du lịch Việt Nam nói riêng cần nhiều thời gian hơn để phục hồi sau COVID-19, so với những cuộc khủng hoảng trước. Ở thời điểm hiện tại các ca mắc COVID- 19 ở trong nước cũng như quốc tế vẫn không ngừng tăng lên vì thế ngành du lịch cần bám sát thực tiễn để dự báo các kịch bản, đề ra các kế hoạch thực sự hiệu quả để phục hồi nền công nghiệp không khói, chiến lược đặt ra cho ngành du lịch đó là:
Thứ nhất, trước những khó khăn sau đại dịch, nếu các công ty lữ hành thực sự muốn hút khách chắc chắn sẽ phải đi những bước đi thận trọng, thậm chí không màng tới lợi nhuận để hút khách. Bài toán giảm chi phí giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng các tour du lịch chắc chắn sẽ là một trong những giải pháp kích cầu hàng đầu để du lịch hồi sinh.
Thứ hai, Để chuẩn bị tốt cho giai đoạn phục hồi rõ ràng các công ty du lịch phải tính toán đến các chiến lược dài hơi. Phải đảm bảo và kết hợp giữa giảm giá tour du lịch, dịch vụ du lịch nhưng phải giữ chất lượng dịch vụ và các công ty du lịch sử dụng mức giá linh hoạt cho từng thời điểm.
Thứ ba, theo nhận định về những khuynh hướng đương đại trong du lịch và những xu hướng mới sau dịch COVID-19, nhiều chuyên gia cho rằng du lịch đoàn sẽ bị hạn chế, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch bền vững,… sẽ lên ngôi. Những loại hình du lịch này sẽ thu hút du khách vì luôn hướng đến sự bền vững trong tương lai, hoà mình với thiên nhiên, tạo ra sự gắn kết giữa người dân và du khách. Nhất là lúc này, khi thế giới đang vật lộn và con người đang vô cùng mong manh trước dịch bệnh, việc giữ gìn môi trường lại càng cần thiết.
Thứ tư, thích ứng với môi trường luôn luôn biến đổi mà còn phải tránh bị phụ thuộc vào bất kỳ một thị trường khách nào vì người khổng lồ nào cũng bước đi bằng 2 chân. Bên cạnh đó ngành du lịch phải có qu dự phòng khủng hoảng; chủ động linh hoạt để thích ứng; biến khó khăn thành cơ hội; liên kết, hợp tác, phối hợp để phát triển, tập trung vào con người. Sự hỗ trợ của Chính phủ là nền
tảng để quản trị khủng hoảng và phục hồi nhưng doanh nghiệp cũng cần chủ động xây dựng lòng tin với các bên liên quan.
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
3.3.1. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Đội Ngũ Cán Bộ Qlnn Về Du Lịch Quận Hoàn Kiếm
- Kết Quả Thanh Tra, Kiểm Tra Hoạt Động Du Lịch Từ 2015 -10/2021
- Tác Động Của Dịch Covid-19 Đối Với Ngành Du Lịch
- Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 16
- Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 17
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Trên cơ sở Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội, Nghị định 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; VBHN Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch số 4634/VBHN-BVHTTDL ngày 13/12/2021 của Bộ VHTT&DL; VBHN Nghị định số 129/2021/NĐ-CP và Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của của Bộ VHTT&DL về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 06 của Thành ủy, Nghị quyết Đại hội lần thứ XXV Đảng bộ quận, Ban Chấp hành Đảng bộ quận đã xây dựng và triển khai Chương trình 02-CTr/QU ngày 07/7/2016 của Quận ủy về “Phát huy mọi nguồn lực, đẩy nhanh phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch theo hướng văn minh, hiệu quả, bền vững với trọng tâm là phát triển dịch vụ du lịch” nhằm bám sát chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố trên lĩnh vực phát triển kinh tế, trọng tâm là phát triển du lịch.
Để tiếp tục phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn cần phải đẩy mạnh việc triển khai thực hiện đề án: Đề án số 10-ĐA/QU ngày 29/11/2016 “Phát triển quận Hoàn Kiếm thành trung tâm du lịch, trung tâm dịch vụ thương mại chất lượng cao giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo”; Đề án số 11- ĐA/QU ngày 29/11/2016 “Phát triển khu vực Đồng Xuân - Bắc Qua thành trung tâm dịch vụ, thương mại chất lượng cao”; Đề án số 12-ĐA/QU ngày 29/11/2016 “Phát triển bãi giữa, bãi ven sông Hồng, quận Hoàn Kiếm thành Không gian văn hóa, du lịch”.
Ngoài ra, các phòng, ban, ngành căn cứ các văn hướng dẫn của Trung ương, chính sách phát triển du lịch của tỉnh, thành phố; theo chức nhiệm vụ để
tham mưu ban hành các văn bản trên từng lĩnh vực liên quan.
Đối với Công an quận: Tham mưu ban hành kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại các khu, điểm, tuyến du lịch.
Đối với Phòng Tài nguyên môi trường quận: Tham mưu ban hành Đề án, các văn bản về bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, tuyến du lịch, trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.
Đối với Phòng Nội vụ quận: Tham mưu ban hành đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2020-2025 trong đó có nhân lực du lịch.
Đối với Phòng Văn hóa - thông tin quận: Tham mưu ban hành Đề án tuyên tuyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; đề án phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch giai đoạn 2020-2025
Đối với ngành Phòng Kinh tế quận: Tham mưu ban hành quy hoạch, Đề án xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng k thuật phục vụ ngành du lịch.
Đối với Phòng Y tế quận: Tham mưu ban hành các văn bản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu du lịch, điểm du lịch, các nhà hàng, khách sạn… Trên cơ sở các văn bản đã được ban hành các ngành liên quan hướng dẫn,
tổ chức thực hiện cho các đối tượng hoạt động trên lĩnh vực du lịch: đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch từ quận đến phường; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch hiện đang hoạt động kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn quận nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực du lịch. Trong hướng dẫn, tổ chức thực thi các văn bản pháp luật phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể để hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp.
Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm hiện nay trên địa bàn quận có 11.873 hộ kinh doanh; 73 doanh nghiệp nhà nước; 4.776 doanh nghiệp ngoài nhà nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Trong thời gian tới phải tập trung ưu tiên hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản, các quy định pháp luật cho nhóm kinh doanh cơ sở lưu trú và các
nhà hàng phục vụ khách du lịch. Hàng năm, khi có những văn bản mới, những quy định mới điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế phải kịp thời phổ biến và hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện.
3.3.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch
Trên cơ sở Quy hoạch phát triển Du lịch Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, UBND quận cần chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc quận thường xuyên thực hiện công tác rà soát, nghiên cứu bổ sung quy hoạch phát triển du lịch.
- Quy hoạch phát triển các điểm du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng từng bước đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài, thu hút đầu tư, huy động tối đa mọi nguồn lực trong đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch, trong kết nối tour, tuyến du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng dịch vụ, tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu lưu trú, đi lại, thăm quan và vui chơi giải trí của du khách; thường xuyên rà soát các điểm du lịch, xây dựng cẩm nang, bản đồ du lịch quận…
- Căn cứ các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị và quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu phố cổ Hà Nội, khu phố cũ quận Hoàn Kiếm, khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, khu vực ngoài đê sông Hồng (đoạn qua địa bàn quận); ga Hà Nội và vùng phụ cận; các đồ án quy hoạch chi tiết các tuyến phố chính, khu vực trọng điểm; chỉ đạo nghiên cứu phát huy giá trị các vòm đá cầu dẫn Nam cầu Long Biên; nghiên cứu mở rộng hoạt động các phương tiện giao thông sạch, xây dựng phương án đưa đón khách, bố trí các điểm trung chuyển khách trong khu phố cổ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận tạo điều kiện thuận lợi về giao thông, tránh ùn tắc trong quá trình vận chuyển hành khách.
- Quy hoạch, phát triển hạ tầng thương mại, hạ tầng du lịch theo hướng văn minh, hiện đại, từng bước hình thành các trung tâm mua sắm, kết hợp thăm quan, giao lưu văn hóa, ẩm thực phục vụ nhu cầu của du khách: nghiên cứu Quy hoạch tổng thể khu vực Đồng Xuân - Bắc Qua; nghiên cứu phương án đầu tư
trung tâm dịch vụ thương mại chất lượng cao kết hợp giao thông tĩnh tại 40 Thanh Hà và 17 Nguyễn Thiệt Thuật
- Sau khi các quy hoạch đã được phê duyệt, tổ chức công bố công khai quy hoạch một cách rộng rãi, thông qua nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị công bố quy hoạch, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở các cơ quan, ban ngành liên quan, UBND quận, UBND phường, một số khu vực công cộng… nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nắm bắt thông tin một cách chính thống, chính xác để có kế hoạch, phương án đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
- Triển khai thực hiện và quản lý tốt việc thực quy hoạch; tránh tình trạng triển khai thực hiện không hiệu quả, hoặc “quy hoạch treo”…Các phòng, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan phải cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để xác định mức độ ưu tiên cho từng khu vực, từng điểm, từng dự án cụ thể; trên cơ sở đó mới xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện đồng bộ các khâu thì mới đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ với mục tiêu ban đầu đã đề ra.
Trong thời gian tới, cần ưu tiên:
Đầu tư cải tạo nâng cấp các vườn hoa, sân chơi; kêu gọi đầu tư các dự án cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ để tạo qu đất phát triển hạ tầng thương mại, hạ tầng du lịch; triển khai phương án đấu giá quyền sử dụng đất, lựa chọn nhà đầu tư nhằm tạo nguồn lực bổ trợ cho đầu tư công đối với địa điểm 40 Thanh Hà và 17B Nguyễn Thiện Thuật…
+ Hoàn thiện Đề án thí điểm sử dụng hè phố để kinh doanh với mục tiêu tổ chức thí điểm các hoạt động kinh doanh tại hè phố trên địa bàn quận nhằm xây dựng không gian kinh doanh vỉa hè văn minh hiện đại, chú trọng mặt hàng chất lượng cao, mang tính đặc trưng của quận và Thành phố.
+ Tiếp tục triển khai các dự án khôi phục phố nghề, đình thờ tổ nghề, xây dựng phương án hỗ trợ một số gia đình trình diễn sản xuất, bán hàng thủ công
cho du khách, tổ chức thêm các điểm mua sắm, biểu diễn nghệ thuật phục vụ khách du lịch.
+ Đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở giãn dân phố cổ quận Hoàn Kiếm tại khu đô thị Việt Hưng đầu đi và đầu đến, các dự án chỉnh trang hạ tầng k thuật đồng bộ với hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi trên các tuyến phố, các dự án cải tạo, sửa chữa các trụ sở, trường học thuộc quận...
+ Tiếp tục phát triển hệ thống hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, mạng wifi miễn phí, hạ tầng du lịch, thương mại, thông tin hướng dẫn du khách, các cơ sở dịch vụ tại các điểm du lịch.
3.3.3. Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
Như đã phân tích ở phần thực trạng, theo Luật du lịch thì chủ thể quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương là của cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) chứ không đề cập đến trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch ở cấp huyện, cấp xã. Tuy nhiên, theo Nghị định 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn của cấp huyện (cấp quận) thì Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND cấp huyện (cấp quận) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn và Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 Hướng dẫn cụ thể chức trách tiêu chuẩn cụ thể nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường thị trấn thì công chức văn hóa - xã hội có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi các hoạt động du lịch trên địa bàn. Quá đó, ta thấy hệ thống các văn bản hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước không thống nhất, gây khó khăn, lúng túng trong quản lý nhà nước ở các cấp trên địa bàn thành phố. Vì vậy, đề nghị hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần được tổ chức thống nhất từ tỉnh xuống huyện, thành phố (gọi cấp huyện) cho đến xã, phường và thị trấn (gọi là cấp xã), đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong quản lý nhà nước về du lịch, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp nhằm khắc phục tình
trạng chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý, đảm bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong phát triển du lịch (như quản lý quy hoạch, đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý trật tự trong hoạt động kinh doanh du lịch...). Đặc biệt, trong 11 quận của Thành phố Hà Nội, Phòng Kinh tế là đơn vị QLNN về du lịch. Để thống nhất trong công tác QLNN về du lịch, quận Hoàn Kiếm sớm có chủ trương chuyển chức năng QLNN về du lịch từ Phòng Kinh tế sang Phòng Văn hóa-Thông tin.
Kiện toàn lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển du lịch quận. Căn cứ Quyết định của UBND quận về thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch thành phố có 16 thành viên. Trong đó Trưởng ban là đồng chí Phó Chủ tịch UBND quận; Phó ban Thường trực là trưởng phòng Kinh tế; các thành viên của Ban chỉ đạo là Trưởng hoặc Phó các ban, ngành liên quan. Như đã phân tích phần thực trạng thì mô hình Ban chỉ đạo này là chưa phù hợp. Vì vậy, cần phải nghiên cứu mô hình Ban chỉ đạo cho phù hợp với tình hình thực tế. Để quản lý có hiệu quả lĩnh vực du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, nên kiện toàn Ban chỉ đạo du lịch thành phố theo hướng phải có sự kết hợp giữa quản lý ngành và lãnh thổ. Các thành viên của Ban chỉ đạo phải là Trưởng đầu ngành hoặc Phó được ủy quyền quyết định những vấn đề liên quan đến du lịch thuộc ngành mình, có thêm các thành viên quản lý về lãnh thổ (Chủ tịch UBND các phường nơi có các khu, điểm du lịch).
Sau khi kiện toàn, xây dựng quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho các thành viên Ban chỉ đạo để chỉ đạo thực hiện. Sau khi chuyển chức năng QLNN về du lịch từ Phòng Kinh tế sang Phòng Văn hóa Thông tin thì cần sớm xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa Phòng Văn hóa thông tin với các phòng, ban, ngành khác trong quận thực hiện nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về du lịch nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành đoàn thể quận và chính quyền các phường trong quản lý du lịch trên địa bàn. UBND quận cần phải phân công trách các cơ quan đơn vị cụ thể như sau:
- Phòng Văn hóa thông tin là cơ quan tham mưu UBND thành phố quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương, do đó cần chủ động, phối hợp với các phòng, ban, ngành, UBND phường, xã xây dựng Quy chế phối hợp để tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của phát triển du lịch của quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2020-2025. Phối hợp với Sở Du lịch thẩm định công nhận các cơ sở lưu trú hạng sao, các nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch… tại các điểm du lịch trọng điểm của quận. Phối hợp với Phòng Tài chính- kế hoạch và các phòng, ban, ngành trong việc tham mưu bố trí kinh phí cho chương trình phát triển du lịch; xây dựng phát triển các mặt hàng lưu niệm; tổ chức các hội chợ, hội thảo, các lễ hội thương mại - du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá các thương hiệu, sản phẩm của Hà Nội nói chung và quận Hoàn Kiếm tới nhân dân và du khách trong và ngoài nước. Đẩy mạnh việc an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm tại các khu ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ; xây dựng mô hình, điểm dịch vụ, quầy hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, tập huấn nghiệp vụ du lịch cho các nhà hàng, điểm bán hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch... Phối hợp với Đài truyền thanh, trang tin điện tử quận: Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, bài viết tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng dân cư về chủ trương phát triển du lịch của thành phố, hướng đến xây dựng quận Hoàn Kiếm trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.
- Phòng Kinh tế: tham mưu xây dựng chính sách khuyến khich đầu tư phát triển du lịch của thành phố, chú trọng khuyến khích, hỗ trợ sản xuất các sản phẩm hàng lưu niệm, các sản phẩm truyền thống, hàng thủ công m nghệ, sản phẩm để phục vụ khách du lịch, xúc tiến đầu tư sản phẩm phục vụ du lịch.
- Phòng Tài chính- kế hoạch tham mưu UBND quận ban hành chính sách ưu tiên đầu tư phát triển du lịch; bố trí hợp lý ngân sách phát triển du lịch từ nguồn hỗ trợ cho các dự án đầu tư hạ tầng du lịch; bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án đầu tư du lịch. Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan rà