Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2025 - 2

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hoá của cả nước với hơn 300 năm hình thành và phát triển, TP. HCM là nơi hội tụ nhiều giá trị du lịch với các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, các yếu tố văn hóa dân gian. Đây cũng là một trong những thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút khách du lịch. Những năm qua, ngành du lịch của thành phố luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch quốc tế đến TP. HCM gia tăng đáng kể, góp phần nâng cao vị thế du lịch của thành phố trong khu vực Đông

Nam Á và thế giới. Trong 7 tháng đầu năm 2015, tổng lương khách quốc tế đến

thành phố ước đaṭ 2.392.648 lươṭ , tăng 9,1 % so với cùng kỳ, và đạt 54,3% kế hoạch năm 2015 (4.400.000 lượt). Tổng thu du lịch Thành phố (lữ hành, khách sạn, nhà hàng) ước đạt 51.965 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ. Công suất phòng của các khách sạn lớn dần tăng trở lại tính thời điểm từ tháng 5 đến tháng 7/2015 như:

khách sạn Caravelle từ 46,9% lên 59,8%, khách sạn Sheraton từ 64,3% lên 72,1%, khách sạn Windsor Plaza từ 45,9% lên 61,2%, khách sạn Rex từ 55% lên 58%. Riêng trong năm 2015, thành phố đã đón hơn 19,3 triệu lượt khách du lịch trong nước và 4,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế, chiếm khoảng 57% lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Doanh thu từ du lịch của thành phố trong năm 2015 đạt 94.600 tỷ đồng, tương đương 4,2 tỷ USD, chiếm 9,88% GDP của thành phố và 30,2% doanh thu du lịch của cả nước (Nguồn: Sở Du lịch Tp. HCM, năm 2015)

Trong những năm qua, ngành du lịch TP. HCM cũng đã nỗ lực và sáng tạo tổ chức có định kỳ một số sự kiện du lịch mang tầm vóc quốc gia và quốc tế, dần khẳng định thương hiệu riêng, độc đáo của mình. Để tổ chức, triển khai các sự kiện du lịch một cách hiệu quả, ngành du lịch thành phố đã đề cao và nâng cao tính chuyên nghiệp bằng cách tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng du lịch trong và ngoài nước, để từ đó xác định được những hoạt động, sự kiện cần được xây dựng và đầu tư chiều sâu, như những sự kiện du lịch lớn của thành phố: Hội chợ du lịch


quốc tế ITE-HCMC, Ngày hội du lịch, Lễ hội trái cây Nam Bộ, Liên hoan món ngon các nước.

Nhằm phát triển ngành du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, TP. HCM đã tăng cường liên kết với các quốc gia trên thế giới, các nước trong khu vực, cũng như các địa phương trong cả nước về đầu tư phát triển cơ sở vật chất du lịch và sản phẩm du lịch, liên kết với các công ty du lịch quốc tế về khai thác thị trường khách du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch. Thành phố cũng đã thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư phát triển cơ sở lưu trú du lịch cao cấp, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các doanh nghiệp du lịch đã từng bước xây dựng thương hiệu vững mạnh, xây dựng chuỗi giá trị ngành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, ngành du lịch TP. HCM cũng còn nhiều tồn tại cần vượt qua. Tài nguyên du lịch đang đứng trước thách thức bị cạn kiệt vì sự khai thác chưa hợp lý. Mặc dù thành phố có không ít tài nguyên du lịch như các công trình kiến trúc cổ, các di tích lịch sử (trong đó có nhiều di tích được xếp hạng Nhà nước), hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, Khu du lịch Vườn Cò Thủ Đức, Khu du lịch Đầm Sen…song để ngày càng có nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú, tăng sức hấp dẫn thu hút khách du lịch đến thành phố, kéo dài thời gian lưu trú, nâng mức chi tiêu của khách du lịch là một bài toán không dễ dàng. Trong thực tế, lượng khách trở lại thành phố lần thứ hai vì mục đích du lịch chưa cao. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố đang đứng trước thách thức phải nhanh chóng nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý một cách chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu của khách du lịch quốc tế. TP. HCM là đầu mối giao thông của các tỉnh, thành phía Nam (bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường không), là trung tâm chuyển khách du lịch quan trọng nhất nước ta song hiện nay mạng lưới giao thông của thành phố cũng đang đứng trước nhiều vấn đề nan giải, ảnh hưởng đến việc xây dựng và thiết kế các tuyến du lịch liên kết với các vùng, các nước trên thế giới.

Trong quá trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là từ khi là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), là thành viên của APEC, thực hiện cam

Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2025 - 2


kết với các nước ASEAN… đã đặt ngành du lịch thành phố trước những cơ hội và thách thức to lớn. Ngoài ra, để du lịch TP. HCM phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần phải có một chiến lược phát triển tổng thể, từ đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu chuyên sâu về phát triển du lịch TP. HCM trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 -2025” qua đó góp phần đề xuất các giải pháp khắc phục những khó khăn, bất cập và phát huy các lợi thế nhằm nâng cao hiệu quả phát triển ngành du lịch thành phố trong hội nhập quốc tế.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một số công trình nghiên cứu về du lịch liên quan đến phát triển du lịch TP. HCM được tác giả kế thừa trong luận văn, tiêu biểu như:

- Luận án tiến sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020của tác giả Nguyễn Cao Trí, 2011 đã phân tích hệ thống đánh giá năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp du lịch tại TP HCM trong mối liên hệ với ngành du lịch của các địa phương khác, bài nghiên cứu đã vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu và lý thuyết cạnh tranh để xác định và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp du lịch.

- Đề tài nghiên cứu Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế(Nguyễn Thị Hồng Lâm, 2013) đã đánh giá một cách đầy đủ và chi tiết về thực trạng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, phân tích những thành tựu và hạn chế, tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến các kết quả trên. Từ cơ sở những điểm còn hạn chế bài nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp mang tính tổng hợp và đồng bộ từ phát triển sản phẩm du lịch, giải pháp về đầu tư, liên kết du lịch đến giải pháp phát triển bền vững…đối với kinh tế du lịch vùng Bắc Trung Bộ.


- Tư liệu “Hội nghị Quốc tế về du lịch bền vững ở Việt Nam” do Tổng cục Du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức) được tổ chức tại Huế, tháng 5/1997

- Hội thảo khoa học “Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội, tháng 4/1998.

- Hội thảo “Xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam” được tổ chức vào tháng 9/1999, tại Hà Nội, do Tổng cục Du lịch phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) và Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP).

- Tại Diễn đàn Du lịch Á Âu (ASEM 2008) lần thứ 3 với chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác Á Âu vì sự phát triển du lịch bền vững” đã được tổ chức tại Việt Nam trong tháng 9/2008.

- Hội thảo Quốc tế về “Quản trị du lịch sinh thái cộng đồng”, ngày 12/5/2010, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, do Học viện MêKông (Thái Lan) và Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế phối hợp tổ chức.

- Hội thảo khoa học với chủ đề: “Hướng dẫn phát triển du lịch có trách nhiệm” tháng 6/2012, do Tổng cục Du lịch đã phối hợp cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Tây Ban Nha tổ chức.

- Hội thảo khoa học nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường cho ngành Du lịch Việt Nam” trong thực hiện “Chiến lược phát triển Du lịch giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030”.

- Hội thảo “Du lịch xanh nhằm hướng tới phát triển du lịch Việt Nam bền vững” tháng 4/2013, dự án MEET-BIS đã phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức, trong đó, rất nhiều tham luận được trình bày về cơ sở lí luận và những kinh nghiệm thực tiễn phát triển Du lịch của Việt Nam theo hướng bền vững và gắn với hội nhập quốc tế.

Các công trình nghiên cứu nêu trên đều có những giá trị về lý luận và thực tiễn nhất định đối với phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và hoàn thiện về phát triển du lịch TP. HCM trong hội nhập quốc


tế, đặc biệt là từ khi Việt Nam trở thành viên chính thức của WTO, tham gia APEC và hội nhập sâu vào nền kinh tế của khu vực và thế giới.

3. Mục tiêu nghiên cứu

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng ngành du lịch TP. HCM, tác giả đã đề xuất những chính sách và giải pháp phát triển ngành du lịch TP HCM đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và UBND thành phố những cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển du lịch TP. HCM đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phát triển của ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế.

Phạm vi nghiên cứu là thực trạng hoạt động của ngành du lịch trên địa bàn TP. HCM trong giai đoạn 2005 – 2015, từ đó đề xuất các chính sách và giải pháp cho phát triển du lịch TP.HCM trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận nghiên cứu bao gồm: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp phân tích và tổng hợp.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: phân tích so sánh, đối chiếu (các chỉ số phát triển du lịch TP HCM qua các thời kỳ qua đó kết luận, đánh giá về động thái phát triển…); phương pháp phân tích số liệu thống kê thứ cấp có tính điển hình. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu bao gồm: nghiên cứu sự phát triển du lịch

TP. HCM gắn với quá trình hội nhập quốc tế.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế

Chương 2: Thực trạng hoạt động của ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế thời gian qua


Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2025.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ.

1.1. Những khái niệm, đặc điểm cơ bản về du lịch, sản phẩm du lịch và thị trường du lịch:

1.1.1. Du lịch và sản phẩm du lịch

1.1.1.1. Du lịch

Có nhiều khái niệm về du lịch theo Michael M.Coltman (2003) cho rằng: Du lic̣ h là quan hê ̣ tương hỗ do sự tương tá c của bốn nhó m: du khá ch, cơ quan cung ứ ng

du lic̣ h, chính quyền và dân cư tai

cá c điểm đến du lic̣ h tao

nên.

- Theo Tổ chức Du lịch Quốc tế (IUOTO - International Union of Official

Travel Organization): Du lic̣ h được hiểu là hoat

đôn

g du hà nh đến nơi khá c vớ i đia

điểm cư trú của mình nhằ m muc đích không phải để là m ăn, tứ c không phải là m môt

nghề hay môt

viêc

kiếm tiền sinh sống.

- Hôi

nghi ̣Liên Hợp Quốc về du lic̣ h hop

ở Roma-Italia (21/8 - 5/9/1963): “Du

lic̣ h là cả môt

quy trình gồm tất cả cá c hoat

đôn

g của du khá ch từ lú c dự trù chuyến đi

cho đến lú c di chuyển và đến nơi cư trú , ăn ở, mua sắm, giải trí, giao tiếp, nghỉ ngơi…

đến lú c trở về nhà và hồi tưởng”. Định nghĩa này đươc đánh giá là đầy đủ vì ̀ a chỉ rõ

đươc

nhu cầu, muc

đích của du khách và nôị dung của hoaṭ đôṇ g du lic̣ h.

- Hôi

nghi ̣quốc tế về thống kê du lic̣ h ở Ottawa, Canada, 24-28/6/1991 đã đưa

ra điṇ h nghia

về du lic̣ h như sau: “Du lic̣ h là cá c hoat

đôn

g của con ngườ i đi tớ i môt

nơi ngoà i môi trườ ng thườ ng xuyên (nơi ở thườ ng xuyên của mình) trong môt khoảng

thờ i gian ít hơn khoảng thờ i gian đã được cá c tổ chứ c du lic̣ h quy điṇ h trướ c, muc đích

của chuyến đi không phải là để tiến hà nh cá c hoat vù ng tớ i thăm”.

đôn

g kiếm tiền trong pham

vi của

Theo Luật du lịch Việt Nam: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoản thời gian nhất định

Từ góc độ nghiên cứu chúng tôi đưa ra điṇ h nghiã : Du lic̣ h là môt ngà nh kinh

doanh tổng hơp

bao gồm cá c hoat

đôn

g tổ chứ c, hướ ng dân

du lic̣ h, sản xuất trao đổi


hà ng hoá và dic̣ h vụ của những tổ chứ c, xí nghiêp

đăc

biêṭ , nhằm đá p ứ ng nhu cầu vê

đi laị , lưu trú , ăn uống, vui chơi giải trí và cá c nhu cầu khá c của khá ch du lic̣ h.

Từ khái niệm trên, cho chúng ta thấy du lịch không chỉ đơn thuần của một hoạt động, mà tổng hoà nhiều mối quan hệ và hiện tượng nảy sinh từ điều kiện và tác động qua lại giữa các đối tượng là khách du lịch, tài nguyên du lịch và ngành du lịch. Nhu cầu du lịch của người du lịch là yếu tố dẫn đến sự phát sinh của toàn bộ hoạt động du lịch. Đối tượng trực tiếp của du lịch là di tích, cảnh quan và vật mua sắm. Sự tiếp xúc qua lại và tác động lẫn nhau giữa người du lịch và tài nguyên du lịch thông qua một cơ chế thị trường để tiến hành vận động mới có thể thực hiện, vì thế ngành du lịch làm trung gian môi giới giữa hai đối tượng ấy, làm hình thành thị trường du lịch, làm hài hòa và thực hiện quan hệ giữa sự tiêu dùng của người du lịch và khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch.

Bên cạnh, du lịch là một hoạt động của con người được diễn ra ngoài nơi cư trú thường xuyên, nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một thời gian nhất định. Đồng thời, từ khái niệm về du lịch cho ta thấy rõ hơn du lịch là tổng hợp các mối quan hệ giữa khách du lịch, tài nguyên du lịch và ngành quản lý du lịch, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự phát triển hoặc ngược lại của chủ thể này sẽ tác động trực tiếp đến các chủ thể còn lại. Chính vì thế, ngành du lịch cần phải có những giải pháp đồng bộ tác động lên các chủ thể này mới đảm bảo đưa hoạt động ngành du lịch phát triển một cách bền vững.

Khách du lịch là những người rời khỏi nơi ở thường xuyên trong khoảng thời gian dưới một năm và chi tiêu tiền bạc tại nơi họ đến thăm mà không kiếm tiền ở đó. Khách du lịch là một người đi tự nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và sự thay đổi thu nhận được từ một chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên.

Du khách là chủ thể của hoạt động du lịch, chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động du lịch là đối tượng chủ yếu và xuất phát điểm cơ bản của khai thác kinh doanh, phục vụ của ngành du lịch, đồng thời đây là nơi chủ yếu để ngành du lịch

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí