trình dự án thúc đẩy xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh, đầu tư cơ

sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và


- O3: Đắk Lắk có những chính sách về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, không gian văn hóa công chiêng, các làng nghề truyền thống, tạo nên nét đa dạng về trải nghiệm du lịch văn hóa; đặc biệt, là các lễ hội văn hóa, trong đó định kỳ tổ chức Festival cà phê Buôn Ma Thuột là dịp thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế để quảng bá hình ảnh con người, văn hóa truyền thống, lịch sử, tìm kiếm cơ hội đầu tư sẽ thúc đẩy DLCĐ Đắk Lắk phát triển.

yếu…

T4: Đại dịch COVID-19 vẫn đang bùng phát gây ảnh hưởng nặng nề, nghiêm trọng đối với hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng…

T5: Hoạt động DLCĐ rất đặc thù, việc tạo ra sự ấn tượng, thỏa mãn, hài lòng khách hàng đã khó, việc xây dựng và đổi mới phương thức, cách thức làm du lịch để khách hàng quay trở lại lại là thách thức không nhỏ đối với người dân và chính quyền trong triển khai phát triển DLCĐ.

T6: Công tác bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của người đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước những thách thức vì quá trình hội nhập, sự xâm nhập của các luồng văn hóa nước ngoài dẫn đến việc văn hóa đặc trưng của người dân bản địa

bị pha trộn, mai một…


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN đối với DLCĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, bao gồm: tình hình về khách du lịch, doanh thu từ du lịch; phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch; đầu tư phát triển ngành du lịch, nguồn nhân lực tham gia du lịch của tỉnh…

Luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá để nhằm làm rõ thực trạng công tác QLNN về DLCĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian từ 2016 – 2020, trong đó, phân tích các nội dung như: Công tác xây dựng, ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển DLCĐ; công tác xây dựng, triển khai các chính sách, quy định QLNN đối với DLCĐ… Trên cơ sở phân tích, khảo sát các nội dung trên, luận văn đã đưa ra đánh giá tổng thể, cơ bản về những thành công, hạn chế và những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác QLNN đối với DLCĐ của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua. Đánh giá công tác phát triển DLCĐ theo mô hình SWOT để có cách nhìn bao quát, tổng thể trong hoạt động QLNN về phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.


Chương 3:

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI ĐẮK LẮK


3.1. Bối cảnh hiện nay tác động đến phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Đắk Lắk

3.1.1. Bối cảnh quốc tế

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, trước năm 2020, du lịch vẫn tiếp tục giữ đà tăng trưởng; du lịch châu Á và Thái Bình Dương tiếp tục tăng trưởng mạnh cùng sự thay đổi về nhu cầu và chi tiêu. Theo dự báo về tình hình du lịch thế giới đến năm 2030 của Tổ chức Du lịch thế giới, đến năm 2023 khoảng 1,5 tỷ lượt, năm 2030 khoảng 1,8 tỷ lượt. Đông Bắc Á sẽ thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất với 293 triệu lượt, vượt qua khu vực Nam Âu/Địa Trung Hải (264 triệu lượt) và Tây Âu (222 triệu lượt). Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt. Nguồn khách xuất phát từ Châu Âu sẽ đạt 832 triệu lượt, tiếp theo là châu Á - Thái Bình Dương (541 triệu lượt), Châu Mỹ (265 triệu lượt), Châu Phi (90 triệu lượt) và Trung Đông (81 triệu lượt).

Nhu cầu du lịch có những thay đổi hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm với môi trường, du lịch gắn với xóa đói giảm ngh o, du lịch hướng về cội nguồn, du lịch thiên nhiên… là những xu hướng nổi trội. Đồng thời, chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Đây sẽ là xu hướng chính của du lịch thế giới trong tương lai. Theo dự báo, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe và tôn giáo sẽ chiếm

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 06/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí