Tỷ Lệ Biết Chữ Của Dân Số Từ 15 Tuổi Trở Lên, Tính Theo Vùng Kinh Tế- Xã Hội, Thời Điểm 1/4/2013.

viên dạy treo, dạy ghép, dạy kèm, dạy trái môn ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học nói chung.

3.2.2. Về chất lượng giáo dục

Tất cả các tỉnh trong Vùng có 100% các trường phổ thông tham gia phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Công tác y tế trường học được quan tâm, chỉ đạo sát với thực tiễn, đặc biệt là công tác bảo vệ sức khoẻ và phòng chống dịch bệnh trong trường học. Nhiều tỉnh không có học sinh phải nghỉ học do thiếu ăn, thiếu mặc hoặc thiếu sách vở (Hòa Bình).

Các Sở GD&ĐT trong vùng đã có những giải pháp tích cực trong việc huy động tối đa học sinh ra lớp, học sinh đi học chuyên cần, hạn chế học sinh bỏ học. Học kỳ I năm học 2011-2012, toàn vùng có 6.795/2.167.275 học sinh phổ thông bỏ học, chiếm tỷ lệ 0,31% (giảm 0,09% so với cùng kỳ năm học trước), trong đó: Tiểu học, tỷ lệ học sinh bỏ học chiếm 0,03% (giảm 0,03%); THCS, tỷ lệ học sinh bỏ học chiếm 0,36% (giảm 0,09%); THPT, tỷ lệ học sinh bỏ học chiếm 1,02% (giảm 0,21%). Có 6 tỉnh không có học sinh cấp tiểu học bỏ học: Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hòa Bình [12].

Chất lượng giáo dục toàn diện được chú trọng và thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ xếp loại học lực năm học 2011- 2012 so với năm học trước: loại Giỏi THCS tăng 1,64%, THPT tăng 0,79%; loại Yếu, Kém: THCS giảm 0,36%, THPT giảm 2,5%. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được quan tâm đầu tư. Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2011-2012 toàn vùng có 353 học sinh đạt giải, trong đó có 5 giải nhất, 38 giải nhì, 125 giải ba, 185 giải khuyến khích; Riêng Sơn La có 1 giải Bạc thi Vật lý Châu Á - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, nhìn mặt bằng chung, khu vực Miền núi phía Bắc có chất lượng giáo dục ở mức thấp. Chất lượng giáo dục không chỉ được phản ánh ở mức độ biết đọc, biết viết, đánh giá về học lực mà còn phản ánh ở tỷ lệ đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong từng năm học.

Bảng 3.2: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên, tính theo vùng kinh tế- xã hội, thời điểm 1/4/2013.

STT

Vùng kinh tế xã hội

Tỷ lệ (%)

1

Trung du miền núi phía Bắc

89,5

2

Đồng bằng sông Hồng

98,1

3

Bắc Trung bộ và duyên Hải miền Trung

94,7

4

Tây Nguyên

91,2

5

Đông Nam Bộ

97,1

6

Đồng bằng Sông Cửu Long

93,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc - 12

Nguồn: [99].

Thông qua bảng trên, có thể thấy tỷ lệ người trên 15 tuổi biết chữ ở khu vực miền núi phía Bắc thấp nhất cả nước (89,5%), thấp hơn Tây Nguyên (91,2%). Điều này phản ánh một phần những điểm yếu trong giáo dục của vùng so với các vùng DTTS khác cũng như các vùng kinh tế- xã hội khác trong cả nước.

3.2.3. Đánh giá thực trạng giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số Miền núi phía Bắc

* Những ưu điểm:

Về quy mô: Trong những năm qua, quy mô giáo dục của Vùng đã có những thay đổi và cải thiện đáng kể. Hệ thống trường lớp được đầu tư xây mới, cải tạo, bổ sung các thiết bị dạy học cần thiết,… phần nào đáp ứng được yêu cầu dạy và học của thầy, trò vùng dân tộc thiểu số Miền núi phía Bắc. Đội ngũ giáo viên cũng được tăng cường về cả số lượng và chất lượng với mức độ chuẩn hóa ngày càng tăng.

Về chất lượng: Các tỉnh trong Vùng đã có những nỗ lực để chất lượng giáo dục có những dấu hiệu được nâng lên. Các Sở giáo dục cũng đã có nhiều biện pháp tích cực trong việc cân đối giữa các mục tiêu phát triển giáo dục như đảm bảo sĩ số, duy trì số lượng lớp học với việc không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

* Những hạn chế:

- Về quy mô: Quy mô phát triển giáo dục trong Vùng chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Hệ thống trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, hạn chế: tình trạng thiếu phòng học còn phố biến, tình trạng lớp học tranh tre,

nứa, lá vẫn còn tại các bản vùng cao. Một số tỉnh việc đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn hạn chế, chậm thực hiện, tiến độ chuyển đổi và thành lập các trường PTDT bán trú của một số tỉnh còn chậm khiến cho học sinh chưa có được điều kiện tốt để học tập.

Đội ngũ giáo viên vừa thiếu vừa yếu. Tình trạng thiếu về số lượng, yếu về chất lượng là tồn tại lớn nhất về nguồn nhân lực giáo dục vùng dân tộc thiểu số Miền núi phía Bắc. Điều này khiến cho đội ngũ giáo viên thiếu sự đồng đều trong năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm. Giáo viên chưa được chuẩn hóa phần nào ảnh hưởng đến kết quả chung của ngành giáo dục trong Vùng.

- Về chất lượng: Chất lượng giáo dục còn thấp, tỷ lệ học sinh yếu kém còn cao, tỷ lệ học sinh lưu ban cũng còn đáng báo động. Công tác PCGDTHĐĐT, PCGD THCS chưa đảm bảo tính bền vững. Số lượng học sinh bỏ học trong vùng đã giảm song vẫn còn cao, đặc biệt là cấp THPT, trong đó tỷ lệ học sinh nữ bỏ học cao hơn học sinh nam. Vùng có tỷ lệ mù chữ cao, thậm chí có những tỉnh tỷ lệ mù chữ cao nhất cả nước.

Nhìn chung, giáo dục vùng DTTS Miền núi phía Bắc cũng còn rất nhiều điều tồn tại. Cho dù đã nỗ lực khắc phục nhiều khó khăn của điều kiện tự nhiên - xã hội, song nhìn chung mức độ phát triển giáo dục còn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu mới về hội nhập.

3.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

3.3.1. Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

Nhà nước đã xây dựng chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 theo Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020". Ngày 14 tháng 01 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định số: 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 về công tác dân tộc, trong đó quy định rất rõ về chính sách giáo dục- một trong các chính sách quan trọng về công tác dân tộc. Đồng thời, với riêng giáo dục dành cho người dân tộc thiểu số, Bộ Giáo dục cũng đã ban hành Phương hướng phát triển giáo dục dân tộc thiểu số

2008- 2020 nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung của giáo dục vùng dân tộc thiểu số, trong đó có vùng DTTS Miền núi phía Bắc.

Tính đến đặc thù vùng, miền trong quản lý nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1379/ QĐ-TTg ngày 12/8/2013 về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc và các huyện phía Tây tỉnh Thanh Hóa, Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013- 2020. Trong đó chỉ rõ những mục tiêu và giải pháp phù hợp với đặc thù, thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục của vùng.

“Mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc và các huyện phía Tây tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An (sau đây gọi chung là vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, có danh sách kèm theo) giai đoạn 2013 - 2020 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ và nguồn nhân lực chất lượng cao; chú trọng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.

3.3.2. Xây dựng và thực hiện hệ thống văn bản pháp luật và chính sách phát triển giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số Miền núi phía Bắc

Trên cơ sở Hiến pháp, Luật Giáo dục, các cơ quan quản lý đã ban hành một hệ thống chính sách giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số, nhằm chăm lo việc học tập cho con em đồng bào, qua đó nâng cao chất lượng sống, phát triển kinh tế- xã hội.

Ngày 14 tháng 01 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định số: 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 về công tác dân tộc. Điều 10 của Nghị định này quy định rất cụ thể về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo:“Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số theo chương trình chung quốc gia; xây dựng chính sách giáo dục ở tất cả các cấp học phù hợp với đặc thù dân tộc”[26]. Đây là văn bản có tính định hướng rất cao, chỉ đạo trực tiếp đối với hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng DTTS tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Nhìn chung, quá trình thực hiện chính sách của Vùng DTTS miền núi phía Bắc đã có được nhiều kết quả nổi bật do có sự chỉ đạo quyết liệt của trung ương, sự thống nhất, đồng bộ trong thực thi chính sách từ trung ương đến địa phương, sự chủ

động, tích cực của địa phương. Theo Báo cáo rà soát chính sách dân tộc của Ủy ban Dân tộc, giai đoạn 2006 - 2014 đã có 130 chính sách được triển khai thực hiện ở vùng dân tộc, miền núi, trong đó UBDT quản lý 9 chính sách, các Bộ ngành quản lý 121 chính sách. Nguồn lực được bố trí thực hiện các chính sách cho giai đoạn 2006-2012 là 150 nghìn tỷ đồng; trong đó chính sách do UBDT quản lý được bố trí gần 32 nghìn tỷ đồng [107]. Là đầu mối quản lý nhà nước cấp trung ương, Vụ Giáo dục Dân tộc chỉ đạo các đầu mối ở địa phương triển khai cụ thể các chính sách giáo dục vùng dân tộc thiểu số trên thực tế. Hàng năm, Vụ đều đưa ra Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục dân tộc cho năm học tới tận các Sở GD&ĐT các tỉnh.

Khu vực Miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh. Với cách phân chia của các cơ quan quản lý nhà nước, yếu tố vùng miền rất được coi trọng và là căn cứ quan trọng trong hoạch định và thực thi các chính sách. 100% các sở đã chủ động trong quản lý ngành, lĩnh vực tại địa phương. Nhiều sở đã tích cực tham mưu với UBND tỉnh có chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục (Lai Châu, Phú Thọ, Quảng Ninh, Yên Bái), có những giải pháp tích cực, hỗ trợ mỗi học sinh bán trú dân nuôi. Tích cực phát triển và nhân rộng mô hình trường dân tộc bán trú ở vùng cao, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Lào Cai...) [1]. Các tỉnh đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đặc biệt là các nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các cơ sở giáo dục chuyên biệt, cố gắng thực hiện chính sách luân chuyển giáo viên hết nghĩa vụ ở vùng khó khăn về vùng thuận lợi (Lào Cai). Một số tỉnh đã tham mưu thực hiện chế độ thu hút đối với sinh viên, cán bộ giáo viên giỏi về công tác tại địa phương và nhiều chế độ đãi ngộ khác đối với cán bộ giáo viên như Phú Thọ, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai.

Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục vùng DTTS miền núi phía Bắc


Cơ quan, tổ chức, cá nhân khảo sát

Đánh giá việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,

chính sách phát triển giáo dục vùng DTTS

miền núi phía Bắc


Tổng số phiếu

Tốt

Bình

thường

Chưa tốt

CBCC tại Sở GD&ĐT và

tại UBND các cấp


77.9%


21,7%


0,4%

235

100%

Viên chức quản lý, giáo

viên các trường phổ thông


52,6%


44,6%


2,8%

177

100%

Chung

66.99%

31.55%

1.46%

412

(100%)

Nguồn: Khảo sát của tác giả


Kết quả cho thấy, có tới 66,99% số người được hỏi đánh giá việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục vùng DTTS miền núi phía Bắc ở mức độ Tốt, 31,55% ở mức Bình thường và chỉ có 1,46% đánh giá ở mức độ Chưa tốt. Điều này cho thấy sự đánh giá cao về sự tích cực, chủ động của các cơ quan QLNN các tỉnh trong việc xây dựng và chỉ đạo, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục dân tộc, phù hợp với điều kiện của địa phương. Mặc dù tương quan tỷ lệ đánh giá ở 3 mức trên là tương đối đồng nhất giữa 2 nhóm đối tượng khảo sát, tuy nhiên cũng có một vài khác biệt trong nhận định. Cụ thể, có 77.9% số CBCC tại các sở GD&ĐT, UBND các cấp được hỏi cho rằng hoạt động này Tốt và chỉ có 0,4% cho rằng Chưa tốt, song đối với đội ngũ viên chức, giáo viên tại các trường thì mức độ tốt là 52,6% và chưa tốt là 2,8%. Sự khác biệt ở chừng mực nào đó giữa hai nhóm chủ thể quản lý và đối tượng quản lý cũng là điều có thể dễ dàng lý giải.

Mặc dù sự đánh giá là tốt, tuy nhiên, quá trình thực hiện những chính sách này tại các tỉnh Miền núi phía Bắc cũng đã bộc lộ một số bất cập như:

+Nhóm chính sách đối với học sinh người dân tộc thiểu số: Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo, chính sách trợ cấp cho người học, chính sách miễn, giảm học phí, chính sách tín dụng đào tạo,..

Sự thiếu hợp lý trong thực thi chính sách là điểm hạn chế phổ biến. Điều này thể hiện rõ trong triển khai Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20.7.2007 về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II. Trong nội dung hỗ trợ sinh hoạt phí đối với học sinh dân tộc bán trú địa bàn các xã đặc biệt khó khăn cũng có một số hạn chế như: thời gian thực hiện chính sách ngắn, chưa đủ để tạo ra hiệu quả xã hội. Năm học hằng năm bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 5 năm sau. Nhưng theo Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg, thì thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ chỉ tính “từ tháng 9 năm 2007 đến hết tháng 5 năm 2010”. Đối tượng được thụ hưởng 3 niên học (2007 - 2008, 2008 - 2009 và 2009 - 2010). Năm 2010 là năm kết thúc thời hiệu nhiều chính sách giai đoạn 2006 - 2010, nếu thực hiện như Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg thì 4 tháng còn lại của năm 2010 sẽ là một trở ngại lớn, học sinh rất dễ bỏ học.

Quyết định 85/QĐ-TTg ngày 21.12.2010 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú khi triển khai trên thực tế tại một số địa phương còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt cho phù hợp với những điều kiện thực tế của từng tộc người, vùng miền.Việc ban hành Thông tư 65 hướng dẫn việc thực hiện Quyết định số 85/QĐ-TTg còn chậm, dẫn đến nhiều khó khăn, vướng mắc, lúng túng cho địa phương. Quy định về các tiêu chí xét duyệt HSBT chưa đầy đủ, chặt chẽ dẫn đến những bất cập nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Việc xác định đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo Thông tư 65 (quy định khoảng cách từ nhà đến trường đối với học sinh) một số địa phương còn áp dụng cứng nhắc, máy móc, thiếu thực tế, gây thiệt thòi cho học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú như hiện nay bằng 40% mức lương tối thiểu chung là quá thấp. Thời gian chi trả kinh phí hỗ trợ học sinh bán trú ở nhiều nơi còn chậm, chưa kịp thời vào đầu năm học, thủ tục thanh toán cứng nhắc (cá biệt có nơi còn yêu cầu nhà trường xuất trình hóa đơn tài chính đối với mục hỗ trợ cho học sinh

bán trú theo Quyết định 85 là sai với quy định)… ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt của học sinh và tổ chức các hoạt động của nhà trường.

Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ còn hạn chế: Việc cấp gạo 2 lần/năm học như hiện nay không phù hợp với thực tế, số lượng gạo nhận một lần nhiều, không có kho bảo quản ảnh hưởng đến chất lượng. Việc cung ứng gạo có nơi chưa đến được điểm trường. Do địa bàn rộng, đối tượng nhiều nên việc xác định hồ sơ, khoảng cách, đối tượng được hưởng chính sách theo quy định phức tạp, mất nhiều thời gian, việc phân loại địa bàn chưa hợp lý dẫn đến tình trạng hỗ trợ không tương ứng với nhu cầu trên thực tế…

+ Chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục vùng dân tộc thiểu số: chính sách thu hút đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, chính sách tài chính: phụ cấp, trợ cấp, chính sách thuyên chuyển,…

Đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục vùng DTTS, một số nội dung chính sách chưa đủ mạnh, chưa tạo động lực thu hút. Điều 8 Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, quy định thời gian hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm. Việc quy định thời gian như vậy chưa chưa đủ mạnh để tạo điều kiện cho nhà giáo và cán bộ quản lý yên tâm cống hiến và chưa tạo thành động lực để thu hút nhà giáo tình nguyện đến công tác ở vùng dân tộc với điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Điểm chưa phù hợp còn được thể hiện một số quy định về trợ cấp tài chính cứng nhắc, khó có thể phù hợp trong thời gian dài dẫn tới tình trạng phải thay đổi thường xuyên. Đó là bất cập trong quy định về trợ cấp lần đầu tại Điều 10, Nghị định 161/2006/NĐ-CP về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục khi được luân chuyển đến công tác tại các cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp lần đầu bốn triệu đồng/ người. Ủy ban nhân dân cấp huyện của địa phương có trách

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 28/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí