Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông - 14


mạnh dạn hơn trong việc ứng dụng giống mới và tiếp cận với các dịch vụ kỹ thuật, khắc phục đáng kể tình trạng sản xuất tự túc, tự cấp, quen dần với sản xuất hàng hoá. Người nghèo đã được hỗ trợ cải thiện một bước về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập; một số nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng (nhà ở, nước sinh hoạt, khám chữa bệnh, học tập…). Về lâu dài, tác động của chương trình giúp người nghèo có được cơ hội tự vươn lên, tạo thu nhập để phát triển, vượt qua tình trạng nghèo đói, tự giải quyết những nhu cầu thiết yếu của gia đình và bản thân. Kết quả trên đã góp phần quan trọng vào ổn định chính trị và không ngừng củng cố quốc phòng - an ninh, tạo được tiền đề cơ bản cho những năm tiếp theo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, phấn đấu đến năm 2020, Krông Nôthoát nghèo theo chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đã đề ra.

Thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô

Tiếp tục thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là tham gia công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng đối với các cấp, các ngành. Trong đó, tập trung giám sát một số lĩnh vực nhạy cảm, đi đôi với kiểm tra, giám sát là thanh tra, xử lý đồng thời chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch tài chính, kê khai tài sản nhằm phòng chống tham nhũng, lãng phí, góp phần giữ vững an ninh chính trị, tạo khí thế, niềm tin trong nhân dân.

Hoạt động truyền thông


Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng phóng sự về triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, giới thiệu các gương sáng thoát nghèo, các mô hình giảm nghèo có hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức về giảm nghèo cho người dân đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo giúp người nghèo chủđộngvươnlên thoát nghèo (hạn chế tư tưởng trông chờ ỷ lại), đồng thời tổ chức thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo.


Hoạt động giám sát, đánh giá


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Xây dựng tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn về thiết lập, cập nhật, khai thác thông tin theo dõi, giám sát giảm nghèo cho cán bộ quản lý các cấp; Tổ chức việc theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở các cấp; Thiết lập cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu về giảm nghèo ở cấp tỉnh và huyện; nâng cao năng lực vận hành hệ thống giám sát, đánh giá và cập nhật thông tin về giảm nghèo, cụ thể:

Đối với cấp huyện

Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông - 14


Kiểm tra, giám sát, đánh giá các nội dung hoạt động và các chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm, kiểm tra, đánh giá các dự án chính sách, mức độ tiếp cận của đối tượng thụ hưởng chính sách trên địa bàn;

Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ cấp xã, thôn, buôn và đội ngũ cộng tác viên về quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổ chức rà soát, thống kê hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;

Tổng hợp đánh giá các nguyên nhân nghèo của hộ nghèo; cập nhật thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý hộ nghèo; tổ chức đánh giá, tổng hợp báo cáo sơ, tổng kết về công tác giảm nghèo trên địa bàn cấp huyện.

Đối với cấp xã, phường


Triển khai tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ cuối năm trên địa bàn; công nhận danh sách hộ nghèo cấp xã; lập sổ bộ theo dõi hộ nghèo tại địa phương; cấp giấy chứng nhận cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện giảm nghèo trên địa bàn cấp xã.

Quan tâm đào tạo và cử cán bộ tham gia các lớp tuập huấn về nghiệp vụ giảm nghèo do các cấp tổ chức.

3.2.5.1 Nâng cao nhận thực của đông bào dân tộc để vươn lên thoát nghèo


3.2.5.2 Xây dựng một số mô hình chuân giảm nghèo bền vững


-Mô hình trồng rừng


+ Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ X, XI và Văn kiện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

+ Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 06/5/2013 của Tỉnh ủy về ngăn chặn phá rừng, phát triển rừng bền vững giai đoạn 2013 - 2015 và những năm tiếp theo;

+ Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 07/4/2011 về phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020;

- Mô hình nông nghiệp


+ Ngành trồng trọt: Nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong khu vực nông

– lâm – thủy sản của huyện, tỷ trọng của ngành luôn chiếm trên 88% tổng giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp. Trong giai đoạn 2011-2015, tổng giá trị sản xuất tăng từ

1.437 tỷ đồng năm 2010 lên 3.088 tỷ đồng năm 2015 (gấp 2,15 lần so với năm 2010, theo giá hiện hành) và đạt 3.841 tỷ đồng năm 2020 (gấp 2,67 lần so với năm 2010).

Thành quả đạt được trong phát triển nông nghiệp là người dân đã đưa vào sản xuất các loại giống có năng suất cao, phẩm chất tốt và chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong các khâu sản xuất, góp phần nâng cao giá trị sản xuất tren một đơn vị diện tích. Giá trị sản xuất trên một ha đất trồng trọt trên địa bàn huyện tăng từ 40 triệu đồng năm 2010 lên 62 triệu đồng năm 2015 và đạt 79 triệu đồng năm 2020.

+ Ngành chăn nuôi - thủy sản: Trong giai đoạn 2011 – 2020, tỷ trọng GTSX ngành chăn nuôi - thủy sản chiếm tỷ lệ khoảng 8,0-11,0% trong cơ cấu khu vực nông

- lâm - thủy sản của huyện. Thời gian qua đã khai thác thế mạnh, phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng và hiệu quả cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Đã và đang cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo hướng chăn nuôi trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo


chuỗi giá trị, gắn với thị trường, đưa tỷ trọng ngành từ 9,86% năm 2015 lên 11,4% năm 2020.

- Mô hình du lịch


Krông Nô là huyện thuộc tỉnh Đắk Nông nằm trong vùng Tây Nguyên, có 20 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó, có hai dân tộc bản địa cư trú lâu đời tại đây là Ê đê và M'nông, với tổng dân số khoảng 7.000 người sinh sống tại 23 bon, buôn trên địa bàn các xã, thi ̣trấn. Các dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc đã định cư trên địa bàn huyện, dân tộc nào cũng có bản sắc văn hóa độc đáo riêng như: Văn hóa cồng

chiêng, lễ hội, dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian... Đây là yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Krông Nô là vùng căn cứ kháng chiến, là hành lang chiến lược đưa sức người, sức của từ hậu phương ra tiền tuyến. Từ đây, đồng bào M’Nông, Ê Đê ở các bon làng đã băng rừng vượt suối, gùi lương thực, tải đạn dược, giúp bộ đội chủ lực đánh giặc đến thắng lợi hoàn toàn (di tích N’Trang Gưh). Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội thời gian qua, quân dân Krông Nô đã phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết xây dựng và phát triển huyện Krông Nô ngày càng phát triển. Nhân kỷ niệm 34 năm thành lập Huyện (09/11/1987

– 09/11/2017), Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng ba cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Krông Nô.

Trên địa bàn huyện có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp như các khu rừng nguyên sinh, các thác nước, khí hậu mát mẻ, các hồ chứa nước tự nhiên, các buôn làng đồng bào dân tộc, sử thi, các lễ hội tương lai sẽ là một trong những trọng điểm du lịch của quốc gia trong tour du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”. Đặc biệt, huyện có các thác nước đẹp, hùng vĩ như thác Đray-sap...; khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung là một quần thể giàu tiềm năng kinh tế du lịch với rừng tự nhiên, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, có khoảng 45 loài trong sách đỏ Việt Nam, có 7 loài chim đặc hữu quý hiếm.

- Du lịch huyện Krông Nô gắn với du lịch Công viên địa chất toàn cầu UNESCO


Đăk Nông (CVĐCTC). Do Krông Nô là vùng lõi của CVĐCTC, sở hữu nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh và các điểm di sản địa chất hấp dẫn thuộc tuyến du lịch “Trường ca của nước và lửa”: Căn cứ địa Nâm Nung - Tuyến đi bộ rừng tự nhiên - Núi lửa Nâm Kar - Cánh đồng dung nham - Cảnh quan đồng lúa dưới chân núi lửa - Trung tâm thông tin Đ'ray Sáp - Thác nước Đ'ray Sáp - Hệ thống hang động núi lửa - Thác Gia Long. Thời gian qua, Huyện đã triển khai thực hiện Nghi quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Theo đó, các khu điểm vui chơi, hạ tầng du lịch và các cơ sở lưu trú được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp đồng bộ hơn, thu hút lượng khách du lịch đến huyện ngày càng tăng (bình quân đạt 80.000 lượt khách/năm). Bước đầu khai thác hiệu quả tiềm năng về du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư hạ tầng du lịch. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 07 nhà nghỉ, 03 khách sạn, 01 homestay đảm bảo nhu cầu lưu trú của khách du lịch. Với tiềm năng du lịch từ cụm hang động núi lửa và các điểm du lịch sinh thái, năm 2020 lượng khách du lịch đến huyện tham quan đạt 130.000 lượt.

3.3.Kiến nghị về thực hiện giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông

3.3.1 Đối với chính phủ và các bộ nghành, trung ương


- Đề nghị Chính phủ cần xem xét tập hợp các nguồn vốn giảm nghèo tập trung về một đầu mối, tránh tình trạng bố trí dàn trải, manh mún và nhiều đơn vị quản lý sẽ khó trong công tác chỉ đạo, điều hành.

Đề nghị cần xem xét điều chỉnh một số chính sách không còn phù hợp như Quyết định 102/2009/QĐ-TTg, ... để phù hợp với điều kiện sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo là việc làm thường xuyên liên tục, đề nghị cấp thẩm quyền quan tâm bố trí 01 công chức có bằng đại học chính quy, có năng lực thực thụ, làm nhiệm vụ chuyên trách công tác giảm nghèo ở cấp xã, thị trấn.


Mở rộng các ngành nghề dịch vụ, du lịch, thương mại; phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các làng nghề truyền thống như: chổi đót, hàng thủ công mỹ nghệ,... để giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông nhàn tại địa phương; gắn kết giữa khai thác, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm với các ngành nghề khác; phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, mở rộng dịch vụ, thương mại, du lịch,... để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, cải thiện và nâng cao đời sống, góp phần giảm nghèo hiệu quả.

3.3.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông


Chú trọng công tác giáo dục đối với học sinh miền núi người DTTS từ mầm non đến Đại học, Thực hiện tốt chính sách cử tuyển trên địa bàn huyện tuyển chọn những em có trình độ học vấn khá, đủ điều kiện đi học với phương châm “vì lợi ích mười năm trồng cây”

Thực hiện các công tác dân tộc, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế rừng phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con thay đổi thói quen canh tác lạc hậu, chuyển đổi nghề nghiệp gắn với đất rừng để vươn lên từng bước thoát nghèo bền vững.

“Giao thông là huyết mạch của cuộc sống” cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giáo dục đào tạo, y tế, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tín dụng ưu đãi; giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.

3.3.3. Đối với Uỷ ban nhân dân huyện Krông Nô


Hiện nay trên địa bàn huyện dân cư tự do đến sinh sống bìa rừng và trên đất lâm nghiệp vùng khó khăn và chưa được bố trí ổn định, nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Đề nghị bố trí dân cư đang sống rải rác về ổn định tại dự án để sản xuất, phát triển kinh tế hộ vươn lên thoát nghèo.


Tiếp tục triển khai và thực hiện các chính sách dân tộc trong giai đoạn tới.Hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết số 43/2014/NQ-HĐND hỗ trợ lãi suất cho hộ đồng bào DTTS tại chỗ. Hỗ trợ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/11/2015 của Chính phủ.

Các chính sách dân tộc đã tác động tích cực đến nhân dân đặc biệt là vùng đồng bào DTTS. Đề nghị Tiếp tục thực hiện các chính sách dân tộc góp phần phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Hiện nay, tăng trưởng kinh tế - xã hội là hướng đi chung của sự nghiệp đổi mới, chuyển từ tăng trưởng chiều rộng sang tăng trưởng chiều sâu – lấy chất lượng làm động lực tăng trưởng kinh tế. Mô hình phát triển kinh tế dựa trên khai thác tài nguyên và thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã tiến tới giới hạn và phát sinh nhiều tiêu cực. Do vậy, vấn đề chính sách giảm nghèo phải đạt trong tiến trình chuyển sang mô hình phát triển bền vững. Với phương châm đó cần tập trung mọi nguồn lực cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo như sau:

Thứ nhất, đổi mới tư duy trong công tác giảm nghèo:


Chương trình phải bảo đảm nâng cao tính xã hội hóa, trên cơ sở tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của cộng đồng xã hội và của chính bản thân người nghèo, hộ nghèo; tạo thành một phong

trào hành động cách mạng liên tục, sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân; huy động sức mạnh của cả cộng đồng, các nguồn lực trong nước và nước ngoài để hỗ trợ có hiệu quả cho người nghèo, hộ nghèo và vùng nghèo của thành phố. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong chỉ đạo và xúc tác khơi nguồn; có sự tham gia hỗ trợ tích cực của cộng đồng xã hội và người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định trong việc nỗ lực, phấn đấu giảm nghèo, vươn lên khá giả.

Phải có lộ trình, bước đi thích hợp và đảm bảo hiệu quả thực chất trong các hoạt động giảm nghèo; không chạy theo thành tích, phô trương; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, trên tinh thần công khai, dân chủ và đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí, tiêu cực; nhất là trong quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho chương trình. Bên


cạnh đó, tập trung củng cố, nâng cao tính chuyên nghiệp của lực lượng cán bộ chuyên trách giảm nghèo các cấp và coi trọng chất lượng hoạt động các tổ, nhóm giảm nghèo, tổ hợp tác của người nghèo; chú trọng bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành của cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, các ngành đảm bảo đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Thứ hai, phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân:


Để có thể giảm nghèo nhanh và bền vững trong điều kiện chúng ta tập trung phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước cần tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng để khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân phát triển. Các thành phần kinh tế phát triển là cơ sở để chúng ta thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nó chính là tiền đề quan trọng giải quyết vấn đề giảm nghèo.

Việc thực hiện công tác giảm nghèo phải được kết hợp một cách chặt chẽ, đồng bộ giữa việc thực hiện cácmục tiêu giảm nghèo với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn dân cư của từng xã, phường, thị trấn; từng huyện, thị và toàn tỉnh; đồng thời có cơ chế, chính sách giảm nghèo phù hợp đối với từng huyện, thị, xã phường, thị trấn và từng cụm dân cư của tỉnh. Trong giai đoạn hiện nay, một mặt phải tạo ra môi trường, cơ hội phát triển thuận lợi; mặt khác, phải trợ giúp hữu hiệu cho người nghèo về tri thức (trình độ học vấn, đào tạo tay nghề, trình độ quản lý công việc cụ thể, biết lập kế hoạch chi tiêu nội bộ), giúp họ tiếp cận được các nguồn lực phát triển (vốn, kỹ thuật, thông tin, thị trường); động viên người nghèo, hộ nghèo tăng cường phát huy nội lực, chủ động, nỗ lực, có niềm tin và ý chí tự vươn lên thoát nghèo.

Bên cạnh việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cần tăng cường phát triển kinh tế tập thể. Phát triển kinh tế tập thể giải quyết việc làm cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tăng thu nhập, hơn thế nữa còn tạo cho người nghèo gắn kết với cộng đồng trong hoạt động kinh tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2023