Những Yếu Tố Ảnh Hướng Đến Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch


1.2.2. Những yếu tố ảnh hướng đến quản lý nhà nước về du lịch

1.2.2.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Là một hoạt động đặc trưng, du lịch chỉ phát triển được trong những điều kiện mà nó cho phép. Trong những điều kiện này có những điều kiện mang tính đặc tính chung thuộc về các mặt của đời sống xã hội, bên cạnh đó do đặc điểm vị trí địa lý từng vùng mà nó tạo nên những tiềm năng du lịch khác nhau.

Điều kiện tự nhiện là toàn bộ các điều kiện môi trường tự nhiên như: địa hình đa dạng; khí hậu ôn hòa; nguồn động, thực vật phong phú; vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn… Đây là cơ sở cho quy hoạch phát triển du lịch và các biện pháp chính sách để phát triển sản phẩm du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch. Những yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi đã giúp cho việc hoạch định phát triển du lịch và đưa ra thực thi các quyết định quản lý nhà nước về du lịch.

1.2.2.2. Các yếu tố về kinh tế xã hội

Tình hình phát triển kinh tế của địa phương là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển của du lịch và quản lý du lịch. Khi kinh tế phát triển ổn định với môi trường chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và du khách thuận lợi tham gia vào các hoạt động du lịch, điều đó cũng thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước. Trong thực tế, sự ổn định chính trị và xã hội được một số nghiên cứu coi như là một đặc điểm của sản phẩm du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến cầu của nhiều phân đoạn thị trường du lịch. Khi các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của một điểm du lịch biến động nhiều hơn khả năng dự trữ nguồn tài nguyên thì chúng có thể là nguyên nhân làm vai trò và sự đóng góp của ngành du lịch trong GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) không ổn định. Cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp cũng như chất lượng dịch vụ du lịch cung cấp cho khách hàng.


Có hai loại cơ sở vật chất kỹ thuật đó là: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng xã hội. Các thành tựu kinh tế, chính trị cũng có sức thu hút đối với nhiều khách du lịch. Các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế, kỹ thuật là một ví dụ cho việc thu hút du khách. Các thương nhân tìm đến để thiết lập quan hệ, quảng bá sản phẩm. Khách tham quan tìm đến để thỏa mãn những mối quan tâm, hiếu kỳ. Các nhà nghiên cứu tìm đến để quan sát, xem xét và học hỏi….

1.2.2.3. Các yếu tố thuộc về đường lối phát triển du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Đường lối phát triển du lịch có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với mỗi quốc gia, bởi nó chính là chìa khóa đem lại sự thành công cho ngành công nghiệp được ví như “con gà đẻ trứng vàng”. Đường lối phát triển du lịch được biểu hiện cụ thể qua các chính sách, chiến lược xác định phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch về tổng thể dài hạn như: chiến lược đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch, chiến lược về sản phẩm, nâng cao chất lượng các dịch vụ, giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên môi trường đi kèm với đó là những giải pháp cơ bản nhất để nhằm thực hiện chiến lược. Nó góp phần hỗ trợ và giúp các nhà quản lý chủ động trong kế hoạch đầu tư phát triển ngành du lịch, tạo cơ sở xây dựng các quyết sách đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế. Như vậy, có thể nói việc xây dựng được chiến lược phát triển, đưa ra được những bước đi đúng hướng sẽ tạo cho ngành du lịch có những bước đột phá mới trong tiến trình hoạt động, ngược lại, nếu đưa ra những đường hướng không phù hợp với quy luật và thực tế phát triển nói chung sẽ trở thành nguyên nhân kìm hãm sự phát triển du lịch.

Sự phát triển của du lịch là đối tượng của QLNN về du lịch trên địa phương hay lãnh thổ nào đó. Hoạt động du lịch tốt thể thiện qua sự phát triển của du lịch. Khi du lịch phát triển, quy mô của nó ngày càng lớn hơn, phạm vi mở rộng hơn và chất lượng cao hơn cũng như nhiều quan hệ phát sinh và phức tạp hơn. Hay nói cách khác, đối tượng của QLNN về du lịch vận động

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 4


và thay đổi theo thời gian và theo quy luật kinh tế khách quan. Trong khi các quyết định của QLNN mang tính chú quan, chỉ có hiệu lực nều phù hợp và có tính khoa học cao. Do đó, QLNN về du lịch cũng luôn phải đổi mới toàn diện từ hoạch định, tổ chức, điều hành tới kiểm soát và điều chỉnh. Chỉ có như vậy QLNN mới có hiệu lực thực sự.

1.2.2.4. Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Bảo đảm quản lý nhà nước về du lịch có hiệu lực và hiệu quả thì nhân tố bên trong này rất quan trọng. Nhân tố này được cấu thành bởi bốn thành phần: (1) Tổ chức bộ máy; (2) cơ chế hoạt động; (3) nguồn nhân lực quản lý;

(4) nguồn lực cho quản lý. Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch bản thân nó cũng là một hoạt động kinh tế khi nó cung cấp sản phẩm là các quyết định quản lý nhà nước. Quá trình này cũng đòi hỏi phải có các nguồn lực để thực hiện. Do đó số lượng điều kiện nguồn lực cũng quyết định tới chất lượng hoạt động của công tác quản lý nhà nước về du lịch.

1.3. Nội dung, chủ thể quản lý nhà nước về du lịch

1.3.1. Chủ thể QLNN về du lịch

Chủ thể quản lý nhà nước về du lịch được quy định trong Luật Du lịch [20], đó là:

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch. Chính phủ trao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước về du lịch và chịu trách nhiệm trước Chính phủ. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch. Tổng cục Du lịch là cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp


luật về du lịch trong phạm vi cả nước, quản lý các dịch vụ công về du lịch theo quy định của pháp luật.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng; quản lý tài nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm tại khu du lịch, điểm du lịch, nơi tập trung nhiều khách du lịch; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để bảo đảm môi trường du lịch thân thiện, lành mạnh và văn minh; tổ chức bố trí nơi dừng, đỗ cho các phương tiện giao thông đã được cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch để tiếp cận điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú du lịch; tổ chức rà soát, lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn vào khu du lịch, điểm du lịch; tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị của khách du lịch...

1.3.2. Khách thể QLNN về du lịch

Theo quy định tại Luật Du lịch [20], đối tượng quản lý của nhà nước về du lịch bao gồm:

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.

- Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cơ quan khác, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch.

1.3.3. Nội dung QLNN về du lịch

Do thể chế chính trị - xã hội, hệ thống phát luật, chiến lược của mỗi quốc gia mà nội dung quản lý nhà nước đối với lĩnh vực du lịch cũng khác


nhau. Ở Việt Nam, nội dung quản lý nhà nước đối với du lịch được quy định trong Luật Du lịch 2017 [20] đã thể hiện sâu sắc các yêu cầu quản lý đối với một ngành kinh tế độc lập trong nền kinh tế quốc dân, bao gồm việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, chính sách phát triển du lịch, vấn đề tổ chức thực hiện, thanh tra và kiểm tra về du lịch. Luật Du lịch 2017 [20], quy định trách nhiệm quản lý nhà nước đối với cơ quan trung ương và các cấp thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch.

Các nội dung quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch theo quy định của Luật Du lịch [20]:

1.3.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động du lịch diễn ra hết sức phức tạp, do đó, nhà nước phải đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch và dùng công cụ này tác động vào lĩnh vực du lịch để thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững, trở thành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Để làm được điều này, nhà nước phải xác định được chiến lược tổng thể phát triển du lịch phù hợp với điều kiện đất nước, vừa phát huy được tính đặc thù, huy động được nội lực để tăng khả năng hấp dẫn khách du lịch, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa tranh thủ được nguồn lực bên ngoài.

Trong hoạt động kinh doanh, mục tiêu cuối cùng là các đơn vị kinh doanh có lợi nhuận. Do đó, nếu không được định hướng phát triển đúng sẽ gây ra lãng phí, kém hiệu quả do không phù hợp với nhu cầu thị trường và thực tế phát triển của địa phương, nhất là các hoạt động đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng các khu, điểm du lịch… hoặc đầu tư xây dựng cơ sơ vật chất - kỹ thuật như nhà hàng, khách sạn… Vì thế, nhà nước phải hết sức quan


tâm đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của đất nước.

1.3.3.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng từ các quy định chính sách, pháp luật của Nhà nước, buộc mọi người phải tuân thủ theo. Để các quy định, chính sách đó đi vào cuộc sống thì Nhà nước phải xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chúng một cách nghiêm chỉnh. Như vậy, muốn quản lý sự phát triển ngành du lịch tại địa phương, các cơ quan nhà nước ở địa phương cần chỉ đạo thực hiện các quy định, chính sách của Trung ương ban hành có hiệu quả ở địa phương mình, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương xuất phát từ yêu cầu quản lý phát triển ngành ở địa phương nhưng không trái với luật pháp của Nhà nước. Mục đích là thiết lập môi trường pháp lý để đưa các hoạt động du lịch vào khuôn khổ, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản, các chính sách, pháp luật du lịch trên địa bàn, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật. Không tùy tiện thay đổi các chính sách của mình, xóa bỏ các văn bản cũ trái với các văn bản mới ban hành, giảm tối đa sự trùng lắp gây khó khăn cho hoạt động du lịch.

Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, vừa phải thông thoáng trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa phương để khuyến khích phát triển. Phải đảm bảo tính ổn định, bình đẳng và nghiêm minh trong quá trình thực thi văn bản quy phạm pháp luật.

1.3.3.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của du lịch, là cầu nối để đưa


pháp luật, chính sách, chiến lược của nhà nước vào thực tế cuộc sống. Giúp nâng cao ý thức thực hiện pháp luật về du lịch của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Thông qua công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, đem lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo; tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm môi trường cho phát triển du lịch.

1.3.3.4. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ

Cũng như các lĩnh vực khác, chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của lĩnh vực này. Bởi lẽ, từ cạnh tranh toàn cầu, cạnh tranh quốc gia, giữa các ngành các doanh nghiệp cho đến cạnh tranh từng sản phẩm suy cho cùng là cạnh tranh bằng trí tuệ của nhà quản lý và chất lượng nguồn nhân lực. Để hoạt động du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương phát triển, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch cần được quan tâm thực hiện thường xuyên. Đặc biệt, những địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cần phải có chiến lược, kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có như vậy mới khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển du lịch. Vì vậy cơ quan nhà nước cần có chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch tại các điểm du lịch như mở đường giao thông, xây dựng hệ thống điện nước, phát triển hệ thống thông tin liên lạc, ứng dụng khoa học,


công nghệ về du lịch để hỗ trợ trong việc tôn tạo và bảo tồn các di tích văn hóa - lịch sử, các công trình kiến trúc, cảnh quan du lịch…

1.3.3.5. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch

Du lịch phát triển cơ bản dựa trên khai thác hợp lý và có hiệu quả các tài nguyên du lịch gồm tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa, nhân văn. Để xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch, nhà nước phải thực hiện điều tra, đánh giá từ đó đề ra kế hoạch khai thác, phát triển phù hợp.

1.3.3.6. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài

Nâng cao tính liên kết là một điều kiện tất yếu để phát triển bền vững ngành du lịch trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm tính liên kết ngành, vùng và quốc gia. Sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp du lịch, liên kết giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước cũng sẽ tạo nên một môi trường, cơ chế kinh doanh thuận lợi, công bằng. Để tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương, cơ quan nhà nước cần làm tốt việc cung cấp thông tin, cập nhật chính sách mới về du lịch, tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ quản trị doanh nghiệp để giúp họ hiểu rõ về các cam kết, nghĩa vụ của Nhà nước và của doanh nghiệp theo luật quốc tế và điều kiện của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chính quyền cấp tỉnh cần phải trở thành trung tâm gắn kết giữa các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn với thị trường liên vùng, khu vực và trên thế giới, nhất là các trung tâm kinh tế lớn. Một mặt, chính quyền cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ tham gia hợp tác quốc tế về du lịch theo quy định của pháp luật, góp phần đẩy mạnh liên kết và hội nhập dịch vụ du lịch với các nước trong khu vực và quốc tế. Mặt khác, cần chủ động làm “đầu nối” thông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2023