Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Quận Hoàn Kiếm


mọi người dân; phát huy hiệu quả các giá trị di sản văn hóa, cảnh quan mặt nước, cây xanh hồ Hoàn Kiếm(di tích Quốc gia đặc biệt) góp phần quảng bá hình ảnh của Thành phố Hà Nội - Thành phố Hòa bình, kích cầu phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố Hà Nội nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng. Số lượng cơ sở kinh doanh mới và chuyển đổi mục đích kinh doanh phục vụ cho dịch vụ và du lịch trong khu phố cổ và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm là 268 cơ sở.

- Thực hiện tốt công tác phối hợp với Qu giao lưu Quốc tế Hàn Quốc và chương trình định cư con người Liên hợp quốc triển khai Không gian bích họa phố Phùng Hưng (đoạn giữa phố Lê Văn Linh - Hàng Cót), đã thu hút rất nhiều du khách và người dân địa phương.

- Tổ chức mở rộng giới hạn thời gian kinh doanh dịch vụ (đến 02 giờ sáng từ 19h00 ngày thứ sáu đến 24h00 ngày Chủ nhật hàng tuần) trên địa bàn quận được quan tâm chỉ đạo, đã thu hút 65 cơ sở kinh doanh (gồm: quán café, nhà hàng sử dụng âm nhạc, nhà hàng dịch vụ ăn uống, dịch vụ karaoke) đủ điều kiện tham gia, tạo thêm không gian vui chơi, đáp ứng nhu cầu giải trí, giao lưu, tìm hiểu cuộc sống ban đêm của du khách đặc biệt là du khách quốc tế, tăng thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của du khách, không phát sinh các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến thuần phong m tục.

- Phương tiện giao thông sạch thân thiện với môi trường (xe điện) được duy trì, đạt hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 2016 đến nay, đã thu hút 1.570.510 lượt du khách sử dụng dịch vụ, đạt doanh thu 43,2 tỷ đồng. UBND quận đã chấp thuận cho Công ty CP Đồng Xuân mở rộng hoạt động của phương tiên giao thông sạch với lộ trình mở rộng 6,3km, đi qua 25 tuyến phố với 03 điểm dừng, tạo sự kết nối giữa Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - số 2 Lê Thái Tổ, đình Đồng Lạc - số 38 Hàng Đào, Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội - số 50 Đào Duy Từ; bố trí điểm tập kết, trung chuyển khách du lịch vào khu phố cổ tại điểm đỗ xe Bãi đá Trần Quang Khải (giáp cây xăng trên phố Trần Quang


Khải, diện tích 400m2) kết nối với điểm tập kết trung tâm tại khu vực đường đôi Đinh Tiên Hoàng.

2.2.4.3. Hoạt động du lịch mua sắm

- Xây dựng và triển khai hiệu quả Đề án “Phát triển khu vực Đồng Xuân - Bắc Qua thành trung tâm dịch vụ, thương mại chất lượng cao giai đoạn 2016- 2020": hoàn thành các dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp một số hạng mục tại chợ Đồng Xuân và chợ Cầu Đông. Thành phố đã chỉ đạo UBND quận xây dựng và triển khai Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 16/5/2017 kiên quyết giải tỏa, xóa bỏ các tụ điểm chợ cóc trên địa bàn quận, chống lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, từng bước hình thành thói quen mua sắm tại các địa điểm đảm bảo các tiêu chí văn minh thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Các tuyến phố kinh doanh truyền thống trên địa bàn tiếp tục được phát huy giá trị, cơ bản đáp ứng các tiêu chí văn minh thương mại: Chất lượng tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Hàng Giấy, chợ đêm Đồng Xuân từng bước được nâng lên; việc mở rộng không gian đi bộ sang 6 tuyến phố khu bảo tồn cấp I khu phố cổ tạo được ấn tượng và sức hút lớn của du khách. Phối hợp với Sở Du lịch tiến hành công bố các điểm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn quận như: Không gian văn hóa Hà Nội tại di tích đền Đồng Lạc, không gian áo dài Lan Hương Fashion, điểm tham quan, mua sắm Tân M design, Oz Silk…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

- UBND quận đã tăng cường phối hợp với Sở Công thương và các sở, ngành Thành phố hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh, góp phần đa dạng hóa các hình thức bán lẻ.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại được quan tâm triển khai. Hàng năm, phối hợp với Sở Công thương và các đơn vị liên quan tổ chức thành công Chương trình Tháng khuyến mại Hà Nội; Ngày hội sản phẩm, hàng hóa vì người tiêu dùng; các Hội chợ, triển lãm quốc tế... trên địa bàn quận.

Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 10


Phối hợp với UB MTTQ quận, Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tuyên truyền vận động các thành phần kinh tế.

2.2.4.4. Hoạt động du lịch lưu trú

Nâng cao chất lượng hoạt động trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng… hình thành các khu vực thu hút khách du lịch quốc tế trên các tuyến phố cổ như Hàng Buồm, Tạ Hiện, Mã Mây. Hệ thống khách sạn, cơ sở lưu trú được nâng cao số lượng và chất lượng phục vụ. Tính đến nay, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã có 176 công ty lữ hành đang hoạt động; 528 khách sạn, cơ sở lưu trú với 12.404 phòng (trong đó có 319 khách sạn được xếp hạng, gắn sao, tiêu biểu như: khách sạn Hilton Opera, Movenpick, Metropole, Silk path,...) với công suất sử dụng phòng đạt trung bình 70 - 80%. Lượng khách du lịch quốc tế lưu trú trên địa bàn tăng trung bình 16,6%/năm vượt chỉ tiêu Chương trình đề ra.

Hoàn Kiếm là một quận trung tâm của Thành phố, với công tác đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho du khách tại các điểm du lịch ngày càng được chú trọng. Duy trì, triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, tuyên truyền hướng dẫn du khách và nhân dân thực hiện nghiêm túc các nội quy. Tổ chức ký cam kết với các hộ kinh doanh về đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, văn minh trong kinh doanh...

2.3. Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

Căn cứ vào nội dung QLNN về du lịch trong Luật du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và nội dung quản lý nhà nước đối với chính quyền cấp huyện hiện nay đã được trình bày trong Chương I của luận văn, tác giả đánh giá thực trạng QLNN đối với du lịch trên 6 nội dung sau:

2.3.1. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật

Trên cơ sở Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017, Nghị định số 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Thông tư số


06/2017/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Thông tư số 34/2018/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; Nghị định 142/2018/NĐ-CP sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Các văn bản của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội: Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội; Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 11/11/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện Nghị quyết số 06- NQ-TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thành phố giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, Quận ủy và UBND quận Hoàn Kiếm đã ban hành các văn bản: Triển khai thực hiện Nghị quyết 06 của Thành ủy, Nghị quyết Đại hội lần thứ XXV Đảng bộ quận, Ban Chấp hành Đảng bộ quận đã xây dựng và triển khai Chương trình 02-CTr/QU ngày 07/7/2016 của Quận ủy về “Phát huy mọi nguồn lực, đẩy nhanh phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch theo hướng văn minh, hiệu quả, bền vững với trọng tâm là phát triển dịch vụ du lịch” (gọi tắt là Chương trình 02) nhằm bám sát chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố trên lĩnh vực phát triển kinh tế, trọng tâm là phát triển du lịch. Ban Thường vụ Quận ủy đã xây dựng 03 Đề án: Đề án số 10-ĐA/QU ngày 29/11/2016 “Phát triển quận Hoàn Kiếm thành trung tâm du lịch, trung tâm dịch vụ thương mại chất lượng cao giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo”; Đề án số 11- ĐA/QU ngày 29/11/2016 “Phát triển khu vực Đồng Xuân - Bắc Qua thành trung tâm dịch vụ, thương mại chất lượng cao”; Đề án số 12-ĐA/QU ngày 29/11/2016 “Phát triển bãi giữa, bãi ven sông Hồng, quận Hoàn Kiếm thành Không gian văn hóa, du lịch”.HĐND quận đã ban hành Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 về phát triển du lịch quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo. UBND quận đã ban hành hệ thống văn bản triển khai thực


hiện các nhiệm vụ phát triển du lịch trọng tâm và đột xuất trong đó xác định rõ lãnh đạo UBND quận chịu trách nhiệm chỉ đạo, đơn vị chủ trì tham mưu, các đơn vị phối hợp tổ chức thực hiện và thời gian hoàn thành công việc; ký kết các thỏa thuận, phối hợp công tác với các sở, ngành thành phố trong công tác phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch quận.

Trong những năm qua, UBND quận Hoàn Kiếm đã chỉ đạo Phòng Kinh tế phối hợp các ban, ngành và địa phương trong thành phố hướng dẫn thực hiện các văn bản Luật và quy phạm pháp luật về lĩnh vực du lịch đến các ban, ngành, đoàn thể của quận và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cấp phường cấp xã. Đồng thời, hướng dẫn tổ chức thực hiện đến các phường, các nghệ nhân, cá nhân am hiểu văn hóa lễ hội để các địa phương, người dân nắm vững và thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước trong hoạt động bảo tồn và phát triển lễ hội truyền thống.

Thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phản ánh từ doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Cải cách thủ tục đăng ký kinh doanh, xây dựng cơ bản, cấp phép, ban hành và triển khai thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn của ngành du lịch…tạo điều kiện để các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Việc ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, hoạt động du lịch trên địa bàn được quan tâm đầu tư và phát triển, môi trường du lịch được cải thiện, thu hút được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch ngày càng tăng đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được việc triển khai hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn quy phạm pháp luật về lĩnh vực du lịch vẫn còn những hạn chế nhất định, đó là: Chất lượng các văn bản quận ban hành chưa cao, nhiều nội


dung chưa phù hợp với tình hình thực tế của quận, chưa dự báo được tình hình phát triển nên các giải pháp đưa ra chưa có hiệu quả, nhiều nội dung, giải pháp chưa có tính khả thi trong thực tế. Vì vậy, khi văn bản hết hiệu lực nhưng nhiều nội dung vẫn chưa thực hiện được.

Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật thiếu thường xuyên, nhiều lúc chưa kịp thời. Có nhiều văn bản đã được ban hành và áp dụng trong thực tế khá lâu nhưng chưa được triển khai tuyên truyền phổ biến (có những văn bản một thời gian khá lâu mới được phổ biến). Ví dụ: Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT về Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích ban hành ngày 30/12/2013 nhưng đến 6/2014 mới triển khai hướng dẫn tổ chức thực hiện; Nghị định 142/2018/NĐ-CP sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có hiệu lực từ 9/10/2018, nhưng đến tháng 5/2019 mới triển khai. Đối tượng được phổ biến hướng dẫn thực thi các văn bản chưa đầy đủ, chủ yếu là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhà nước làm việc trong lĩnh vực du lịch, quản lý du lịch và một số doanh nghiệp lớn kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Các doanh nghiệp nhỏ, nhất là các cơ sở lưu trú, nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, đơn vị lữ hành…được hướng dẫn thực thi các văn bản liên quan đến lĩnh vực du lịch vẫn còn rất hạn chế, thậm chí có những cơ sở chưa được tham gia lần nào. Hình thức tuyên truyền, phổ biến chưa phong phú cao. Do vậy, nhận thức về quản lý nhà nước về du lịch, về phát triển du lịch, ý thức chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về lĩnh vực du lịch của một bộ phận nhân dân và một số doanh nghiệp chưa cao. Tình trạng các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động vẫn còn xảy ra làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường du lịch, hình ảnh du lịch của địa phương nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng. Việc tổ chức thực hiện các văn bản hiệu quả chưa cao.


2.3.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của địa phương

Thực hiện Quy hoạch phát triển Du lịch Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quận ủy, UBND quận đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc quận thường xuyên thực hiện công tác rà soát, nghiên cứu bổ sung quy hoạch phát triển du lịch. Triển khai đồng bộ hiệu quả Kế hoạch số 207/KH- UBND ngày 11/11/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo và Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội thành phố năm 2017. Chủ động và tạo điều kiện thu hút các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và nhân dân thành phố tham gia hoạt động du lịch, tạo bước đột phá để phát triển toàn diện du lịch Hà Nội trong phạm vi, quy mô và chất lượng đảm bảo bền vững. Phát huy vai trò, trách nhiệm, nâng cao tính liên kết, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vì mục tiêu xây dựng Hà Nội xứng tầm là trung tâm du lịch lớn, quan trọng của cả nước và khu vực, khẳng định vai trò là nền kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào thành quả chung trong sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố.

Trên tinh thần đó, UBND quận đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc quận thường xuyên thực hiện công tác rà soát, nghiên cứu bổ sung quy hoạch phát triển du lịch như:

- Quy hoạch phát triển các điểm du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng từng bước đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài, thu hút đầu tư, huy động tối đa mọi nguồn lực trong đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch, trong kết nối tour, tuyến du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng dịch vụ, tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu lưu trú, đi lại, thăm quan và vui chơi giải trí của du khách; thường xuyên rà soát các điểm du lịch, xây dựng cẩm nang, bản đồ du lịch quận…

- Căn cứ các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị và quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu phố cổ Hà Nội, khu phố cũ quận Hoàn Kiếm, khu vực hồ


Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, khu vực ngoài đê sông Hồng (đoạn qua địa bàn quận); ga Hà Nội và vùng phụ cận; các đồ án quy hoạch chi tiết các tuyến phố chính, khu vực trọng điểm; chỉ đạo nghiên cứu phát huy giá trị các vòm đá cầu dẫn Nam cầu Long Biên; nghiên cứu mở rộng hoạt động các phương tiện giao thông sạch, xây dựng phương án đưa đón khách, bố trí các điểm trung chuyển khách trong khu phố cổ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận tạo điều kiện thuận lợi về giao thông, tránh ùn tắc trong quá trình vận chuyển hành khách.

- Quy hoạch, phát triển hạ tầng thương mại, hạ tầng du lịch theo hướng văn minh, hiện đại, từng bước hình thành các trung tâm mua sắm, kết hợp thăm quan, giao lưu văn hóa, ẩm thực phục vụ nhu cầu của du khách: nghiên cứu Quy hoạch tổng thể khu vực Đồng Xuân - Bắc Qua; nghiên cứu phương án đầu tư trung tâm dịch vụ thương mại chất lượng cao kết hợp giao thông tĩnh tại 40 Thanh Hà và 17 Nguyễn Thiệt Thuật...

2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

Theo Luật Du lịch, quản lý nhà nước được chia thành 2 cấp. Cấp Trung ương và cấp địa phương. Ở cấp địa phương chỉ quy định đến cấp tỉnh. Tại quận Hoàn Kiếm, Phòng Kinh tế là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn. Ở cấp phường thì công chức văn hóa - xã hội có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi các hoạt động du lịch trên địa bàn. Vì vậy, quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn quận có những bất cập, lúng túng; như các quận trên địa bàn thành phố Hà Nội thì Phòng Văn hóa - Thông tin là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch, nhưng chỉ quận Hoàn Kiếm là Phòng Kinh tế. Trên thực tế, du lịch là một ngành tổng hợp liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp; các điểm du lịch, khu du lịch nằm ở một địa phương (trên địa bàn của xã, phường) nhưng theo Luật du lịch cấp xã, huyện không được phân cấp quản lý; mọi tình huống phát sinh từ thực tiễn như: tình trạng lộn xôn, mất an ninh trật tự,

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí