Số Lượng Đội Ngũ Cán Bộ Qlnn Về Du Lịch Quận Hoàn Kiếm


xã hội; không đảm bảo vệ sinh môi trường,… sẽ không được địa phương chủ động và xử lý kịp thời.

Để thực hiện tốt quản lý nhà nước về du lịch ở quận Hoàn Kiếmthì bên cạnh cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu cho UBND quận quản lý nhà nước về du lịch là Phòng Kinh tế, UBND quận đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch thành phố với 16 thành viên. Trưởng Ban chỉ đạo là đồng chí Phó Chủ tịch UBND quận, 15 thành viên còn lại là lãnh đạo các phòng, ban, ngành liên quan.

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của các phòng, ban, ngành và địa phương liên quan trong việc xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình phát triển du lịch của thành phố phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu và đề xuất các chính sách, kế hoạch và giải pháp để thực hiện các chương trình, kế hoạch đạt kết quả; giải quyết những vướng mắc liên quan đến chính sách, pháp luật của nhà nước về lĩnh vực du lịch; kiểm tra đôn đốc các phòng, ban, ngành và địa phương trong việc xây dựng, triển khai các kế hoạch, chương trình cụ thể về phát triển du lịch và thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương, pháp luật của nhà nước về phát triển du lịch, về nhận thức bảo vệ môi trường du lịch, ứng xử văn minh, lịch sự. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao các cấp, các ngành xây dựng chương trình, kế hoạch hành động và phối hợp thực hiện tốt các nhiệm vụ. Theo đó, Phòng Kinh tế là cơ quan chủ trì trong việc tham mưu cho UBND quận xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch, phối hợp với các ban, ngành và xã, phường trong thành phố thực hiện các chương trình, kế hoạch đề ra. Các phòng, ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp Phòng Kinh tế xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch đã đề ra. Thông qua Ban chỉ đạo phát triển du lịch quận; các phòng ban thuộc quận và các phường đã phát huy trách được nhiệm của ngành mình trong quản lý nhà nước về du lịch.


Tuy nhiên, việc tổ chức quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn còn nhiều hạn chế, đó là: Việc chỉ riêng quận Hoàn Kiếm, Phòng Kinh tế là là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND quận là chưa phù hợp, trong khi các quận trên địa bàn thành phố Phòng Văn hóa Thông tin là cơ quan tham mưu.. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo phát triển du lịch quận hoạt động chưa hiệu quả, việc chỉ đạo tổ chức thực hiện chưa quyết liệt, thiếu thường xuyên. Một số phòng, ban, ngành chưa chủ động trong việc tham mưu xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch. Một số nội dung của chương trình, kế hoạch ban hành không phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nên không có khả năng thực thi. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, thụ động và còn chồng chéo. Các phòng, ban, ngành thường hoạt động đơn lẻ, độc lập trong khi nhiều nội dung, lĩnh vực cần phải có sự phối hợp liên ngành nên hiệu quả trong quản lý cũng như trong thực hiện chưa cao. Ví dụ: Để khai thác tốt hoạt động du lịch tại phố Cổ, tuyến đường đi bộ thì nhất thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các ngành: Phòng Tài nguyên - Môi trường (về lĩnh vực vệ sinh môi trường); Phòng Tài chính -kế hoạch (quản lý về giá cả các dịch vụ kinh doanh ); Công an (đảm bảo về tình hình an ninh trật tự, giao thông), các phường thống nhất trong việc quản lý các phố, tuyến phố nằm trên địa bàn của phường mình…. Khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân tại các khu vực này ngoài các quy định của nhà nước phải yêu cầu chủ cơ sở kinh doanh cam kết về đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết… Như vậy, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành liên quan. Tuy nhiên, ở đây chưa có sự phối hợp chặt chẽ, được thể hiện ở chỗ: một số dịch vụ kinh doanh đặc biệt là kinh doanh lưu trú, ăn uống không có cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường vẫn được phép kinh doanh.

Thủ tục hành chính trong phê duyệt, cấp phép đầu tư. Việc kiểm tra chấp


hành các quy định của nhà nước về giá cả dịch vụ du lịch; niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết thực hiện chưa có hiệu quả; ban hành một số quy định về các mức phí, lệ phí, bảng giá dịch vụ áp dụng tại các khu, điểm du lịch chưa phù hợp; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, các làng nghề đảm bảo sự phát triển du lịch một cách bền vững còn hạn chế. Vì vậy, vẫn còn xảy ra tình trạng chèo kéo, tăng giá, ép giá với khách du lịch, không đảm bảo vệ sinh, môi trường và cảnh quan tại các điểm du lịch; tuyên truyền quảng bá và xúc tiến đầu tư vào du lịch hiệu quả chưa cao.

Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch hiện nay ở quận Hoàn Kiếm như sau:

- 1 cán bộ lãnh đạo là Phó Chủ tịch phụ trách Kinh tế, trong đó có lĩnh vực du lịch.

- Phòng Kinh tế là cơ quan chuyên môn giúp UBND quận quản lý nhà nước du lịch trên địa bàn, có 02 cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực du lịch, trong đó 1 cán bộ lãnh đạo Phòng và 01 chuyên viên. Tại các phường có 01 công chức văn hóa - xã hội có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi các hoạt động du lịch trên địa bàn, trình độ chuyên môn chủ yếu là cử nhân các ngành sư phạm và các ngành xã hội: Lịch sử, văn hóa, dân tộc học…

Với thực trạng về cơ quan quản lý nhà nước, số lượng và cơ cấu trình độ của đội ngũ cán bộ QLNN du lịch như trên, có sự bất cập trong cơ quan quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức được phân công nhiệm vụ. Về số lượng, có thể nói chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của quận Hoàn Kiếm, cũng như khó đủ sức tham mưu cho lãnh đạo UBND quận, công chức cấp phường trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa phường hiện nay. Về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch còn hạn chế, bởi phần lớn không được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch (trong đó có vị trí lãnh đạo ) vì vậy hạn chế trong việc tham mưu ban hành các chính sách phát triển du lịch và thực hiện quản lý nhà nước về du lịch của quận Hoàn Kiếm.


Nhìn chung, nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm vừa thiếu về số lượng vừa chưa đảm bảo về chất lượng nên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

Bảng 2.5. Số lượng đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch quận Hoàn Kiếm


T T


Cấp quản lý

Số lượng

Trình độ chuyên môn

Giới tính

Trên

ĐH

ĐH

Chuyên

ngành DL

Nam

Nữ

1

UBND quận

08

03

05

01

04

04


- Cán bộ lãnh đạo

03

01

01


03



- Cán bộ chuyên trách

05


05

01

01

04

2

UBND phường

34

05

29

05

25

19


- Công chức Văn hóa-

xã hội

17

02

17

05

10

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 11

Nguồn: Phòng Kinh tế quận Hoàn Kiếm

Từ số liệu Bảng 2.5 cho thấy, đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch của quận Hoàn Kiếm đa số chưa được đào tạo đúng chuyên ngành, lực lượng còn mỏng, đặc biệt số lượng ở các phường chỉ có 01 Phó chủ tịch phụ trách và 01 công chức chuyên ngành, tuy nhiên kiêm nhiều công tác chứ không riêng mảng du lịch. Điều đó đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác QLNN về du lịch.

2.3.4. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch

- Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức

UBND quận Hoàn Kiếm đã ban hành và triển khai thực hiện một số chính sách phát triển du lịch trên địa bàn như: chính sách về đào tạo nguồn nhân lực; thủ tục hành chính; hỗ trợ xúc tiến kêu gọi đầu tư và hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương.

Chính sách về khen thưởng: Chế độ khen thưởng hằng năm được thực hiện theo Luật thi đua khen thưởng; cuối năm bình xét chiến s thi đua (đối với cán bộ công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có sáng kiến trong


công tác) lao động tiên tiến (đối với cán bộ công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ) trong đó, tỷ lệ chiến s thi đua không quá 15% và chủ yếu là cán bộ, công chức lãnh đạo của ngành, của đơn vị. UBND quận chưa có chế độ, chính sách khen thưởng cho cán bộ, công chức có các đề án, sáng kiến hay được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn của ngành. Vì vậy, có nhiều cán bộ, công chức có những sáng kiến kinh nghiệm hay trong quản lý nhà nước về du lịch nhưng không được ghi nhận, khen thưởng kip thời nên không khuyến khích được tính sáng tạo của mỗi cán bộ, công chức của ngành.

Chính sách về đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng: Thực hiện đề án Đào tạo nguồn nhân lực du lịch của thành phố Hà Nội, giai đoạn 2015-2020; UBND thành phố đã xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ công chức giai đọan 2015-2020, trong đó có cán bộ, công chức ngành du lịch; Đề án Đào tạo nghề phục vụ phát triển du lịch quận giai đoạn 2015-2020. Theo đó, đến năm 2020 đào tạo 1000 lao động, bình quân hàng năm đào tào nghề cho 100 lao động tại quận và phường và 150 lao động cho đối tượng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Hàng năm, rà soát, bổ sung các đối tượng, chuyên ngành cho phù hợp với tình hình thực tế. Đối tượng được cử đi bồi dưỡng được nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí (chủ yếu hỗ trợ học phí). Hằng năm cử cán bộ, công chức quản lý nhà nước tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao k năng, năng lực quản lý, các lớp xây dựng, lập kế hoạch phát triển du lịch do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức. Từ năm 2015 đến 2019 đã cử 30 lượt cán bộ, công chức tham gia các lớp bỗi dưỡng về: Lập kế hoạch phát triển ngành du lịch; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch; thanh tra, kiểm tra; …

Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ngành du lịch trong những năm qua đã được quan tâm nhưng việc đào tạo chưa đảm bảo so với yêu cầu thực tiễn của ngành; số lượng cán bộ, công chức được cử đi đào tạo còn ít; chuyên ngành đào tạo chưa phù hợp (chủ yếu đào tạo về chuyên ngành văn hóa; hành chính công chứ chưa đào tạo về chuyên ngành du lịch). Chính sách hỗ trợ


kinh phí cho cán bộ, công chức được cử đi đào tạo còn hạn chế.

- Chính sách đối với nhân lực thực hiện chức năng kinh doanh về du lịch

Bảng 2.6. Bảng tổng hợp số liệu tập huấn lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm 2015 - 2021

TT

Đối tượng tập huấn

Số lớp

Số lượng

1

Tập huấn nghiệp vụ buồng trong du lịch

6

185

2

Tập huấn nghiệp vụ Bàn trong du lịch

4

122

3

Đào tạo tin học cho cán bộ, nhân viên các cơ sở

kinh doanh du lịch


3


97

4

Đào tạo nghiệp vụ quản lý khách sạn

2

59

5

Tập huấn k năng giao tiếp, ứng xử

4

152

6

Tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm

1

27


Tổng cộng

20

642

Nguồn: Phòng Kinh tế quận Hoàn Kiếm

- Chính sách đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng du lịch

Công tác đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng k thuật, hạ tầng xã hội phục vụ phát triển dịch vụ du lịch được đặc biệt quan tâm chỉ đạo triển khai, từng bước được xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch, đem lại hiệu quả cao về kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường.

Thứ nhất, cải tạo, chỉnh trang các tuyến phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm ; tiến hành thi công cải tạo, chỉnh trang 12/12 tuyến phố nhánh xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm; tập trung hoàn thiện phương án thiết kế, công tác chuẩn bị đầu tư để chuẩn bị khởi công dự án cải tạo hạ tầng k thuật, chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm, đồng thời phối hợp với Sở Xây dựng triển khai thực hiện phương án cải tạo môi trường nước hồ Hoàn Kiếm; hoàn thiện phương án cải tạo chỉnh trang đô thị 6 tuyến phố đi bộ trong khu bảo tồn cấp I khu phố cổ Hà Nội, tuyến phố Tràng Tiền - Tràng Thi - Điện Biên Phủ. Bên cạnh đó, UBND


