Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Làm Công Tác Giảm Nghèo


động qua đào tạo tăng nhanh. Bình quân đạo tào nghề hàng năm trên 400 lao động (chỉ tiêu Nghị quyết 600 -700 lao động), giải quyết việc làm cho 550-600 lao động (chỉ tiêu Nghị quyết 750 -800 lao động).

Các phong trào đền ơn, đáp nghĩa, thực hiện chế độ chính sách đối với người có công, các đối tượng xã hội được thực hiện tốt (bao nhiêu trường hợp phong, truy tặng). Công tác bảo trợ xã hội được quan tâm. Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người dân giao đất nông nghiệp cho phát triển dịch vụ, đô thị, xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, ổn định, nâng cao đời sống người dân, đảm bảo an sinh xã hội. Bảo hiểm xã hội được triển khai thực hiện tốt, đối tượng tham gia tăng nhanh; đã hỗ trợ các hộ cận nghèo đóng bảo hiểm y tế. Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội được tăng cường, đạt một số kết quả tích cực.

Hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe được thực hiện thường xuyên bằng nhiều hình thức từ tuyến huyện đến thôn, buôn.

3.2.2 Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác giảm nghèo


Giai đoạn 2016-2020, chương trình giảm nghèo của tỉnh được thực hiện trên quan điểm toàn diện, công bằng, bền vững với việc tiếp cận và triển khai các giải pháp giảm nghèo theo hướng đa chiều. Để chương trình đạt mục tiêu đề ra đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp có năng lực, nhiệt huyết, tận tâm với công việc. Vì vậy, cần củng cố, nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành và vai trò trách nhiệm của Ban chỉ đạo giảm nghèo ở các cấp; ban hành quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho các thành viên của Ban chỉ đạo; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, nhất là ở cơ sở để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; thực hiện các cơ chế, chính sách ưu tiên nhằm thu hút cán bộ đến công tác ở những vùng sâu, vùng xa.

Thực tiễn cho thấy đội ngũ cán bộ cơ sở là hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành công của chương trình giảm nghèo. Chỉ có cán bộ, công chức có trình độ năng lực, không mặn mà với công việc dẫn đến thay thế nhân sự nhiều lần. Có


kinh nghiệm và có tâm huyết với giảm nghèo mới chủ động đề xuất, tổ chức triển khai theo chương trình kế hoạch đúng mục tiêu và đảm bảo tiến độ thời gian. Tuy nhiên, hiện nay các xã bố trí công chức không phù hợp, lĩnh vực văn hóa – xã hội bố trí 02 biên chế, do khối lượng công việc khá lớn nên thường hợp đồng với đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Để phụ trách lĩnh vực trên, phụ cấp thấp nên người lao động cũng chỉ có 11/11 xã, 01 thị trấn hiện nay đã xây dựng mạng lưới công tác viên công tác xã hội để hợp đồng phụ trách lĩnh vực giảm nghèo. Do đó, xảy ra tình trạng khi cán bộ công tác trong lĩnh vực được một thời gian, tích lũy được kinh nghiệm trong hoạt động giảm nghèo, hiểu được tâm lý của người nghèo ở vùng hay khu vực mình phụ trách để có thể theo sát để tư vấn, hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững thì lại chuyển công tác hoặc xin nghĩ việc. Người mới lại phải mất thời gian tìm hiểu và thích nghi công việc. Đó cũng là một trở ngại lớn đến hiệu quả của chương trình giảm nghèo bền vững. Vì vậy, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách cán bộ: có chế độ tiền lương, chế độ bố trí, sắp xếp cán bộ hợp lý, phù hợp với năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tạo sự ổn định vị trí làm việc cho cán bộ hoạt động giảm nghèo ở cơ sở để yên tâm công tác, từ đó tinh thần, trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của cán bộ công chức được nâng cao.

Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ M’Nông là những cán bộ có khả năng gánh vác nhiều hơn công việc của địa phương; cần rà soát, đánh giá lại thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ có đủ trình độ chuyên môn theo quy định của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số làm việc và khuyến khích học tập để nâng cao trình độ thông qua các hình thức đào tạo; xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo là người dân tộc thực sự tiên phong gương mẫu, vững vàng về chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, tác phong, lối sống lành mạnh đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong công tác giảm nghèo bền vững.

Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông - 13


Sự khác biệt về ngôn ngữ là “rào cản” lớn nhất đối với hộ nghèo đồng bào DTTS M’Nông khi giao tiếp, trao đổi với cán bộ, và ngược lại, cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp cơ sở cũng không sử dụng được ngôn ngữ tiếng M’Nông. Do đó, cần có những nghiên cứu, hành động để xóa đi dần rào cản này. Nên chăng, cần có các lớp tập huấn, đào tạo tiếng M’Nông cho đội ngũ cán bộ công chức làm công tác giảm nghèo cấp xã, để từ đó xóa bỏ rào cản, cán bộ hiểu được tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn của người nghèo đồng bào DTTS M’Nông.

3.2.3. Xây dựng một số nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ nguồn vốn giảm nghèo trên cơ sở tập quán và văn hóa cộng đồng

Người đồng bào dân tộc luôn có mối quan hệ gắn kết với cộng đồng, người dân nơi đây sống chết với cộng đồng, không muốn xa rời cộng đồng. Do vậy, người nghèo không thể rời bỏ cộng đồng trong một khoảng thời gian dài, để có thể đi xuất khẩu lao động, làm ăn xa hoặc tham gia các lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn liên quan đến sản xuất hay kỹ năng tổ chức đời sống cộng đồng. Như vậy, nếu trong xã hội truyền thống, những giá trị văn hóa của các tộc người thiểu số đã có một vị trí quan trọng trong cố kết cộng đồng, thì trong xã hội hiện đại lại là một lực cản làm hạn chế quá trình nâng cao nguồn nhân lực ở các tộc người thiểu số. Do không muốn xa rời cộng đồng, nên khả năng tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật là hạn chế. Không nắm bắt được khoa học công nghệ, nên không thể vận dụng vào đời sống, dẫn đến năng suất cây trồng vật nuôi thấp, ảnh hưởng đến đời sống người nghèo M’Nông. Trong những trường hợp như vậy, văn hóa truyền thống đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm mất đi động lực của sự phát triển của xã hội. Muốn phát triển và phát triển bền vững ở đồng bào DTTS M’Nông, thì văn hóa truyền thống phải cùng với những nhân tố mới trong phát triển văn hóa góp phần tạo nên động lực của cho công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Căn cứ vào các khó khăn, tồn tại hạn chế trong giảm nghèo đối với vùng đồng bào DTTS M’Nông để từ đó lập kế hoạch các chương trình, dự án giảm nghèo do cộng đồng đề xuất, quyết định; cộng đồng là nhóm hộ do các tổ chức đoàn thể làm


đại diện hoặc hình thành theo từng thôn, bản được UBND cấp xã quyết định công nhận, có quy chế hoạt động cụ thể, không hỗ trợ cào bằng để hạn chế tính ỷ lại vào chính sách. Xây dựng cơ chế thu hồi, luân chuyển một phần nguồn vốn ngân sách nhà nước đã được hỗ trợ cho người nghèo phù hợp với từng dự án, chính sách, đối tượng được luân chuyển hỗ trợ, nhằm nhân rộng dự án cho nhiều hộ nghèo đồng bào DTTS M’Nông khác được tham gia. Hộ gia đình được hỗ trợ ngân sách có trách nhiệm hoàn trả vồn cho cộng đồng để luân chuyển vốn cho các hộ khác, thời gian luân chuyển nguồn vốn sẽ tùy theo từng dự án cụ thể (mùa vụ, loại hình,…). Trên cơ sở nguồn vốn thu hồi, cộng đồng xem xét, xây dựng quy chế hỗ trợ, luân chuyển vốn cho các hộ nghèo đồng bào DTTS M’Nông khác trên địa bàn.

3.2.4. Tăng cường cơ chế phối hợp, lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô

Cần xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch tập trung lồng ghép, huy động nguồn lực đầu tư thực hiện công tác giảm nghèo bền vững tại các địa bàn thôn, bon, buôn trọng điểm.

Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; đồng thời tăng cường thu ngân sách địa phương tạo nguồn cân đối để đảm bảo thựchiện tốt các mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện xã hội hóa trong công tác giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, với phương châm: “nhân dân đóng góp, Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ”, "dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ", "lấy sức dân để locho dân", "lấy doanh nghiệp hỗ trợ nông thôn",...để tăng cường kêu gọi đầu tư, huy động đóng góp tối đa nguồn lực cho công tác giảm nghèo và xây dựngnông thôn mới đạt mục tiêu đề ra.

Hàng năm, ngân sách tỉnh cân đối bố trí kinh phí thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên cơ sở ưu tiên tập trung các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra. Đồng thời, tranh thủ thêm nguồn lực của các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, các doanh nghiệp,


tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh cho mục tiêu giảm nghèo.


Có chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các địa phương đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ người M’Nông, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.

Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng tích cực huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư trên địa bàn; tranh thủ nguồn vốn của các tổ chức tín dụng Trung ương, nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và các nguồn tài trợ khác để huy động thêm vốn tín dụng cho Chương trình giảm nghèo của tỉnh.

Tiếp tục đẩy mạnh các hình thức giúp đỡ nhau về vốn sản xuất trong các đoàn thể nhân dân; duy trì thực hiện tốt: "Quỹ hỗ trợ nông dân", "Quỹ tín dụng nhân dân", "Quỹ vì người nghèo", "Quỹ tín dụng cho người nghèo", "Quỹ trợ giúp người nghèo", "Tổ tiết kiệm", "Tổ tín dụng", "Tổ tương trợ",… ở các cấp.

Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhận hỗ trợ, giúp đỡ xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ liên kết phát triển sản xuất. Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thântương ái giữa các dân tộc, địa phương, đơn vị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình kết nghĩa, đỡ đầu giúp các địa phương thực hiện giảm nghèo bền vững.

Quy hoạch và bố trí ổn định dân cư để tập trung đầu tư, hỗ trợ nguồn lực hiệu quả. Ưu tiên tập trung đầu tư trọng điểm vào những địa bàn còn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ M’Nông và đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.

3.2.5. Một số giải pháp thực hiện giảm nghèo đặc thù trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông

Một yếu tố quan trọng để thực hiện giảm nghèo bền vững là Nhà nước cần tạo động lực cho người dân có ý chí vươn lên thoát nghèo. Người dân trong tâm thế người sản xuất làm chủ điều đó đồng nghĩa với việc phát huy được năng lực của người nghèo. Để khơi dậy được ý chí vươn lên thoát nghèo của hộ nghèo, cần thực hiện tốt công tác


truyên truyền, nâng cao trình độ dân trí, nhận thức của người nghèo, đặc biệt là người đồng bào DTTS tại chỗ M’Nông. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng với nộidung, hình thức phong phú, phù hợp với tâm lý và tập quán của người dân, nhằm nâng cao nhận thức và xây dựng ý chí quyết tâm, tự lực vươn lên thoát nghèo. Giới thiệu những cách làm hay, mô hình giảm nghèo có hiệu quả, bền vững, nhằm mục đích nhân rộng để nhiều người học tập làm theo.

Các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và toàn thể nhân dân về mục đích, ý nghĩa của công tác giảm nghèo, nhất là tráchnhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân trong tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

Mặt trận Tổ quốc cùng với các tổ chức thành viên triển khai tốt công tác tuyên truyền đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia tích cực vào các phongtrào, các cuộc vận động để giảm nghèo nhanh, bền vững.

Phát huy vai trò của người sản xuất kinh doanh giỏi và người có uy tín để vận động, hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thay đổi phương thức sản xuất, tập quán sinh hoạt để tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng; có giải pháp tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ không sang nhượng đất đai, làm mất phương tiện sản xuất dễ dẫn đến tái nghèo. Đặc biệt là phát huy vai trò của các tầng lớp già làng, người có uy tín trong các dân tộc thiểu số tại chỗ, họ có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy phong tục truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình; tích cực động viên con cháu phấn đấu vươn lên trong học tập thông qua việc vận động đồng bào tham gia xây dựng quỹ khuyến học, gia đình khuyến học, dòng họ khuyến học,từ đó góp phần nâng cao hiểu biết và trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tổ chức tuyên truyền, vận động người nghèo, người đồng bào DTTS M’Nông, người chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm phát huy khả năng của bản thân, khơi dậy ý chí thoát nghèo, chủ động phấn đấu vươn lên, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.


Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều chính sách, dự án về giảm nghèo bền vững, các chính sách, dự án này đã được thực hiện khá đồng bộ, hiệu quả trên địa bàn huyện; các cơ quan, ban, ngành huyện đã tích cực thực hiện lồng ghép nhiều giải pháp với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của người nghèo, đặc biệt là người đồng bào M Nông trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội tốt hơn.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, đặc biệt là theo chính sách đặc thù Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, trong giai đoạn 2016 - 2020 bằng các nguồn vốn giảm nghèo, trên địa bàn huyện Krông Nô đã đầu tư xây dựng 50 công trình hạ tầng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày và phục vụ sản xuất với tổng kinh phí 213.800,000 triệu đồng, ngoài ra, từ năm 2016 – 2020 đã kịp thời thực hiện duy tu bảo dưỡng 47công trình xuống cấp và hư hỏng nặng để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân. Nhìn chung, các công trình hạ tầng được xây dựng trong các năm qua đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, đã mang lại những hiệu quả tích cực về kinh tế và xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện cho con em đến trường thuận lợi, hàng hóa từ vùng cao, vùng xa đã được thông thương, tạo nguồn thu nhập cho người dân trong vùng. Các công trình phục vụ sản xuất đã tạo thuận lợi để nguồn lương thực tại chỗ nhằm đáp ứng một phần an ninh lương thực trên địa bàn huyện.

Riêng đối với Chương trình mục tiêu việc làm và giảm nghèo nhanh và bền vững tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2020, trong 05 năm huyện Krông Nô được UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí Trung ương để thực hiện các chính sách đặc thù theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP với tổng kinh phí là 452.926,951 triệu đồng, huyện đã xây dựng 52 công trình, đến nay đã có 37 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế.

Một nội dung được đánh giá cao, được coi là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện là chính sách đào tạo, dạy nghề và công tác xuất


khẩu lao động, thông qua xuất khẩu lao động người lao động trên địa bàn huyện được tiếp cận với thị trường nước ngoài, tạo thu nhập cao, ổn định, đồng thời thay đổi được nhận thức, tập quán, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; trong 05 năm từ 2016-2020, toàn huyện đã đi XKLĐ được 12 lao động, bước đầu đã có thu nhập ổn định, số lao động thuộc diện hộ nghèo được đào tạo nghề ngắn hạn, miễn phí là 2.561 lao động, 84 lớp, trong đó số lao động thuộc hộ nghèo sau khi đào tạo nghề ngắn hạn, miễn phí đã có được việc làm là 765 lao động. Chính sách đào tạo dạy nghề được xem là hướng giải pháp giảm nghèo bền vững, giúp người dân tự chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động, biết sản xuất kinh doanh để vươn lên thoát nghèo.

Các hình thức bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện cũng được đảm bảo như hỗ trợ về y tế, về giáo dục đào tạo, về trợ giúp pháp lý. Trong 5 năm, trên địa bàn huyện đã cấp tổng cộng 101.728 thẻ BHYT, 100% người nghèo, cận nghèo được cấp thẻ BHYT được khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện; miễn giảm học phí cho 8.729 lượt học sinh phổ thông hộ nghèo; hỗ trợ chi phí học tập cho 5.755 lượt trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, cấp bù học phí cho 429 sinh viên các trường giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập; trợ giúp pháp lý cho 839 lượt người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã, thị trấn.

Có thể nhận thấy, với việc triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách, dự án thuộc khung chương trình giảm nghèo, cùng với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận và các Hội, đoàn thể thông qua chương trình hành động và sự nỗ lực vươn lên của người nghèo ở các xã, thị trấn trong huyện, trong 05 năm thực hiện Chương trình 30a và các chương trình giảm nghèo khác, bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện đã có nhiều đổi mới, tiến bộ, các xã nghèo, xã đặc biệt khó khan đã có sự thay đổi đáng kể, nhất là về cơ sở hạ tầng và việc tổ chức phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Người dân ở nhiều xã vùng cao đã thay đổi căn bản trong tập quán sản xuất, biết tính toán, biết lựa chọn loại hình sản xuất phù hợp của hộ gắn với yếu tố thị trường,

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí