Giúp các DNDL tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, tiếp cận vốn, đảm bảo tham gia các HĐDL.
- Công tác kiểm tra kiểm soát HĐDL được chú trọng, nắm bắt thực tế hoạt động của cơ sở, tình hình hoạt động của DNDL, kịp thời chỉ đạo giúp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đồng thời xử lý vi phạm kịp thời, từ đó tạo được sự gắn bó với các địa phương quận, huyện trên địa bàn và sự tin tưởng của doanh nghiệp và du khách.
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế
2.4.2.1. Những hạn chế
Một là, việc hoạch định phát triển du lịch còn hạn chế, do đó, HĐDL của quận Hoàn Kiếm có phát triển nhưng chưa xứng tầm với một quận trung tâm Thành phố của cả nước, chưa phát huy, khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch, thiếu những khu vui chơi giải trí tầm cỡ, hiện đại, những công trình tạo điểm nhấn nhằm thu hút khách du lịch. Sản phẩm du lịch của quận tuy có phát triển và thu được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng còn thiếu tính độc đáo, hấp dẫn; dịch vụ du lịch chưa đa dạng, phong phú. Sản phẩm du lịch phân bố không đồng đều, tuyến phố đi bộ và một số điểm du lịch mới hình thành nhưng chưa bổ sung dịch vụ thu hút du khách. Hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp, thiếu những sản phẩm du lịch đặc sắc, có tích hấp dẫn cao để kéo dài thời gian lưu trú của du khách, vẫn còn hiện tượng chèo kéo, ép giá, ép khách du lịch. Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại và du lịch chưa thực sự mang lại hiệu quả, chưa tổ chức được các sự kiện quảng bá, xúc tiến thương mại, du lịch quy mô, chất lượng.
Hai là, trong xây dựng và thực thi chính sách về HĐDL trên địa bàn còn chậm chuyển biến trong việc thu hút đầu tư vào các dự án lớn, chưa có những dự án quy mô, đột phá cho HĐDL. Nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch còn hạn chế, chưa đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển. Một số đề án, dự án nhằm tạo thêm động lực cho phát triển kinh tế của quận chưa được triển khai, chậm
tiến độ, chưa đáp ứng được yêu cầu, như: đề án “Phát triển bãi giữa, bãi ven sông Hồng, quận Hoàn Kiếm thành Không gian văn hóa, du lịch”; xây dựng phương án tổng thể đầu tư, kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn quận; dự án đầu tư xây dựng không gian ngầm và trung tâm thương mại, dịch vụ chất lượng cao tại khu vực 40 Thành Hà, 17B Nguyễn Thiện Thuật. Hạ tầng giao thông tuy đã được quan tâm đầu tư nâng cấp nhưng vẫn hạn chế so với yêu cầu. Việc đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của Thành phố nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng triển khai còn thiếu quyết liệt.
Việc phối hợp giữa các cơ quan QLNN để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển du lịch chưa được triển khai đồng bộ, năng lực tổ chức quản lý HĐDL còn yếu kém ở tầm nhìn dài hạn về phát triển du lịch bền vững; chưa khai thác hết tiềm năng du lịch; chưa có chiến lược phát triển HĐDL phù hợp; chưa kết nối được các điểm du lịch; chưa tạo được điểm du lịch riêng hấp dẫn, bền vững… Vì vậy, du lịch trên địa bàn phát triển chưa vững chắc và còn nhiều hiện tượng tiêu cực.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Quận Hoàn Kiếm
- Số Lượng Đội Ngũ Cán Bộ Qlnn Về Du Lịch Quận Hoàn Kiếm
- Kết Quả Thanh Tra, Kiểm Tra Hoạt Động Du Lịch Từ 2015 -10/2021
- Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Đối Với Du Lịch Trên Địa Bàn Quận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội
- Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 16
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Ba là, xúc tiến và tổ chức HĐDL còn chưa thật chuyên nghiệp, sức cạnh tranh của DNDL còn yếu. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch trên địa bàn quận là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khả năng hội nhập, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn hạn chế; số lượng, chất lượng các loại hình dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu. Sự liên kết giữa các quận trong khai thác tuyến, điểm du lịch chưa chặt chẽ. Việc gắn du lịch với các làng nghề truyền thống chưa được quan tâm đúng mức.
Bốn là, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch còn hạn chế, nhất là về trình độ ngoại ngữ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ lao động. Bên cạnh đó, công tác đào tạo , bồi dưỡng nguồn nhân lực chậm đáp ứng yêu cầu, tỉ lệ lao động qua đào tạo chuyên ngành còn thấp so với nhu cầu ngày càng phát triển. Đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên của thành phố còn thiếu và hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. Các
phường trên địa bàn quận gặp khó khăn về nhân sự chuyên trách du lịch và kinh phí HĐDL. Đặc biệt, cơ quan QLNN về du lịch của quận Hoàn Kiếm là Phòng Kinh tế chưa phù hợp với quy định, trong khi các quận trên địa bàn Thành phố là Phòng Văn hóa Thông tin.
Năm là, một số kết cấu hạ tầng, điểm du lịch, môi trường du lịch ở một số lĩnh vực đã xuống cấp, đặc biệt là môi trường tự nhiên với tình hình biến đổi khí hậu. Việc quản lý bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa còn chưa bắt kịp với phát triển của HĐDL. Thành phố nói chung và các điểm du lịch nói riêng còn thiếu các khu vệ sinh đạt chuẩn. Văn minh thương mại còn tồn tại, hiện tượng kinh doanh lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trên một số tuyến phố còn phổ biến, hiệu quả hoạt động của các chợ truyền thống trong Trung tâm thương mại chưa được cải thiện. Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo ATTP, vi phạm hành nghề y dược tư nhân, kinh doanh dịch vụ văn hóa có điều kiện còn diễn biến phức tạp.
Sáu là, cơ sở vật chất k thuật du lịch như cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ du lịch chưa đồng bộ, thiếu về số lượng, chất lượng (đặc biệt là thiếu các cơ sở lưu trú có chất lượng cao, hạng 4-5 sao), chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng và nhu cầu đa dạng của du khách.
2.4.2.2. Nguyên nhân hạn chế
* Nguyên nhân khách quan
- Nhận thức của các bên liên quan về vai trò du lịch, ngành kinh tế mũi nhọn trong sự phát triển KT-XH của thành phố nói chung và quận nói riêng chưa sâu sắc. Hiểu biết về du lịch và QLNN về du lịch trong bối cảnh Việt Nam HNQT ngày càng sâu rộng hiện nay còn hạn chế. Trong tình hình và điều kiện hiện nay, khi phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nội dung, phương thức HĐDL và QLNN về du lịch thay đổi mạnh mẽ, nhưng hiểu biết về du lịch, cũng như QLNN về du lịch còn chưa theo kịp với tình hình mới.
- Tính chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vướng mắc của cán bộ phụ trách du lịch của đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Một số cán bộ làm công tác QLNN về du lịch còn thiếu nghiệp vụ chuyên ngành du lịch hoặc dịch vụ liên quan, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu. Tổ chức bộ máy phụ trách du lịch còn bất cập.
- Cạnh tranh gay gắt, thị trường biến động đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch của quận.
- Mật độ dân cư cao kéo theo nhiều phức tạp về trật tự an toàn xã hội, gây áp lực lớn đến cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị. Hệ thống hạ tầng k thuật đô thị quận đã được quan tâm đầu tư song còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng.
- Công tác phổ biển, tuyên truyền để nâng cao hiểu biết về du lịch, QLNN về du lịch chưa được quan tâm đúng mức.
- Chưa chủ động, kiến tạo vươn ra thị trường, gắn bó với thị trường, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong tình hình HNQT.
* Nguyên nhân chủ quan
- Chưa có cơ chế, chính sách để khuyến khích, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nhà đầu tư có tiềm lực vào phát triển du lịch. Sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch còn bất cập, các khu vui chơi giải trí và dịch vụ bổ trợ cho khách du lịch còn chưa phong phú
- Nguồn nhân lực tham gia HĐDL, phục vụ cho phát triển du lịch còn chưa đáp ứng được nhu cầu.
- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn chậm trong xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển ngành của thành phố, còn thụ động chưa vươn ra các thị trường mới, đáp ứng thị trường quốc tế.
- Các di tích lịch sử còn thiếu dịch vụ phụ trợ để phát triển du lịch.
Tiểu kết chương 2
Trong Chương này, Luận văn đã giới thiệu tổng quát về tình hình kinh tế- xã hội, tiềm năng du du lịch. Đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động du lịch, quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn quận, cụ thể: đánh giá, phân tích thực trạng ban hành, hướng dẫn và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng thực hiện quy hoạch phát triển du lịch; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn quận; chính sách phát triển du lịch; tuyên truyền xúc tiến quảng bá du lịch; kiểm tra, thanh tra các hoạt động du lịch và xã hội hóa hoạt động quản lý nhà nước về du lịch… Trên cơ sở đó, tìm ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân tác động đến quản lý nhà nước trên địa bàn quận Hoàn Kiếm trong thời gian qua. Kết quả có được từ Chương 2 là những cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch nhằm giúp cho du lịch Hoàn Kiếm phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có của mình
.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Tác động của dịch Covid-19 đối với ngành du lịch
Năm 2020 và năm 2021 dịch Covid - 19 bùng phát đã ảnh hưởng nền kinh tế toàn cầu. Sau các đợt dịch, nhất là đợt dịch thứ 4 đang hoành hành ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, du lịch có lẽ đã thực sự chạm đáy khi không thoát khỏi tình trạng khủng hoảng chung của du lịch toàn cầu. Có thể nói đây là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử của du lịch toàn cầu nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng. Những tưởng du lịch bắt đầu có hy vọng, có thể lấy đà hoạt động trở lại sau đợt dịch bùng phát lần thứ 3 được khống chế thì cơn “siêu bão” thứ tư của đại dịch COVID-19 đã bất ngờ ập tới dập tắt mọi hy vọng mới le lói của những người làm du lịch Việt Nam. Diễn biến phức tạp, kéo dài, xuất hiện biến chủng mới nguy hiểm hơn và chưa có dấu hiệu được kiểm soát, có thể nói đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 thực sự là một đòn chí mạng làm cho du lịch trong nước vốn đang lao đao. Đợt dịch lần thứ 4 bùng phát đúng vào thời điểm du lịch chuẩn bị đón mùa cao điểm (tháng 4) đã khiến cho ngành công nghiệp không khói một lần nữa lao đao và thực sự tụt dốc khi các chỉ số tăng trưởng đang chạm đáy, gần như bằng 0. Ở thời điểm hiện tại hầu hết các doanh nghiệp lữ hành đang phải đóng cửa chống dịch; nhiều doanh nghiệp xin rút giấy phép kinh doanh; các nhà hàng, khách sạn nguội lạnh; xe du lịch nằm bãi.... du lịch đang kêu cứu khẩn thiết đó chính là thực trạng u ám, đáng báo động của du lịch hiện nay.
Không chỉ có Việt Nam mà có lẽ đây là tình trạng chung của du lịch hầu hết các quốc gia trên thế giới trong thời điểm dịch COVID-19 đang hoành hành. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 2021, đại dịch COVID-19 dự
kiến sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 2,4 nghìn tỷ USD. Song trên thực tế, con số thiệt hại còn khủng khiếp hơn rất nhiều, bởi thời gian đình trệ du lịch vì COVID-19 chưa biết đến bao giờ mới kết thúc. Du lịch toàn cầu, ở cả các nước phát triển và đang phát triển đều phải chịu tác động khủng khiếp của đại dịch, ước tính lượng khách đến du lịch giảm từ 60- 80%. Ở Việt Nam tại thời điểm này du lịch quốc tế hầu như hoàn toàn “đóng băng”, du lịch nội địa có rục rịch ở những “vùng xanh” nhưng không đáng kể.
Theo thống kê Destination Insights của Google, nhu cầu tìm kiếm thông tin của khách du lịch nội địa sụt giảm mạnh từ đầu tháng 5 đến nay, có thời điểm thấp hơn 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Đầu tháng 3 đến cuối tháng 4/2021 khi dịch COVID-19 ở trong nước được kiểm soát, lượng tìm kiếm thông tin của khách du lịch nội địa tăng mạnh so với 2 tháng đầu năm, cũng như so với cùng kỳ năm 2020. Nhưng từ cuối tháng 4/2021 dịch COVID-19 bùng phát trở lại, lượng tìm kiếm thông tin của khách du lịch nội địa nhanh chóng giảm mạnh và duy trì ở mức rất thấp đến tận thời điểm này. Dữ liệu này cũng phù hợp với thống kê của Tổng cục Du lịch về lượng khách du lịch nội địa, cụ thể trong tháng 4/2021, khách du lịch nội địa đạt 9 triệu lượt, thì đến tháng 5 giảm xuống còn 3,5 triệu lượt, tháng 6 là 1,5 triệu lượt và tháng 7 chỉ có 0,5 triệu lượt.
Nhu cầu tìm kiếm thông tin về cơ sở lưu trú du lịch cũng giảm mạnh từ đầu tháng 5 đến nay, có lúc giảm gần 90% so với cùng kỳ năm 2020. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, trong tháng 4/2021 cả nước có 4,6 triệu lượt khách lưu trú thì đến tháng 5 chỉ còn 1,8 triệu lượt, tháng 6 còn 0,9 triệu lượt và tháng 7 chỉ là 0,3 triệu lượt. Tháng 8, tháng 9 du lịch còn thảm hại hơn nữa, các chỉ số có thể sẽ trở về 0, du lịch đã thực sự chạm đỉnh đáy. Bởi trong thời điểm này những trung tâm du lịch lớn là Hà Nội, Sài Gòn và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước đều áp dụng chỉ thị 15, 16 của Chính phủ để đảm bảo phòng chống dịch, du lịch hầu như tê liệt hoàn toàn. Và theo dự báo tình hình dịch COVID-19 ở một số
tỉnh thành trong nước nhất là Thành phố Hồ Chí Minh sẽ còn kéo dài hết năm nay, thậm chí sang các năm tiếp theo, vì thế hy vọng về một ngày kia du lịch nội địa sẽ lại “cất cánh” là một điều vô cùng xa vời. Bởi sau 4 đòn chí mạng của dịch COVID-19 hầu như tiềm lực của các công ty lữ hành đã cạn kiệt, nhiều công ty công bố phá sản không còn sức gượng dậy để phục hồi. Các chuyên gia cũng cho rằng dịch bệnh kéo dài, khiến cho hàng loạt người lao động lâm vào cảnh thất nghiệp, phải chật vật mưu sinh, khi hết dịch các cơ quan, xí nghiệp, công ty, hộ gia đình.... sẽ đều tập trung vào làm kinh tế và thắt chặt chi tiêu. Vì thế cơ hội cho du lịch hồi sinh sẽ là rất khó khăn. Thậm chí sau dịch sẽ còn đặt du lịch vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt để tồn tại giữa các công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn. Đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại ngành, thanh lọc những công ty, đơn vị làm ăn chụp giựt, tạo điều kiện để những công ty du lịch sạch khẳng định thương hiệu và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
3.2. Chiến lược phát triển du lịch trong tình hình dịch Covid-19
Hy vọng vào sự hồi sinh của du lịch trong ngày một ngày hai ngay sau khi dịch bệnh được khống chế theo kiểu “công tắc điện”, nghĩa là hết dịch thì mở, có dịch thì đóng như các đợt trước là điều vô cùng khó khăn, thậm chí không tưởng. Bởi các chuyên gia đã khẳng định, trong đợt dịch lần thứ 4 này để dịch hoàn toàn chấm dứt, bình thường hóa lại cuộc sống cho người dân sẽ còn lâu dài. Trước mắt chúng ta phải xây dựng kịch bản sống chung với COVID-19. Không chỉ ở Việt Nam mà các nước trong khu vực đặc biệt là châu Á - thị trường du lịch trọng điểm hàng đầu của Việt Nam hiện nay cũng đang có số ca mắc COVID-19 cao nhất trên thế giới. Lúc này các nước đều áp dụng lệnh hạn chế bay, vì vậy mong muốn bình thường hóa lại các hoạt động du lịch quốc tế là điều vô cùng khó khăn ngay cả khi chúng ta áp dụng “hộ chiếu vắc xin”. So với du lịch quốc tế, du lịch nội địa có khả thi hơn sau khi dịch được khống chế nhưng để du lịch nội địa có thể “cất cánh” sau đại dịch COVID-19 lần thứ 4 cũng không phải đơn giản. Các dự báo hiện nay đều khẳng định, ngành du lịch thế giới nói chung và