quận đã phối hợp với Công ty CP tập đoàn Ruby, Công ty CP Đầu tư xây dựng Nhật Dương Group, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội nghiên cứu phương án tổng thể đầu tư, kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn để tạo qu đất phát triển thương mại, dịch vụ công cộng, hạ tầng du lịch, khách sạn bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Thứ hai, phát triển hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin hỗ trợ du khách. Năm 2017, phối hợp với Công ty VNPT triển khai lắp đặt và vận hành hệ thống wifi miễn phí (gồm 36 trạm phát wifi miễn phí tại 20 điểm) tại khu vực tuyến phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận cơ bản đáp ứng nhu cầu du khách; Hoàn thành việc xây dựng hệ thống cổng thông tin 3600 phục vụ công tác quản lý và phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2016- 2020 nhằm quảng bá và giới thiệu các hình ảnh, hoạt động về dịch vụ, thương mại, du lịch của quận Hoàn Kiếm một cách chân thực, đa dạng và hấp dẫn, tạo ra hệ thống liên kết giữa các doanh nghiệp dịch vụ, thương mại, du lịch với nhau cũng như với cơ quan quản lý nhà nước. Hoàn chỉnh lắp đặt giai đoạn 1 hệ thống camera giám sát an ninh tại các địa điểm, tuyến phố trọng điểm.

- Chính sách đầu tư khôi phục và phát triển các lễ hội truyền thống

Triển khai hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa - tài nguyên quan trọng thu hút du khách, phát triển du lịch, UBND quận đã xây dựng kế hoạch, xác định lộ trình giải phóng mặt bằng, tu bổ, tôn tạo nhiều công trình di tích lịch sử văn hóa có giá trị tiểu biểu như: giải phóng mặt bằng được 59 hộ dân, 272 nhân khẩu tại 10 di tích; tu bổ, tôn tạo tổng thể, hoàn chỉnh 07 di tích với tổng kinh phí trên 91 tỷ đồng; lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng 05 di tích.

Tổ chức thành công các lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm hàng năm như lễ hội đền Bạch Mã, lễ hội đình Yên Thái, lễ hội Vua Lê đăng quang, Lễ hội Trung thu phố cổ,... thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan và tìm hiểu. Các hoạt động văn


hóa - nghệ thuật, triển lãm, trưng bày và giới thiệu về văn hóa vật thể và phi vật thể tại đình Đồng Lạc - 38 Hàng Đào, đình Kim Ngân - 42, 44 Hàng Bạc, Ngôi nhà di sản - 87 Mã Mây, Trung tâm Thông tin di sản phố cổ - 28 Hàng Buồm, Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ - 50 Đào Duy Từ, Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - 02 Lê Thái Tổ… được duy trì thường xuyên, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, khám phá lịch sử, văn hóa của du khách

- Chính sách khuyến khích phát triển du lịch

Các DNDL được hỗ trợ trong đăng ký kinh doanh. Tổ chức triển khai áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận, phường; thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tại quận và phường. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa trình tự, thủ tục, hồ sơ nộp thuế nhằm rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước, đảm bảo: thời gian nộp thuế không quá 110 giờ/năm; tỷ lệ kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử đạt 98%; tỷ lệ người hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp là 82%. Công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, đảm bảo 100% hồ sơ hoàn thuế được kiểm tra, 100% hồ sơ khiếu nại của người nộp thuế được giải quyết đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

Công tác tiếp xúc, đối thoại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã trên địa bàn quận được phòng, ban, ngành quận, phường duy trì tổ chức thường xuyên để kịp thời trao đổi, giải quyết các kiến nghị, tháo gỡ khó khăn, tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp. Từ năm 2015 đến nay, đã tổ chức 60 cuộc tiếp xúc, đối thoại với 15.387 lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã trên địa bàn.

Thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển doanh nghiệp, với phương châm “đồng hành cùng doanh nghiệp”, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi đến đăng ký kinh doanh. Từ năm 2015 đến nay, đã có 5.422 hộ kinh doanh đăng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023