Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 16


lịch, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn cho khách du lịch, cải tiến các thủ tục hành chính, tăng khả năng cạnh tranh, thu hút khách tham quan, nghỉ dưỡng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Đẩy mạnh việc liên kết giữa các phường để quảng bá xúc tiến, tạo dựng thương hiệu cho các sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng, trên cơ sở nghiên cứu k lưỡng về tính liên kết địa phương nhằm phát huy tối đa các nguồn lực về tài nguyên tự nhiên và nhân văn; phối hợp, liên kết tổ chức các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch trong và ngoài nước để nâng cao tính chuyên nghiệp, quy mô, hiệu quả, tiết kiệm; tránh tình trạng manh mún, trung lặp, dàn trải trong hoạt động quảng bá xúc tiến; tăng cường sự liên kết trong việc tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch, phát triển sản phẩm, kết nối tour, liên tỉnh, liên vùng, xúc tiến đầu tư, quảng bá xây dựng thương hiệu du lịch bền vững trong mối quan hệ phát triển du lịch liên vùng.

Liên kết giữa khu vực nhà nước với tư nhân, trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân lĩnh vực du lịch trong việc tổ chức các hoạt động phát triển thị trường; phối hợp cùng doanh nghiệp, hiệp hội du lịch thực hiện công tác quảng bá xúc tiến, gắn với việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch của quận với quảng bá thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp; đồng thời có cơ chế phối hợp, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm hợp lý bảo đảm tính khuyến khích để các doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề trở thành " người bạn đồng hành" đắc lực trong công tác phát triển sản phẩm và quảng bá xúc tiến du lịch.

Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp tham gia hoạt động du lịch trong quận. Sự kết nối giữa các doanh nghiệp được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, nhiều góc độ khác nhau: liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành và kinh doanh cơ sở lưu trú, nhà hàng, cơ sở mua sắm, vui chơi giải trí; liên kết giữa các cơ sở lưu trú; các doanh nghiệp lữ hành với nhau; liên kết trong xây dựng điểm đến, phát triển sản phẩm, quảng bá xúc tiến du lịch... Để thực hiện được nội dung


này, các doanh nghiệp du lịch cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và kết nối các tour, tuyến, khu du lịch; tập trung phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch phù hợp với thị hiếu của khách gắn với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch để kết nối các nguồn khách đến với quận Hoàn Kiếm nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. Các mối liên kết này sẽ là nhân tố hình thành nên chất lượng cao, đảm bảo sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch.

Trong bối cảnh phát triển du lịch hiện nay, việc đẩy mạnh sự hợp tác liên kết trong hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch là hướng đi và yêu cầu cấp bách hiện nay của ngành du lịch. Việc liên kết hợp tác trong quảng bá xúc tiến du lịch, ngoài việc đưa lại lợi ích phát triển du lịch cho các bên tham gia, còn tạo nên khả năng cạnh tranh giữa các bên liên quan nhằm thu hút khách du lịch đến mỗi địa phương và quận Hoàn Kiếm. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch trong cơ chế thị trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch.

3.3.7. Thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch

Để hoạt động quản lý nhà nước về du lịch được thực hiện một cách hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra thì việc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh những vi phạm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Phải xem đây là nhiệm vụ thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Mục đích của hoạt động kiểm tra, thanh tra là xem xét các tổ chức, cá nhân đã thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, các quy định của địa phương về lĩnh vực du lịch hay chưa; kịp thời phát hiện những sai sót của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để có những biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật đồng thời chấn chỉnh, định hướng các tổ chức, cá nhân đó hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật nhằm xây dựng môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, an toàn và thân thiện. Vì vậy cần phải:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Một là, Phải xác định một cách chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các đối tượng được thanh tra, kiểm tra.


Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 16

Hai là, Du lịch là một lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp; vì vậy khi thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra phải có đủ các thành phần liên quan tham gia.

Ba là, Đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra phải được nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Bốn là, Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm tra của ngành từ thành phố đến cơ sở. Người lãnh đạo quản lý và những người làm công tác thanh tra, kiểm tra phải thay đổi nhận thức về thanh tra, kiểm tra. Năng lực của người cán bộ thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn mà đòi hỏi phải có một sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề được thanh tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc. Tổ chức và tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ.

Năm là, Cần có biện pháp chế tài, xử lý nghiêm minh, thật sự quy vào trách nhiệm cá nhân quản lý, không xử lý theo kiểu “giơ cao đánh khẽ”. Các hình thức xử lý vi phạm phải căn cứ trên cơ sở các nghị định, chế tài, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy định của UBND thành phố, UBND quận và chính quyền địa phương. Với cộng đồng cư dân và du khách, việc vận động, nhắc nhở cần tiến hành liên tục, song cũng phải có những biện pháp xử phạt hành chính mang tính răn đe để đưa mọi hoạt động đi vào nền nếp, để các lễ hội văn hóa truyền thống là không gian và môi trường thật sự an toàn và văn minh.


3.4 . Một số đề xuất, kiến nghị

3.4.1. Đối với các cơ quan Trung ương

- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật chuyên ngành du lịch. Hệ thống cơ quan QLNN về du lịch cần được tổ chức thống nhất từ tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) xuống quận huyện, thành phố (gọi cấp huyện) cho đến xã, phường và thị trấn (gọi là cấp xã), đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong QLNN về du lịch, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý, đảm bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong phát triển du lịch (như quản lý quy hoạch, đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý trật tự trong hoạt động kinh doanh du lịch...). Hiện nay chức năng quản lý du lịch ở cấp huyện chưa rõ ràng, cụ thể. Luật du lịch không đề cập đến trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của cấp huyện.

- Tăng cường pháp chế trong quản lý nhà nước về du lịch.

- Hàng năm hoặc định kỳ tổ chức luân phiên các lễ hội (Festival), năm du lịch quốc gia, các hội thảo, hội nghị, các chương trình nghệ thuật có quy mô khu vực, toàn quốc tại các tỉnh có điều kiện phát triển du lịch còn thấp.

3.4.2. Đối với UBND thành phố Hà Nội

- Tăng cường hỗ trợ từ nguồn ngân sách Thành phố đầu tư cho chương trình mục tiêu phát triển du lịch toàn diện; tạo dựng sản phẩm thân thiện, cơ sở hạ tầng du lịch thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận khu du lịch, điểm du lịch đã được xác định, trong đó có Hoàn Kiếm tại Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

- Tăng cường hợp tác quảng bá điểm đến du lịch Hà Nội nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng tại các thị trường truyền thống, mở rộng tới các thị trường tiềm năng trong khu vực và thế giới. Thường xuyên tổ chức chuỗi các hoạt động quảng bá du lịch gắn với giao lưu văn hóa, các hội nghị, hội thảo, hội chợ, thương mại, các giải thi đấu mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế.


- Xem xét, cho ý kiến chủ trương để UBND quận triển khai Phương án tổ chức hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch tại Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận (đã được UBND quận phối hợp với Sở Công thương, các Sở ngành liên quan xây dựng, hoàn thiện trong thời gian qua) nhằm tăng cường công tác quản lý, tạo nguồn thu, giảm chi từ ngân sách, tiến tới không sử dụng nguồn ngân sách để tổ chức, quản lý Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Chỉ đạo các Sở, ban ngành Thành phố hỗ trợ quận Hoàn Kiếm triển khai Phương án mở rộng không gian đi bộ phía Nam khu phố cổ Hà Nội nhằm kết nối không gian đi bộ trong khu phố cổ với không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.


Tiểu kết chương 3

Trong Chương này, căn cứ vào quan điểm và định hướng phát triển của du lịch quận Hoàn Kiếm đến năm 2025, trên cơ sở kết quả phân tích các hạn chế trong quản lý nhà nước ở Chương 2, Luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm để khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, đó là: Giải pháp về ban hành hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luât; xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch; tổ chức quản lý nhà nước về du lịch; chính sách phát triển du lịch; tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; thanh tra, kiểm tra về du lịch. Luận văn cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với Nhà nước, đối với UBND thành phố Hà Nội.


KẾT LUẬN


Với nhiều thắng cảnh đẹp, di tích nổi tiếng quận Hoàn Kiếm hội tụ mọi điều kiện để phát triển ngành du lịch, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong công cuộc đổi mới xây dựng thành phố Hà Nội nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng giàu đẹp, văn minh. Phát triển kinh tế du lịch vừa là nhiệm vụ đồng thời là trách nhiệm của Quận ủy, HĐND,UBND, UBMTQVN, các cơ quan, ban ngành cũng như toàn dân trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Qua phân tích và đánh giá ở trên, chúng ta có thể khẳng định tiềm năng du lịch của quận Hoàn Kiếm là rất lớn, nhiều khu, điểm du lịch chưa được khai thác và đưa vào sử dụng. Vì vậy, tăng cường hiệu quả QLNN đối với hoạt động du lịch là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch của quận Hoàn Kiếm, qua đó ảnh hưởng đến mức độ đóng góp của ngành này vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của Thành phố Hà Nội.

QLNN về du lịch là nhằm đàm bảo phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. QLNN cần phải thống nhất trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch, khuyến khích các thành phần tham gia QLNN đối với du lịch. Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch của quận Hoàn Kiếm là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch của thành phố Hà Nội nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng, qua đó ảnh hưởng đến mức độ đóng góp của ngành này vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đai hóa cũng như sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của cả nước. QLNN về du lịch là nhàm đảm bảo phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh kết hợp với giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam. Với tinh thần đó, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề chủ yếu sau:


Một là, hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động du lịch và QLNN đối với hoạt động du lịch của chính quyền cấp huyện hiện nay.

Hai là, nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương về QLNN đối với hoạt động du lịch, rút ra bài học cho quận Hoàn Kiếm.

Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và QLNN đối với hoạt động du lịch ở của quận Hoàn Kiếm từ 2015 đến 2019, rút ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân.

Bốn là, đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt động du lịch của quận hoàn Kiếm hiện nay.

Luận văn là kết quả của quá trình nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn về vấn đề QLNN trên địa bàn thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn chưa thực sự được hoàn chỉnh, còn có thiếu sót, nhưng đây là một công trình nghiên cứu có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với công tác QLNN về du lịch nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng, đồng thời là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên, học viên quan tâm đến vấn đề QLNN đối với du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023