Khái Niệm Khai Thác Và Bảo Vệ Công Trình Thủy Lợi


1.1.1.4 Vai trò của Công trình thủy lợi

Thứ nhất, Thủy lợi có vai trò đặc biệt quan trọng trong SX nông nghiệp, bên cạnh đó còn góp phần phát triển công nghiệp và các ngành nghề khác.

Thứ hai, Đối với SX nông nghiệp hệ thống CTTL vừa là phương tiện SX vừa là điều kiện phục vụ tạo tiền đề cho các biện pháp kỹ thuật liên hoàn khác phát huy hiệu quả. Trong SX nông nghiệp, việc đảm bảo nước tưới là yếu tố vô cùng quan trọng để thâm canh, tăng năng suất cây trồng.

Thứ ba, thủy lợi còn có đóng góp to lớn trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường nước bị ô nhiễm.

Thứ tư, CTTL góp phần làm cho nông thôn phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội.

Thứ năm, Các CTTL còn có tác dụng ngăn nước, giữ nước, điều tiết dòng chảy theo ý đồ của con người và đã tạo nên những khả năng to lớn của con người trong việc khai thác và sử dụng, chế ngự, điều tiết tự nhiên cho phát triển kinh tế và đời sống. Hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho những khu vực bị hạn chế nước tưới tiêu cho nông nghiệp đồng thời khắc phục được tình trạng khi thiếu mưa kéo dài và gây ra hiện tượng mất mùa mà trước đây tình trạng này là phổ biến.

Thứ sáu, ngoài ra các CTTL góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân, giải quyết nhiều vấn đề xã hội từ đó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân cũng như góp phần ổn định về kinh tế và chính trị trong cả nước.

1.1.1.5 Khái niệm khai thác và bảo vệ Công trình thủy lợi

a. Khai thác công trình thủy lợi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Khai thác CTTL là việc khai thác, sử dụng tiềm năng và lợi thế của CTTL để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường [18].


Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 3

b. Bảo vệ công trình thủy lợi

Bảo vệ CTTL được hiểu đó là hoạt động chống lại những xâm hại, xâm phạm tới các CTTL để đảm bảo cho các công trình nguyên vẹn và an toàn [18].

1.2. Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi

1.2.1.1 Khái niệm Quản lý nhà nước

QLNN là hoạt động thực thì quyền lực NN do các cơ quan NN thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi.

QLNN được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy NN từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điểu hành, quản lí hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của NN.

Chủ thể QLNN là cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy NN, được sử dụng quyển lực NN để quản lí. Pháp luật là công cụ chủ yếu của quản lí NN. Đối tượng quản lí NN là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong một quốc gia, là sinh hoạt, đời sống của xã hội diễn ra trên từng lĩnh vực.

1.2.1.2 Khái niệm QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL

QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL là sự tác động mang tính tổ chức và quyền lực của các cơ quan NN có thẩm quyền lên các quan hệ xã hội trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ CTTL nhằm đảm bảo cho hoạt động khai thác và bảo vệ CTTL diễn ra theo đúng quy định của Pháp luật và nhằm đạt được mục tiêu đã xác định.


QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL là một quá trình từ việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ các CTTL; tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về khai thác và bảo vệ các CTTL; tổ chức thực hiện pháp luật đến việc tổ chức bộ máy thực hiện cũng như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khai thác và bảo vệ các CTTL.

QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL là sự phối hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý được giao của cơ quan NN với các đơn vị khác thuộc hệ thống QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL được pháp luật quy định, nhằm khai thác và bảo vệ các CTTL một cách có hiệu quả, đảm bảo việc khai thác và bảo vệ các CTTL đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vì con người, cộng đồng, xã hội cũng như bảo vệ môi trường sống bền vững.

1.2.1.3 Vai trò QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL

Vai trò thứ nhất trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của các cơ quan NN là vai trò điều tiết. CTTL được coi là hàng hóa và dịch vụ công cộng, thường do NN đóng vai trò người cung cấp thông qua ngành kinh tế công cộng. Những sản phẩm này đều gắn liền với đất đai, nguồn nước dịch vụ và sẽ được cung cấp với chi phí thấp hơn nếu như CTTL được sử dụng có hiệu quả

Vai trò thứ hai của QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL là vai trò định hướng. NN ban hành khuôn khổ pháp luật, thực hiện chính sách, khuyến khích hỗ trợ, kiểm soát, trọng tài nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên tham gia, hỗ trợ người dân làm kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái. Tất cả những hoạt động đó đều mang tính định hướng để hoạt động khai thác và bảo vệ CTTL được diễn ra đúng mục tiêu, tránh chệnh hướng với mục tiêu đã đề ra


Vai trò thứ ba của QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL là điều hòa các mâu thuẫn. Trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào đều có những mâu thuẫn phát sinh và trong khai thác và bảo vệ CTTL cũng xuất hiện nhiều mâu thuẫn xảy ra nên cần có sự can thiệt của cơ quan NN để điều hòa các mâu thuẫn phát sinh

Vai trò thứ tư của cơ quan NN về khai thác và bảo vệ CTTL là điều tiết sự vận hành kinh tế thủy lợi. CTTL có ảnh hưởng lớn sự phát triển của ngành nông nghiệp và một số ngành khác nên cần có sự điều tiết của cơ quan NN để đảm bảo sự công bằng trong quá trình khai thác CTTL. Nếu không có sự can thiệp của cơ quan NN dễ tiềm ẩn yếu tố độc quyền. Khi đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các ngành khác nên phải có sự tham gia quản lý của các cơ quan NN

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi

1.2.2.1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về khai thác và bảo vệ CTTL.

Một trong những chức năng quan trọng trong công tác QLNN đó là chức năng định hướng. Để đảm bảo việc khai thác và bảo vệ các CTTL hoạt động hiệu quả, thống nhất, đồng bộ và phù hợp với tình hình phát triển của mỗi địa phương thì các cơ quan NN có nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về khai thác và bảo vệ CTTL. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về khai thác và bảo vệ CTTL là nội dung quan trọng trong công tác QLNN về lĩnh vực này, nếu không có xây dựng chiến lược, kế hoạch cụ thể thì hoạt động khai thác và bảo vệ CTTL sẽ diễn ra một cách tự phát, không thống nhất.

Chính sách về khai thác và bảo vệ CTTL là những quy định cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ được thực hiện trong một thời gian nhất định,


trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc tính chất đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa... Muốn định ra chính sách đúng các cơ quan NN phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu, phương hướng được xác định trong đường lối, nhiệm vụ chung vừa linh hoạt vận dụng vào điều kiện thực tế của mỗi địa phương, mỗi đơn vị.

Song song với việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về khai thác và bảo vệ CTTL thì các cơ quan NN cần tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về khai thác và bảo vệ CTTL. Cần phải có sự chỉ đạo, có kiểm tra giám sát thì các quy hoạch, kế hoạch, chính sách về khai thác và bảo vệ các CTTL mới diễn ra đúng kế hoạch, đúng định hướng

1.2.2.2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về khai thác và bảo vệ CTTL

Để quản lý và điều tiết thống nhất toàn bộ hoạt động liên quan đến khai thác và bảo vệ CTTL, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động khai thác và bảo vệ CTTL thì nhiệm vụ của các cơ quan QLNN là phải ban hành các chính sách văn bản. Thông qua các chính sách, các văn bản đó thì mới có thể điều chỉnh được các quan hệ phát sinh trong quá trình QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL. Song song với việc ban hành các văn bản để quản lý, điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động khai thác và bảo vệ CTTL thì các cơ quan NN có nhiệm vụ tổ chức thực hiện để các văn bản, chính sách được được thực hiện vào thực tế.

Các cơ quan QLNN về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi có nhiệm vụ thi hành Luật Thủy lợi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về khai thác và bảo vệ CTTL


1.2.2.3 Thực hiện công tác tổ chức, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng những người làm công tác QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL

Chính phủ thống nhất QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL. Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL.

a. Cấp Trung ương

Bộ NN&PTNT là cơ quan QLNN về thủy lợi, cơ quan giúp Bộ NN &PTNT thực hiện chức năng QLNN về thủy lợi là Tổng cục thủy lợi. Ngoài ra còn có một số cơ quan khác như Vụ Kế hoạch, Cục quản lý xây dựng công trình, Ban đổi mới doanh nghiệp. Bộ NN &PTNT là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện QLNN về thủy lợi, có trách nhiệm sau đây:

- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan NN có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi;

- Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động thủy lợi; tổ chức xây dựng, phê duyệt quy trình vận hành CTTL thuộc phạm vi quản lý;

- Chỉ đạo điều hòa, phân phối nước và tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch sử dụng nước trong hệ thống CTTL phục vụ sinh hoạt, SX nông nghiệp và các ngành kinh tế khác; chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện việc điều tiết nước hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi trong trường hợp hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;

- Tham gia ý kiến về chiến lược, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch khác liên quan đến hoạt động thủy lợi;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng;


- Tổ chức quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, dự báo, cảnh báo về hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, diễn biến bồi lắng, xói lở CTTL, bờ sông, bờ biển; số lượng, chất lượng nước liên quan đến CTTL phục vụ SX nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác;

- Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép các hoạt động trong phạm vi bảo vệ CTTL;

- Quản lý việc bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa CTTL;

- Tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL theo thẩm quyền; quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;

- Tổ chức thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi; dự báo thời hạn ngắn, thời hạn vừa, thời hạn dài về nguồn nước phục vụ hoạt động thủy lợi và các nhu cầu dùng nước khác;

- Tổ chức kiểm kê nguồn nước trong CTTL, kết hợp với dự báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để lập phương án tích trữ, điều hòa, phân phối, sử dụng nước;

- Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến về thủy lợi; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người tham gia hoạt động thủy lợi;

- Quản lý, phân bổ tiền hỗ trợ sử dụng SPDV CITL đối với tổ chức, cá nhân khai thác CTTL do Bộ quản lý;

- Tổ chức thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về thủy lợi;

- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thủy lợi;

16


- Đầu mối hợp tác quốc tế về hoạt động thủy lợi.


a. Cấp địa phương

- Tổ chức bộ máy ở cấp tỉnh: Sở NN & PTNT trực tiếp tham mưu giúp UBND cấp tỉnh về thủy lợi. Các đơn vị chuyên môn giúp Sở NN &PTNT quản lý thực thi nhiệm vụ QLNN về thủy lợi được tổ chức theo các hình thức sau: các phòng chuyên môn thuộc Sở hoặc các chi cục thuộc Sở.

- Tổ chức bộ máy ở cấp huyện: ở cấp huyện không có phòng chuyên trách về thủy lợi. Phòng NN & PTNT ở các huyện và phòng Kinh tế ở các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện QLNN ở địa phương về thủy lợi.

1.2.2.4 Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác và bảo vệ Công trình thủy lợi

Tuyên truyền phổ biến kiến thức, pháp luật về khai thác và bảo vệ CTTL là một trong những công cụ quan trọng để nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và người dân hiểu biết về Luật Thủy lợi, nhằm phổ biến kịp thời những quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ các CTTL đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Các cơ quan QLNN làm tốt công tác tuyên truyền kiến thức, pháp luật về khai thác và bảo vệ các CTTL sẽ góp phần hạn chế những vi phạm về khai thác và bảo vệ CTTL cũng như nâng cao được tính hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động QLNN.

Chính vì vai trò quan trọng của công tác tuyên tuyền, phổ biến pháp luật về khai thác và bảo vệ CTTL nên trong hoạt động quản lý của mình các cơ quan NN cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề này. UBND các cấp có nhiệm vụ tăng cường công tác tuyên truyền pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/02/2023