Dự Báo Chi Tiết Đầu Tư Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk


Thứ năm, việc áp dụng công nghệ, quản bá hình ảnh du lịch Đắk Lắk, du lịch cộng đồng sẽ thu hút được đông đảo du khách đến với Đắk Lắk.

Thứ sáu, sau khi các dự phát triển đường cao tốc kết nối với các vùng trong khu vực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch ngoài tỉnh và du khách quốc tế.

3.4. Dự báo chi tiết đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk

- Đến năm 2025, đầu tư hoàn chỉnh các dự án du lịch trọng điểm về DLCĐ như sau: Ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh các dự án du lịch cộng đồng tại 07 buôn đồng bào dân tộc Êđê và Mnông: Buôn Yang Lành (huyện Buôn Đôn), buôn Ako Dhông, buôn Tuôr (thành phố Buôn Ma Thuột), buôn Jun, buôn M’Liêng (huyện Lắk), buôn Ja (huyện Krông Bông), buôn Tring (thị xã Buôn Hồ). Trong đó, đầu tư buôn Ako Dhông thành một buôn du lịch khép kín phục vụ loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái đầu nguồn (Ako Ea) với các dịch vụ: homestay, tìm hiểu về kiến trúc nhà dài, văn hoá truyền thống, văn hoá cồng chiêng, ẩm thực, cà phê và các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, tạc tượng... sau đó làm cơ sở nhân rộng ra các buôn có tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Bảng 3.2. Các dự án kêu gọi thu hút đầu tư phát triển DLCĐ giai đoạn 2021 – 2025

TT

Tên dự án

Tổng vốn đầu tư dự kiến (Triệu đồng)

Quy mô

dự kiến đầu tư

01

Điểm du lịch cộng đồng buôn Tuôr - Xã Hòa phú, thành phố Buôn Ma Thuột: diện tích 125 ha. Hiện trạng đất và nhà ở có sẵn của người dân.

(Theo Quyết định số 638/QĐ-UBND, ngày 21/3/2017 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung QĐ số 2200/QĐ-

10.000

Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch

homestay; cơ sở hạ tầng trong buôn; cơ sở vật chất du

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 12



UBND ngày 26/9/2012 của UBND tỉnh)


lịch, homestay

02

Điểm du lịch cộng đồng Buôn Ako Dhong - Phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột: diện tích 62.3 ha. Hiện trạng đất và nhà ở có sẵn của người dân.

(Theo Quyết định số 638/QĐ-UBND, ngày 21/3/2017 của UBND tỉnh về việc

sửa đổi, bổ sung QĐ số 2200/QĐ- UBND ngày 26/9/2012 của UBND tỉnh)

7.000

Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch

homestay; cơ sở hạ tầng trong buôn; cơ sở vật chất du lịch, homestay

03

Điểm du lịch cộng đồng Buôn Jun – Thị trấn Liên Sơn, Lắk.

Hiện trạng: Đất và nhà ở có sẵn của người dân.

(Theo QĐ số 638/QĐ-UBND ngày 21/3/2017 của UBND tỉnh về việc sử đổi, bổ sung QĐ số 2200/QĐ-UBND ngày

26/9/2012 của UBND tỉnh).

10.000

Phát triển du lịch cộng đồng, dịch vụ

homestay; cơ sở hạ tầng trong buôn; cơ sở vật chất du

lịch, homestay

04

Điểm du lịch cộng đồng buôn M’Liêng

- Thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk. Đất và nhà ở có sẵn của người dân.

QĐ số 638/QĐ-UBND ngày 21/3/2017 của UBND tỉnh về việc sử đổi, bổ sung QĐ số 2200/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 của UBND tỉnh.

15.000

Phát triển du lịch cộng đồng, dịch vụ

homestay; cơ sở hạ tầng trong buôn; cơ sở vật chất du

lịch, homestay

05

HTX du lịch cộng đồng đảo yến – xã Ea Nuôl, Buôn Đôn : Diện tích 30 ha. Hiện

trạng đất nông nghiệp của người dân.

10.000

Trồng cây ăn trái và dịch vụ

homestay

06

Điểm du lịch cộng đồng Buôn Sút M’Đưng Xã Cư Suê, huyện Cư M’gar: Diện tích 265.2 ha. Hiện trạng đất và nhà ở có sẵn của người dân trong buôn (làm thêm nhà mới).

(Theo QĐ số 638/QĐ-UBND ngày 21/3/2017 của UBND tỉnh về việc sử đổi,

bổ sung QĐ số 2200/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 của UBND tỉnh)

20.000

Phát triển du lịch cộng đồng, dịch vụ

homestay; cơ sở hạ tầng trong buôn; cơ sở vật chất du lịch, homestay

(Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk)

- Đến năm 2030, từ kết quả đạt được của phát triển DLCĐ đến năm 2025,


tỉnh sẽ hoàn thiện việc khảo sát các khu, điểm phát triển DLCĐ, kết nối với các sản phẩm du lịch khác để thúc đẩy DLCĐ phát triển. Tại mỗi địa phương, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ tập trung xây dụng 01 điểm DLCĐ.

Bảng 3.3. Các dự án kêu gọi đầu tư phát triển DLCĐ định hướng đến năm 2030

TT

Tên dự án

Địa điểm thực hiện

01

Du lịch sinh thái cộng đồng buôn Ko Tam: Diện tích đất sử dụng 07 ha

Hiện trạng đất: Du lịch sinh thái cảnh quan, văn hóa cộng đồng

Xã Hòa phú, thành phố Buôn Ma Thuột

02

Điểm du lịch cộng đồng buôn Kmnơng Prông B.

Hiện trạng đất: Đất và nhà ở có sẵn của người dân trong buôn


Xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột

03

Du lịch cộng đồng buôn Triết

Hiện trạng đất: Đất và nhà ở có sẵn của người dân trong buôn

Xã Buôn Triết, huyện Lắk

04

Du lịch cộng đồng buôn Wing: Diện tích đất sử dụng 5,2 ha

Hiện trạng đất: Nhà nước cho thuê trả hàng năm gồm 1 nhà sàn và trồng cây xanh, quy hoạch du lịch

Xã Ea Kuêh, huyện Cư Mgar

05

Điểm du lịch cộng đồng buôn Thái

Hiện trạng đất: Đất và nhà ở có sẵn của người dân trong buôn

Xã Ea Kuêh, huyện Cư Mgar

(Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk)

3.5. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Đắk Lắk

3.5.1. Hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng

Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó, quy hoạch lại hệ thống du lịch của tỉnh để phát huy tối đa ưu thế tiềm năng du lịch cộng đồng của tỉnh; công khai quy hoạch, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, đơn giản hóa các thủ tục


hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ để thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch cộng đòng trên địa bàn tỉnh.

Ban hành Nghị quyết phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Đắk Lắk cho từng thời kỳ: 2021 - 2025, 2026 - 2030 để tập trung nguồn lực đầu tư, khai thác đúng theo định hướng phát triển du lịch cộng đồng trong cơ cấu phát triển du lịch tại địa phương.

Xây dựng Nghị quyết về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030; Kế hoạch quảng bá, xúc tiến du lịch cộng đồng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 – 2030; Kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030; Kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch cộng đồng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 – 2030.

3.5.2. Hoàn thiện việc ban hành các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, quy định, quy trình phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh

Trong công tác QLNN đối với một ngành, một lĩnh vực thì việc xây dựng, ban hành văn bản đóng vai trò rất quan trọng phục vụ cho việc định hướng, chỉ đạo, lãnh đạo và điều hành như: xây dựng, ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và ngành du lịch nói chung; góp phần duy trì ổn định, phát triển DLCĐ, đóng góp vào phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy cần phải có những giải pháp về vấn đề này, như sau:

- Việc xây dựng, ban hành các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh cần thiết được thực hiện theo nhiều giai đoạn; có sự phân công vai trò chủ trì, phối hợp thật rõ ràng với các cấp, các ngành và các địa phương liên quan nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, trên cơ sở đó sẽ


quy trách nhiệm cho từng cơ quan một cách cụ thể.

- Việc lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển DLCĐ phải gắn liền quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh và quy hoạch kinh tế - xã hội với cấp huyện, gắn với quá trình phát triển kinh tế vùng, đáp ứng với yêu cầu phát triển DLCĐ được thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ và hiệu quả.

- Gắn công tác QLNN thông qua việc xây dựng chiến lược, quy hoạch chi tiết, kế hoạch về phát triển DLCĐ, cần tổ chức quản lý, thực hiện các văn bản thật tốt, gắn với trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị được giao làm nhiệm vụ chủ trì, đồng thời quan tâm công tác chỉ đạo, điều hành có hiệu quả đối với DLCĐ. Quản lý các điểm DLCĐ theo hướng du lịch thân thiện, mến khách, tuân thủ các quy định của pháp luật, hướng đến xây dựng thương hiệu du lịch của địa phương

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc QLNN chặt chẽ, có hệ thống từ các Sở, Ban ngành của tỉnh đến cấp huyện, đến cấp xã. Cần tiến hành việc triển khai hỗ trợ các điểm DLCĐ trên địa bàn đăng ký, công nhận đạt tiêu chuẩn trong kinh doanh DLCĐ. Gắn quy hoạch, kế hoạch với phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa, truyền thống của người đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ du khách.

- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, cần tiếp tục xây dựng, bổ sung và tích hợp thành một văn bản chính thống, riêng lẻ dành riêng cho DLCĐ. Cần xây dựng mới định hướng chiến lược thay quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến 2030 cho phù hợp với Luật Quy hoạch mới, đáo ứng tình hình mới, đáp ứng nhu cần phát triển du DLCĐ.

+ Thứ nhất, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã đánh giá lại công tác triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 –


2020, và triển khai xây dựng chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trên cơ sở đó để xây dựng triển khai các chiến lược, quy hoạch cụ thể, kế hoạch phát triển các điểm DLCĐ.

+ Thứ hai, đối với các điểm du lịch được định hướng phát triển thành điểm DLCĐ dựa theo các điều kiện Luật Du lịch năm 2017 quy định. Sau đó tiến đến lập quy hoạch chi tiết tại các điểm DLCĐ theo trình tự tổng thể và từng khu chức năng. Trong đó đặc biệt chú ý việc xác định quy mô điểm du lịch phù hợp nguồn tài nguyên, văn hóa và các quy định của Luật Du lịch và Luật Quy hoạch. Trong quá trình xây dựng, cần chú ý đến công tác lấy ý kiến góp ý của người dân tại điểm, chính quyền địa phương cấp xã, các ngành của huyện, các chuyên gia du lịch rồi mới ký ban hành.

+ Thứ ba, UBND cấp huyện phối hợp với các Sở ban ngành có liên quan tổ chức công bố các quy hoạch chi tiết thuộc điểm du lịch trên cơ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Thứ tư, việc xây dựng, đầu tư phát triển các khu chức năng phục vụ yêu cầu phát triển du lịch, trước hết phải tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trên cơ sở đó, thu hút nguồn lực đầu tư, tiếp tục tiến hành đầu tư nâng cấp một cách đồng bộ cơ sở hạ tầng du lịch tại các điểm: Giao thông nội vùng, khuôn viên cây xanh, nhà đón tiếp, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, công trình vui chơi giải trí, sắp xếp lại các cơ sở kinh doanh tại điểm cho phù hợp… ưu tiên phát triển chiến lược không gian, cơ sở lưu trú, các dịch vụ: nhà hàng, cửa hàng, cửa hiệu, quầy lưu niệm tạo thành tour tham quan du lịch k m theo bài thuyết minh du lịch tại điểm phục vụ công tác hướng dẫn cho khách du lịch.

3.5.3. Hoàn thiện việc xây dựng, triển khai các chính sách, quy định trong lĩnh vực DLCĐ trên địa bàn tỉnh

- Thứ nhất, rà soát các chính sách, quy định về kiểm soát tình hình hình


hoạt động, hoạt động kinh doanh đảm bảo theo quy định của pháp luật. Đối với công tác này, Cơ quan chức năng cần rà soát và bổ sung quy định có liên quan đến điểm DLCĐ. Thông qua công tác này thì sẽ tham mưu đề xuất loại bỏ những điểm chồng chéo, chưa phù hợp giữa các văn bản của các bộ, ngành khác nhau, các quy định không hoặc ít có tính khả thi đối với thực tế các điểm DLCĐ trong giai đoạn hiện nay.

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tham mưu UBND tỉnh Đắk Lắk phân cấp rõ ràng hơn, tránh sự chồng chéo trong việc thực thi các chính sách. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm QLNN về DLCĐ đối với UBND cấp huyện, cấp xã. Bên cạnh việc triển khai là đẩy mạnh thực hiện các giải pháp, tháo gỡ khó khăn, những vướng mắc, bảo đảm trật tự kỷ cương, văn minh lịch sự. Đồng thời xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường du lịch, đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch nhưng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh tại các điểm DLCĐ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Hai là, tiến hành xây dựng, ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh du lịch, phương tiện vận chuyển, hướng dẫn viên tại điểm... Xây dựng một cách đồng bộ các quy trình, quy phạm các hoạt động kinh doanh, hoạt động du lịch tại các điểm du lịch. Cần hợp lý hoá các văn bản luật, chính sách và quy định để nâng cao tính thực thi như ban hành các quy định chi tiết các tiêu chuẩn cụ thể đối với cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch. Trên cơ sở đó tổ chức đào tạo và cấp giấy chứng nhận cho những cơ sở kinh doanh đủ điều kiện.

- Thứ ba, hoàn thiện các quy định nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ công chức làm công tác QLNN về DLCĐ. Ban hành các quy định về kế hoạch hành động, an toàn trong mọi hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc tuân thủ tất cả các khâu trong quy trình trình hoạt động kinh doanh, từ đó quy trách nhiệm trong công tác QLNN của từng cơ quan, đơn vị.


Trên cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm, mô hình DLCĐ của một số nước, các tỉnh, thành phố và điều kiện thực tiễn tỉnh Đắk Lắk, nghiên cứu ban hành các quy định, chính sách để hỗ trợ tốt nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho các điểm DLCĐ phát triển. Trong đó, ban hành các văn bản quy định các tiêu chí cụ thể trong việc xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch; tổ chức thực hiện, thanh tra, giám sát; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan, đặc biệt là cấp tỉnh và UBND các cấp trong việc chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến công tác quan lý nhà nước đối với DLCĐ. Tiếp tục tham mưu ban hành các quy định pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển DLCĐ, đồng thời là cơ sở cho công tác QLNN về DLCĐ.

Các chính sách pháp luật của Nhà nước hiện nay như Luật Du lịch, Luật Đất đai, Luật Đầu tư và các nghị định, thông tư, quyết định được ban hành đã có tác động lớn đến thu hút đầu tư vào lĩnh vực DLCĐ. Trong thời gian đến, để thúc đẩy phát triển DLCĐ, thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước đối với việc phát triển DLCĐ cần được quan tâm bổ sung, hoàn thiện, linh hoạt và mềm dẻo hơn nữa. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cần khẩn trương tiến hành nghiên cứu, rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp quy do Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh ban hành có liên quan đến hoạt động DLCĐ để điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoàn thiện nhằm tạo môi trường pháp lý rõ ràng, thông thoáng, nhất quán, ổn định cho hoạt động du lịch được diễn ra một cách thuận lợi, phát huy hiệu quả. Đồng thời, tham mưu Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh ban hành thêm các chính sách hỗ trợ, khuyến khích thúc đẩy phát triển DLCĐ,tập trung vào ưu tiên về đất đai, thuế, tiền thuê đất, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đầu tư xây dựng, lãi suất chênh lệch vay, công tác đào tạo, xúc tiến quảng bá du lịch đặc biệt là kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển DLCĐ, góp phần tăng thu nhập cho người dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 06/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí