Thực Hiện Chiến Lược Quy Hoạch, Kế Hoạch Về Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Tỉnh


6 công chức. Tại các huyện, thị xã, thành phố, theo dõi lĩnh vực du lịch được phân công cho phòng Văn hóa và Thông tin quản lý, trong đó có một số huyện phân công cho 01 công chức theo dõi phụ trách du lịch.

- Khối sự nghiệp (cấp tỉnh, cấp huyện): Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch có 15 viên chức; Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trong đó có một số huyện phân công cho 01 viên chức theo dõi phụ trách các hoạt động du lịch của địa phương.

- Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã xây dựng nhiều kế hoạch, chương trình hoạt động để tập trung chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ du lịch đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVI của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Nhận thức về vai trò của du lịch ngày càng được đánh giá cao và xác định từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, trong giai đoạn 2016 - 2020, có rất nhiều chủ trương phát triển du lịch của tỉnh được ban hành.

- Thường xuyên chỉ đạo kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các đơn vị kinh doanh du lịch mới đi vào hoạt động thực hiện các quy định của nhà nước trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch. Kiểm tra, giám sát và nhắc nhở các tổ chức, cá nhân có liên quan đến kinh doanh, hoạt động du lịch, quản lý khu du lịch, điểm du lịch thực hiện tốt môi trường kinh doanh du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch. Có thể nói hoạt động du lịch đã được tạo điều kiện thuận lợi về mặt cơ sở pháp lý để các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, kinh doanh.

- Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk được thành lập theo Quyết định số 3459/QĐ- UBND ngày 16/12/2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Đến nay, Hiệp hội Du lịch đã trải qua 03 nhiệm kỳ, có 64 hội viên là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, kinh doanh các dịch vụ du lịch khác trên địa bàn tỉnh. Nhìn


chung, Hiệp hội Du lịch chưa phát huy được vai trò của mình, đặc biệt thời điểm trước tháng 3/2020, nhân sự Chủ tịch Hiệp hội không ổn định, thường xuyên thay đổi, có thời gian khuyết Chủ tịch Hiệp hội kéo dài nên công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Hiệp hội còn nhiều hạn chế. Ban lãnh đạo Hiệp hội chưa thực sự toàn tâm, toàn ý vào công việc chung dẫn đến một số phần việc còn tồn đọng. Hiệp hội cũng không có nhân viên chuyên trách; công tác họp định kỳ của Ban chấp hành Hiệp hội chưa thường xuyên nên công tác triển khai các công việc chưa nhịp nhàng. Đến tháng 3/2020, được sự đồng ý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh về việc cử nhân sự của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường trực Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk nhiệm kỳ 2018 - 2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cử 01 đồng chí lãnh đạo Sở và 01 đồng chí lãnh đạo Phòng Quản lý Du lịch tham gia bầu vào Ban chấp hành, Ban Thường trực Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk nhiệm kỳ 2018 - 2022 với các chức danh Phó Chủ tịch và chức danh Tổng thư ký Hiệp hội. Đến nay, nhân sự lãnh đạo của Hiệp hội đã ổn định, đã có Văn phòng làm việc cố định và bước đầu đi vào hoạt động theo nền nếp, quy chế.

2.2.3. Thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch về phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh

- Đã điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 để làm cơ sở tập trung đầu tư, phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tình hình hiện tại của địa phương và khu vực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

- Có nhiều Quy hoạch phát triển du lịch được phê duyệt như: Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu du lịch hồ Lắk, huyện Lắk; nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu du lịch dọc sông Sêrêpôk (cụm 03 điểm du lịch), huyện Buôn Đôn; quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu du lịch cụm thác Dray Sáp Thượng và Dray Nur; quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ


Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 8

1/500 dự án du lịch Đồi thông Mêhycô; điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu vực Suối Xanh, thành phố Buôn Ma Thuột; quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500 dự án khu vui chơi giải trí, văn hóa thể thao, du lịch sinh thái tại phần mặt nước và phần hạ lưu hồ thủy lợi Ea Drăng, huyện Ea H’leo; nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án đầu tư và phát triển Vườn quốc gia Chư Yang Sin giai đoạn II (2016-2020); quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500 dự án khách sạn Mường Thanh... Ngoài ra đã khảo sát, lập hồ sơ đề xuất 05 dự án thuộc lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh, gồm: Tổ hợp du lịch sinh thái, vui chơi giải trí và sân golf hồ Ea Nhái – Đắk Lắk; khu nghỉ dưỡng sinh thái hồ Lắk tại khu vực Hồ Lắk; khu du lịch nghỉ dưỡng thiền Hiểu về trái tim – Chư Yang Sin; nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu sân golf Hồ Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột.

- Triển khai các thủ tục dự án “Hỗ trợ phát triển khu vực biên giới” với vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là 10.630 triêu đồng để đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại 03 buôn gồm: Buôn Yang Lành, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, buôn Trinh, phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ; buôn Ja, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông; thực hiện chương trình OCOP về lựa chọn làng/bản đăng ký điểm xây dựng làng văn hóa du lịch gắn với phát triển sản phẩm đặc hữu, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, truyền thống của địa phương với 17 buôn và 12 cụm, làng nghề truyền thống trên các địa bàn các huyện, thị xã, thành phố. Ngoài việc đàu tư phát triển sản phẩm văn hóa đặc thù nói trên, còn kết hợp phát triển du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, các Khu bảo tồn thiên nhiên và tại các cụm thác, sông, hồ... trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Khảo sát thực địa tại 03 buôn (buôn Kmnơng Prông B, xã Ea Tu; buôn Ako Dhông, phường Tân Lợi và buôn Tuôr, xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột) đề xuất phương án xây dựng mô hình điểm về phát triển du lịch cộng


đồng tại thành phố Buôn Ma Thuột. Kết quả đã chon buôn Tuôr, xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột để triển khai chuẩn bị các điều kiện để thực hiện mô hình điểm của đồng bào Ê Đê; đồng thời hỗ trợ buôn Ako Dhông các kỹ năng về xây dựng sản phẩm, kỹ năng phục vụ và thu hút khách đến với Buôn.

2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động du lịch

Triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh về tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát phát hiện xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi gian lận, không niêm yết giá và không bán theo giá niêm yết, nâng giá bất hợp lý, ép giá các dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh du lịch; tăng cường quản lý, giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ trật tự xã hội, bảo đảm môi trường kinh doanh du lịch vào thời điểm tổ chức lễ hội, ngày lễ tết, thời gian cao điểm. Có thể nói hoạt động du lịch đã được tạo điều kiện thuận lợi về mặt cơ sở pháp lý để các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, kinh doanh.

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến hết năm 2019, đã thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất đối với 160 tổ chức, cá nhân (131 cơ sở lưu trú du lịch, 25 đơn vị kinh doanh lữ hành và 04 khu, điểm du lịch ) trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ, du lịch. Qua công tác thanh tra, kiểm tra nhận thấy đa phần các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt quy định của pháp luật; bên cạnh đó có 08 trường hợp (06 cơ sở lưu trú du lịch và 02 đơn vị lữ hành quốc tế ) chấp hành chưa nghiêm, đã lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính, với tổng số tiền là 22 triệu đồng, ngoài ra còn chấn chỉnh, yêu cầu một số tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch.


Nhìn chung, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực du lịch nhằm hướng đến mục tiêu tạo điều kiện, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân theo tinh thần của Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

2.3. Công tác quảng bá, xúc tiến, khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng

2.3.1. Công tác quảng bá, xúc tiến và liên kết hợp tác phát triển du lịch trong tỉnh

Trong thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách đã được tỉnh ban hành nhằm hỗ trợ du lịch phát triển. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch được tỉnh quan tâm, đầu tư về kinh phí. Công tác quảng bá, xúc tiến trên mạng Internet được đẩy mạnh với việc thiết lập và phát triển trang thông tin điện tử quảng bá du lịch có tên miền: daktip.vn, dulichdaklak.gov.vn; xây dựng video du lịch Đắk Lắk gồm: 5 phút và 15 phút, xuất bản các ấn phẩm gồm sách “Du lịch Đắk Lắk” với 02 phiên bản (tiếng Việt và tiếng Anh), đĩa DVD du lịch và bản đồ du lịch Đắk Lắk để giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá du lịch Đắk Lắk đến với du khách đến Đắk Lắk; khảo sát, xây dựng các tuyến điểm, sản phẩm du lịch mới; tổ chức các sự kiện du lịch lớn trong tỉnh như Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột theo định kỳ 02 năm một lần đã được Chính phủ phê duyệt, các sự kiện hưởng ứng Năm du lịch quốc gia, các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch lớn; tiếp đón, làm việc với đoàn xúc tiến du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, đoàn cơ quan báo chí truyền thông trong và ngoài nước đến Đắk Lắk khảo sát điểm đến, dịch vụ và sản phẩm du lịch của tỉnh để thu hút khách du lịch đến Đắk Lắk: Hợp tác - Liên kết phát triển với các tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Định, Gia Lai, Phú Yên,


Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu, Nghệ An, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Hà Tĩnh... xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Xây dựng các gói sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lượng với giá cả hợp lý k m theo những ưu đãi và cam kết cung ứng dịch vụ theo từng chương trình du lịch trọn gói, tập trung vào giới thiệu, quảng bá hình ảnh các khu, điểm du lịch, các loại hình du lịch và các dịch vụ đi k m..., từng bước xây dựng thương hiệu du lịch cho từng doanh nghiệp.

Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk đã tích cực vận động các doanh nghiệp hội viên triển khai thực hiện công tác kêu gọi đầu tư và tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố đã ký kết trong hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Bên cạnh đó, có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và doanh nghiệp, giữa địa phương và Trung ương trong quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua nhiều hoạt động, hình thức khác nhau.

Tích cực nghiên cứu thị trường, xây dựng và tổ chức các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch có trọng tâm trọng điểm, gắn với các sự kiện văn hóa, lễ hội, hội chợ, hội nghị, hội thảo tại tỉnh. Chú trọng xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch tỉnh: Đắk Lắk - Điểm đến của Cà phê thế giới.

2.3.2. Công tác quảng bá, xúc tiến và liên kết hợp tác phát triển du lịch ngoài tỉnh

Hàng năm, tỉnh đã tham gia nhiều Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch tại các hội chợ du lịch trong và ngoài tỉnh như: Hội chợ du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hanoi; Hội chợ du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (ITE- HCMC); hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch các tỉnh trong khu vực; tổ chức gian hàng tại Hội chợ APEC... nhằm nâng cao hình ảnh của du lịch địa phương, đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến nhằm thu hút khách du lịch trong và


ngoài nước, hướng đến tăng lượt khách lưu trú, tăng cao doanh thu từ du lịch, góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà.

Xây dựng thương hiệu du lịch “Đắk Lắk - Điểm đến an toàn, thân thiện, đậm đà bản sắc Tây Nguyên”, nâng cao hình ảnh quê hương con người Đắk Lắk nhằm tạo thế cạnh tranh cho du lịch tỉnh tại các thị trường trọng điểm và sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Góp phần nâng cao nhận thức về du lịch, thu hút sự tham gia của toàn xã hội đối với sự nghiệp phát triển du lịch. Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Đắk Lắk như Famtrip, roadshow,… theo hướng tập trung vào từng thị trường khách.

Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk tổ chức và tham gia các chương trình xúc tiến du lịch, giới thiệu điểm đến Đắk Lắk tại các thị trường trọng điểm và tại một số nước nhân dịp các sự kiện chính trị, ngoại giao, văn hóa, thể thao và du lịch quan trọng giữa Đắk Lắk với các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã làng nghề truyền thống tìm kiếm đối tác, quảng bá sản phẩm trong việc tham gia tại các hội chợ, hội thảo nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Công tác quảng bá, xúc tiến và liên kết hợp tác phát triển du lịch nước ngoài

Tỉnh luôn chủ động hội nhập quốc tế nhằm tăng cường mở rộng quan hệ, hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế để quảng bá hình ảnh của tỉnh đến du khách quốc tế; phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài trong việc tiếp nhận các thông tin để kịp thời thông báo đến các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký tham gia các Hội chợ du lịch quốc tế nhằm tăng cường quảng bá du lịch của tỉnh tại nước ngoài. Tăng cường hợp tác quảng bá, xúc tiến và phát triển sản phẩm du lịch tại châu Âu, Đông Bắc Á, khối ASEAN và hợp tác với các nhà đầu tư tiềm năng. Đẩy mạnh liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh lân cận và với khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, kết nối các chuỗi sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn


Thông qua việc tham gia hội chợ, hội thảo và các sự kiện quảng bá du lịch tại nước ngoài, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cũng đã thiết lập quầy, kios thông tin để quảng bá, giới thiệu mốt số điểm đến nổi bật của tỉnh. Đồng thời, cập nhật tới đối tác quốc tế về các thông tin mới nhất về du lịch của tỉnh Đắk Lắk; tổ chức giao lưu, gặp gỡ các nhà điều hành tour, công ty quản lý điểm đến, khách sạn và du lịch tốt nhất; tặng voucher du lịch miễn phí đến Đắk Lắk…

Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch; vận động các doanh nghiệp du lịch Đắk Lắk tham gia các hội chợ quốc tế và khu vực như ITB Singapore, Hàn Quốc…, kết nối Hiệp hội nước ngoài để quảng bá, xúc tiến sản phẩm, tạo cơ hội nâng cao hình ảnh của dịch vụ và sản phẩm của hội viên tiếp cận với thị trường trung và cao cấp.

Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2017 - 2020: 6,016 tỷ đồng (trong đó, ngân sách nhà nước: 4,891 tỷ đồng; huy động hợp pháp khác: 1,125 tỷ đồng).

Giai đoạn 2016 – 2020, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và sự phối hợp liên kết giữa các doanh nghiệp. Tỉnh Đắk Lắk đã ký kết, hợp tác phát triển du lịch với 16 tỉnh, thành trong cả nước, cụ thể: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Quảng Nam, Quảng Bình, Bà Rịa – Vũng Tàu, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh, Bạc Liêu. Kết quả thực hiện chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa các địa phương đều đảm bảo mục đích và các nguyên tắc trong hợp tác, đúng nội dung của thỏa thuận hợp tác; một số nội dung cơ bản thực hiện trong thời gian qua đã góp phần cho ngành du lịch trao đổi học hỏi kinh nghiệm liên kết cùng nhau phát triển, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản phẩm văn hóa và du lịch… Xây dựng thương hiệu du lịch “Đắk Lắk

– Điểm đến của Cà phê thế giới”, nâng cao hình ảnh quê hương con người

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2023